Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

SOHA.VN: Công an Hà Nội kết luận vụ CA Đông Anh xô xát với phóng viên

Hoàng Đan | 

Công an Hà Nội kết luận vụ CA Đông Anh xô xát với phóng viên
Đại tá Nguyễn Duy Ngọc. Ảnh: ANTĐ

Chiều 29/9, Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó Giám đốc Công an TP.Hà Nội đã thông tin về vụ việc cán bộ CA huyện Đông Anh xô xát phóng viên Quang Thế (báo Tuổi trẻ TP.HCM) gây xôn xao.

Liên quan đến vụ việc, một số cán bộ công an huyện Đông Anh (Hà Nội) xô xát với phóng viên Quang Thế (báo Tuổi trẻ TP HCM), trao đổi với chúng tôi, Giám đốc Công an TP. Hà Nội Đoàn Duy Khương cho biết, chiều tối 29/9 đã có kết quả xác minh vụ việc.
Ngay sau khi nhận được báo cáo về sự việc có va chạm tại cầu Nhật Tân, Giám đốc CATP Hà Nội đã chỉ đạo Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó Giám đốc – Thủ trưởng Cơ quan CSĐT CATP chỉ đạo cơ quan CSĐT - CATP tổ chức xác minh thật khách quan, từ đó kết luận cá nhân nào sai đến đâu, xử lý nghiêm đến đó.
Theo Cơ quan CSĐT CATP, hiện trường là khu vực thuộc danh mục bí mật Nhà nước. Phóng viên Trần Quang Thế và một số người không được cấp có thẩm quyền cho phép, nhưng vẫn cố tình tìm cách vào hiện trường. 
Tổ công tác bảo vệ hiện trường không cho phóng viên Trần Quang Thế và những người tự xưng là nhà báo tác nghiệp là có căn cứ và đúng quy định pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước. 
Quá trình xác minh, điều tra, căn cứ vào những chứng cứ, nguồn thông tin, Cơ quan CSĐT - CATP Hà Nội khẳng định hành vi xô xát giữa hai bên là có. 
Theo đó, ông Ngô Quang Hưng, CSHS Đông Anh đã có hành vi dùng chân đá (nhưng không trúng vào người) và vung tay vào mặt phóng viên Trần Quang Thế. 
CATP Hà Nội đã tổ chức cho phóng viên Trần Quang Thế đi khám thương tích, nhưng anh Thế đã từ chối và trình bày sức khỏe bình thường, không đi điều trị, tự chịu trách nhiệm về sức khỏe của mình, vì vậy không có cơ sở xử lý hình sự đối với việc gây thương tích của ông Ngô Quang Hưng. 
Ông Ngô Quang Hưng đã có sai phạm là vi phạm "Quy tắc ứng xử của CBCS - CAND khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hiện trường", theo quy định tại Thông tư 16/BCA. CATP Hà Nội đã giao Phòng Tổ chức cán bộ phối hợp với CAH Đông Anh tổ chức kiểm điểm đối với đồng chí Ngô Quang Hưng, mức xử lý kỷ luật khiển trách. 
Ông Nguyễn Văn Thuyên, Đội phó Đội CSHS, CA huyện Đông An bị xác định dùng tay gạt máy quay của một người tự xưng là phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam. Cơ quan CSĐT đã xác minh tại Tòa soạn Báo Pháp luật Việt Nam, được biết các phóng viên tòa soạn báo trình bày khi đi tác nghiệp không bị ai đánh hoặc làm hư hỏng máy quay. 
