Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

Chuyện chưa kể về đối tác kín tiếng người Hoa của xổ số Vietlott

Thứ hai , 09/10/2017 14:32 PM GMT+7

Trước khi hợp tác với Vietlott, Berjaya - một tập đoàn lớn của doanh nhân gốc Hoa làm chủ - đã có sơ đồ "cắm rễ" khá dày đặc ở Việt Nam với việc sở hữu nhiều dự án bất động sản, khu nghỉ dưỡng và khách sạn 5 sao.
Bí ẩn quan hệ hợp tác
Đầu năm 2016, Tập đoàn Berjaya Berhad (BCorp) của Malaysia một lần nữa ghi danh vào thị trường Việt sau cuộc cạnh tranh gay gắt với 5 đối thủ khác, để nhận được hợp đồng độc quyền kinh doanh xổ số điện toántại Việt Nam trên phạm vi toàn quốc, với tổng giá trị dự án lên đến hơn 210 triệu USD và kéo dài trong 18 năm. 
Dự án kinh doanh xổ số điện toán tại Việt Nam được thực hiện bởi công ty con gián tiếp của Tập đoàn Berjaya là Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Berjaya Gia Thịnh (Berjaya GTI). Berjaya GTI là một công ty Việt do Công ty Xổ số Berjaya Việt Nam (Berjaya Lottery Vietnam Limited - BLV) nắm 51%. Trong khi đó, BLV lại do Tập đoàn Berjaya nắm 80% và BToto (công ty con của Berjaya) nắm 20% cổ phần.
vietlott

Vietlott vẫn bí mật tỷ lệ chia lợi nhuận với đối tác Berjaya của Malaysia.  

Theo qui định của pháp luật hiện hành, điều kiện để kinh doanh xổ số đó là chỉ duy nhất doanh nghiệp nhà nước mới được kinh doanh hoạt động xổ số.
Theo giấy chứng nhận được cấp theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), đối tác Malaysia - Berjaya sẽ chịu trách nhiệm đầu tư cung cấp toàn bộ trang thiết bị từ quay số tới thiết bị đầu cuối để vận hành các loại hình xổ số của Vietlott. Đổi lại, Berjaya sẽ được hưởng tỷ lệ lợi nhuận nhất định trên doanh thu đảm bảo bù đắp được các chi phí đầu tư đã bỏ ra.
Tuy nhiên, chính từ hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) này, mà đã nảy ra các tranh luận xoay quanh việc Vietlott có tuân thủ qui định của pháp luật trong việc bảo đảm yêu cầu của nghị định số 30/2007/NĐ-CP về việc độc quyền tiến hành hoạt động bởi doanh nghiệp nhà nước.
Bộ Tài chính đã khẳng định việc hợp tác giữa Berjaya và Vietlott theo mô hình thức BCC và không làm thay đổi tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp xổ số này. Trong điều lệ hoạt động, Vietlott là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ với số vốn hiện nay là 500 tỷ đồng. Khẳng định từ Bộ Tài chính cho biết, tập đoàn Malaysia này hoàn toàn không sở hữu cổ phần của Vietlott.
Mặc dù đã công khai công bố kết quả kinh doanh, tuy nhiên, hiện nay Vietlott vẫn "bí mật" khoản lợi nhuận chia cho đối tác Malaysia. Lãnh đạo Vietlott từ chối công bố con số chi tiết về tỷ lệ chia lợi nhuận cho Berjaya trước báo giới, vì cho rằng đây là bí mật kinh doanh.
Dù vậy, lãnh đạo công ty tiết lộ, lợi nhuận sau thuế 86,1 tỷ đồng năm 2016 của Vietlott là khoản lợi nhuận đã trừ phần trả cho Berjaya.
Năm 2016, Vietlott đạt tổng doanh thu hơn 1.597 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ hơn 86,1 tỷ đồng. Sau khi tạm trích lập các quỹ, lợi nhuận còn lại nộp vào ngân sách các địa phương 57,1 tỷ đồng.
Theo báo cáo thường niên của Berjaya, tính đến hết tháng 4/2017, tức là sau 10 tháng đầu tiên hợp tác với Vietlott vận hành hệ thống xổ số điện toán tại Việt Nam, Berjaya đã đạt doanh thu 266 tỷ đồng.
''Sơ đồ cắm rễ'' của Berjaya tại Việt Nam
Bắt đầu từ năm 2006 đến tháng 2/2007, Berjaya đã chính thức trở thành tập đoàn Malaysia đầu tiên nhận được giấy phép đầu tư và phát triển về bất động sản tại Việt Nam. 
Đến nay, tập đoàn Berjaya đã đầu tư nhiều dự án lớn tại Việt Nam. Các dự án tiêu biểu của Berjaya có thể kể đến như: dự án khu đô thị mới Thạch Bàn – Hà Nội (Ha Noi Garden City - dự án này Berjaya liên doanh với đối tác trong nước là Công ty Cổ Phần Đầu tư và phát triển nhà số 12 Hà Nội), dự án Trung tâm Tài chính Việt Nam (VFC) tại TP. HCM, Dự án khu đô thị Đại học Quốc tế (VIUT) tại TP. HCM.
Tháng 2/2008, Berjaya đã chính thức được UBND TP. HCM cấp giấy phép đầu tư cho dự án Trung tâm Tài chính Việt Nam (VFC) tại Quận 10. VFC bao gồm 3 cao ốc với độ cao 48 tầng được sử dụng làm văn phòng làm việc, khu dịch vụ mua sắm; một cao ốc làm khách sạn quốc tế 5 sao với 48 tầng. Dự án trải rộng trên diện tích 6,64 hecta, được bắt đầu triển khai từ cuối năm 2008.
berjaya-soc-lai-du-an-ty-usd-tai-tieng

Một công trình đã xuống cấp không được sửa chữa do nằm trong khu vực Dự án VFC phía đường Lê Hồng Phong, phía ngoài là khu vực trông giữ xe. (Ảnh: Báo Đầu tư)

Tuy nhiên, đến nay, toàn bộ khu vực dự án vẫn được cho thuê để người dân làm các dịch vụ ăn uống, cà phê, trông giữ xe… Chưa thấy bất cứ động thái nào cho thấy dự án được triển khai.
Hiện nay, trong danh mục các dự án đầu tư tại Việt Nam được đăng tải trên trang web chính thức của Berjaya Việt Nam cũng không tìm thấy tên dự án VFC. Với những thông tin như vậy, dư luận càng dấy lên những nghi ngờ về việc Berjaya đã rút khỏi các dự án này
Mới đây, Berjaya đã lên tiếng về việc đầu năm tới có thể khởi công dự án Trung tâm tài chính Việt Nam (VFC) từng mang tiếng là “dự án rùa bò” từ gần chục năm nay.
Tập đoàn Berjaya còn đầu tư vào khách sạn và khu nghỉ mát. Berjaya đang nắm quyền kiểm soát 3 khách sạn lớn bao gồm: Khách sạn Intercontinental tại Hà Nội (tỷ lệ sở hữu 75%); Khách sạn Sheraton tại Hà Nội (tỷ lệ sở hữu 70%); Long Beach Resort tại Phú Quốc, Kiên Giang (tỷ lệ sở hữu 70%).
Đầu tư mạnh tay vào nhiều dự án bất động sản nhưng có lẽ Berjaya chưa gặp nhiều may mắn tại Việt Nam khi nhiều dự án tỷ đô như VFC hay VIUT bị đình trệ hoặc chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra.
berjaya 12

