Với tổng vốn đầu tư gần 800 tỉ đồng, thi công trong 13 năm, công trình cung hữu nghị Việt – Trung vừa được khánh thành khiến nhiều người dân tò mò muốn bước vào khám phá.
Ngày 12/11, trong chuyến thăm chính thức đến Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã cùng nhau dự lễ khánh thành Cung hữu nghị Việt – Trung.
Đây là công trình được thực hiện bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam.
Ngày 17/2/1979, Trung Quốc nã phá0 và đưa hơn nửa triệu quân tràn sang 6 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam, bắt đầu cuộc chiến tranh phi nghĩa bị quốc tế lên án gay gắt.
17/02/2019 07:19
[post_view]
Ngày 17/2/1979, Trung Quốc nã phá0 và đưa hơn nửa triệu quân tràn sang 6 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam, bắt đầu cuộc chiến tranh phi nghĩa bị quốc tế lên án gay gắt.
Ga Hàng Cỏ tháng 2/1979, những đoàn tàu chật cứng bộ đội từ các tỉnh phía Nam tấp nập đỗ, rồi lại hối hả chạy về hướng bắc. Bùi Ngọc Thắng năm đó 19 tuổi, có mặt trong đoàn quân lên Lạng Sơn. Trước đó ông đang đóng quân ở Bỉm Sơn (Thanh Hóa) thì nghe tin Trung Quốc đa’.nh biên giới. Trên sân ga, người dân vây quanh những binh sĩ vừa từ biên giới về để hỏi han tình hình chiến sự. “Trên đấy đa’.nh nhau to”, m..ột thương binh vừa nói vừa huơ huơ cánh tay mô tả với mọi người.
Lời giới thiệu:Ngày 16/12/2018, trong cuộc hội thảo tổ chức tại Thượng Hải, giáo sư Xiang Songzuo [Hướng Tùng Tộ], nhà kinh tế nổi tiếng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tiền tệ quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Bắc Kinh, đọc tham luận đưa ra một số nhận định trái với quan điểm của Chính phủ Trung Quốc (TQ). Bài nói đã gây tiếng vang rất lớn trong dư luận. Vì bản gốc tiếng TQ bài nói bị cấm đưa lên mạng, chúng tôi chỉ tìm được bản tiếng Anh dưới tiêu đề “Tình hình bi đát của kinh tế TQ” do AsiaNews sưu tầm. Bài rất dài, dưới đây chỉ lược dịch. Điểm đáng chú ý là bài này nhận định cuộc chiến tranh thương mại Trung-Mỹ không phải là vấn đề kinh tế, mà là vấn đề hệ giá trị, tức vấn đề chế độ nhà nước.
Biến đổi lớn chưa từng thấy trong 40 năm qua
Năm 2018 kinh tế Trung Quốc liên tục đi xuống. Đây là một năm vô cùng đặc biệt, xảy ra quá nhiều chuyện lớn, chủ yếu nhất là kinh tế chậm lại.
Tăng trưởng GDP năm 2018 của TQ theo công bố của Cục Thống kê Quốc gia TQ là 6,5%, nhưng theo báo cáo công bố nội bộ hôm 15/12 của một cơ quan quan trọng khác thì chỉ tiêu này thấp hơn rất nhiều. Do sử dụng hai hệ đo khác nhau nên họ tính được hai kết quả khác nhau về tăng trưởng GDP của TQ trong 2018: một là 1,67% và một là tăng trưởng âm.
Cuộc xung đột đẫm máu Chiến tranh Biên giới Trung - Việt nổ ra năm 1979 chính "là mặt trái" của quan hệ hai nước "vừa là đồng chí, vừa là anh em" giữa hai đảng và hai nhà nước dựa trên cơ sở quan hệ bạn bè cá nhân giữa các nhà lãnh đạo hai nước, một học giả Nhật Bản nghiên cứu về cuộc chiến này nói với BBC.
Nếu cần rút ra bài học từ cuộc chiến tranh đẫm máu và kéo dài này thì ngày này cần quan tâm chú ý khía đầu tiên là 'không nên xây dựng quan hệ hai nước quá nặng về tình cảm và tin cậy giữa các lãnh tụ mà cố gắng xây dựng quan hệ thế hệ sau có thể thừa kế được,' Giáo sư Hirohide Kurihara từ Đại học Tokyo bình luận với BBC.