Do đó chưa có cơ sở kết luận đồng chí Thuyên có hành vi hủy hoại tài sản, hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. 
CATP Hà Nội đã yêu cầu ông Thuyên kiểm điểm, phê bình rút kinh nghiệm. 
Trên cơ sở tài liệu, chứng cứ thu thập được, Cơ quan CSĐT - CATP Hà Nội đã ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với đơn tố giác của phóng viên Trần Quang Thế, vì hành vi Xâm hại đến sức khỏe của phóng viên này không cấu thành tội phạm (theo khoản 2, Điều 107, Bộ Luật Tố tụng hình sự); đồng thời thông báo về việc không khởi tố vụ án hình sự cho VKSND - TP và phóng viên Trần Quang Thế theo quy định. 
Đối với phóng viên Trần Quang Thế, CQĐT xác định đã có hành vi vi phạm vào khu vực cấm, nơi tiến hành hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật Nhà nước mà không được phép (Vi phạm điểm đ, khoản 1 - Điều 18, Nghị định số 167/2013/MĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ANTT, TTATXH; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình); chụp ảnh tại khu vực cấm (vi phạm điểm e, khoản 1, điều 18 - Nghị định 167/CP). 
CATP Hà Nội đã làm việc với phóng viên Trần Quang Thế và phóng viên này thấy rằng, kết luận của cơ quan CSĐT - CATP Hà Nội với sự việc xô xát giữa lực lượng làm nhiệm vụ với bản thân là thỏa mãn, đảm bảo công bằng, khách quan, chính xác. 
Đại tá Nguyễn Duy Ngọc khẳng định, qua sự việc này, CATP Hà Nội sẽ rút kinh nghiệm đối với lực lượng làm nhiệm vụ, để đảm bảo vừa làm tốt các yêu cầu nhiệm vụ đối với các vụ án xảy ra ở bất cứ khu vực, vị trí nào, vừa giữ nghiêm lễ tiết, tác phong chiến sỹ CAND. 
Đồng thời, CATP Hà Nội sẽ có những chỉ đạo lực lượng làm nhiệm vụ phối hợp hiệu quả, đúng quy định với các đơn vị chức năng có liên quan cũng như các cơ quan thông tấn, báo chí.
Chiều tối ngày 29-9, Công an quận Tây Hồ đã thông báo, gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà báo Quang Thế. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nêu:
Vào khu vực cấm nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước mà không được phép với mức phạt 2.000.000 đồng; Chụp ảnh tại khu vực cấm với mức phạt 2.000.000 đồng; Có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ với mức phạt 2.500.000 đồng; Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp cản trở hoạt động đúng phát luật của tổ chức cá nhân với mức phạt 7.500.000 đồng; Đỗ xe mô tô trên cầu với mức phạt 350.000 đồng; Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông mức phạt 55.000 đồng.
Tổng mức tiền phạt với các lỗi mà Công an quận Tây Hồ cho rằng nhà báo Quang Thế vi phạm là 14.405.000 đồng.
Nhà báo Quang Thế cho biết ông không đồng ý với nhiều nội dung trong quyết định xử phạt của Công an Hà Nội.
Theo Tuổi trẻ
theo Trí Thức Trẻ