Chủ tịch Tập đoàn Berjaya Vincent Tan (trái) và lãnh đạo Đà Nẵng trong cuộc gặp hồi tháng 10/2016. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)

Năm 2016, trong cuộc gặp với lãnh đạo Đà Nẵng, lãnh đạo Berjaya đã bày tỏ mong muốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại thành phố này. Hiện Đà Nẵng có hơn chục dự án đầu tư nước ngoài của nhà đầu tư Malaysia, trong đó có một số dự án nổi bật như Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp của Công ty TNHH Massda Land, Dự án sản xuất lắp ráp xe khách từ 18 - 21 chỗ ngồi của Công ty TNHH TCIE Việt Nam, Dự án sản xuất nến xuất khẩu của Công ty TNHH Sinaran Việt Nam,...
Ngoài ra, Berjaya còn nắm giữ cổ phần tại công ty chứng khoán SaigonBank Berjaya (SBBS). SaigonBank Berjaya có ba cổ đông chiến lược là Ngân Hàng Sài Gòn Công thương (SaigonBank), Công Ty TNHH Một Thành Viên Thương Mại và Du Lịch Kỳ Hòa và Công ty Chứng khoán Inter-Pacific (Công ty Inter-Pacific Capital Sdn Bhd) thuộc Tập đoàn Berjaya.
Công ty Inter-Pacific Capital Sdn Bhd cũng từng đầu tư vào Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Thép Việt (ThepViet Capital).  ThepViet Capital là tiền thân của Công ty Cổ phần Quản lý quỹ VinaWealth, nay đổi tên thành Công ty Cổ phần Quản lý quỹ VinaCapital (VinaCapital Fund Management JSC).
Ông chủ gốc Hoa
Chủ tịch Tập đoàn Berjaya Berhad là tỷ phú người Malaysia gốc Hoa - Vincent Tan sinh năm 1952 ở Malaysia. Theo con số đánh giá từ Forbes, doanh nhân gốc Hoa người Malaysia này hiện đang sở hữu khối tài sản 900 triệu USD.
Theo nhiều nguồn tin từ báo chí Malaysia, cụ cố của Vincent Tan vốn là một nhân vật cộm cán của Hội thiên địa (phản Thanh phục Minh) lưu vong sang Malaysia vào năm 1882.
Tại Kampung Sungai Suloh (Malaysia), ông Tan đầu tư xây dựng một trường học hiện đại chỉ dành cho các học sinh có nguồn gốc xuất thân từ Trung Quốc.
Năm 29 tuổi, tích lũy được một số vốn, trong lúc ít người biết đến đồ ăn nhanh thì ông đã mua quyền kinh doanh cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s đưa loại hình này vào Malaysia.
Năm 1984, ông đã mua lại cổ phần công ty Berjaya Industrial Berhard (được biết đến với tên Berjaya Kawat Berhad) từ 2 nhà sáng lập là Công ty Broken Hill Proprietary (Úc) và National Iron & Steel Mills (Singapore) và thành lập nên Tập đoàn Berjaya Berhad.
vincent tan

 Chủ tịch Tập đoàn Berjaya Berhad -  tỷ phú người Malaysia gốc Hoa - Vincent Tan 

Tiếp sau đó, ông thực hiện hàng loạt thương vụ M&A như mua lại 70% cổ phần công ty xổ số Sport Toto vào năm 1985. Đến năm 1990, sau khi tái cấu trúc lại công ty, ông Tan đã nắm giữ 100% cổ phần của Sport Toto. Thương vụ này thành công được là nhờ mối quan hệ mật thiết giữa ông Tan với chính phủ, cụ thể là với nguyên Thủ tướng Malaysia Mahathir Maohamad.
Sport Toto sau này trở thành Berjaya Land Berhad, một trong những công ty con lớn nhất của tập đoàn Berjaya. Berjaya Land Berhad hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, sòng bạc, giải trí. Đây cũng là công ty nắm giữ hầu hết các dự án đã và đang triển khai tại Việt Nam.
Ngoài ra, Vincent Tan còn đầu tư sang bóng đá khi trở thành chủ sở hữu của Câu lạc bộ (CLB) Cardiff City trong năm 2010. Nguồn tiền của ông đã tạo hiệu ứng tích cực cho Cardiff, khi CLB bóng đá này thăng hạng Premier League vào năm 2013. Vào tháng 12/2013, Vincent Tan tiếp tục bổ sung thêm một CLB vào đế chế bóng đá của mình. Ông chi ra hơn 1,5 triệu Euro để làm chủ đội bóng của Bosnia, FK Sarajevo.
Năm 2014, Vincent Tan cùng hơn 20 nhà đầu tư khác đã nhận giấy phép nhượng quyền (được cho là mua lại từ CLB Chivas USA với giá 100 triệu USD) để thành lập đội bóng mới Los Angeles FC - đội bóng chính thức gia nhập giải Nhà nghề Mỹ (MLS) bắt đầu từ mùa giải 2017. 
Video: Tỷ phú Vietlott tiết lộ lý do không đeo mặt nạ khi nhận thưởng

TIN KỲ CỰC KỲ:Hà Nội: Biểu dương các gia đình sinh con một bề gái tiêu biểu năm 2017


SKĐS - Thiết thực hưởng ứng chiến dịch truyền thông về Mất cân bằng giới tính khi sinh, hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với UBND quận Ba Đình tổ chức Hội nghị biểu dương các gia đình sinh con một bề gái tiêu biểu thực hiện tốt chính sách dân số, các con chăm ngoan học giỏi. Theo đó, có 60 gia đình sinh con gái tiêu biểu tại quận Ba Đình đã được Hà Nội tôn vinh biểu dương trong đợt này. Họ là những gia đình đã vượt lên tư tưởng định kiến trọng nam khinh nữ, chăm lo hạnh phúc nuôi dạy các con nên người.

