Con người ta nghèo đói không đáng sợ, chỉ sợ không có ý chí. Chỉ cần nhớ và hiểu được 8 chữ này, đảm bảo cả đời bạn muốn nghèo cũng thật khó!
Động
Lao động thì không có chỗ cho người nhàn rỗi, trong một tập thể không có chỗ dành cho người làm biếng. Ngày ngày kiên trì bước đi, sợ chi nghìn vạn dặm, hàng ngày đều lao động, sá chi vạn sự tình.
Niệm
Trước tiên đừng chỉ có nghĩ đến kiếm tiền, hãy học cách biến mình trở thành người đáng đồng tiền. Trên đời này không có loại ban thưởng nào dành cho những ai không biết hành động, thành quả của lao động chính là sự ban thưởng giá trị nhất.
Biết
Tiền thì không có loại nào là dễ kiếm cả. Biết hành động chính là liều thuốc trị liệu tốt nhất cho nỗi sợ hãi. Còn do dự, chần chừ chính là thứ bổ dưỡng cho sợ hãi.
Nhẫn
Trên đời không có việc gì là thuận buồm xuôi gió, gặp trắc trở cũng là lẽ thường tình. Người có bản lĩnh thực sự phải là những người có thể bao dung và nhẫn nại trong công việc, nhẫn để thành công, nhẫn để chờ thời.
Từ xưa đến nay, người làm được việc lớn tất phải là người có đại khí, người có đại khí tất có đại nhẫn. Nhẫn không phải là trốn tránh, chạy trốn mà là một loại tích lũy của năng lượng. Người có Nhẫn thường sẽ không phạm sai lầm do nhất thời gây ra.
Nắm
Tiền không kiếm được thì kiếm tri thức, tri thức không kiếm được thì kiếm kinh nghiệm. Hết thảy đều đều là những cơ hội để chúng ta nắm lấy và có thể gặt hái trong quá trình nỗ lực phấn đấu.
Học
Trong nhà có hoàng kim vạn lượng cũng không bằng học thức tuỳ thân. Chỉ có không ngừng học tập mới có thể mang lại cho mình nhiều tri thức. Và tri thức chính là nguồn tài nguyên vô tận mang đến sự giàu có cho con người. Có học thức ắt có được sự giàu có.
Biến
Chỉ có không ngừng thay đổi chính mình, thay đổi tư duy, thay đổi thái độ mới có thể giúp chúng ta bước lên một tầm cao mới.
Cần
Cần mẫn, chăm chỉ có thể phát tài!
Người xưa có câu: “Ông trời sẽ đền bù cho người cần cù!” là có ý nói rằng, một người siêng năng, cần cù sẽ được ông trời giúp, bù đắp cho! Có người sau khi kiếm được tiền thì gần như tiêu cũng hết nhưng có người vẫn duy trì được khả năng tài chính của mình. Đó là vì, cần có thể phát tài, kiệm có thể lưu tài!
Chúng ta thường nghĩ quá nhiều làm quá ít. Tranh thủ khi còn trẻ hãy nỗ lực hết mình lao động, học tập, cuối cùng cũng có một ngày thành công sẽ mỉm cười với bạn.
Ngoài ra cũng có mấy điều muốn mọi người cùng suy ngẫm:
1. Xã hội ngày nay ngày càng thực dụng, đã xa rồi cái thời “Một túp lều tranh hai trái tim vàng”, tình cảm không thể đem ra mà ăn được. Vợ chồng túng quẫn sẽ dẫn tới mâu thuẫn, vậy nên ngoài tình cảm chân thành, thì lý trí là hành trang không thể thiếu để có thể khiến người khác tin tưởng.
2. Đặt mục tiêu cho bản thân, 1 năm, 2 năm, 5 năm, 10 năm. Có lẽ chúng ta sinh ra có bước khởi đầu không bằng người khác nhưng thông qua ý chí và sự quyết tâm sẽ có thể đem về cho chúng ta 70% cơ hội thành công.
