Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

Biên giới phía Bắc 1979: 5 ý đồ của Trung Quốc khi tấn công Việt Nam

Lê Gạch | 

Biên giới phía Bắc 1979: 5 ý đồ của Trung Quốc khi tấn công Việt Nam

Từ cuối năm 1978, Trung Quốc tăng cường làm đường cơ động, xây dựng căn cứ, hệ thống kho trạm, vận chuyển tập kết vật chất, sơ tán dân về phía sau. Đồng thời, thực hiện các hoạt động nghi binh, đề ra kế hoạch “dạy cho Việt Nam một bài học” và chuẩn bị chiến tranh “trừng phạt Việt Nam”.

Năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời và ngay từ những ngày đầu, chính phủ nước này đã áp dụng chính sách ngoại giao “Nhất biên đảo” (nghiêng hẳn về phe xã hội chủ nghĩa). Chính sách này đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ.
Biên giới phía Bắc 1979: 5 ý đồ của Trung Quốc khi tấn công Việt Nam - Ảnh 1.
Đặng Tiểu Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Jimmy Carter. Ảnh: AP
Tuy nhiên, trong giai đoạn 1959-1969, quan hệ Trung – Xô – Mỹ có những diễn biến phức tạp, bắt đầu từ sự rạn nứt trong quan hệ Trung – Xô, đỉnh điểm là cuộc xung đột biên giới năm 1969.

Còn nhắc tới chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng thì phải nhắc tới chiến thắng Biên giới 1979

Hải Vy - Đỗ Linh | 

Còn nhắc tới chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng thì phải nhắc tới chiến thắng Biên giới 1979

"Sự thật lịch sử ấy không thể bị lãng quên!"

Ngày 17/2/1979, Trung Quốc đưa 600.000 quân tấn công tuyến biên giới Việt Nam. Hàng vạn chiến sĩ, đồng bào đã ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Chúng ta cần tự hào và có hành động tương xứng với giá trị của những sự hy sinh đó.
Với tinh thần trên, chúng tôi xin trích dẫn lại phát ngôn của một số tướng lĩnh Việt Nam - những "nhân chứng sống" ở nhiều cương vị khác nhau thời kỳ đó, để độc giả hiểu hơn về cuộc chiến tranh 1979, cũng như thấy được những hy sinh và tinh thần chiến đấu anh dũng của quân dân ta vì chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Còn nhắc tới chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng thì phải nhắc tới chiến thắng Biên giới 1979 - Ảnh 1.

Chiến tranh biên giới 1979: Trung Quốc "dâng" căn cứ ở Biển Đông cho Mỹ để tìm kiếm sự ủng hộ

Hồng Anh | 

Chiến tranh biên giới 1979: Trung Quốc "dâng" căn cứ ở Biển Đông cho Mỹ để tìm kiếm sự ủng hộ
Đặng Tiểu Bình bắt tay Tổng thống Jimmy Carter trong cuộc gặp ngày 31/1/1979. Ảnh tư liệu.

Theo báo cáo mật của Bí thư Quân ủy TW TQ Cảnh Tiêu, TQ đã đề nghị Mỹ điều tàu chiến tới Biển Đông để ngăn chặn HQ Liên Xô, đồng thời cung cấp cho họ thông tin về tàu chiến VN.

