Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Tổng bí thư: 'Dân giảm lòng tin với Đảng vì nhiều cán bộ thoái hóa'

"Một số người có chức quyền giữ tác phong gia trưởng, phụ trách địa phương nào thì như một ông vua con ở đấy. Thậm chí có cá nhân và tập thể trù dập, ức hiếp quần chúng", Tổng bí thư chỉ ra nguyên nhân dân giảm sút lòng tin với Đảng.

Ngày 27/5, tại Hà Nội, Ban Dân vận Trung ương tổ chức hội nghị triển khai chương trình hành động thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng XII. 
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn lại những bài học được Nguyễn Trãi đúc rút. Ngay từ thế kỷ XV, từ thực tế của nhiều triều đại phong kiến, Nguyễn Trãi đã đi đến những nhận định rất quan trọng: vận nước thịnh hay suy, mất hay còn là do sức mạnh của dân quyết định. Vương triều nào được lòng dân, cố kết được nhân tâm thì làm nên nghiệp lớn. Trái lại, vương triều nào đi ngược lại lòng dân thì sớm muộn sẽ bị thất bại.
Theo Nguyễn Trãi, sở dĩ triều Hậu Trần suy vong là các vua quan Hậu Trần không thực hiện đúng chính sách "thân dân", "làm kế sâu rễ bền gốc", chỉ lo cuộc sống xa hoa, quyền lợi ích kỷ của mình, bỏ "mặc dân khốn khổ", "muôn dân oán giận mà không biết, lòng người oán trách mà chẳng kinh". Còn Hồ Quý Ly cơ đồ tan vỡ, nước mất vào tay giặc cũng chỉ vì chính quyền quá xa rời nhân dân, vì "chính sự phiền hà, để đến nỗi lòng dân oán giận". Nguyễn Trãi rút ra kết luận sâu sắc: Thuyền bị lật mới biết sức dân mạnh như sức nước; nước có thể "chở thuyền", nhưng nước cũng có thể "lật thuyền".
Tổng bí thư khẳng định, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của nhân dân, ý nghĩa quan trọng của công tác dân vận, thường xuyên chăm lo xây dựng và củng cố mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân. Và chính nhờ thế mà mặc dù với số lượng không đông, Đảng vẫn có đủ sức mạnh lãnh đạo cách mạng vượt qua mọi khó khăn. "Làm tốt công tác dân vận và liên hệ mật thiết với nhân dân là truyền thống tốt đẹp và là nguồn sức mạnh vô địch của Đảng", ông nói.
Khẳng định hiện nay trong hoàn cảnh lịch sử mới, mối liên hệ giữa Đảng và nhân dân có những đòi hỏi mới cao hơn và đứng trước thử thách mới rất phức tạp, Tổng bí thư chỉ rõ Đảng đã phạm phải một số sai lầm. Tình trạng quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền khá phổ biến trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý và cả trong các tổ chức chuyên trách công tác vận động quần chúng. Không ít cơ quan chính quyền không tôn trọng ý kiến của dân, không làm công tác vận động quần chúng, chỉ nặng về biện pháp hành chính, mệnh lệnh.
tong-bi-thu-dan-giam-long-tin-voi-dang-vi-nhieu-can-bo-thoai-hoa
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Dangcongsan.vn.
"Một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức có quyền, có những biểu hiện sa sút phẩm chất, sống xa dân, vô trách nhiệm với dân. Nhiều cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành giữ tác phong quan liêu, gia trưởng, độc đoán, thậm chí trù dập, ức hiếp quần chúng. Một số hiện tượng tham nhũng, đặc quyền đặc lợi trong Đảng và trong các cơ quan nhà nước không được đấu tranh kiên quyết và xử lý nghiêm minh. Do đó đã làm tổn thương thanh danh, uy tín của Đảng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng", Tổng bí thư nói.
Theo Tổng bí thư, hiện nay vấn đề có ý nghĩa quyết định để tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân là Đảng phải chăm lo đầy đủ và sâu sắc đến đời sống, lợi ích của nhân dân; thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; củng cố và xây dựng tổ chức Đảng thật trong sạch, khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, làm cho Đảng thật sự xứng đáng là người lãnh đạo và người đầy tớ trung thành của nhân dân.