3. Bạn bè mời chúng ta ăn cơm, đừng cho rằng nó là lẽ đương nhiên, ở đời thì cần có qua có lại, nếu không dần dần bạn sẽ trở thành người mất đi giá trị.
4. Dù bạn bè có nhiều, nhưng cũng cần phải tìm ra được người hiểu mình, chân tình với mình. Đừng cho rằng bản thân lắm bạn bè để rồi tới lúc thực sự cần thì lại không có một ai. Đời người bạn bè thì lắm nhưng kẻ chân tình hỏi có mấy ai?
5. Người mà không thích thì hạn chế tiếp xúc, chớ ở sau lưng họ mà nói lời không tốt. Bởi người nói lời thì phị thì cũng chính là người thị phi.
6. Con người, ai cũng có bản tính của mình, điều này liên quan trực tiếp đến tích cách bẩm sinh, nhưng điều đó vẫn có thể thay đổi được. Đối với một vấn đề nào đó, hay công chuyện buôn bán làm ăn, đừng để đợi người khác làm rồi mình mới làm, đừng đợi người khác kiếm được tiền rồi chúng ta mới tiến hành.
Chúng ta chỉ có thể học được sự thất bại của người khác chứ không thể học được sự thành công của người khác. Có ai sống mà chưa từng thất bại? Bởi thất bại là mẹ của của thành công, thất bại không phải là sự vấp ngã mà là sự khởi đầu của một bước đột phá mới.
7. Nếu muốn biết bản thân mình muốn gì, đêm thâu thanh tĩnh hãy tự hỏi chính mình. Dự định cho hiện tại và tương lai cần gì, hãy thực thi nó, chứ không phải sống một cách vô định vô phương. Nhất định cần phải xác định được mục tiêu chính xác của đời mình, khi đó bạn mới có cơ hội thành công cao nhất.
8. Mỗi người đều có cơ hội thành công của riêng mình, mấu chốt là bạn có cho chính bản thân mình cơ hội hay không?
Minh Vũ
Cảnh giới hạnh phúc thực sự: Thân không có bệnh, tâm chẳng lo phiền
Một người khi còn tráng niên, thanh xuân ít tuổi, ý chí hừng hực như ngựa bạch song phi, như chim ưng sải cánh, căng tràn nhựa sống. Nhưng hễ bước vào tuổi lão niên thì cơ thể bắt đầu trên đà xuống dốc. Lúc này mới minh bạch điều gì mới thực sự là hạnh phúc.
La Ẩn, nhà thơ đời Đường có câu rằng: “Được thì ca hát, mất thì buông” (Đắc tức cao ca, thất tức hưu). Đời người có những lúc đắc ý cũng có những khi thất ý. Khi đắc ý thì nhiều bạn lắm bè, tiền tài như nước, hội họp rôm rả.
Đời người khi đắc ý thì những trận vui bất tận, tiệc tùng rượu chè thâu đêm suốt sáng. Như vậy thì làm gì có tâm tư để suy nghĩ tới cách sống khỏe mạnh, nên thể trọng tăng nhanh, ba căn bệnh cao huyết áp, tiểu đường, máu nhiễm mỡ đều rủ nhau tìm đến. Do uống rượu vô độ nên gan cũng hư hại dần. Đến lúc này thì hối hận cũng đã muộn, dẫu vật chất có thể hưởng thụ vẫn còn nhưng người lại mất đi khả năng hưởng thụ, chỉ biết thở dài: “Thân không bệnh tật mới là hạnh phục chân chính!”
Đời người khi thất ý, khi địa vị, danh lợi và tài sản của một người bị hủy hoại nghiêm trọng thì nhất định phải giữ được sự cân bằng giữa thân tâm và sức khỏe như mặt trời luôn mọc ở hướng Đông, như câu nói xưa: “Núi xanh vẫn còn thì lo gì không có củi đốt!”.