Dân Việt: Bộ TN&MT “né” trả lời câu hỏi liên quan Formosa, dự án thép Cà Ná

Trước câu hỏi của PV Dân Việt về dự án thép Cà Ná (Ninh Thuận) và sự cố môi trường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa (Formosa), ông Nguyễn Văn Tài – Tổng Cục trưởng Tổng Cục Môi trường (Bộ TNMT) đã từ chối trả lời với lý do không phải là thời điểm thích hợp.
 
Cụ thể, tại phần trao đổi ý kiến tại buổi Lễ công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 – 2015 diễn ra chiều nay (29.9) do lãnh đạo Tổng Cục Môi trường (Bộ TNMT) chủ trì, phóng viên Dân Việt đặt 2 câu hỏi trực tiếp với ông Nguyễn Văn Tài – Tổng Cục trưởng Tổng Cục TNMT đó là: “Người dân 2 xã Phước Diêm và Cà Ná (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) nói riêng và nhiều người dân vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Vũng Tàu, TP.HCM nói chung có ý kiến trên báo Dân Việt rằng họ phản đối việc xây dựng dự án nhà máy thép Cà Ná của Tập đoàn Tôn Hoa Sen. Trước đó, họ cũng phản đối dự án thép Vinashin-Lion năm 2008.
Liệu có cần trưng cầu ý dân về việc này vì hậu quả của dự án thép Formosa còn đó? Và Bộ đánh giá như thế nào khi dân kiện Formosa và Bộ có chủ động hỗ trợ các bằng chứng cho dân không?”.
bo tn&mt “ne” tra loi cau hoi lien quan formosa, du an thep ca na hinh anh 1
Toàn cảnh buổi lễ công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 – 2015.
Ngay sau khi nhận được câu hỏi, ông Tài đã từ chối trả lời phóng viên, ông Tài cho rằng: “Đây là buổi lễ công bố báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015 nên các đại biểu cần tập trung câu hỏi xoay quanh báo cáo của Bộ, còn vấn đề khác Bộ sẽ sắp xếp trả lời vào một dịp khác”.
Cuối buổi lễ, phóng viên Dân Việt đã gặp trao đổi trực tiếp và mong muốn đặt lịch làm việc cụ thể về các vấn đề trên, song vị lãnh đạo này vẫn từ chối trả lời với lý do bận công việc.
bo tn&mt “ne” tra loi cau hoi lien quan formosa, du an thep ca na hinh anh 2
 Thứ trưởng Bộ TNMT Võ Tuấn Nhân phát biểu tại buổi lễ.
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015 của Bộ TNMT, với nỗ lực trong công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm, chất lượng môi trường nước, không khí, cảnh quan môi trường của một số khi đô thị đã được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều nơi, chất lượng môi trường đang tiếp tục suy giảm. Tại các điểm, nút giao thông, các công trường, khu vực xây dựng ô nhiễm không khí có dấu hiệu gia tăng, nhất là trong các đô thị lớn…
Có mặt tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ TNMT Võ Tuấn Nhân cho biết, việc công bố Báo cáo này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng phát thải các bon thấp, xanh và bền vững. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, môi trường vẫn đang đứng trước nhiều vấn đề cấp bách.
bo tn&mt “ne” tra loi cau hoi lien quan formosa, du an thep ca na hinh anh 3
Phối cảnh tổ hợp “siêu dự án” nhà máy thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận nhìn từ trên cao.
Hoạt động khai thác khoảng sản ở nhiều địa phương thiếu sự quản lý chặt chẽ đang làm gia tăng các điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Chất thải từ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt khu vực nông thôn không được thu gom, xử lý đúng quy cách; tình trạng sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan dẫn đến ô nhiễm môi trường nông thôn ngày càng gia tăng… “Đặc biệt đã để xảy ra sự cố môi trường biển một số tỉnh miền Trung vào tháng 4 vừa qua, diễn ra trên diện rộng, gây hậu quả lớn về kinh tế, xã hội, môi trường trước mắt và lâu dài...” – Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh.
Ông Võ Tuấn Nhân cho biết, sau lễ công bố, Báo cáo này sẽ được gửi tới các cơ quan của Đảng và Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới mọi tầng lớp nhân dân, toàn thể xã hội để phục vụ cho quá trình hoạch định chính sách phát triển, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, hướng tới sự phát triển đất nước một cách bền vững và thịnh vượng.
Trần Quang

TTO: Công an Hà Nội nói nhà báo Quang Thế bị “gạt tay vào má”; TPO: Phóng viên Quang Thế bị phạt hơn 14 triệu đồng về 6 lỗi vi phạm

Công an Hà Nội nói nhà báo Quang Thế bị “gạt tay vào má”