Nhấn mạnh chăm lo lợi ích, hạnh phúc của nhân dân là mục đích thiêng liêng, là lý tưởng cao quý của Đảng, tuy vậy Tổng bí thư chỉ ra thực tế, ở nhiều nơi đời sống nhân dân còn khó khăn, nhiều yêu cầu thiết yếu của quần chúng chưa được bảo đảm, thì có những cán bộ, đảng viên chỉ lo thu vén cá nhân, xoay xở làm giàu, ăn uống chè chén bê tha. "Thậm chí có người vô trách nhiệm với dân, vô cảm trước những khó khăn, đau khổ của quần chúng. Một số người còn lợi dụng chức quyền để đục khoét, vơ vét của cải của Nhà nước, trở thành những con sâu mọt tệ hại của xã hội. Có lẽ đây là điều mất mát lớn nhất trong tình cảm của nhân dân, là điều người dân cảm thấy xót xa, buồn phiền nhất", ông Trọng nói.
Cho rằng thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân là một chủ trương chiến lược, một vấn đề cơ bản trong đường lối của Đảng, theo Tổng bí thư, thực tế ở không ít nơi, cấp uỷ Đảng và chính quyền chưa quan tâm đến công tác vận động quần chúng, chưa thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Một số cán bộ, đảng viên nói đến quyền làm chủ của nhân dân như hô một khẩu hiệu suông, không có hành động gì thiết thực. Một số cán bộ, công chức, nhân viên trực tiếp có quan hệ với dân thì cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây đủ thứ phiền hà, khó khăn cho dân, thiếu lễ độ với dân. Có người còn ăn chặn của dân, vòi vĩnh đòi quà cáp, biếu xén.
Một số người có chức có quyền giữ tác phong quan cách, gia trưởng, phụ trách địa phương nào, đơn vị nào, thì như một "ông vua con" ở đấy. Thậm chí có cá nhân và tập thể trù dập, ức hiếp quần chúng. Những hành động đó tuy không phải là phổ biến nhưng rất nghiêm trọng, nó làm tổn thương tình cảm và niềm tin của dân đối với Đảng. Chúng ta không thể xem thường những biểu hiện này.
Theo Tổng bí thư, một vấn đề hết sức quan trọng là phải kiên quyết, tích cực làm trong sạch đội ngũ của Đảng, khắc phục các hiện tượng sa sút, thoái hoá về phẩm chất, lối sống của cán bộ, đảng viên. Phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là vấn đề có ảnh hưởng quyết định đến uy tín, danh dự của Đảng, tác động trực tiếp đến mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Quần chúng nhìn nhận, đánh giá Đảng nhiều khi thông qua phẩm chất, tư cách, lối sống của cán bộ, đảng viên. Nói quần chúng giảm sút lòng tin đối với Đảng không phải là giảm sút lòng tin đối với lý tưởng, sự nghiệp của Đảng, mà là đối với những cán bộ, đảng viên đã thoái hóa, hư hỏng, đối với những tổ chức đảng đã rệu rã, không còn sức chiến đấu.
Đánh giá nhiều năm qua, những hiện tượng cán bộ, đảng viên sa sút phẩm chất, thoái hoá có chiều hướng gia tăng và ngày càng nghiêm trọng, Tổng bí thư cho rằng không ít đảng viên vào Đảng không phải để phấn đấu hy sinh cho lý tưởng của Đảng, cho hạnh phúc của nhân dân, mà là để mưu cầu danh lợi. Một số người chẳng những không gương mẫu mà còn nêu gương xấu trước quần chúng. Một số người vô tổ chức, vô kỷ luật, kéo bè kéo cánh, nịnh bợ cấp trên, chèn ép quần chúng và cấp dưới, cơ hội, thực dụng, gây mất đoàn kết nội bộ. Nhiều người có quan hệ trực tiếp với vật chất, tiền tài, đã lợi dụng chức quyền và điều kiện công tác để tham ô, trục lợi, ăn cắp của công, ăn hối lộ, thông đồng với kẻ xấu để làm giàu bất chính.
Theo Tổng bí thư, điều nghiêm trọng là có không ít cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ cao cấp, bị những ham muốn vật chất cám dỗ, cũng chạy theo tiền tài, địa vị, sống ích kỷ, buông thả, tự do chủ nghĩa, không còn tư cách đảng viên. Đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng chân chính bất bình trước những hiện tượng đó và lo ngại về sự xói mòn bản chất cách mạng và truyền thống tốt đẹp của Đảng.
Để lấy lại được lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Tổng bí thư cho rằng các cấp ủy đảng cần có biện pháp thật kiên quyết và tích cực giáo dục, rèn luyện, quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên, đấu tranh với các hiện tượng thoái hoá, biến chất, siết chặt kỷ luật của Đảng, kiên quyết thải loại những phần tử đã biến chất ra khỏi Đảng, làm trong sạch đội ngũ của Đảng và bộ máy nhà nước.
Xuân Hoa

VƯƠNG TRỌNG: LỜI TRĂNG TRỐI CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐI TẮM BIỂN HÀ TĨNH...( Chép trộm )

Vương Trọng
Thứ ba ngày 30 tháng 8 năm 2016 5:31 AM
Kết quả hình ảnh cho Quan chức Hà Tĩnh tắm biển
Em bình tĩnh, đừng khóc nhiều, nói với các con bố tắm thế này là hy sinh vì nhiệm vụ; Bố mất đi là tổn thất to lớn về tình cảm nhưng về vật chất thì các con yên tâm chi tiêu dài dài đến đời cháu chắt...


Gửi vợ hiền, người bạn đời của anh!

Tay anh đang run, nước mắt đầm đìa, chắc sẽ nhoè chữ viết, em cố đọc, vì thư này là lời di chúc cuối cùng của anh!
Nhà cửa, đất đai... đứng tên chung chúng ta thì anh khỏi lo, khi anh không còn em tự giải quyết được. Chỉ riêng sổ tiết kiệm ngân hàng có mấy cái đứng tên anh, khi báo tử anh xong, em nhớ xin giấy chứng nhận của uỷ ban phường để ra ngân hàng chuyển thành tên em.
Ngay sớm mai, khi anh đi rồi, em đến ngay phòng làm việc của anh, mở tủ lấy cái cặp da màu đen có chữ FORMOSA về ngay nhà mình, chìa khoá anh đã để cùng thư này. Cẩn thận, cả một gia tài đấy!
Em bình tĩnh, đừng khóc nhiều, nói với các con bố hy sinh vì nhiệm vụ. Bố mất đi là tổn thất to lớn về tình cảm nhưng về vật chất thì các con yên tâm chi tiêu dài dài đến đời cháu chắt.
Thôi, vĩnh biệt em và các con, xe đến rồi, anh cùng đoàn hy sinh đi tắm biển Hà Tĩnh để trấn an dư luận, một nhiệm vụ vô cùng hiểm nguy không thể nào thoái thác được!

TB: Không ngờ cuộc đời anh lại ngắn ngủi thế này! 
Vĩnh biệt!


THẢO DÂN (chép trộm)
( Trannhuong.com)

Tổng Bí thư: "Vụ Trịnh Xuân Thanh liên quan đến nhiều thứ lắm"

Hoàng Đan | 

Tổng Bí thư: "Vụ Trịnh Xuân Thanh liên quan đến nhiều thứ lắm"
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong buổi tiếp xúc cử tri.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, vụ Trịnh Xuân Thanh là một ví dụ thôi nhưng liên quan đến nhiều thứ và các cơ quan chức năng đang tiếp tục làm rất chặt chẽ.

Đừng để nhân dân thất vọng...
Hôm nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu Quốc hội khóa 14 thuộc đơn vị bầu cử số 1 đã tiếp xúc với cử tri các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ - Hà Nội.
Nêu ý kiến tại buổi tiếp xúc, cử tri Đặng Tài Tính (P. Cống Vị, Ba Đình) cho rằng, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh là những người đáng lẽ ra phải gương mẫu nhưng thực tế, lại rất đáng buồnnhư ở Bộ Công thương, Bộ NN và PTNT, Bộ TN và MT.
"Vụ việc Formosa, hay phân bón giả, hơn 800 sản phẩm dùng chất không đảm bảo, cấp giấy phép hay như vụ việc Bộ Công thương cần làm cho rõ ràng ai, cơ quan nào chịu trách nhiệm và xử lý cho đến cùng dù là ai.
Đất nước ta dù có nhiều thành công nhưng còn nghèo nên đừng để nghèo thêm, khó khăn thêm.Tại sao có sự cố như ông Trịnh Xuân Thanh, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, cần có người chịu trách nhiệm và phải rút kinh nghiệm để không còn những trường hợp tương tự...", ông Tính nhấn mạnh.
Cử tri Phạm Năng Cương (Hoàn Kiếm) cũng nêu, dư luận quan tâm, mong các cơ quan thẩm quyền sớm làm rõ, kết luận sai phạm ở Bộ Công thương thời kỳ ông Vũ Huy Hoàng làm Bộ trưởng, tại tỉnh Hậu Giang đối với trường hợp luân chuyển của ông Trịnh Xuân Thanh và con ông Hoàng là Vũ Quang Hải.
Tổng Bí thư: Vụ Trịnh Xuân Thanh liên quan đến nhiều thứ lắm - Ảnh 1.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt tay các cử tri.
Còn cử tri Phạm Quang Hà (P. Liễu Giai, Ba Đình) chia sẻ, việc Quốc hội không tăng thêm một Phó Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ không tăng thêm một Phó Thủ tướng như thông tin là một sự nêu gương tốt.
Ông Hà cũng lo ngại sự cố môi trường do Formosa gây ra, sau đó lại chôn lấp chất thải tại Hà Tĩnh rồi chuyển ra Phú Thọ xử lý.
"Việc xử lý trách nhiệm của ông Võ Kim Cự trong việc cho thuê đất 70 năm đối với Formosa, ông Cự trả lời trên báo chí nhưng cử tri chúng tôi không đồng ý. Ở đây, ông ký rồi, sau khi Thanh tra nêu vấn đề, ông mới báo cáo Chính phủ, đó là tiền trảm hậu tấu.
Với những điều đó, ông Cự không xứng đáng đại diện của cử tri và nên thực hiện văn hóa từ chức."
Trong khi đó, cử tri Vũ Đức Thuận (Ba Đình) cũng nêu một số vấn đề tồn tại về khách du lịch người nước ngoài, trong đó, chủ yếu là khách Trung Quốc.
Theo ông Thuận, vẫn biết là phát triển du lịch là để quảng bá thương hiệu, danh lam, thắng cảnh, con người Việt Nam, là một nguồn thu cho phát triển nhưng không phải bằng bất cứ giá nào, nhất là liên quan đến an ninh, quốc phòng, xâm hại đến văn hóa Việt Nam.
"Phải xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân nếu phát hiện vi phạm, cho du lịch chui, đồng thời, trục xuất ngay những cá nhân vi phạm", ông Thuận nêu ý kiến.
Cử tri này cũng nêu rõ, cần có quy định chặt chẽ hơn trong việc người nước ngoài, mà nhất là người Trung Quốc thuê, mua đất ở Việt Nam.
Ví dụ xung quanh sân bay Nước Mặn, Đà Nẵng, nhiều người Trung Quốc đến thuê, mua đất làm biệt thự, nhà nghỉ, khi khách Việt Nam đến thì cho biết, nhà nghỉ này người Việt Nam không vào được...
"Quốc hội, Chính phủ cần có những quy định cụ thể, nghiêm ngặt hơn nữa trong việc cho người nước ngoài, thuê, mua đất ở Việt Nam, nhất là ở những tỉnh, thành phố liên quan đến an ninh quốc phòng. Đồng thời, gắn trách nhiệm, xử lý nghiêm người làm sai", ông Thuận nêu rõ.
Vụ Trịnh Xuân Thanh liên quan nhiều thứ khác
Phát biểu sau ý kiến của các cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi lời cảm ơn, các cử tri tại đơn vị bầu cử số 1 đã tín nhiệm bầu ông cùng các đại biểu tại đây.
Về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, theo Tổng Bí thư, đây là lĩnh vực rất quan trọng nhưng vô cùng khó khăn, vất vả. 
Là cuộc đấu tranh trong nội bộ, mỗi con người, cá nhân, giữa cái tích cực và tiêu cực, liên quan đến lợi ích, danh dự của mỗi cá nhân, đơn vị, đặc biệt là lợi ích chằng chịt lẫn nhau, chưa kể bên ngoài tác động vào.
"Rất là khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước ta vẫn quyết tâm làm, coi đây là nhiệm vụ rất quan trọng làm trong sạch bộ máy Nhà nước. Vừa qua, ta đã làm, xử lý nhiều vụ lớn như Dương Chí Dũng, Nguyễn Đức Kiên, Huyền Như...
Hiện chúng ta đang tiếp tục làm một số vụ án lớn khác nữa, Phạm Công Danh chỉ là 1 trong 8 vụ trọng án lớn. Phạm Công Danh được đưa ra xử rất gian nan. Đây mới là giai đoạn 1, xử sơ thẩm, thế mà phải làm trong 1 tháng và không biết nó còn diễn biến thế nào.
Gần đây, chúng ta cũng làm tiếp một số vụ mà báo chí đã nêu. Trịnh Xuân Thanh là một ví dụ thôi nhưng liên quan đến nhiều thứ lắm. Chúng tôi đã nói nhiều lần, có bước đi chắc chắn, chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả nhưng phải giữ cho ổn định để phát triển".
"Các bác cử tri xem Chính phủ vào cuộc chưa, các Bộ, các ngành vào cuộc chưa, bên Quốc hội vào cuộc chưa. Xin báo cáo là tất cả đã cùng vào cuộc. Với khí thế mới sau kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV công tác phòng chống tham nhũng sẽ làm tốt hơn nữa", Tổng Bí thư khẳng định.
Về sự cố môi trường ở các tỉnh miền Trung, riêng vụ này, theo Tổng Bí thư, chúng ta đã tốn rất nhiều công sức và đây là đấu tranh chứ không phải chỉ là thương lượng. 
Chúng ta đấu tranh có lý, có tình  và cả dàn lãnh đạo cúi đầu, hứa khắc phục hậu quả, thay đổi công nghệ, hứa không tái phạm và nếu tái phạm sẽ không cho hoạt động. Phía Formosa cũng đã nhận đền bù cho chúng ta 11.500 tỷ đồng (500 triệu USD).
Tổng Bí thư cũng nêu rõ, qua sự cố này cũng cho ta một bài học, không phải đầu tư bằng bất cứ giá nào mà phải bảo vệ môi trường. 
Tổng Bí thư cũng khẳng định, tới đây sẽ tiếp tục làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong việc để xảy ra sai phạm của Formosa nhưng phải làm theo đúng quy trình, chặt chẽ.

Về vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước, Biển Đông, nhất là sau khi Tòa PCA có phán quyết vụ kiện Philippines với Trung Quốc, Tổng Bí thư tái khẳng định, chúng ta mặc dù làm kinh tế nhưng quyết phải giữ gìn an ninh, chủ quyền. 
"Cái lớn là chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ mà Đảng ta đã cương quyết, trước sau phải làm cho bằng được", Tổng Bí thư nhấn mạnh thêm.
Tổng Bí thư cũng thông tin, việc tòa PCA có phán quyết thì phán quyết đó không chỉ có mấy câu mà là tập rất dày nên chúng ta hoan nghênh phán quyết nhưng phải nghiên cứu thật kỹ, tính toán nhiều mặt, toàn diện rồi chúng ta mới có tuyên bố tiếp theo.
"Vào thời điểm này, phải tính lợi hại đối với lợi ích, quốc gia dân tộc và phán quyết này phải nghiên cứu kỹ rồi mới có những tuyên bố tiếp theo được", Tổng Bí thư nêu.
theo Trí Thức Trẻ

7 bài học 'xương máu của Chim đại bàng

Chim đại bàng và 7 bài học 'xương máu' ai cũng phải đọc một lần

Đó là loài chim có tuổi thọ cao nhất trong chủng loại của mình. Chúng có thể sống tới 70 tuổi. Nhưng để sống được tới tuổi này, chúng phải trải qua một quyết định khó khăn vào năm 40 tuổi.
Khi đó, những móng vuốt dài và linh hoạt không còn đủ sức tóm giữ con mồi làm thức ăn. Chiếc mỏ dài và sắc nhọn trở nên cong yếu. Đôi cánh nặng nề và già cỗi, do bộ lông dày, trở nên dính chặt vào ngực và khiến cho chúng khó bay lượn. Vì thế, đại bàng chỉ còn hai sự lựa chọn: chết hoặc trải qua một quá trình thay đổi đau đớn kéo dài 150 ngày.
Bởi vậy, hãy học từ đại bàng 7 nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc 1: Đại bàng luôn bay ở một độ cao rất lớn
Đại Bàng chỉ bay với những con Đại Bàng khác hoặc bay một mình và chúng lại chọn bay ở một độ cao rất lớn, không bay chung với chim sẻ, kền kền, quạ,… không chen lẫn vào “đường bay” của các loài chim hay gia cầm khác như ngỗng, vịt trời,… tuyệt đối tránh bay chung với các loài chim nhỏ hơn.
>>> Việc Đại Bàng chọn con đường riêng, né tránh các loài chim sẻ, quạ trên đường bay dạy cho chúng ta rằng không cần phải giống với mọi người, chúng ta có thể trở nên khác biệt. Đồng thời cần học cách tránh xa những đối tượng luôn cản trở, níu kéo hay làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình.
Nguyên tắc 2: Tập trung cao độ vào con mồi dù ở khoảng cách rất xa 5 km
Vừa bay ở một độ cao lớn, Đại Bàng đồng thời lại có tầm nhìn rất xa, đôi mắt của nó có khả năng tập trung vào con mồi ở khoảng cách 5 km. Một khi phát hiện ra con mồi từ xa, thậm chí chỉ là loài động vật gặm nhấm, nó sẽ chú tâm và dành sự tập trung tuyệt đối của mình vào con mồi, từ đó thiết lập ra cách tiếp cận nhằm bắt bằng được con mồi đó. Không có vấn đề gì có thể cản trở hay làm Đại Bàng thay đổi mục tiêu cho đến khi nó bắt được con mồi.
>>> Nếu bạn có sự kiên định, có sự tập trung cao độ và một tầm nhìn rộng thì sẽ không có vấn đề gì trong cuộc sống có thể gây trở ngại trên con đường dẫn bạn đến thành công.
Nguyên tắc 3: Không bao giờ ăn những thứ đã chết
Khác với Kền Kền – là loài thường ăn động vật chết, thối rữa. Đại Bàng không bao giờ ăn những thứ đã chết mà nó chỉ thích săn mồi và ăn khi con mồi còn tươi mới.
>>> Hãy cẩn thận với những gì bạn mắt thấy và tai nghe, phải nhớ rằng những gì chúng ta đã có rồi sẽ bị cũ đi và lỗi thời, vì vậy, cần phải làm mới bản thân mình bằng cách học hỏi, thay đổi và tiến bộ hàng ngày.
Nguyên tắc 4: Yêu thích các cơn bão
Đại Bàng thích các cơn bão – nó được xem là loài chim duy nhất yêu thích các cơn bão, bởi khi những đám mây xám xịt kéo đến cùng mưa gió thì đó là lúc Đại Bàng trở nên vui mừng. Gió và bão cho phép nó có một cơ hội để lướt cao hơn từ đôi cánh của chính mình, vượt lên trên cả những đám mây. Trong khi đó, các loài chim khác lại tìm cách ẩn trú trong các vách đá, cành và những hốc cây.
>>> Cuộc sống sẽ có những cơn bão tố, liệu chúng ta có biết tận dụng để chuyển hóa và nâng bản thân lên tầm cao mới? Biến những cơn bão của cuộc sống thành điều thuận lợi và thưởng thức thành quả gặt hái được qua những thách thức.
Nguyên tắc 5: Luôn kiểm tra trước khi đặt niềm tin vào con khác
Đại Bàng là một loài vật đặc biệt bởi nó luôn có cách thức để kiểm tra trước khi đặt niềm tin vào con khác. Cụ thể: Trước khi Đại Bàng cái cho phép con đực được giao phối, nó sẽ cắp một cành cây khô để bay vào không trung trong khi con đực đuổi theo nó. Nếu đạt đến độ cao mong muốn thì nó sẽ thả nhành cây xuống cho rơi tự do, con đực phải thả mình rơi nhanh hơn cành cây để bắt lại trước khi cành cây kịp rơi xuống đất và mang nhành cây đó đưa lại cho con cái.
Tiếp tục, con Đại Bàng cái sẽ cắp cành cây để bay lên cao hơn nữa và lại thả cành cây để cho con đực đuổi theo. Điều này sẽ diễn ra và kéo dài hàng giờ đồng hồ với độ cao ngày càng tăng cho đến khi con cái cảm thấy bị con đực chinh phục thì mới cho phép con đực được giao phối với nó.
>>>Trong đời sống cá nhân hay trong mối quan hệ kinh doanh, việc đặt niềm tin đúng chỗ cũng như sự cam kết của đối tác giúp cho chúng ta có một cuộc sống hạnh phúc, công việc thành công.
Nguyên tắc 6: Chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc làm tổ đẻ trứng và dạy cho con non tập bay
Để chuẩn bị cho việc đẻ trứng, Đại Bàng đực và con cái tìm đến làm tổ ở một vị trí rất cao, thường nằm trên các vách đá, nơi không có bất kỳ động vật săn mồi nào có thể tấn công và làm hại chiếc tổ được. Cả hai sẽ phân chia nhiệm vụ trong việc nuôi nấng, bảo vệ đàn con, con cái có nhiệm vụ đẻ trứng và bảo vệ chúng còn con đực xây dựng tổ và đi kiếm mồi.
Con đực sẽ đi tìm cành cây khô, chắc chắn để đặt trên các khe hở của vách đá, và thu nhặt những loại cành nhỏ hơn để xếp vào tổ. Trước khi lót tổ bằng một lớp lá cây, nó còn chọn những cành khô và có gai đặt ở bên dưới, kế đến là một lớp cỏ mềm và sau đó rũ bỏ trên mình để tạo thành một lớp lót mềm mại nữa trước khi hoàn thành cái tổ.
Để dạy cho con tập bay, Đại Bàng mẹ sẽ ném chúng ra khỏi tổ, các con non thì hoảng sợ nên ngay lập tức nhảy lại vào tổ. Đại Bàng mẹ liền trút bỏ những lớp lót mềm mại trong tổ, giữ lại các gai trần rồi tiếp tục ném những con non ra ngoài. Khi các Đại Bàng con nhảy lại vào tổ thì chúng bị gai nhọn đâm chích và chảy máu, bắt buộc nó phải nhảy ra khỏi tổ lần nữa.
Hoàn thành bài học đó, Đại Bàng mẹ sẽ đẩy các con ra khỏi vách đá vào không trung, khi chúng kêu gào lên trong sợ hãi thì Đại Bàng cha sẽ bay ra để bắt chúng trở lại trước khi rơi xuống đất. Bài học này sẽ được thực hành liên tục cho đến khi Đại Bàng con tiếp thu kiến thức và bắt đầu vỗ cánh tập bay.
>>> Cuộc sống trong gia đình của chúng ta tưởng như thiên đường, êm ái và thoải mái nhưng có thể ẩn chứa đâu đó là gai nhọn. Gai của cuộc sống dạy chúng ta rằng cần phải rời khỏi tổ ấm, học hỏi, phát triển và tạo dựng một đời sống độc lập. Những người thật sự yêu thương sẽ không để cho chúng ta trở nên suy yếu, lười làm việc, họ có thể đẩy chúng ta vào con đường khó khăn nhờ đó mà phát triển và thịnh vượng. Ngay cả trong các hành động, họ dường như muốn gây khó khăn nhưng thực ra lại là những ý định tốt mà họ dành cho chúng ta.
Nguyên tắc 7: Chuẩn bị trước cho tuổi già
Đại Bàng cũng rất biết cách để chuẩn bị cho tuổi già… Khi chúng trở nên già nua không còn nhanh nhẹn như trước, bộ lông của chúng trở nên yếu và nó có cảm giác sắp chết thì Đại Bàng sẽ tìm đến một một nơi sâu trong hang đá. Tại đây, nó sẽ tự nhổ hết tất cả lông trên cơ thể của mình cho đến khi bộ lông rụng sạch hoàn toàn. Nó ở lại trong hang để ẩn náu cho đến khi cơ thể phát triển mới lông, sau đó nó mới ra khỏi hang và trở lại cuộc sống.
>>> Điều này nhắc nhở rằng, thi thoảng chúng ta cần phải gạt bỏ những thói quen cũ, những thứ không cần thiết, các cám dỗ gây cho chúng ta gánh nặng… để làm lại, khiến cho mọi thứ trong cuộc sống trở nên thuận lợi, tốt đẹp hơn.
Hãy học từ đại bàng…
Hãy trở nên thật dũng cảm và kiên cường để trải qua một giai đoạn thay đổi đầy khó khăn, chịu đựng nhiều đau khổ và thử thách để được hồi sinh và tiếp tục bay cao, bay xa hơn nữa…
Đông Tuyền (T/h

Lào chuyển hướng, thân thiện hơn với VN?

  • 8 giờ trước


Image copyrightHOANG DINH NAM AFP GETTY IMAGES
Image captionThủ tướng Lào Thongloun Sisoulith trong phiên khai mạc hội nghị các Ngoại trưởng Asean ở Vientiane hồi tháng 7/2016

Với chính quyền mới của Thủ tướng Thongloun Sisoulith, các nhà ngoại giao có vẻ như đang thấy một số dấu hiệu về sự thay đổi trong thái độ của Lào đối với Bắc Kinh và Việt Nam, theo Reuters.
Đáng chú ý là việc Phó Thủ tướng Somsavat Lengsavad, người dẫn dắt dự án đường sắt với Trung Quốc trị giá 7 tỷ USD, nay đã nghỉ hưu còn dự án này cũng bị tạm ngưng do Lào không hài lòng với một số điểm trong thỏa thuận.
Hơn nữa, "nhiều quan chức trong chính quyền mới của thủ tướng Thongloun Sisoulith từng theo học ở Việt Nam, đồng loạt tới thăm Hà Nội trong thời gian gần đây, là những chuyến công du nước ngoài đầu tiên" của chính quyền mới.
Lào trong vai trò chủ tịch ASEAN đang chuẩn bị tiếp đón các lãnh đạo thế giới tham dự hội nghị thượng đỉnh Asean và hội nghị với các đối tác ở Vientiane, trong đó có cuộc gặp với Tổng thống Barack Obama.
Theo kế hoạch, ông Obama có mặt từ 6-8 tháng Chín, là lúc ông sẽ tham dự cuộc họp thượng đỉnh Hoa Kỳ-Asean bên cạnh các cuộc họp khác.
Chuyến đi Lào của ông Obama được đánh giá là nỗ lực cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống nhằm "tái cân bằng" chính sách ngoại giao của Washington ở châu Á, "một chiến thuật được coi là nhằm đáp trả việc Trung Quốc phô trương sức mạnh kinh tế và quân sự ở khu vực," Reuters viết.
Các nhà ngoại giao cho rằng ông Obama có thể mở rộng hơn cánh cửa tại Lào nhờ những thay đổi diễn ra tại quốc gia này hồi tháng Tư vừa rồi.
"Tân chính phủ Lào chịu ảnh hưởng từ Việt Nam nhiều hơn là từ Trung Quốc," một nhà ngoại giao phương Tây tại Đông Nam Á nói. "Chuyện một tổng thống Mỹ tới thăm không bao giờ là điều quá muộn."
Bài báo cũng dẫn lời chuyên gia Phương Nguyễn, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế từ Washington, nói: “Lợi ích chiến lược của Mỹ ở Lào là nhìn thấy đất nước này có thể thực thi được quyền tự trị nhất định nào đó vì người ta không muốn... [xảy ra] điều tương tự như quan hệ Trung Quốc và Campuchia.”
Ở hai trong số các cuộc gặp của ASEAN do Lào chủ trì, Vientiane đã bày tỏ thái độ khó chịu đối với láng giềng Campuchia, quốc gia ngày càng bị coi là vệ tinh của Trung Quốc.

Đầu tư kinh tế



Image copyrightLILLIAN SUWANRUMPHA AFP GETTY IMAGES
Image captionMột công trường xây dựng của Trung Quốc bên sông Mekong, Lào

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là quốc gia có khoản đầu tư khổng lồ vào Lào, so với Hoa Kỳ hay Việt Nam.
Trong năm 2014, Bắc Kinh đầu tư 1 tỷ USD vào Lào, và nâng lên mức kỷ lục vào năm 2015 với số tiền 4,5 tỷ USD, bài viết dẫn số liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc và báo chí địa phương.
“Ở Lào, chúng tôi có khoảng 7-8 công ty so với 30–40 công ty của Việt Nam. Nhưng Trung Quốc lại là một cuộc chơi khác hẳn,” người đứng đầu hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ-Asean, ông Anthony Nelson được Reuters trích lời.
“Thế nên không phải là ngẫu nhiên khi các quốc gia phát triển ở mức thấp nhất như Lào và Campuchia lại là những người muốn lên tiếng bênh vực cho quan điểm của Trung Quốc trong các cuộc thảo luận quốc tế.”
Tuy nhiên, về văn hóa thì Lào gần gũi với Việt Nam hơn Trung Quốc. Các cửa hiệu kinh doanh dùng tiếng Lào và các gia đình Lào –Việt cũng hòa nhập với phong tục địa phương, trong khi các gia đình Trung Quốc thường tách biệt hơn.


Image copyrightHOANG DINH NAM AFP GETTY
Image captionNgoại trưởng mới của Lào, ông Saleumxay Kommasith và Ngoại trưởng Việt Nam, Phạm Bình Minh tại Hà Nội, 6/2016

Lào có vai trò quan trọng chiến lược với cả Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam có đường biên giới dài trên đất liền với Lào, có thể giúp tới được thị trường Thái Lan và xa hơn. Với Trung Quốc, Lào là cánh cửa quan trọng để với tới Đông Nam Á trong chiến lược thương mại “con đường tơ lụa mới” của nước này, theo bài báo.
Lào đang phát triển hàng loạt thủy điện ở dòng sông dài nhất thế giới, sông Mekong, với mục tiêu trở thành quốc gia cung cấp điện năng cho châu Á.
Tuy nhiên, các nhà khoa học và môi trường Việt Nam bày tỏ lo ngại trước dự án Don Sahong trên dòng chính sông Mekong tại Lào, sau đập Xayaburi.
Dự án thủy điện của Lào "có khả năng cản đường cá đi", gây tác động xấu tới nguồn cá và hệ sinh thái dòng chảy sông Mekong, Tiến sỹ Lê Anh Tuấn, chuyên gia về nghiên cứu biến đổi khí hậu nói với BBC Tiếng Việt hôm 21/08.
Đập thủy điện này đã được bắt đầu thi công vào tháng 10/2015 được cho là sẽ hoàn thành vào năm 2019.
( BBC )

Lào có dấu hiệu xa lánh Trung Quốc

mediaThủ tướng Lào Thongloun Sisoulith (trái) và đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội, 15/05/2016.REUTERS/Kham
Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên công du Lào trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này vừa thay đổi ban lãnh đạo. Vốn chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh, liệu với thượng đỉnh ASEAN lần thứ 28 và sự có mặt của ông Barack Obama có là cơ hội để Vientiane mạnh dạn giữ khoảng cách với Trung Quốc, thắt chặt thêm quan hệ với Việt Nam và thân thiện hơn với Mỹ ?
Hiếm khi nào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào lại được chú ý nhiều đến như lần này. Trong cương vị chủ tịch luân phiên Hiệp Hội các nước Đông Nam Á, Lào tổ chức thượng đỉnh ASEAN lần thứ 28 mở ra từ ngày 06 đến 08/09/2016 với sự tham gia của nhiều lãnh đạo cao cấp, đặc biệt là sự có mặt của tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama.
Theo giới phân tích, đối với chủ nhân Nhà Trắng, thượng đỉnh Vientiane 2016 là cơ hội để tiếp tục thúc đẩy chính sách « xoay trục » của Washington sang Châu Á, nhằm đối phó với đà vươn lên cả về mặt kinh tế lẫn quân sự của Trung Quốc trong khu vực.
Lào, một quốc gia nhỏ bé với 7 triệu dân, có đường biên giới chung với Trung Quốc và Việt Nam cho nên về mặt kinh tế, chính trị, Vientiane lệ thuộc nhiều vào hai nước láng giềng này.
Với Trung Quốc, Lào có đường biên giới phía bắc. Năm 2015 Trung Quốc đầu tư khoảng 1 tỉ đô la vào nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, cao hơn gấp đôi so với một năm trước đó. Khách sạn do người Trung Quốc quản lý mọc lên như nấm trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó là hàng loạt các dự án đầu tư của Trung Quốc vào nông nghiệp hay các dự án xây dựng đập thủy điện.
Còn với Việt Nam, Lào chia sẻ một đường biên giới dài hơn 2100 cây số, Việt Nam là cửa ngõ mở ra đại dương.Trong mắt chính quyền Hà Nội, thì Lào là cánh cổng để hàng hóa của Việt Nam dễ tiếp cận hơn với thị trường Thái Lan và còn hơn thế nữa. Thêm vào đó, Việt Nam, Lào và Trung Quốc cùng chia sẻ dòng sông Mêkông.
Về mặt chiến lược, Việt Nam và Trung Quốc cùng chiếm vị trí hết sức quan trọng đối với Lào. Vientiane tham vọng trở thành nguồn cung cấp thủy điện cho các nước lân cận, nhờ khai thác các nhà máy được xây dựng bên dòng sông Mêkong. Còn nhìn từ phía Bắc Kinh thì Lào là cổng vào Đông Nam Á trên con đường tơ lụa thế kỷ 21 của Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, cho đến thời gian rất gần đây, chính phủ Lào có khuynh hướng ngả về phía Trung Quốc nhiều hơn là về phía Việt Nam. Đặc biệt là trên hồ sơ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Lào từng bị chỉ trích là đã bị Bắc Kinh mua chuộc.
Vientiane còn là một quốc gia khép kín. Ít có thông tin về chính sách đối ngoại của quốc gia này, nhưng theo một nhà ngoại giao phương Tây được hãng tin Reuters trích dẫn, dường như đang có một số thay đổi về mặt chiến lược của Lào.
Trước hết là phó thủ tướng Somsavat Lengsavat, một nhân vật nổi tiếng là thân Bắc Kinh đã về hưu. Ông này là người đã bật đèn xanh cho dự án đường sắt Trung Quốc tại Lào, tổng trị giá đầu tư lên tới 7 tỷ đô la. Có điều dự án đầy tham vọng nói trên ngày càng bị công luận chỉ trích vì cho là bất lợi cho phía Lào.
Một dấu hiệu thứ nhì cho thấy, Vientiane đang thắt chặt hơn quan hệ với Việt Nam là kể từ khi thay đổi chính phủ Lào hồi tháng 4/2016, nhiều người thân cận với tân thủ tướng Thongloun Sisoulith từng được đào tạo tại Hà Nội. Bản thân thủ tướng Lào thì đã dành chuyến công du nước ngoài đầu tiên để đến Việt Nam.
Hơn nữa, về mặt văn hóa, Lào cũng gần gũi với Việt Nam hơn là với Trung Quốc. Cuối cùng, trong hợp tác về kinh tế, Lào ngày càng bất mãn với thái độ ỉ lớn ăn hiếp nhỏ của các doanh nhân Trung Quốc. Đó cũng là một yếu tố giải thích vì sao, cho dù phải dựa nhiều vào Bắc Kinh nhưng Vientiane vẫn thận trọng với đối tác quá to lớn này.
Sau cùng, thêm một dấu hiệu thứ ba cho thấy Lào đang giữ khoảng cách với Trung Quốc đó là, tại hai cuộc họp ASEAN gần đây, khác với phái đoàn Cam Bốt, đại diện của Vientiane đã dè dặt hơn trong việc bênh vực Bắc Kinh về hồ sơ Biển Đông.
Vẫn Reuters trích dẫn lời một người trong cuộc cho rằng, chính quyền mới ở Vientiane có vẻ thân thiện với Việt Nam hơn, thì việc tổng thống Mỹ công du nước Lào « sẽ không bao giờ là quá trễ ». Còn theo lời một chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington, « Lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ ở Lào là chứng kiến quốc gia này thể hiện được mức độ tự chủ chiến lược nhất định, vì Washington không muốn thấy Lào thân Trung Quốc như Cam Bốt »
Một quan chức của bộ Quốc Phòng Mỹ xin được giấu tên không bình luận về tầm mức chiến lược trong quan hệ của Hoa Kỳ với Lào, nhưng khẳng định Vientiane là « đối tác quan trọng »của Washington.
( RFI )