Giao lưu chia sẻ trong buổi gặp mặt này,  các đại biểu có mặt còn được lắng nghe tâm sự thật lòng  của cháu Nguyễn Ngọc Linh học sính lớp 7A2 trường THCS Nguyễn Tri Phương. Linh là chị cả trong gia đình có 2 chị em gái, “ khi còn rất nhỏ mỗi lần có người thân đến thăm mẹ cháu sinh em bé, ai cũng bảo “thế này thì phải sinh thêm lấy thằng cu nữa”. Lúc đó cháu không hiểu lắm, cháu chỉ thấy có em thật thích. Và, chị em cháu cứ thể lớn lên trong tình yêu thương của ông bà, cha mẹ, thi thoảng bà đưa cháu đi chơi, mọi người vẫn hỏi khi nào mẹ cháu sinh em bé trai để nối dõi tông đường, bà cháu đều bảo nuôi hai chị em cháu đã vất vả thì không sinh thêm nữa. Cháu và em gái cháu luôn nhận được tình yêu thương vô bờ bến của ông bà, cha mẹ . Qua đài, báo cháu được biết nhiều gia  đình có con gái đã đối xử một cách không cồng bằng với con gái. Do đó, theo ý kiến cá nhân của  cháu, con trai hay con gái thì cũng đều phải được đến trường để học tập, vui chơi. Con gái vẫn có thể học tập tốt, chơi thể thao giỏi. Vì vậy, phải đối xử công bằng với các trẻ em gái”.
Cháu Nguyễn Ngọc Linh lớp 7A2 chia sẻ suy nghĩ về trẻ em gái

Cũng tại hội nghị anh Nguyễn Tuấn Anh, phường Cửa Bắc, quận Ba ĐÌnh Hà Nội chia sẻ,  lúc vợ mang bầu cháu thứ 2 anh cũng mong muốn là “thằng cu” cho có nếp, có tẻ nhưng khi biết là con gái thì người vui mừng, hạnh phúc nhất lại chính là mẹ anh, bà nội của các cháu vì bà có 2 cậu con trai nên luôn mong muốn có thêm cháu gái, thậm chí bà con khuyên vợ chồng em dừng lại ở đây để nuôi dậy các con cho tốt. Bản thân anh Tuấn Anh cũng thấy  rất vui và hạnh phúc vì có 2 cô con gái, chăm ngoan học giỏi biết giúp đỡ bà và bố mẹ…
Từ lời kêu gọi phải đảm bảo trẻ em gái toàn cầu được thụ hưởng sự tiến bộ và công bằng xã hội của Tổ chức Lao động Quốc tế, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 11/10 hàng năm là " Ngày quốc tế trẻ em gái". Theo đó, chủ đề Ngày quốc tế trẻ em gái năm nay là "Hãy tạo mọi điều kiện thuận lợi để trẻ em gái tạo dựng và phát huy vị thế xứng đáng trong xã hội".
Các gia đình tiêu biểu có con một bề gái tiêu biểu của quận Ba ĐÌnh
Phát biểu tại Hội nghị tuyên dương, ông Hoàng Đức Hạnh, phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho hay, tại Hà Nội hiện có 965.274 trẻ em gái . Hàng năm thành phố triển khai hàng chục các mô hình chăm sóc sức khỏe vị thành niên, thanh niên, truyền thông hơn 300 cuộc có nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản  cjp các trẻ em gái, phòng chống xâm hại tình dục đối với trẻ em gái. Xây dựng và triển khai nhân rộng mô hình Câu lạc bộ gia đình sinh con một bề gái, các mô hình chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân…
Trong đợt cao điểm của Chiến dịch truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh, hưởng ứng ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10 và các hành động vì người cao tuổi Việt Nam. Hà Nội tổ chức kỷ niệm rộng khắp trên địa bàn thành phố, đặc biệt là  một số đơn vị như quận Ba ĐÌnh, Hai Bà Trưng, Phúc Thọ…tổ chức Hội nghị biểu dương các gia đình sinh con một bề gái chăm ngoan, học giỏi…
N.H

Thiên thạch rơi xuống Trung Quốc, điềm báo kết cục bi thảm của Giang Trạch Dân?