29/09/2016 21:31 GMT+7
TTO - Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, phó giám đốc, thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội, đã trả lời báo chí như vậy về vụ hành hung nhà báo trên cầu Nhật Tân ngày 23-9. 
Công an Hà Nội nói nhà báo Quang Thế bị “gạt tay vào má”
Hình ảnh ghi nhận nhà báo Quang Thế (áo trắng) bị hành hung khi đang tác nghiệp trên cầu Nhật Tân - Ảnh - M.C.
Chiều tối 29-9, trả lời báo chí, ông Ngọc cho biết Văn phòng Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội đã có kết luận ban đầu về vụ việc mà theo lời ông Ngọc là “xô xát” giữa chiến sĩ Công an thuộc đội hình sự Công an huyện Đông Anh với nhà báo Quang Thế (báo Tuổi Trẻ) trên cầu Nhật Tân ngày 23-9.
Kết luận này xác định người mặc áo đen có hành vi hành hung nhà báo Quang Thế trong clip mà một số phóng viên ghi lại được và đăng tải trên báo chí được xác định là Ngô Quang Hưng (23 tuổi, công tác tại đội Cảnh sát hình sự Công an huyện Đông Anh).
Gạt tay trúng má
Trả lời báo chí, Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, phó giám đốc, thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội, cho rằng: “Khi lực lượng công an đang bảo vệ hiện trường, có cả lực lượng cảnh sát công khai, công an xã và trinh sát hoá trang cùng với các đơn vị làm nghiệp vụ để tổ chức các biện pháp theo chỉ đạo của cơ quan cảnh sát điều tra, có một số phóng viên tới hiện trường để tác nghiệp. Lúc bấy giờ nhà báo cũng không xuất trình được thẻ nhà báo, giấy giới thiệu cần thiết theo yêu cầu của những người bảo vệ hiện trường.”
Công an Hà Nội nói nhà báo Quang Thế bị “gạt tay vào má”
Nhà báo Quang Thế (áo trắng) bị hành hung khi đang tác nghiệp trên cầu Nhật Tân - Ảnh: M.C.
Ông Ngọc nói: “Trong quá trình làm nhiệm vụ, do giải thích, yêu cầu không được, nên đồng chí Hưng và đồng chí Thuyên là cảnh sát hình sự của công an huyện Đông Anh đã có yêu cầu và trong quá trình yêu cầu hai bên có “xô xát”.
Ông Ngọc đưa ra thông tin rằng: “Đồng chí Hưng có dùng tay gạt trúng vào má nhà báo Quang Thế và có hành vi giơ chân đá, mặc dù không trúng vào nhà báo Quang Thế. Đồng chí Thuyên gạt tay vào một máy quay”.
Công an Hà Nội nói nhà báo Quang Thế bị “gạt tay vào má”
Sự việc trên cầu Nhật Tân được ghi nhận lại bằng hình ảnh - Ảnh: M.C.
Khiển trách chiến sĩ công an
Theo ông Ngọc, với những hành vi của CSHS Đông Anh, căn cứ vào quy tắc ứng xử của lực lượng công an nhân dân, Công an Hà Nội đã quyết định giao cho Ban chỉ huy Công an huyện Đông Anh cùng với phòng tổ chức cán bộ căn cứ vào các quy định cụ thể hiện hành của ngành công an, tổ chức kiểm điểm, xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách đối với chiến sĩ Công an Ngô Quang Hưng.
“Đối với Cảnh sát hình sự huyện Đông Anh tên Nguyễn Văn Thuyên do chưa có hành động cụ thể gây ra các tác hại cụ thể đối với ai chúng tôi đã yêu cầu kiểm điểm phê bình rút kinh nghiệm”, ông Ngọc nói.
Xử phạt hành chính nhà báo