Ngày 29/1/1979, Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình và phái đoàn Trung Quốc đã có cuộc gặp gỡ lịch sử với Tổng thống Mỹ Jimmy Carter tại thủ đô Washington, và hai người đã cùng nhau ký kết các thỏa thuận mới mang tính lịch sử sau khi Mỹ-Trung bình thường hóa quan hệ.
Cũng trong chuyến thăm này, phía Trung Quốc đã tranh thủ thuyết phục và tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ trong kế hoạch tấn công Việt Nam, mà theo lời họ là để “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Sau này, vào năm 2010, trong một bài phát biểu tại căn cứ Không quân Côn Minh - tỉnh Vân Nam, Lưu Á Châu - Thượng tướng Không quân Trung Quốc - đã nói rằng cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979 là Đặng Tiểu Bình “đánh cho hai người xem, một bên là Trung Quốc, còn bên kia là Mỹ”.
Chiến tranh biên giới 1979: Trung Quốc dâng căn cứ ở Biển Đông cho Mỹ để tìm kiếm sự ủng hộ - Ảnh 1.
Ngày 28/1/1979, khi quân đội Trung Quốc rục rịch chuẩn bị cho cuộc tấn công Việt Nam, thì Đặng Tiểu Bình và đoàn tùy tùng lên máy bay tới Washington để thực hiện chuyến công du lịch sử của mình tại Mỹ.
Chuyến thăm của phái đoàn Trung Quốc được cho là sẽ hoàn thành hành trình do Mao Trạch Đông khởi xướng trước đó gần một thập kỷ, nhằm thiết lập mối quan hệ chiến lược với Mỹ. Tuy nhiên, ông ta dường như không chắc chắn lắm về việc người Mỹ sẽ phản ứng ra sao trước kế hoạch tấn công Việt Nam.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có vẻ đã cho rằng Bắc Kinh và Washington có chung các mục tiêu chiến lược, và sẽ cùng nhau tạo ra một mặt trận thống nhất chống lại cái được gọi là sự bá quyền của Liên Xô.
Do đó, một trong những mục đích chính (không được tuyên bố chính thức) trong chuyến thăm Mỹ lịch sử của Đặng Tiểu Bình là để lôi kéo sự ủng hộ của Washington nhằm chống lại liên minh Liên Xô-Việt Nam tại Đông Nam Á.
Và chủ đề nóng nhất mà Đặng muốn thảo luận với chính quyền Carter trong chuyến đi lần này chính là kế hoạch tấn công quân sự Việt Nam của Trung Quốc, thông qua đó giành được sự ủng hộ của Mỹ.
Lịch trình chuyến công du Washington của Đặng Tiểu Bình bao gồm 3 cuộc hội đàm chính thức cùng Tổng thống Carter. Theo đó, trong hai cuộc gặp đầu tiên, Đặng và Carter sẽ cùng trao đổi quan điểm về các vấn đề trên thế giới, và thảo luận về việc phát triển quan hệ song phương giữa hai nước Mỹ-Trung trong cuộc gặp thứ ba.
Chiến tranh biên giới 1979: Trung Quốc dâng căn cứ ở Biển Đông cho Mỹ để tìm kiếm sự ủng hộ - Ảnh 2.
Tối ngày 28/1, chỉ vài giờ sau khi chiếc máy bay Boeing 707 hạ cánh tại Washington, phía Trung Quốc đã yêu cầu tổ chức một cuộc gặp đặc biệt với Tổng thống Carter để thảo luận về “vấn đề Việt Nam”, khiến phía Washington khá bất ngờ.
Cuộc gặp trên đã diễn ra trong Phòng Bầu dục vào cuối buổi chiều ngày 29/1, ngay sau phiên họp chính thức thứ 2, với sự có mặt của Đặng Tiểu Bình, Ngoại trưởng Trung Quốc Hoàng Hoa và Thứ trưởng Ngoại giao Chương Văn Tấn từ phía Trung Quốc, cùng các đại diện từ phía chủ nhà là Tổng thống Jimmy Carter, Phó Tổng thống Walter Mondale, Ngoại trưởng Cyrus Vance và Cố vấn An ninh quốc gia Zbigniew Brzezinski.
Trong cuốn hồi ký của mình, Brzezinski đã kể lại rằng lãnh đạo Trung Quốc đã nói về quyết định tấn công Việt Nam với thái độ rất “bình tĩnh, quả quyết và chắc chắn”. Theo đó, Đặng đã thông báo với phía Mỹ rằng để ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô, Trung Quốc cho rằng cần phải có những biện pháp hạn chế tham vọng và dạy cho Việt Nam “một bài học thích đáng”.
Tuy nhiên, Đặng Tiểu Bình đã không đi sâu vào kế hoạch của Trung Quốc, mà lại vạch ra những đòn đáp trả tiềm năng của Liên Xô, cùng phương án ngăn chặn các đòn đánh ấy. Ông ta nói rằng, nếu “viễn cảnh tồi tệ nhất” xảy ra, thì Trung Quốc sẽ “tiếp tục tự vệ” và sẽ chỉ yêu cầu Mỹ “hỗ trợ về mặt tinh thần” trên trường quốc tế.
Chiến tranh biên giới 1979: Trung Quốc dâng căn cứ ở Biển Đông cho Mỹ để tìm kiếm sự ủng hộ - Ảnh 3.
Đặng Tiểu Bình và Tổng thống Mỹ Jimmy Carter. Ảnh tư liệu: Thư viện Quốc hội Mỹ.
Chiến tranh biên giới 1979: Trung Quốc dâng căn cứ ở Biển Đông cho Mỹ để tìm kiếm sự ủng hộ - Ảnh 4.
Theo bản ghi được lưu trữ của chính phủ Mỹ, phía Trung Quốc đã chủ yếu khắc sâu vào mối quan ngại chung giữa hai nước Trung-Mỹ vào thời điểm đó là Liên Xô, khi thuyết phục và kêu gọi sự ủng hộ của chính quyền Tổng thống Carter tại Washington.
Được biết, trước khi diễn ra cuộc gặp này, Đặng cũng đã nhiều lần chỉ trích thỏa thuận kiểm soát vũ khí chiến lược SALT của Xô-Mỹ vốn không thể ngăn Liên Xô vươn lên đạt sức mạnh ngang bằng với Mỹ.
Ngày 30/1/1979, Đặng và Carter đã có một cuộc họp riêng nữa về vấn đề Việt Nam. Tại cuộc họp này, Đặng đã tỏ thái độ quyết tâm và cứng rắn, nhấn mạnh rằng Trung Quốc “cần phải trừng phạt Việt Nam” và tiết lộ kế hoạch về một chiến dịch quân sự “tốc chiến tốc thắng” tại Việt Nam.
Cụ thể, Đặng đã nói với Tổng thống Carter:
"'Bài học' [dành cho Việt Nam] sẽ chỉ được tiến hành trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là phản ứng dây chuyền [từ phía Liên Xô]. Các ông [Mỹ] có thông tin tình báo tốt hơn. Các ông biết là chúng tôi đang tập trung lực lượng, và cũng biết Xô viết đang làm gì.
Chắc chắn phía Liên Xô sẽ có phản ứng. Nhưng có lẽ sẽ không phải ở quy mô lớn. Bây giờ đang là mùa đông, và việc tiến hành các chiến dịch quy mô lớn ở phía Bắc không phải là chuyện dễ dàng. Nếu chúng tôi ra tay nhanh gọn, thì [Liên Xô] sẽ không có thời gian phản ứng.
[...] Tất nhiên là chúng tôi cũng đã tính đến trường hợp Liên Xô sẽ có đòn đáp trả quy mô lớn. Nhưng chúng tôi không sợ điều đó, bởi họ không thể nhanh chóng điều binh sang vùng Viễn Đông. Lực lượng của họ ở vùng Viễn Đông hiện nay quá hạn chế.
Tuy vậy, chúng ta vẫn phải cân nhắc tình huống tồi tệ nhất. Kể cả khi Liên Xô tăng cường lực lượng, thì Trung Quốc vẫn sẽ cố gắng chống chọi. Điều chúng tôi cần từ phía Mỹ là sự ủng hộ về mặt tinh thần của các ông trên trường quốc tế."
Khi Carter tỏ vẻ do dự và chưa thể quyết định ngay, Đặng đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc dự định sẽ tấn công nhanh gọn, khiến nó giống như một "sự cố" tại biên giới, chứ không phải một cuộc tấn công xâm lược. "Chúng tôi hiểu rằng ông sẽ khó có thể đưa ra ngay câu trả lời. Nhưng đôi khi người ta vẫn phải làm một điều gì đó mà họ không muốn", Đặng nói.
Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Carter, Đặng Tiểu Bình cũng đã thừa nhận rằng phản ứng của quốc tế vào thời điểm đó có thể sẽ bị chia rẽ, nhưng ông ta vẫn ảo tưởng rằng về lâu dài, đại đa số sẽ chuyển sang ủng hộ Trung Quốc.
Hơn nữa, dường như viễn cảnh bị quốc tế phản ứng dữ dội không hề khiến Đặng suy suyển ý định trên. Mặc dù Tổng thống Carter không bày tỏ sự ủng hộ, nhưng Đặng tin rằng Mỹ cũng sẽ không lên án hành động quân sự của Trung Quốc.