Trong đêm Trung thu, trên bầu trời Vân Nam Trung Quốc, một thiên thạch bốc cháy rồi rơi xuống. Có phân tích chỉ ra đây là hiện tượng “Thiên nhân cảm ứng”, báo trước việc một lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ gặp chuyện không may.
Đêm Trung thu 04/10, vào khoảng 8h20 tối, trên bầu trời Vân Nam, Trung Quốc đột nhiên một quả cầu lửa khổng lồ từ trên cao rơi xuống. Trong đoạn video kéo dài 10 giây mà cư dân mạng Lệ Giang quay được, một quả cầu lửa khổng lồ thắp sáng cả bầu trời, chớp nhoáng chiếu sáng cả những đám mây xung quanh rồi rơi xuống, cả quá trình này diễn ra không quá 5 giây.Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) đã tiết lộ trên Weibo tiếng Trung rằng, vào lúc 8 giờ 7 phút 5 giây tối 04/10, Trái đất phát sinh sự kiện tiểu hành tinh va chạm, địa điểm va chạm cách trung tâm huyện Shangri-La, Vân Nam 40 km về phía Tây Bắc, gây ra vụ nổ giải phóng năng lượng tương đương với 540 tấn thuốc nổ TNT. Cao độ của vụ nổ trên không khoảng 37 km, có thể có một phần thiên thạch chưa bị bốc cháy đã rơi xuống mặt đất.
Dong Wang, một trang tin của Hong Kong, vào ngày 05/10 đăng bài cho biết, không ít người cho rằng việc thiên thạch rơi xuống Vân Nam là “trời giáng dị tượng”, có thể đây là báo trước có lãnh đạo cấp cao sắp tử vong. Năm 1976, trước khi 3 lãnh đạo Trung Quốc là Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Chu Đức lìa đời, đã có một trận mưa sao băng trăm năm hiếm gặp, cùng lúc đó cũng có 3 khối thiên thạch lớn đã rơi xuống Cát Lâm.
Chuyên gia khoa học huyền bí: Có nhân vật lãnh đạo cấp cao qua đời
Bài viết dẫn phân tích của chuyên gia khoa học huyền bí Hong Kong là Chu Hán Minh, thiên thạch rơi lần này có thể báo trước việc một lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc sẽ qua đời. Trong khi đó, ông Giang Trạch Dân sinh năm 1926, năm nay đã 91 tuổi, bởi vì mệnh thuộc thổ, kỵ thủy và kim, trong khi cuối năm Đinh Dậu này thủy kim đều chuyển sang thịnh, vì vậy sức khỏe của ông Giang Trạch Dân sẽ bị uy hiếp.
Trên thực tế, đối với kết cục của Giang Trạch Dân, một lão cao tăng tại núi An Huy tỉnh Hoàng Sơn từ trước đây rất lâu đã đưa ra lời tiên đoán “có màn kịch cuối cùng sẽ được trình diễn”. Người tu luyện có công năng đặc dị từ lâu đã nhìn thấy cảnh tượng này. Đến lúc đó, Giang Trạch Dân sẽ bị “treo lên không trung” trong cuộc Đại Thẩm Phán lịch sử được cử hành công khai ở quảng trường Thiên An Môn.
Cuốn sách “Giang Trạch Dân kỳ nhân” có dòng thuật lại, vị cao tăng ở núi Hoàng sơn tỉnh An Huy Hoàng tiết lộ: “Nguyên thần của Giang Trạch Dân vốn là một con cóc”. Bởi bức hại Pháp Luân Công nên đã tạo ra nghiệp lực lớn vô hạn, do đó “nguyên Thần của Giang Trạch Dân đã hoàn toàn bị đánh xuống Vô Gián địa ngục vào tháng 09/2000, bây giờ chỉ còn lại thân xác bị lạn quỷ điều khiển thao túng mà thôi”.
Lão tăng nói mắt thường khó mà thấy được tình cảnh thực sự của Giang Trạch Dân, khoa học khó có thể giải thích được “chân cơ”. Ông nói thêm: “Từ xưa đến này bức hại Phật Pháp, luôn luôn bị giáng xuống địa ngục, vĩnh viễn không được siêu sinh”.
Giang Trạch Dân khi còn cầm quyền, trong các cuộc họp ngoại giao hay soi gương trải đầu ở trước mặt các nguyên thủ ngoại quốc, đánh đàn ca hát, đôi khi sắc mặt hoảng hốt, thậm chí như nửa sống nửa chết, ngoài ra còn có các biểu hiện kỳ dị khác làm cho người bình thường khó mà hiểu được. Vị lão tăng giải thích huyền cơ trong đó rằng, bởi vì bộ da người của Giang Trạch Dân đã bị tà linh lạn quỷ ở phía sau điều khiển:
“Những lạn quỷ này phân công nhau, có con có thể nói, có con có thể hát, có con có thể khảy đàn, lúc bình thường vô sự, chúng không để ý tới Giang Trạch Dân. Khi đó bởi vì linh hồn của Giang Trạch Dân không còn nữa, nên ông ta thường xuất hiện tình trạng tinh thần hoảng hốt, giống như tùy thời buông tay nhân gian, khi cần hội kiến với bên ngoài, hoặc đàn áp Pháp Luân Công tạo thế, lạn quỷ sẽ thao túng thân thể của Giang, làm cho Giang miệng mồm hoạt náo, có thể vừa ca hát vừa nhảy múa”.
Đối với kết cục cuối cùng của Giang Trạch Dân, vị lão tăng này nói: Chỉ sợ còn có một vở kịch cuối cùng sẽ được trình diễn.
Trong sách “Vở diễn cuối cùng” có viết: “Vào một ngày tháng năm nào đó, đại liên minh xét xử công khai Giang Trạch Dân trên toàn cầu liên lạc với tòa án các nước, tổ hợp thành bồi thẩm đoàn, tiến hành xét xử công khai Giang Trạch Dân ở quảng trường Thiên An Môn, lúc này sự thật về Pháp Luân Công đã sáng tỏ trước thiên hạ, bồi thẩm đoàn tuyên đọc tội trạng của Giang Trạch Dân trên cả nghìn trang giấy, cuối cùng lấy tội phản quốc, tội tham ô, tội tra tấn, tội phản nhân loại, tội diệt chủng quần thể, v.v…phán quyết tử hình Giang Trạch Dân”..
“Lời vừa dứt, giữa không trung hạ xuống một sợi dây thừng trói chặt Giang Trạch Dân từ đầu đến chân, một chiếc móc treo ngược ông ta lên giữa không trung, ngay trong khoảnh khắc đó, sấm sét ầm vang. Hàng nghìn hàng vạn tia sét ngay cùng một lúc đánh vào mỗi một tấc da thịt của Giang Trạch Dân, trong làn khói lượn lờ, quần áo, đầu tóc, da thịt, nội tạng, xương cốt của ông ta đồng thời bốc cháy, toàn bộ thân xác đều bị lôi hỏa tiêu hủy, chẳng để lại một chút tàn dư”.
Trên thực tế, từ ngày 30/9/2003, “Liên minh toàn cầu xét xử Giang Trạch Dân” với hơn 100 tổ chức và nhân sĩ nổi tiếng của bốn châu lục lớn là châu Âu, châu Mỹ, châu Á, châu Úc, đã tuyên bố thành lập ở Washington DC National Correspondents Club.
Mục đích hoạt động của liên minh là tập trung tất cả lực lượng chính nghĩa, vạch trần hành vi phạm tội của Giang Trạch Dân, đưa Giang Trạch Dân lên đài thẩm phán lương tri, chính nghĩa và pháp luật.
Năm 2015, làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân hiếm thấy trong lịch sử mau chóng thành cao trào. Theo thống kê trên trang Minhhue.net, từ cuối tháng 5 năm cho đến tháng 11, trong thời gian chưa đến 6 tháng, đã có gần 200 nghìn học viên Pháp Luân Công cùng người thân họ hàng ở trong và ngoài nước, lấy tên thật khởi kiện, khởi tố Giang Trạch Dân lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao. Đông đảo người dân khởi kiện một lãnh đạo cấp cao là điều chưa từng xảy ra tại Trung Quốc.
“Làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân” cũng đã nhận được sự ủng hộ của người dân các nước trên toàn thế giới. Theo tài liệu thống kê mà ông Chu Uyển, người phát ngôn của đoàn luật sự nhân quyền Đài Loan về vấn đề Pháp Luân Công đệ trình tại Mỹ mới đây, thì tính đến ngày 30/09/2017, tại 31 quốc gia châu Âu, châu Á đã có hơn 2.520.000 ký tên ủng hộ nhân dân Trung Quốc khởi kiện Giang Trạch Dân.
Có phân tích cho rằng, từ những sự việc “Liên minh toàn cầu xét xử Giang Trạch Dân” thành lập, cho đến “làm sóng khởi kiện Giang Trạch Dân”, cộng thêm việc ông Tập Cận Bình đang thực hiện chiến dịch “đả hổ” nhắm vào Giang Trạch Dân, lời tiên đoán của vị cao tăng trên núi Hoàng Sơn đã từng bước ứng nghiệm.
Theo NTDTV

Đảng cộng sản Trung Quốc: Tình thế gay go trước Đại hội XIX

Có thể nói, Đại hội 19 đảng CSTQ là một Đại hội khác thường, khác thường ở chỗ, tình thế bước vào Đại hội không phải với không khí bừng bừng khí thế hồ hởi trong toàn đảng, toàn dân, toàn xã hội chờ đón chào mừng thành công của Đại hội như trước đây, mà là tràn ngập tình thế, không khí căng thẳng, nặng nề, ngột ngạt, bất an từ tầng cao đến tầng thấp trong đảng, chính, quân và lan ra mọi tầng lớp ngoài xã hội. Sự khác thường này lại bắt nguồn từ tính chất Đại hội lần này, thực chất là tới hồi kết một giai đoạn của cuộc chiến quyền lực sống mái bằng mọi thủ đoạn giữa các phe phái trong đảng CSTQ. Như Tập Cận Bình, tại Hội nghị bí mật cán bộ chủ chốt địa phương, bộ ngành, người phụ trách các đảng phái dân chủ, các tướng lĩnh quân đội, các ủy viên TW, Cục chính trị, Thường vụ Cục chính trị ngày 26/7/2017 đã đưa ra “4 sẵn sàng trả giá” (sẵn sàng trả giá để bảo vệ lãnh đạo tầng cao gặp sóng to bão xoáy;…) để vừa thể hiện quyết tâm quyết chiến, vừa để răn đe thách thức các đối thủ.