Con người sống trên đời nào ăn mặc ở, nào người già trẻ nhỏ, sao có thể không lo nghĩ, không làm gì được đây?
Cho nên “Tâm chẳng lo phiền” không phải là không lo nghĩ gì tới mọi việc trên đời, mà là tâm mình không bị những chuyện vụn vặt trong cuộc sống làm bận lòng. Khi bận rộn bạn vẫn có thể giữ được tâm thái bình hòa, tâm hồn tự do. Kỳ thực đó chính là tâm không bị mê mờ, ngăn trở.
Tâm không lo phiền là một cách sống nhàn nhã
Nhàn nhã không phải là lười biếng, mà là ung dung tự tại. Nếu có lo nghĩ thì cũng không vì cuộc sống bận rộn mà thần trí mê mờ, quên mất thưởng thức hương vị thực sự của cuộc sống, nắm vững ý nghĩa chân chính của kiếp người.
Trong cuộc sống này, có rất nhiều người dốc hết toàn bộ sức lực vào việc “sản xuất”, nên luôn bận rộn, căng thẳng như đám tơ vò.
Vì bận rộn nên rất nhiều người ngay cả khi đi thang máy cũng phàn nàn quá chậm chạp. Họ sớm đã không còn cảm giác tĩnh lặng, thư thái “lặng nhìn màu xanh biếc, muốn khoác chiếc áo người”.
Vòng quay chủ đạo của cuộc sống hiện đại không thể thiếu việc “Bận rộn chạy đua với thời gian”. Nhưng nhàn nhã lại là những lúc “tản bộ thảnh thơi” trong cuộc sống, là khi cơ thể được nghỉ ngơi một cách thoải mái sau khi cả thân lẫn tâm đều mệt mỏi, trĩu nặng.
Nếu cảm thấy đã thấm mệt thì cuối tuần bạn hãy rời xa nơi phồn hoa ồn ào. Đọc sách một mình cũng được, hoặc tụ họp cùng 2, 3 người bạn cũng được. Hãy làm một vài việc mình thích, đừng gò ép bản thân.
Tâm không phiền não là một tâm thái khoáng đạt, lạc quan
Cổ nhân có câu rằng: “Tâm chẳng lo phiền rộng một vùng”. Thiền sư Vô Môn Huệ Khai là một cao tăng đời Đường. Ông cũng khuyên con người cần giữ cho tâm mình chẳng lo phiền. Ông cho rằng như vậy mới có thể sống một cách thư thái, nhẹ nhàng, thảnh thơi, an nhiên.
Ông còn có một bài thơ rằng:
Xuân hữu bách hoa Thu hữu nguyệt,Hạ hữu lương phong Đông hữu tuyết.Nhược vô nhàn sự quải tâm đầu,Biến thị nhân gian hảo thời tiết.
Tạm dịch:
Xuân có trăm hoa, thu có trăng,Hạ về gió mát, tuyết đông giăng.Ví lòng thanh thản không lo nghĩ,Ấy buổi êm đềm chốn thế gian”
(Bản dịch của Thiền sư Nhất Hạnh)
Tại nhân gian bất kỳ lúc nào cũng có cảnh đẹp đợi bạn thưởng thức. Mùa xuân trăm hoa khoe sắc, có thể nuôi dưỡng tâm tình. Mùa hạ gió mát vi vu mang tới cảm giác mát lạnh cho con người. Mùa thu ánh trăng thuần khiết, sáng trong, khiến lòng người bay bổng, đắm say. Mùa đông tuyết trắng lất phất mang tới cảm giác tinh khiết của những bông tuyết lạnh.
Dẫu thế gian biến đổi ra sao, chỉ cần nội tâm không bị dao động bởi ngoại cảnh thì bạn đã có thể giữ được một tâm thái khoáng đạt, lạc quan. Như vậy mọi sự vinh nhục, thị phi, được mất đều không thể lung lạc được tâm hồn của bạn. Thế giới trong tâm bạn cũng sẽ trải rộng ra vô cùng vô tận.