Trước khi rời Washington để thực hiện lịch trình còn lại của chuyến công du tại các bang khác của nước Mỹ, Đặng Tiểu Bình đã rất ngạc nhiên khi biết rằng Mỹ có hứng thú với kế hoạch thành lập một căn cứ do thám chung của hai nước tại khu vực Tân Cương để theo dõi hành động của Liên Xô.
Cuộc cách mạng Hồi giáo ngày càng bùng phát mạnh mẽ tại Iran trong giai đoạn này đã dấy lên những nghi ngại về tương lai của các căn cứ Mỹ tại khu vực này. Theo cựu cố vấn an ninh Brzezinski, việc thiết lập các căn cứ quân sự tại Trung Quốc là để giúp Mỹ xác minh việc Liên Xô co tuân thủ Hiệp ước Hạn chế Vũ khí Chiến lược hay không.
Khác với Mao Trạch Đông - người từng thẳng thừng bác bỏ lời đề nghị lắp đặt trạm chuyển tiếp sóng radio và tiếp nhận sóng đài tại Trung Quốc trong thập niên 50 - Đặng đã bày tỏ ngay sự quan tâm rất lớn đối với ý tưởng của Washington, và thậm chí còn đồng ý ngay về việc cân nhắc đề xuất trên.
Chiến tranh biên giới 1979: Trung Quốc dâng căn cứ ở Biển Đông cho Mỹ để tìm kiếm sự ủng hộ - Ảnh 6.
Đặng Tiểu Bình, Tổng thống Jimmy Carter cùng quan chức đại diện của hai nước Mỹ-Trung trong cuộc hội đàm tại Washington. Ảnh tư liệu.
Chiến tranh biên giới 1979: Trung Quốc dâng căn cứ ở Biển Đông cho Mỹ để tìm kiếm sự ủng hộ - Ảnh 7.
Theo báo cáo mật của Bí thư Quân ủy Trung ương Cảnh Tiêu, Đặng Tiểu Bình thậm chí còn đề nghị Mỹ điều tàu chiến tới Biển Đông vừa để ngăn chặn hoạt động của hải quân Liên Xô, vừa cung cấp cho Trung Quốc những thông tin tình báo về các tàu chiến của Việt Nam. 
Chiến tranh biên giới 1979: Trung Quốc dâng căn cứ ở Biển Đông cho Mỹ để tìm kiếm sự ủng hộ - Ảnh 8.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như tin rằng việc cho Hải quân Mỹ quyền tiếp cận căn cứ hải quân Du Lâm trên đảo Hải Nam sẽ là điều “có lợi đối với sự ổn định của khu vực Đông Nam Á”, theo phân tích của nhà nghiên cứu Zhang Xiaoming.
Tuy nhiên, trong các bản ghi được công bố của chính phủ Mỹ lại không đề cập tới việc Đặng Tiểu Bình đem Biển Đông làm quân bài mặc cả trong cuộc thương lượng với Mỹ về vấn đề tấn công Việt Nam. Phía Washington, vì một số lý do chưa từng được công bố, sau đó cũng không thực hiện đề xuất của Đặng. Mặc dù vậy, ông ta không hẳn là đã ra về trắng tay trong chuyến công du Mỹ đầu năm 1979.
Trong một hội nghị của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đã khẳng định rằng, tuy bề ngoài Mỹ công khai phản đối kế hoạch hành động quân sự của Trung Quốc, nhưng lại có thái độ khác “trong cuộc trao đổi riêng”, đồng thời cũng tiết lộ về những thông tin tình báo do phía Mỹ cung cấp rằng tất cả 54 sư đoàn của Liên Xô được bố trí tại biên giới Trung-Xô đều không đủ lực lượng.
Trên chuyến bay về Trung Quốc, Đặng đã cảm thấy rất thoải mái khi nhận thức được rằng một mối quan hệ chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ đang được phát triển dựa trên cơ sở lợi ích chung của hai nước khi cùng chống lại cái được cho là sự bành trướng của Xô viết. Còn về vấn đề Việt Nam, thì phía Mỹ không bác bỏ hay trực tiếp lên án kế hoạch của Trung Quốc, mà thay vào đó đã kêu gọi hợp tác trong hoạt động tình báo, nhà nghiên cứu Zhang viết.
Rõ ràng, trong cuộc hội đàm cuối cùng giữa các ông Carter, Brzezinski, và Đặng, hai nước Mỹ-Trung đã đạt được sự đồng thuận ngầm rằng Mỹ sẽ giúp Trung Quốc giám sát và thu thập thông tin tình báo về các lực lượng của Liên Xô tại vùng Viễn Đông. Bằng chứng là cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung vẫn nổ ra bất chấp những lời can ngăn (mà Đặng Tiểu Bình coi là hành động “bề nổi”) của chính quyền Carter.
theo Trí Thức Trẻ

Tướng Lê Mã Lương: Việt Nam đã dạy cho Trung Quốc bài học về chỉ huy chiến trường qua cuộc chiến tranh năm 1979

Hoàng Đan - Đồ họa: Mạnh Quân. | 

Tướng Lê Mã Lương: Việt Nam đã dạy cho Trung Quốc bài học về chỉ huy chiến trường qua cuộc chiến tranh năm 1979
Thiếu tướng Lê Mã Lương.

Thiếu tướng Lê Mã Lương khẳng định cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc là cuộc chiến chính nghĩa. Chúng ta đã chiến đấu, chiến thắng quân xâm lược Trung Quốc.

Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự VN - người từng lăn lộn, chiến đấu tại những cứ điểm ác liệt nhất ở khu vực biên giới phía Bắc trong 8 năm (1979 - 1987) không giấu được xúc động khi nhắc đến những dấu mốc không thể lãng quên.

Chiến tranh biên giới 1979: Dù chiến thuật "biển người" hay "biển xe tăng", Trung Quốc đều thảm bại

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt | 

Chiến tranh biên giới 1979: Dù chiến thuật "biển người" hay "biển xe tăng", Trung Quốc đều thảm bại

Trong đợt tấn công Việt Nam tháng 2/1979, riêng về tăng thiết giáp, Trung Quốc đã huy động 6 trung đoàn với tổng số 550 chiếc.

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 2/1979, Trung Quốc đã sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn) cùng nhiều đơn vị binh chủng với quân số lên tới hơn 60 vạn.
Riêng về tăng thiết giáp, Trung Quốc đã huy động 6 trung đoàn với tổng số 550 chiếc. Mặc dù chiến sự trải dài trên toàn tuyến biên giới song số cửa khẩu tăng thiết giáp có thể vượt qua chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Chiến tranh biên giới 1979: Dù chiến thuật biển người hay biển xe tăng, Trung Quốc đều thảm bại - Ảnh 1.
Xe tăng Trung Quốc ồ ạt tiến vào Việt Nam sáng ngày 17/2/1979.
Vì vậy, không hề nói quá khi kết luận rằng trong cuộc tấn công này, Trung Quốc không chỉ sử dụng chiến thuật "biển người" mà còn sử dụng cả chiến thuật "biển xe tăng". Nhưng dù cho có dùng chiến thuật gì đi chăng nữa thì số phận quân xâm lược đều giống nhau mà thôi.