Sự khác thường này, là hết sức nóng bỏng, nhậy cảm, để tránh tình huống bất trắc có thể xẩy ra, Tập đã ra lệnh chỉ thị phải giữ ổn định quân đội, giữ ổn định “dư luận”, giữ ổn định “ngoại giao”, giữ ổn định “quan trường” và ngăn chặn chính biến bất ngờ  có thể xẩy ra. Bản thân Tập đành ở lại Bắc Kinh thủ thành, vắng mặt cuộc họp Đại Hội đồng Liên hiệp quốc lần thứ 72 hết sức quan trọng này, nhất là đây là cơ hội rất tốt cho Tập vốn là người rất thích phô diện vai trò trước thiên hạ, mà chỉ cử Ngoại trưởng Vương Nghị đi dự. (Các nhà phân tích chính trị thế giới nêu 3 lý do mà Tập không thể đến dự Đại hội đồng Liên hợp quốc 1) Tình thế trước Đại hội 19 hết sức cam go, Tập không thể rời bước một ngày; 2) Tránh đối mặt với vấn đề hạt nhân Triều Tiên trước đông đảo các nguyên thủ thế giới; 2) Tránh bị thế lực bất đồng người Hoa ở Mỹ và ở các nước ngoài khác chặn đón phản đối như các lần đi Mỹ trước đây.)

Tập đưa ra 4 mặt cần giữ ổn định trên đều là những mặt then chốt của cục diện  cuộc chiến quyền lực chính trị Trung Cộng hiện nay đang quyết liệt thế nào. Cả 4 mặt đều có tác động qua lại với nhau, đều phải tiến hành, nhưng đối với ổn định quân đội có tính quyết định hơn cả, vì từ những bài học lịch sử của thể chế Trung Cộng thực chất quyền lực chính trị là quân quyền, ai nắm được quân quyền người đó làm chủ chính trường, nên ngay từ khi Tập mới lên nắm quyền đã bắt tay ngay vào chỉnh đốn quân đội một cách quyết liệt không ngừng nghỉ.

Hai tháng nay, sau khi Thượng tướng Phòng Phong Huy Ủy viên Quân ủy TW và Thượng tướng Trương Dương cũng là Ủy viên Quân ủy TW bị bắt đưa đi điều tra, phỏng theo cách “vung lưỡi kiếm tuần tra chống tham nhũng” của Vương Kỳ Sơn, Quân ủy TW đã cử 4 Tổ tuần tra lớn tiến hành tuần tra trên 10 đơn vị lớn, đối với cơ quan Quân ủy TW, trọng điểm có Bộ tham mưu liên hợp Quân uỷ, Bộ công tác chính trị Quân ủy, Bộ bảo đảm hậu cần Quân ủy và Bộ phát triển trang bị Quân ủy; đối với các Viện trường quân sự có Viện khoa học quân sự và Đại học quốc phòng. Lần tuần tra này kéo dài một tháng kể từ ngày 15/9 đến 15/10, trước ngày khai mạc Đại hội 3 ngày kết thúc với yêu cầu mọi người trong hệ thống quân đội đều biết, nhấn mạnh phải làm triệt để, thấy rõ hiệu quả (đối với dư độc của Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu. Thế lực Quách Bá Hùng tập trung ở Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tổng trang bị, Quân khu Lan Châu, Quân khu Bắc Kinh, quân khu Quảng Châu. Thế lực Từ Tài Hậu tập trung ở Bộ Tổng Chính trị, Bộ Tổng Hậu cận, Quân khu Thẩm Dương, Quân khu Thành Đô và Quân khu Tế Nam. Trong 7 Quân khu, chỉ có duy nhất Quân khu Nam Kinh chịu ảnh hưởng Quách Từ tương đối nhẹ hơn, 5 tỉnh thuộc phạm vi Quân khu Nam Kinh là Giang Tô, Triết Giang, Thượng Hải, Giang Tây, Phúc Kiến. Trong đó 3 tỉnh Triết Giang, Thượng Hải, Phúc Kiến, là địa phương Tập đã từng là cán bộ lãnh đạo nơi đây), trọng điểm nhắm vào các tướng lĩnh cao cấp từ lãnh đạo đảng ủy cấp Quân và chức Phó Quân trở lên, mục tiêu, đối với các mối manh cũ trước đây, nay tiếp tục đi sâu rà soát lại làm rõ thêm các vấn đề; đối với các mối manh mới kịp thời điều tra nắm rõ; đối với các mối manh quan trọng nhanh chóng điều tra xử lý. Trừ ác phải tận gốc, tuyệt đối không để cán bộ lãnh đạo có vấn đề “mang của nợ” tham dự Đại hội 19.

Có bình luận rằng Tập đang dùng nắm tay sắt trị quân, lần tuần tra này khởi đầu một cao trào mới chống tham nhũng trong quân đội, thực chất là để nắm chặt hơn quân quyền, thuần hóa thêm một bước “quân nhà Tập”, cũng là bước trước tiên trong các bước loại trừ toàn diện ẩn họa, binh biến, trước trong sau Đại hội 19 như Tập đã nói “trước quân sau đảng”.

Bố trí lại quân ủy TW

Thời Mao Trạch Đông, Phó Chủ tịch Quân ủy TW có những trên 10 người, nhưng nắm thực quyền chỉ có vị Phó Chủ tịch quản lý điều hành công việc thường ngày. Đến thời Đặng Tiểu Bình giảm mạnh số Phó Chủ tịch Quân ủy. Thời Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào chỉ có hai người, một nắm chính trị, một nắm quân sự với ý định để hai bên ràng buộc nhau, nhưng không ngờ hai bên lại thỏa thuận với nhau, phạm vi người nào người đó quản không can thiệp nhau, đồng thời thống nhất cao trong việc vô hiệu hóa quyền lực của Chủ tịch Quân ủy TW Hồ Cẩm Đào. Không chỉ có vậy, quyền lực quá tập trung vào hai Phó Chủ tịch, tạo điều kiện hình thành hai thế lực tập đoàn lớn mua quan bán chức sâu rộng trong quân đội, tham nhũng hóa, hủ bại hóa quân đội hết sức nặng nề, như Quách Bá Hùng sau khi bị hạ bệ, Bá Hùng nói : “Tập gạt chúng tao ra, bên dưới còn vô số người của chúng tao”. Lần này để tránh vết xe đổ dễ dẫn đến binh biến này, nên Tập có thể sẽ bố trí 1 Chủ tịch và 4 Phó Chủ tịch, không có Ủy viên, thực hiện cơ chế “Chủ tịch phụ trách, giảm và phân tán chức năng, quyền hạn các Phó Chủ tịch” để tạo dựng quyền uy tuyệt đối của Tập là “Thống soái tối cao quân đội”.