Tâm chẳng lo phiền chính là tâm thái lắng đọng, tĩnh tại của con người, là thái độ sống ung dung tự tại
Tâm chẳng lo phiền cũng là một cảnh giới tu thân dưỡng tính. Nhưng nhịp sống ngày càng xoay nhanh, khiến rất nhiều người không thể nào trải nghiệm được cảnh giới tu thân dưỡng tính.
Tu thân dưỡng tính là sự tĩnh lặng như “Ngắt bông cúc dưới hàng rào phía Đông, thảnh thơi nhìn ngắm núi Nam” (“Thái cúc Đông li hạ, Du nhiên kiến Nam sơn” – Trích bài thơ “Ẩm tửu” của tác giả Tào Điềm). Nó nhấn mạnh sự lãng quên mọi thứ công danh lợi lộc ngoài thân.
Đó còn là âm thanh ấm áp khi “Tối đến trời muốn đổ tuyết, Được dốc cạn một ly” (“Vãn lai thiên dục tuyết, năng ẩm nhất bôi vô” – Trích bài thơ “Vấn lưu thập cửu” – Bạch Cư Dị). Nó kêu gọi sự trở về của tình bạn và vỗ về tình thân.
Một người sống trên đời, trong một chừng mực nhất định thì sống cũng là một cảnh giới
Cảnh giới có cao có thấp. Nếu tâm chẳng lo phiền, thì trong tâm không có phiền não. Hết thảy những cảnh tượng, sự vật mà bạn nhìn thấy đều sẽ mang đến cho bạn niềm vui bất tận. Bạn cũng sẽ cảm thấy nơi nào trên thế gian cũng tràn đầy tiếng vọng về ấm áp.
Nhưng muốn đạt tới cảnh giới “Tâm chẳng lo phiền” không phải là một việc dễ dàng. Trong cuộc sống của mỗi người, thường sẽ gặp phải rất nhiều trắc trở và phiền muộn. Sẽ chẳng bao giờ có một cuộc đời đều thuận buồm xuôi gió được trao tặng cho bất kỳ ai.
Có người khổ vì tình, đứt từng khúc ruột, có kẻ lại khổ vì danh, đeo đuổi không thôi, mà thất vọng tràn trề. Người nghèo khổ vì miếng cơm, manh áo. Kẻ giàu sang khổ vì nghĩ cách giữ của, ăn không ngon, ngủ không yên. Lúc trẻ có sức khoẻ nhưng lại chẳng có tiền bạc, công danh. Khi về già công danh, bạc tiền đầy đủ thì chẳng còn sức khoẻ. Trong vòng quay ấy, ai ai cũng khổ, ai ai cũng muộn phiền.
Thân thể mệt mỏi không đáng sợ bằng tâm linh mệt mỏi. Sống trong đời thường, ai ai cũng không tránh khỏi việc bị phiền muộn mệt mỏi do bản thân mình và liên lụy từ người khác gây ra. Tuy nhiên, có người sẽ chọn cách xem nhẹ, nhanh chóng quên đi để tận hưởng cuộc sống, nhưng có người lại mãi truy cầu bất tận, suy nghĩ ngày này qua ngày khác khiến tâm mệt mỏi.
Đừng truy cầu một cách mù quáng. Đừng giữ khư khư những tham vọng và truy cầu, cũng từng hối hận hay nuối tiếc vì những chuyện đã qua, hay ưu phiền về những điều chưa tới. Nếu thấy người khác bị thương thì hãy học cách yêu thương và khoan dung, đừng tính toán ân oán và được mất.
Nếu thực sự có thể làm được những yêu cầu cụ thể về việc tu thân dưỡng tính này thì bạn chính là đang tiến gần tới cảnh giới “Tâm chẳng lo phiền” rồi! Những ngày tháng trong đời bạn cũng sẽ theo đó mà bay cao bay xa.
Theo SoundofhopeMinh Nguyệt biên dịch
Xem thêm:
Xem thêm: