Thứ Tư, 6 tháng 6, 2018

Sự thật kinh hoàng về các đặc khu kinh tế Trung Quốc ở Lào

Đặc khu kinh tế nhưng thật ra là nơi ăn chơi trụy lạc

Đường cao tốc hiện đại khiến việc láỉ xe về phía nam rất dễ chịu, từ Vân Nam đi qua Mengla trước khi chạy vài cây số cuối cùng đến biên giới với Lào. Hoạt động ở đó rất ít ỏi, lý giải tại sao hầu hết các cửa hàng bán đồ lưu niệm, ngọc bích và trà Pu-er già hôm nay đã đóng cửa, và không thấy người khách nào trong các nhà hàng ẩm thực Vân Nam. Dù chúng tôi đi qua biên giới sang Lào tại trạm kiểm soát biên giới, nhiều người dân Trung Quốc thích vượt biên giới bằng cách đi xe máy 2 cây số xuyên rừng. Đây là tuyến đường bất hợp pháp đến Boten, nơi một doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc, được gọi là Công ty Thành phố Vàng Boten, đã trở thành một trong những doanh nghiệp làm chính quyền Bắc Kinh bối rối nhất kể từ khi khởi động chính sách bành trướng ra toàn thế giới. Chỉ cách biên giới vài mét, chính quyền Lào gần đây đã tuyên bố Boten là một đặc khu kinh tế của Trung Quốc, một khu vực rộng 6 km vuông có nhiệm vụ thu hút đầu tư Trung Quốc xây dựng nhà_máy và công xưởng nhờ vào điều kiện tài chính thuận lợi và giá đất hấp dẫn của khu vực. Mức lương thấp của người Lào được dự kiến sẽ cung cấp mảnh ghép cuối cùng của trò chơi ghép hình cần có để biển khu Vực này thành một khu công nghiệp thành công. Tuy nhiên, Boten lại trở thành thành địa ăn chơi thuần túy của Trung Quốc: một thiên đường cờ bạc, mại dâm và ma túy.

Khôi hài: Vẫn kỷ luật dù Trần Bắc Hà đã vượt biên!

Câu chuyện Trần Bắc Hà – tưởng như đã rơi vào quên lãng trong cơn sóng dồn của khá nhiều sự kiện và bắt bớ chính trị ở Việt Nam, bỗng nhiên hồi sinh và biến thành một giai thoại không khác mấy vụ Trịnh Xuân Thanh.

‘Liệu có kỷ luật được Trần Bắc Hà nếu ông Hà không có mặt ở Việt Nam?’ – vài tờ báo nhà nước bắt đầu cắc cớ đặt ra câu hỏi này.

Câu trả lời là ‘được chứ’ – theo ý kiến một số quan chức, tướng lĩnh và cán bộ lão thành. Đảng ta muốn làm gì mà chẳng được.

Vào cuối năm 2016 khi Trịnh Xuân Thanh đã ‘ra đi tìm đường cứu nước’ và còn viết tâm thư thể hiện sự thiếu tin tưởng vào Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thanh đã phải nhận án kỷ luật bằng hình thức nặng nhất – khai trừ khỏi đảng Cộng sản Việt Nam.

Trần Bắc Hà có thể đã trở thành cái tên tiếp theo của những Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Lê Chung Dũng khi ‘ra đi tìm đường cứu nước’.

Đầu năm 2018, vụ án Phạm Công Danh – Ngân hàng Xây Dựng – Trầm Bê mà dẫn đến thất thoát 6.000 tỷ đồng đã được xét xử. Phạm Công Danh bị kêu án rất nặng. Tuy bị triệu tập đến phiên tòa này nhưng Trần Bắc Hà đã không có mặt.

Một điều tra của Tuổi Trẻ Online đã cho biết theo cơ sở dữ liệu của cơ quan chức năng Việt Nam, ông Trần Bắc Hà đang có mặt tại Việt Nam. Theo nguồn tin này, dữ liệu quản lý của cơ quan chức năng cho thấy lần cuối cùng ông Trần Bắc Hà làm thủ tục xuất – nhập cảnh là tại cửa khẩu Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum – giáp ranh với Lào) vào đầu tháng 11-2017. Từ đó đến nay, dữ liệu chưa ghi nhận ông Trần Bắc Hà làm thủ tục xuất cảnh ra nước ngoài.

Nhưng trang điện tử Zing.vn lại tung ra một điều tra riêng dẫn đến một kết luận ngược lại Tuổi Trẻ Online. Trang này dẫn ra bản chụp hộ chiếu được hợp pháp hóa lãnh sự cho thấy ông Trần Bắc Hà đã dùng hộ chiếu được Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Pakse (Lào) cấp vào tháng 11/2017. Tại một trang hộ chiếu cho thấy ngày 7/12/2017, ông Trần Bắc Hà xuất cảnh rồi sau đó nhập cảnh vào ngay cửa khẩu La Lay từ Quảng Trị qua tỉnh Salavan (Lào). Trong thời gian cuối năm 2017 đến đầu năm 2018, ông Trần Bắc Hà đi lại giữa Thái Lan và Lào bằng đường bộ thông qua cửa khẩu Vang Tao. Ngày 7/1/2018, ông Trần Bắc Hà tiếp tục đi qua cửa khẩu Vang Tao qua Thái Lan, rồi từ đó đáp chuyến bay từ Bangkok đi Singapore…

Ảnh: Zing.vn

Như vậy, một khả năng lớn là ông Trần Bắc Hà đã từ Lào qua Thái Lan và bay đến Singapore.

LƯU TRỌNG VĂN: CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG 3 ĐẶC KHU-SÁNG KIẾN CỦA CP NGUYỄN TẤN DŨNG?; BT TRẦN HỒNG HÀ: CHƯA PHÁT HIỆN THẤY NGƯỜI TRUNG QUỐC MUA ĐẤT VIỆT NAM

Luật.... Đặc khu bắt đầu từ đâu?
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, bộ vét
Gã mò trên cổng Thông tin của tỉnh Quảng Ninh thì giật mình đọc thông tin: Ngày 19/3/2014 tại Hạ Long diễn ra Hội thảo về Đặc khu Kinh tế do tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Đại học Thâm Quyến tổ chức.

06/06/2018 07:01 GMT+7

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Dư luận quan tâm với tâm trạng “dân ngại” có nhiều lý do, nó đặc biệt nhạy cảm như vị trí nhạy cảm về địa chính trị, địa kinh tế, địa an ninh - quốc phòng của ba địa danh trên đối với đất nước.
Chưa bao giờ “câu chuyện đặc khu” được quan tâm như hiện nay. Dự Luật Đơn vị hành chính - Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, đang được Quốc hội xem xét trước khi bỏ phiếu dự kiến ngày 12/6. 
Chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bên hành lang Quốc hội sáng 4/6 chia sẻ vấn đề cho thuê đất đặc khu đến 99 năm đối với trường hợp đặc biệt đã gây ra “làn sóng khủng khiếp”, nhiều ý kiến tâm tư, tin nhắn, cuộc gọi, thư từ gửi đến Thủ tướng.

Luật đặc khu và mối lo chủ quyền

Thứ Tư, ngày 6/6/2018 - 01:40

Luật đặc khu và mối lo chủ quyền
(PL)- Chủ trương ra đời các đặc khu kinh tế là cần thiết để tạo động lực phát triển kinh tế nhưng với tính chất quan yếu của chủ trương ấy, không nên vội vã và gấp gáp.
Khi mở cửa và hội nhập quốc tế, một yêu cầu đặt ra với mọi quốc gia là phòng ngừa và ngăn chặn mọi hành vi xâm hại chủ quyền. Điều này quan trọng không chỉ đối với những chính sách về chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh mà cả khi ban hành các đạo luật mở cửa và hội nhập về kinh tế, thương mại, tài chính, lao động… Bởi vì khi đã là luật thì nó ràng buộc mọi người: Người làm luật và người được pháp luật điều chỉnh, người bản xứ và người nước ngoài nhập cư.

Thách thức Trung Quốc, Hoa Kỳ điều 2 máy bay B-52 áp sát quần đảo Trường Sa; Trung Quốc tháo dỡ tên lửa ra khỏi đảo Phú Lâm ở Biển Đông

Trung Quốc tháo dỡ tên lửa ra khỏi đảo Phú Lâm ở Biển Đông


Đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa (Ảnh: VOA)


Những bức ảnh mới chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc rõ ràng đã loại bỏ các hệ thống tên lửa đất đối không ra khỏi đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông, theo Fox News.
Động thái đưa số vũ khí này ra Biển Đông lần đầu tiên được báo cáo bởi Fox News. Các bức ảnh vệ tinh ngày 20/5 cho thấy hai bệ phóng tên lửa mới trên bờ phía bắc của đảo Phú Lâm, bên cạnh một hệ thống radar, tất cả đều được che phủ bằng một tấm lưới ngụy trang.
Tuy nhiên, các bức ảnh được chụp bởi ImageSat International vào hôm Chủ nhật (3/6) cho thấy các hệ thống tên lửa và lưới ngụy trang đã được tháo dỡ.
Biển Đông
Những hình ảnh từ vệ tinh ngày 3/6/2018 cho thấy Trung Quốc rõ ràng đã loại bỏ các hệ thống tên lửa đất đối không ra khỏi hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông. (Ảnh: ImageSat International)
Diễn biến này này xuất hiện sau khi Hoa Kỳ thu hồi lời mời Trung Quốc tham dự cuộc tập trận quy mô lớn mang tên Vành đai Thái Bình Dương, nhằm đáp trả hoạt động quân sự hóa của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Cảnh báo mối nguy diệt vong: Tập đoàn FLC, luật đất đai và nguy cơ mất nước vào tay Trung Quốc

 

 -
Nhà báo Hoàng Hải Vân – nguyên Tổng thư ký báo Thanh Niên đã có những cảnh báo đáng chú ý về khả năng phòng thủ của nước ta trước nguy cơ chiến tranh với Trung Quốc. Chúng tôi xin đăng nguyên văn bài báo này.
“Quốc Hội Mỹ đã từng chặn một thương vụ Trung Quốc thâu tóm một cảng biển của Mỹ. Trong hồi ký của mình, cựu Chủ tịch FED Greenspan không tán thành việc ngăn cản trên, ông cho rằng làm như vậy là không cần thiết và có thể hạn chế tự do thương mại. Giữa Trung Quốc với Mỹ không có tranh chấp lãnh thổ, dù cho điều gì xảy ra thì Trung Quốc cũng không thể sử dụng phương tiện của họ trên đất Mỹ để gây hại cho an ninh quốc gia của Mỹ, nên có lẽ các chính trị gia Mỹ đã lo quá xa. Nhưng sự lo xa của họ không phải là không có lý do khi nhìn thấy Trung Quốc thâu tóm đất đai khắp nơi trên thế giới.
Ông chủ FLC đã nói rồi, “sẵn sàng nhượng cả dự án cho chủ đầu tư nước ngoài”. Nếu những dự án này nhượng cho Trung Cộng, kết hợp 3 đặc khu kinh tế thì sẽ thế nào?

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã vào cuộc vụ vi phạm của ông Tất Thành Cang; Thành ủy TP.HCM vẫn bao che cho Tất Thành Cang?

Phải gần một tháng sau lời hứa sẽ hoàn tất và công bố kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra thành ủy vào ngày 8/5/2018 về vụ bán giá bèo 30 ha đất Nhà Bè, Thành ủy TP.HCM mới có báo cáo gửi Ủy ban Kiểm tra trung ương và thông báo một phần nội dung của báo cáo này cho công luận biết.
Tất Thành Cang (trái) chúc mừng Nguyễn Văn Hiếu (giữa) nhậm chức Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra thành ủy TP.HCM. Ảnh: Thanh Niên
Theo báo cáo trên, “Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM đã thống nhất đề xuất kỷ luật ông Tất Thành Cang – ủy viên Trung ương Đảng, phó bí thư thường trực Thành ủy – vì những vi phạm: quyết định không đúng thẩm quyền, vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản, đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước, về kinh doanh bất động sản, không bảo đảm quy trình, nguyên tắc xử lý công việc của Đảng bộ TP và thiếu kiểm tra trong triển khai thực hiện các quyết định của mình. Ban thường vụ Thành ủy giao Ủy ban kiểm tra Thành ủy tập hợp đầy đủ hồ sơ tài liệu có liên quan để gửi báo cáo Ủy ban Kiểm tra trung ương xem xét xử lý theo quy định của Đảng”.

Tổng thư ký Quốc hội đánh công văn 'đôn đốc' đại biểu đi họp

 9 THANH NIÊN ONLINE

Đánh giá tác giả
1 2 3 4 5

Kỳ họp này, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc lại phải ra công văn “đôn đốc đại biểu Quốc hội tham gia đầy đủ các phiên họp của Quốc hội” vì có những đoàn vắng hơn nửa số đại biểu.
Dù đã được nhắc nhở nhưng nhiều đại biểu Quốc hội vẫn vắng họp /// Ảnh quochoi.vn
Dù đã được nhắc nhở nhưng nhiều đại biểu Quốc hội vẫn vắng họp
ẢNH QUOCHOI.VN
Công văn này đã được gửi đến các trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để đôn đốc các thành viên trong đoàn của mình.

“Cả nước nên là một đặc khu, tháo bỏ rào cản để phát triển”

Với bối cảnh nền kinh tế thị trường hội nhập sâu rộng thì không cần phải có đặc khu, mà cả nước phải là một đặc khu, tháo bỏ rào cản để phát triển...