Về nhân sự cụ thể, sẽ thay đổi về chất, thực sự là người của Tập, ưu tiên người đã qua thực chiến, tuổi còn trẻ. Trên cơ sở này, sẽ loại bỏ những người của phái Giang, Tăng, dư độc của Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, người quá độ tuổi qui định. Hai Phó Chủ tịch hiện nay, Phạm Trường Long, năm nay đã 70 tuổi, có dấu hiệu không đồng thuận chủ trương của Tập về vấn đề Triều Tiên, Đại hội 19 sẽ nghỉ hưu. Hứa Kỳ Lượng, năm nay 67 tuổi, đang là “Tổ phó thường vụ” Tiểu tổ lãnh đạo cải cách quân đội, sẽ giữ lại. Theo tin “Nhật báo Tinh đảo” ngày 01/9, Tập sẽ đưa Trương Hữu Hiệp, Bộ trưởng Bộ phát triển trang bị, năm nay tuy đã 67 tuổi, nhưng đã tham gia chiến đấu trong cuộc chiến với Việt Nam năm 1979, là thái tử đảng (con trai Thượng tướng Trương Tông Tốn khai quốc Trung cộng), Ngụy Phong Hòa, 63 tuổi, Tư lệnh Quân Tên lửa (có thể là thay Thường Vạn Toàn làm Bộ trưởng quốc phòng), Lý Tác Thành, Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp, năm nay 64 tuổi, là tướng lĩnh “3 không là” (không là Ủy viên TW khóa 18, không là Ủy viên TW dự khuyết khóa 18, không là Ủy viên Ủy ban kỷ luật TW) nhưng đã tham gia chiến đấu trong cuộc chiến với Việt Nam năm 1979, được phong là “anh hùng bộ đội trinh sát”, lập thành tích lớn về cứu nạn cứu nguy trong trận lũ lụt lớn năm 1988, không tham gia diễn tập quân sự do Bạc Hy Lai tổ chức ở Trùng Khánh tháng 11/2011 (trong lúc Hồ Cẩm Đào đi Mỹ dự họp APEC) lên Phó Chủ tịch. Trong đó, Hứa Kỳ Lượng và Trương Hữu Hiệp có thể sẽ vào Cục Chính trị.

Cũng có tin của tờ “Minh báo” Hồng Kông, ngày 24/9 nói là vẫn hai Phó Chủ tịch là Hứa Kỳ Lượng và Trương Hữu Hiệp, nhưng các Ủy viên từ 8 người giảm xuống 4 người là Bộ trưởng quốc phòng Thường Vạn Toàn, Tham mưu trưởng Bộ tham mưu liên hợp Lý Tác Thành, Chủ nhiệm Bộ công tác chính trị Miêu Hoa và Bí thư Ủy ban kỷ luật quân ủy TW (có thể là Trương Thăng Dân, 59 tuổi, cùng quê Thiểm Tây với Tập, hiện là Trung tướng Bí thư Ủy ban Kỷ luật Quân ủy Trung Cộng, nếu như vậy, sau Đại hội 19 sẽ được thăng quân hàm lên Thượng tướng đúng với yêu cầu tiêu chuẩn Ủy viên Quân ủy TW), Tư lệnh các quân binh chủng không còn vào Quân ủy TW.

Trong số các Ủy viên còn lại, Thường Vạn Toàn 68 tuổi, Mã Hiểu Thiên 68 tuổi, Triệu Khắc Thạch 70 tuổi, Ngô Thắng Lợi 72 tuổi (cũng đang bị điều tra) đều đã đến tuổi nghỉ hưu.

Còn Phòng Phong Huy, Trương Dương đều mới 66 tuổi, nhưng có sai phạm, đã bị bắt vừa rồi. Trong đó, bất ngờ nhất, là Phòng Phong Huy là Thượng tướng Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy TW, ngày 15/8 vừa rồi bừng bừng khí thế cùng Thượng tướng Joseph Dunford Chủ tịch Hội nghị liên tịch Tham mưu trưởng quân đội Mỹ kiểm duyệt đội nghi thức ba quân. Chiều ngày 17/8 còn tháp tùng Chủ tịch Tập Cận Bình gặp mặt Thượng tướng Dunford. Tháng 4/2017, Phòng Phong Huy tháp tùng Tập Cận Bình đi thăm Mỹ, là thành viên trong đoàn gặp Trump ở Hồ công viên của Trump. Trong thời gian này, Phòng Phong Huy hai lần đến thăm làm việc với Bộ Quốc phòng Mỹ, tham gia các công việc soạn thảo, sửa chữa, ký kết văn kiện về cơ chế tránh phán đoán sai lầm trong hợp tác chiến lược hai quân đội Trung Mỹ.

Phòng Phong Huy tuy là người Thiểm Tây, nhưng bắt đầu hoạt động ở Quân khu Tân Cương, khi Hồ Cẩm Đào được nguyên lão Tống Bình đề bạt, Phòng Phong Huy luôn đứng về phía Hồ Cẩm Đào. Trong thời gian này, Thượng tướng Quách Bá Hùng – con sói Tây Bắc, Phó Chủ tịch Quân ủy TW cũng không ngừng đề bạt Phòng Phong Huy, từ Thiếu tướng năm 1998 bắt đầu tiến nhanh trên con đường quan lộ. Năm 2007 Hồ Cẩm Đào bổ nhiệm Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh. Tháng 3/2012 là Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh phối hợp với Hồ Cẩm Đào điều động Quân đoàn 38 vào Bắc Kinh dẹp vụ chính biến do Chu Vĩnh Khang, người phái Giang phát động. Vì vậy trong dư luận lâu nay cho rằng Phòng Phong Huy là người thân tín của Hồ Cẩm Đào và được Tập Cận Bình trọng dụng. Gần đây đang nóng lên Phòng Phong Huy sẽ là người thay thế Phạm Trường Long nghỉ hưu, thì đột nhiên ngày 26/8/2017 bị bắt để điều tra theo lệnh Tập Cận Bình ký “giải trừ chức vụ Tham mưu trưởng Bộ tham mưu liên hợp”, đồng thời Tập ký lệnh bổ nhiệm Thượng tướng Lý Tác Thành tiếp nhận chức vụ Tham mưu trưởng Bộ tham mưu liên hợp, dư luận chung là rất bất ngờ.

Theo một số nhân sĩ tiết lộ lý do Phòng Phong Huy bị mất chức chủ yếu là do 4, 5 năm qua không hoàn thành thiết kế phương án giải quyết khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên đúng thời hạn của Tập Cận Bình giao, lần lựa kéo dài thời hạn làm chậm trễ tiến trình giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Hơn nữa sau cuộc gặp Tập-Trump, Phòng Phong Huy đã phối hợp tướng lĩnh quan trọng khác của quân đội, trong thời cơ không thích hợp gây ra sự kiện biên giới Trung Ấn, dẫn đến quân đội Ấn Độ trực tiếp tiến vào biên giới Trung Quốc. Điều này đã đụng đến phương hướng gậy chỉ huy chiến tranh của Tập Cận Bình.