Trong khi đó, chiều tối ngày 29-9, Công an quận Tây Hồ đã thông báo, gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà báo Quang Thế. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nêu:
Vào khu vực cấm nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước mà không được phép với mức phạt 2.000.000 đồng; Chụp ảnh tại khu vực cấm với mức phạt 2.000.000 đồng; Có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ với mức phạt 2.500.000 đồng; Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp cản trở hoạt động đúng phát luật của tổ chức cá nhân với mức phạt 7.500.000 đồng; Đỗ xe mô tô trên cầu với mức phạt 350.000 đồng; Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông mức phạt 55.000 đồng.
Tổng mức tiền phạt với các lỗi mà Công an quận Tây Hồ cho rằng nhà báo Quang Thế vi phạm là 14.405.000 đồng.
Nhà báo Quang Thế cho biết ông không đồng ý với nhiều nội dung trong quyết định xử phạt của Công an Hà Nội.
Clip nhiều phóng viên bị cản trở, đập máy quay khi tác nghiệp trên cầu Nhật Tân
Hoạt động nghiệp vụ theo Luật báo chí
Theo nhà báo Quang Thế tường trình với cơ quan, ông Thế đã trình bày với Công an quân Tây Hồ rằng trong các quyết định xử phạt hành chính ông chỉ đồng ý lỗi vi phạm để xe trên cầu, còn các lỗi khác ông hoàn toàn không chấp thuận lỗi vi phạm.
Ông Thế cho rằng mình hoạt động nghiệp vụ theo Luật báo chí và theo pháp luật Việt Nam.
Trước đó, ngay sau khi xảy ra vụ việc, chiều 23-9, ông Phạm Nam Thắng, Đội trưởng Đội CSHS Công an huyện Đông Anh, Hà Nội đã đến Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội để làm việc với lãnh đạo văn phòng xác minh thông tin nhà báo Quang Thế bị cán bộ, chiến sĩ Công an huyện hành hung, cản trở tác nghiệp.
Tại cuộc làm việc, ông Thắng đã thừa nhận một số cán bộ chiến sĩ của đơn vị đã có “thái độ không đúng”. Ông Thắng thừa nhận đây là sự việc đáng tiếc và thay mặt đơn vị xin lỗi báo Tuổi Trẻ và xin lỗi cá nhân nhà báo Quang Thế.
Trước đó, vào sáng cùng ngày, tiếp nhận thông tin phản ánh của bạn đọc và sự chỉ đạo của cơ quan, nhà báo Quang Thế đến cầu Nhật Tân tìm hiểu vụ việc một tài xế taxi nhảy từ trên cầu xuống đất tử vong.
Khi đến nơi nhà báo Quang Thế không thấy có biển thông báo cấm chụp ảnh, ghi hình, lực lượng chức năng cũng không căng dây bảo vệ hiện trường. Rất nhiều người dân hiếu kỳ đứng trên cầu tìm hiểu, dùng điện thoại quay phim, chụp ảnh vụ việc.
Nhà báo Quang Thế cho biết khi ông đưa máy ảnh ra chụp ảnh thì có một cán bộ chiến sĩ Công an mặc cảnh phục ra ngăn cản không cho chụp. Sau đó nhà báo Quang Thế đi ra cách xa hiện trường và chụp ảnh thì cán bộ chiến sĩ đội CSHS Công an Đông Anh, mặc thường phục lao vào cản trở và hành hung.
Ông Thế cho biết mình bị đánh chảy máu mồm, bị đấm vào đầu gây choáng váng. Rất nhiều người dân, đồng nghiệp các báo có mặt ở hiện trường đã chụp ảnh, ghi hình việc ông Quang Thế bị hành hung.
Sau khi vụ việc xảy ra ông Thế đã đến Công an xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh (cơ quan Công an nhất nơi xảy ra vụ việc) để làm đơn trình báo toàn bộ việc mình bị hành hung khi đang tác nghiệp.
THÂN HOÀNG