Theo nhà nghiên cứu Việt Nam học này hai bên 'rất cần thường xuyên tiến hành giao lưu hoặc ký kết các loại văn bản để tránh khỏi tình trạng không may bất ngờ xảy ra'.
Và ông bình luận thêm đối với Trung Quốc "chúng ta rất cần luôn luôn nâng cao cảnh giác" để "theo dõi lời nói" của các lãnh tụ cấp cao, chủ trương, chính sách và đường lối của Đảng và Chính phủ Trung Quốc "mặc dù ta không muốn".
Mở đầu cuộc trao đổi bằng bút đàm qua tiếng Việt với BBC Việt ngữ hôm 16/2/2019, nhà nghiên cứu này trả lời câu hỏi cuộc Chiến tranh Biên giới Việt - Trung (1979) hiện nay được nhìn nhận ra sao sau 40 năm từ phía Nhật Bản và giới nghiên cứu Nhật Bản? Liệu nhìn nhận đó có sự khác biệt gì hay không vào 30-40 năm trước, khi cuộc chiến mới nổ ra?
GS. Hirohide Kurihara: Khi chiến tranh Biên Giới Việt - Trung bùng nổ, ở Nhật Bản có nhiều lập trường và ý kiến khác nhau như bàng quan, không quan tâm, cho rằng đó là vấn đề nội bộ giữa hai nước Cộng sản nên không ảnh hưởng gì đến Nhật Bản;
(VTC News) - Bài viết của tác giả người Mỹ Howard W. French đăng trên tờ New York Times dẫn lại lời của các cựu binh Trung Quốc, những người từng tham gia cuộc chiến ở biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979.
Tạp chí Mỹ Foreign Policy trong một bài viết phân tích về quân đội Trung Quốc tháng 11/2018 viết, 40 năm trước, quân đội Việt Nam đã phá hủy cuộc xâm lược của Trung Quốc và bóng ma thất bại này khiến Trung Quốc chọn cách phớt lờ cuộc xâm lược từng thực hiện trong khi nhiều cựu binh cảm thấy “vỡ mộng” về cuộc chiến họ đã tham gia.
Foreign Policy đính kèm bài viết của nhà báo Mỹ Howard W. French, đăng trên báo in New York Times năm 2005 nói về sự bành trướng của Trung Quốc khi đưa quân xâm lược các tỉnh biên giới Việt Nam tháng 2/1979.
VTC News xin được giới thiệu lại bài báo, lược dịch theo bản điện tử được New York Times lưu trữ.
Tại Ma Lật Pha, Vân Nam, Trung Quốc, sau khi đi lên những bậc thang đá dốc đứng, du khách lần đầu đến thăm ngạc nhiên khi nghĩa trang của các cựu binh nằm ngoài thị trấn cuối cùng đã xuất hiện. Phóng tầm mắt ra xa, những lối đi uốn lượn trên triền đồi xếp hàng nối hàng sau các ngôi mộ, mỗi mộ là một bia bê tông có một ngôi sao lớn màu đỏ, một cái tên và một dòng chữ.
Tuy nhiên cả Long Chaogang và Bai Tianrong, đều không phải lần đầu đến đây. Hai cựu binh trong cuộc chiến của Trung Quốc với Việt Nam, bắt đầu với trận chiến dữ dội giữa tháng 2/1979, thỉnh thoảng lại trở về tìm kiếm ngôi mộ của những người bạn đã mất.
Theo tài liệu của CIA, những chuyến hàng viện trợ quân sự của Liên Xô trong và sau năm 1979 đã giúp Việt Nam tạo ra sự răn đe mạnh mẽ đối với Trung Quốc.
Theo báo cáo giải mật của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) ngày 30/12/2011, số lượng trang thiết bị quân sự mà Liên Xô viện trợ cho Việt Nam bắt đầu gia tăng trong năm 1978, sau một vài năm giảm xuống do Mỹ đã rút quân khỏi miền nam Việt Nam.
Mức viện trợ quân sự của Moscow cho Việt Nam đã tăng từ một mức khá thấp – 11 triệu USD năm 1977 lên tới 90 triệu USD trong năm 1978 khi Hà Nội rơi vào các cuộc xung đột mới trong khu vực.