Nhưng theo báo chí Hồng Kông ngày 27/9 đưa tin, Tạp chí “Tiền tiêu” số 10, Hồng Kông có bài viết nêu, Phòng Phong Huy và Trương Dương ngầm chống lại kế hoạch “tẩy sạch di độc Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu” của Tập, bằng mọi cách bảo vệ chiến hữu, bạn học, đồng hương cũ của Quách, Từ, đã gây bất bình của Tập lâu nay. Tập định sau Đại hội 19 để hai người nghỉ hưu. Còn Phòng và Trương trong lòng cũng ôm nặng bất mãn với Tập. Trong cải cách quân đội, Tập nhấn mạnh tách riêng quyền quân chính với quyền quân lệnh, như vậy Tổng tham mưu trưởng của Phòng Phong Huy biến thành Chánh Văn phòng Quân ủy, thay Tập xử lý công việc hàng ngày. Còn Bộ Tổng chính trị của Trương Dương cũng chỉ còn lại quyền cung cấp thông tin, khiến hai người cảm thấy mình trở thành “lính truyền lệnh cao cấp”. Ngoài ra, hai người những tưởng là Đại hội 19 sẽ được lên Phó Chủ tịch Quân ủy TW, không ngờ lại phải nghỉ hưu, hai người không thể cam chịu, đã bí mật lập mưu chính biến trước Đại hội 19, không ngờ mưu phản bị lộ, Tập đã quyết đoán kịp thời ra tay đập nát âm mưu binh biến này. Nhưng bài viết không đưa rõ chi tiết kế hoạch binh biến của Phòng, Trương như thế nào.

(Năm 2010, Phòng Phong Huy dẫn đầu trong quân đội trong đảng cản trở Tập Cận Bình sẽ là Phó Chủ tịch Quân ủy tại Hội nghị TW4/17, vì vậy một năm sau, Tập mới có được chức Phó Chủ tịch Quân ủy, dẫn đến trước ĐH 18 suýt nữa Tập bị mấy người Lệnh Kế Hoạch, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng hoàn thành cách nghĩ của Hồ Cẩm Đào tiếp tục nắm giữ con dấu lớn Chủ tịch Quân ủy TW, tức là không trao lại chức Chủ tịch Quân ủy TW cho Tập sau Đại hội 18, (tựa như Giang không trao cho Hồ Cẩm Đào trước đây). Nhưng Hồ Cẩm Đào để bảo vệ an toàn cho bản thân, vợ con dính đến tham nhũng và các vấn đề khác không bị thanh toán, nên cần ngoắc chặt vào cổ Tập, đó là Phòng Phong Huy lưu nhiệm – Giám quân – Tổng trưởng Bộ Tổng tham mưu, khổng chế nhất cử nhất động của Tập. Sau khi nắm quyền Chủ tịch Quân ủy TW, Tập không hề đề bạt Phạm Trường Long, Phòng Phong Huy.)

(Thực sự Phòng Phong Huy không phải là người của Hồ Cẩm Đào, do Hồ Cẩm Đào mấy lần đề bạt điều động, đó là bề ngoài, thực chất bên trong là do Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu thao túng. Phòng Phong Huy người Hàm Dương, Thiểm Tây, cùng quê với Quách Bá Hùng, một thời kỳ dài ở Quân khu Tân Cương, về sau chuyển lên chức Phó Quân rồi Quân trưởng Tập đoàn quân 21 đóng ở Thiểm Tây thuộc Quân khu Lan Châu do Quách Bá Hùng làm Tư lệnh. Được Quách Bá Hùng nâng đỡ, năm 2003 thăng lên Tham mưu trưởng Quân khu Quảng Châu, năm 2007, Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh và là Tổng chỉ huy cuộc duyệt binh lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập nước. Trước thềm Đại hội 18 thăng lên Tổng tham mưu trưởng. Lần cải Cách quân đội này, lần đầu nhận chức Tham mưu trưởng Bộ tham mưu liên hợp Quân ủy.)

Cũng trong đợt thanh trừ này, Tập còn trực tiếp ký lệnh miễn chức để điều tra Thượng tướng Trương Dương, Chủ nhiệm Bộ công tác chính trị Quân ủy TW. Thượng tướng  Đỗ Hằng Nham, nguyên Phó Chủ nhiệm Bộ công tác chính trị Quân ủy TW đã nghỉ hưu cũng bị bắt để điều tra trong đợt này. Như vậy, đây là lần đầu tiên ba Thượng tướng, trong đó có Hai Thượng tướng Ủy viên Quân ủy TW đương nhiệm bị hạ bệ. Trương Dương, năm nay 66 tuổi, người Hà Bắc là thuộc hạ của Từ Tài Hậu, thời gian dài nhận chức ở Quân khu Quảng Châu, từng là Chủ nhiệm Bộ chính trị, Chính ủy Tập đoàn quân 42, Chủ nhiệm Bộ chính trị Quân khu Quảng Châu. Năm 2007 là Ủy viên chính trị Quân khu Quảng Châu. Trước thềm Đại hội 18 là Chủ nhiệm Bộ Tổng chính trị, sau cải cách quân đội là Chủ nhiệm Bộ công tác chính trị Quân ủy TW.

 Khắc Trung

(Blog Huỳnh Ngọc Chênh)

NGUYỄN XUÂN ANH BỊ " QUẢN CHẾ" TẠI ĐÀ NẴNG BỞI QUY ĐỊNH 98-QĐ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ

VẬY NHỮNG NGÀY TỚI XUÂN ANH SẼ LÀM CHI Ở ĐÀ NẴNG HE...HE...

CÓ LẼ NÊN BỐ TRÍ XUÂN ANH LÀ NGƯỜI PHÁT NGÔN BÁO CHÍ CHO THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG VÌ XUẤT THÂN NGHỀ BÁO ?

CÓ NGUỒN TIN CHO BIẾT: QUY ĐỊNH NÀY NHẰM CHẶN NXA VỀ LÀM CHÁNH VĂN BUỒNG BCA?

Không điều động về Trung ương cán bộ bị kỷ luật

- Không điều động về Trung ương, về địa phương hoặc sang địa phương khác những cán bộ bị kỷ luật, năng lực yếu - Quy định số 98-QĐ/TW của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 7/10 nêu.