Luật sư Trương Thanh Đức, Ủy viên ban chấp hành Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam.

25/05/2018 21:38
Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt của Việt Nam hiện vẫn đang được thảo luận, lấy ý kiến với nhiều thay đổi lớn so với dự thảo đầu tiên liên quan đến chính sách ưu tiên, ưu đãi, mô hình tổ chức bộ máy chính quyền và hệ thống chính trị trong đặc khu tương lai.

Cù Huy Hà Vũ: Kiến nghị không thông qua Dự luật Đặc khu

Bởi
 AdminTD
 -

Virginia, ngày 05 tháng 6 năm 2018
KIẾN NGHỊ
KHÔNG THÔNG QUA DỰ THẢO LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH – KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC
Kính gửi: Quốc Hội, Chủ tịch Quốc Hội và các Đại Biểu Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội chủ Nghĩa Việt Nam
Đồng kính gửiThủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Tôi, Cù Huy Hà Vũ, công dân Việt Nam, Tiến sĩ Luật, xin gửi đến Quí Vị lời chào trân trọng nhất.
Căn cứ:
Điều 28 Hiến pháp 2013
1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Đặc khu kinh tế và Đại biểu Quốc hội

Bởi
 AdminTD
 -

5-6-2018
Tôi đã đọc về cái mà người ta gọi nôm na là dự thảo Luật Đặc khu. Tôi nghiền ngẫm về nó trong nhiều ngày qua. Tôi đã tham khảo góc nhìn của các luật gia, kinh tế gia và cả chính trị gia. Tôi đã dõi theo diễn biến dư luận, đã đứng sang một bên để quan sát phản ứng của người dân, đã thấy hết những âu lo, những sợ hãi, những phẫn nộ đến sục sôi vì quá yêu đất nước mình, quá thương dân tộc mình…
Những ngày qua, tôi đã nhìn thật lâu, quan sát thật kĩ, đã ghi nhớ, đã khắc vào thật sâu trong tâm trí mình, gương mặt của những người được gọi là đại biểu Quốc hội.

Triều cống của nước nhược tiểu dưới cái tên hoa mỹ “đặc khu kinh tế”

Bởi
 AdminTD
 -

5-6-2018
Từ ngàn xưa, các quốc gia nhỏ bé khi phải đương dầu trước mối họa xâm lăng từ những quốc gia to lớn hùng mạnh hơn mình, thì họ chỉ có một giải pháp duy nhất để tránh chiến tranh, để tránh tàn phá, để tránh sự giết chóc đến dân lành sau khi thua trận dưới tay quân xâm lược, đó là giải pháp đem sứ giả sang xin được triều cống hàng năm.
Tuy nhiên, trong lịch sử thế giới cũng như lịch sử nước nhà, có những vị vua hèn nhát, những triều đình nhu nhược, tham quyền sợ chết, sẵn sàng gởi sứ giả sang “xin được triều cống” để yên thân trị vì đất nước, sẵn sàng làm một “tiểu quốc” cho vương quốc thù địch. Những tay vua chúa này, họ không lo cho dân tình, nhưng chỉ lo cho cái ngai vàng nhỏ bé của mình bị lung lay, bị xoay chuyển. Và bằng mọi giá, họ luôn muốn giữ vững quyền hành, cho dù phải cống nạp “mẫu quốc” những món báu vật của quốc gia, cho dù đó là việc cống nạp đất đai đi chăng nữa.

Đặc khu kinh tế Boten ở Lào và bài học nhãn tiền

Bởi
 AdminTD
 -

5-6-2018
BOTEN là một thị xã nằm sát biên giới giữa Lào và TQ, có vị trí tương tự Vân Đồn, Quảng Ninh. Chính Phủ Lào thời gian đầu đã ra sức PR cho đặc khu Boten vì vị trí chiến lược tiếp giáp vùng “Tam giác vàng” 3 nước Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc.
Quốc Hội Lào đã “bấm nút” thông qua đặc khu này vì tin tưởng rằng BOTEN sẽ trở thành đầu tàu của cả nước trong việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vì BOTEN có đất đai và nhân công giá rẻ, thuận lợi về giao thông, đó là điều kiện tốt để thu hút các cty TQ vào thuê đất, xây dựng nhà xưởng, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, cơ khí, công nghệ cao và công nghiệp nặng, đưa Lào trở thành nước công nghiệp trong tương lai với các điều kiện ưu đãi chưa từng có (và hiển nhiên ngoài ưu đãi về công nghiệp chính phủ cũng cho phép đầu tư sòng bạc và du lịch tương tự như VÂN ĐỒN).