Các đợt chuyển giao khí tài quy mô lớn cho Việt Nam được Liên Xô khôi phục vào năm 1979, sau khi Trung Quốc tấn công vào biên giới phía bắc Việt Nam. Trong năm này, mức viện trợ quân sự của Liên Xô dành cho Việt Nam có giá trị lên tới gần 1,8 tỷ USD – mức cao chưa từng thấy trong giai đoạn trước đó.
Đồ họa: Đỗ Linh (Nguồn: Báo cáo giải mật của CIA năm 2011)
Lạng Sơn bị quân của Hứa Thế Hữu tàn phá khốc liệt. Nhưng quân Trung Quốc xâm lược đã phải trả giá đắt ở đây.
"Thập sát lệnh" tàn bạo bị chính lính TQ phản đối. Nó khiến cho chiến tranh biên giới 1979 bị coi là "cuộc chiến tàn nhẫn nhất của PLA". Nhưng nó cũng không thể giúp TQ chiến thắng.
Thời điểm đó, Hứa đã 74 tuổi nhưng vẫn được chọn làm tổng chỉ huy phía Trung Quốc trong chiến tranh biên giới Việt -Trung 1979. Theo Phượng Hoàng (Hồng Kông), có ba lý do để Đặng Tiểu Bình đưa ra quyết định này.
Thứ nhất, biên giới phía Bắc Việt Nam tiếp giáp hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc). Quân đội Trung Quốc PLA khi tấn công vào Việt Nam, ngoài điều động quân khu Côn Minh thì binh lực chủ yếu cũng sẽ được huy động từ quân khu Quảng Châu. Khi đó, Hứa Thế Hữu đang là Tư lệnh quân khu Quảng Châu.
Truyền thông Trung Quốc cho hay, Đặng Tiểu Bình đánh giá cao Hứa Thế Hữu
Dưới đây là trích dẫn một bài của Lưu Á Châu, Trung tướng, Chính ủy Đại học Quốc Phòng Trung Quốc, phát biểu tại căn cứ Không quân Côn Minh - Vân Nam. Qua đó, bạn đọc có thể tìm hiểu một vấn đề lịch sử nhìn từ phía khác và thấy rõ hơn “cách” Trung Quốc ứng xử với thế giới hiện đại
Sau khi kể “Giấc mơ quân đội và đất nước hùng mạnh”, Lưu Á Châu nói về việc “quân đội Trung Quốc đã hai lần phát huy vai trò chính trị quan trọng”.
Cuộc chiến Việt Nam 1979
Một lần là sóng gió chính trị 4/6 (sự kiện quân đội giải tán biểu tình tại Thiên An Môn 4/6/1989). “Có thể nói, không giải quyết vấn đề “4/6”, không có cục diện phát triển phồn vinh của Trung Quốc ngày hôm nay; không có quân đội, vấn đề ngày “4/6” sẽ không giải quyết, cũng không thể có 13 năm huy hoàng”.
Hình minh họa bài viết trên L'OBS.Ảnh chụp màn hình
Trung Quốc trên đà chinh phục thế giới ; Làm thế nào Donald Trump tái định hình thế giới ; Venezuela – Giờ của sự thật và Đồng tính – Chuyện thâm cung bí sử tại Vatican. Trên đây là những hồ sơ chính trên trang nhất các tuần báo Pháp số ra từ ngày 14/02 đến 20/02/2019.
Trung Quốc chinh phục thế giới bằng cách nào là hồ sơ lớn trên tạp chí L'Obs tuần này. Đã qua rồi cái thời phương Tây « làm mưa làm gió ». Thế kỷ XXI này là thời của « Giấc mộng Trung Hoa ». Giai đoạn « ẩn mình chờ thời » đã hết, Trung Quốc giờ không muốn là công xưởng của thế giới mà phải là bá chủ toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 là cơ hội vàng. Phương Tây gần như sụp quỵ, Trung Quốc tự tin cho rằng giờ là lúc để có thể và phải lấy lại vị trí trung tâm mà nước này cho rằng đó là chính chỗ đứng của họ.
Việc ông Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo Trung Quốc còn thúc đẩy nhanh hơn nữa sự thay đổi chiến lược đó, đồng thời gióng hồi chuông cảnh báo « đại hồi sinh một nước Trung Hoa ». Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc không còn giới hạn ở vùng Biển Đông mà bao trùm khắp các châu lục, trên mọi lĩnh vực, từ thương mại, kinh tế, quân sự, chính trị và cả trong các lĩnh vực khoa học công nghệ.