Đây là quy định đầu tiên của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ, cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 3 (khóa 8) về "Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị (khóa 9) về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị, luân chuyển cán bộ
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính trao quyết định cho Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa nhận nhiệm vụ Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020. Ảnh: TTXVN
Với mục đích tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ và luân chuyển cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ trong từng giai đoạn; đổi mới mạnh mẽ công tác luân chuyển cán bộ, bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, công bằng; ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, quan hệ dòng họ, thân quen..., việc thực hiện Quy định này góp phần bảo đảm thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ; tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện thực tiễn; tạo nguồn cán bộ lâu dài cho đất nước, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị và cán bộ cấp chiến lược.
Quy định nêu: Kết hợp luân chuyển với điều động, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống chính trị; tăng cường cán bộ cho những nơi khó khăn có nhu cầu, khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi thiếu và cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ; tiếp tục thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ kết hợp chặt chẽ với bố trí một số chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương và cán bộ không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Cán bộ luân chuyển phải là cán bộ trẻ
Công tác luân chuyển cán bộ phải đặt dưới sự lãnh đạo thường xuyên, trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy, tổ chức đảng; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu; giải quyết tốt mối quan hệ giữa luân chuyển với ổn định và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu; vừa coi trọng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác, vừa coi trọng mục đích bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận.
Việc luân chuyển cán bộ phải bảo đảm tổng thể, đồng bộ, liên thông, thường xuyên, liên tục, có luân chuyển dọc, luân chuyển ngang giữa các cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị; phải gắn kết chặt chẽ với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ; bố trí cân đối, hài hòa giữa luân chuyển cán bộ với việc phát triển nguồn cán bộ tại chỗ.
Chỉ luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, không luân chuyển cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ (trừ trường hợp nhằm mục đích tăng cường cán bộ cho cơ sở, cho lĩnh vực hoặc địa bàn cần thiết).
Không điều động về Trung ương, về địa phương hoặc sang địa phương khác những cán bộ bị kỷ luật, năng lực yếu, uy tín giảm sút, không có triển vọng phát triển.
Cán bộ luân chuyển phải là cán bộ trẻ, trong quy hoạch, có triển vọng phát triển; có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực công tác tốt; quan tâm lựa chọn, phát hiện cán bộ trẻ có năng lực nổi trội.
Việc luân chuyển cán bộ phải có kế hoạch cụ thể và có lộ trình từng bước thực hiện; có cơ chế, chính sách đồng bộ, thống nhất để tạo môi trường, điều kiện cho cán bộ luân chuyển phát huy năng lực, sở trường, chuyên môn, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn; đồng thời có quy định quản lý, giám sát đối với cán bộ luân chuyển. Việc xem xét, bố trí cán bộ sau luân chuyển phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tiễn; kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị gắn với trách nhiệm cá nhân của cán bộ được luân chuyển và nhận xét, đánh giá cán bộ.
Còn thời gian công tác ít nhất 2 nhiệm kỳ
Phạm vi luân chuyển từ Trung ương về địa phương; từ địa phương này sang địa phương khác; từ địa phương về cơ sở và ngược lại; luân chuyển giữa các cơ quan, đơn vị khối đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
Đối tượng luân chuyển là cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch của địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị. Cán bộ được luân chuyển để thực hiện chủ trương bố trí cán bộ không phải là người địa phương và cán bộ không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, đơn vị, cụ thể: Bí thư tỉnh ủy, huyện ủy và tương đương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Viện trưởng VKSND, Chánh án TAND cấp tỉnh, huyện; cán bộ lãnh đạo cấp trưởng các ngành thanh tra, công an, tài chính, thuế, hải quan cấp tỉnh, cấp huyện; trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Chức danh bố trí luân chuyển áp dụng đối với cán bộ đã giữ chức vụ cấp trưởng 2 nhiệm kỳ liên tục và những cán bộ luân chuyển để thực hiện chủ trương không phải là người địa phương, khi luân chuyển chủ yếu bố trí làm cấp trưởng; đối với cán bộ trẻ luân chuyển để đào tạo, rèn luyện chủ yếu bố trí làm cấp phó; trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Cán bộ luân chuyển có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực và triển vọng phát triển; về cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí chức danh luân chuyển theo quy định; có quy hoạch, có trình độ chuyên môn, đủ sức khoẻ công tác; còn thời gian công tác ít nhất 2 nhiệm kỳ (10 năm) tính từ thời điểm đi luân chuyển (50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ, trừ cán bộ nữ thuộc diện được kéo dài thời gian công tác theo quy định). Cán bộ luân chuyển để bố trí không phải người địa phương, không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp phải đủ thời gian công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ. Trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Thời gian luân chuyển ít nhất là 3 năm (36 tháng) đối với 1 chức danh (trừ chức danh kiêm nhiệm). Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5 bước thực hiện
Căn cứ quy hoạch cán bộ, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của cán bộ, cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ thuộc phạm vi quản lý. Kế hoạch phải làm rõ các nội dung cơ bản: Nhu cầu, vị trí luân chuyển; hình thức luân chuyển; địa bàn; thời hạn; cơ chế, chính sách cần thiết bảo đảm thực hiện; dự kiến phương án bố trí cán bộ sau luân chuyển... Trên cơ sở kế hoạch, lập danh sách cán bộ luân chuyển và nêu biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng cán bộ.
Quy trình thực hiện gồm 5 bước cụ thể:
Căn cứ vào nhu cầu luân chuyển cán bộ, cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị; xây dựng kế hoạch luân chuyển trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương.
Căn cứ vào chủ trương của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu tổ chức - cán bộ thông báo để các địa phương, cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự luân chuyển.
Tổng hợp đề xuất của các địa phương, cơ quan, đơn vị; cơ quan tham mưu tổ chức - cán bộ tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển. Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển.
Cơ quan tham mưu tổ chức - cán bộ gửi văn bản lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, trao đổi với nơi đi, nơi đến về dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; tổng hợp kết quả thẩm định và trao đổi với cán bộ dự kiến luân chuyển. Tổ chức gặp gỡ cán bộ được luân chuyển để quán triệt mục đích, yêu cầu luân chuyển; đồng thời, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với cán bộ luân chuyển.
Cơ quan tham mưu tổ chức - cán bộ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện (công bố quyết định, chỉ đạo bầu cử và các công việc cần thiết khác).
Ông Xuân Anh: Từ Bí thư trẻ nhất đến kỷ luật thôi chức ủy viên TƯ

Ông Xuân Anh: Từ Bí thư trẻ nhất đến kỷ luật thôi chức ủy viên TƯ

Ông Nguyễn Xuân Anh đã bị cách chức Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, cho thôi chức ủy viên TƯ do những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng.
Danh sách thứ trưởng được luân chuyển về địa phương

Danh sách thứ trưởng được luân chuyển về địa phương

Toàn bộ số cán bộ luân chuyển đợt này đều trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt các cơ quan, đơn vị ở Trung ương.
Cử tri Đồng Nai: Bà Phan Thị Mỹ Thanh không đủ tư cách làm ĐBQH

Cử tri Đồng Nai: Bà Phan Thị Mỹ Thanh không đủ tư cách làm ĐBQH

Nhiều người đòi bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh - Trưởng Đoàn ĐBQH, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai.
Ông Trương Quang Nghĩa: Chẳng bao giờ nghĩ sẽ quay lại Đà Nẵng

Ông Trương Quang Nghĩa: Chẳng bao giờ nghĩ sẽ quay lại Đà Nẵng

Từng có thời gian công tác tại TP Đà Nẵng, ông Trương Quang Nghĩa chia sẻ rằng mình chẳng bao giờ nghĩ sẽ quay lại TP và làm Bí thư Thành ủy.
Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa làm Bí thư Đà Nẵng

Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa làm Bí thư Đà Nẵng

Bộ Chính trị chỉ định ông Trương Quang Nghĩa tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy, giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Trung ương bầu bổ sung 2 ủy viên Ban Bí thư

Trung ương bầu bổ sung 2 ủy viên Ban Bí thư

Ông Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính TƯ và ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được bầu bổ sung vào Ban Bí thư. 
T.Thường