Phóng viên Quang Thế bị phạt hơn 14 triệu đồng về 6 lỗi vi phạm


TPO - Liên quan tới vụ phóng viên Trần Quang Thế (báo Tuổi Trẻ) xô xát với cán bộ CSHS huyện Đông Anh, ngày 29/9, Công an quận Tây Hồ, Hà Nội đã thông báo, gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với phóng viên này.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nêu phóng viên Quang Thế có 6 lỗi vi phạm sau: Vào khu vực cấm nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước mà không được phép với mức phạt 2.000.000 đồng; Chụp ảnh tại khu vực cấm với mức phạt 2.000.000 đồng; Có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ với mức phạt 2.500.000 đồng; Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp cản trở hoạt động đúng phát luật của tổ chức cá nhân với mức phạt 7.500.000 đồng; Đỗ xe mô tô trên cầu với mức phạt 350.000 đồng; Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông mức phạt 55.000 đồng.
Tổng mức tiền phạt với các lỗi mà Công an quận Tây Hồ cho rằng nhà báo Quang Thế vi phạm là 14.405.000 đồng.


Trong khi đó, trên bản tin tối nay, báo Tuổi Trẻ dẫn lời phóng viên Quang Thế, rằng anh này đã trình bày với Công an quân Tây Hồ, chỉ đồng ý lỗi vi phạm để xe trên cầu, còn các lỗi khác anh hoàn toàn không chấp thuận mình vi phạm.
"Ông Thế cho rằng mình hoạt động nghiệp vụ theo Luật báo chí và theo pháp luật Việt Nam" - bản tin trên báo Tuổi trẻ nêu.
http://images.tienphong.vn/uploaded/nguyenhoan/2016_09_29/2_hsff.jpgTheo lãnh đạo Công an Hà Nội, cán bộ CSHS huyện Đông Anh có hành động gạt tay trúng má phóng viên Quang Thế (áo trắng). Ảnh: MC.
Chiều cùng ngày, trả lời trên VTV, đại tá Nguyễn Duy Ngọc (Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội) cho biết, Cơ quan CSĐT kết luận và giao Công an huyện Đông Anh, Phòng Tổ chức cán bộ căn cứ vào quy tắc ứng xử của lực lượng CAND tổ chức kiểm điểm, xử lý kỷ luật khiển trách đối với đồng chí Hưng - cán bộ CSHS Công an huyện Đông Anh.
Trước đó, sáng 23/9, nhận được tin báo sự cố tài xế hãng taxi Vic tử vong dưới chân cầu Nhật Tân và sự chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan, phóng viên Thế tới hiện trường ghi nhận thông tin. Tại đây, một số cán bộ chiến sỹ CSHS Công an huyện Đông Anh đã có xô xát với phóng viên Quang Thế.
Nguyễn Hoàn


Phạm Trần - Ted Osius trao những viên kẹo khó nuốt cho Việt Nam

”Mở cửa thị trường của mình với thế giới bên ngoài, cho phép tự do trao đổi ý kiến trên Facebook, và tạo ra một lực lượng lao động trẻ và có tinh thần khởi nghiệp. Ở mọi nơi tôi đến trên đất nước này, tôi đều có thể thấy những kết quả mà quá trình này mang lại: hàng triệu người được thoát nghèo; giới trẻ rất lạc quan về tương lai của họ; các cộng đồng được bảo vệ an toàn hơn trước tác động của biến đổi khí hậu. Việt Nam có nhiều điều để tự hào, chắc chắn là vậy, nhưng cùng nhau chúng ta có thể làm còn nhiều hơn nữa.”
(Theo tài liệu từ Tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội)


Đại sứ Osius phát biểu về tương lai của mối quan hệ Mỹ - Việt Nam tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Ảnh: Đại sứ quán Mỹ cung cấp
 Đại sứ Osius phát biểu về tương lai của mối quan hệ Mỹ - Việt Nam tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Ảnh: Đại sứ quán Mỹ cung cấp
 Đó là lời tuyên bố của ông Ted Osius, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam trong diễn văn tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Hà Nội) ngày 27/09/2016.

 Nhưng những việc mà Hoa Kỳ và Việt Nam “có thể làm còn nhiều hơn nữa” là những việc gì ?

Trước hết, ông Đại sứ nói thẳng:” Tôi tin là Hoa Kỳ đã hiểu được rằng sự tăng trưởng, tiến bộ, hòa bình và ổn định đều sẽ được thúc đẩy tối đa bằng việc cho phép mọi tiếng nói đều được lắng nghe. Việt Nam sẽ chỉ khai thác được tối đa tiềm năng của mình khi xã hội dân sự có thể được hưởng những quyền tự do lớn hơn để thành lập tổ chức một cách ôn hòa, tự do trao đổi ý kiến trên Internet và mạng xã hội, và tham gia vào quá trình hoạch định chính sách.”

Dùng ngôn ngữ ngọai giao, Đại sứ Osius minh định:”Hoa Kỳ không tìm cách ra điều kiện hay áp đặt những điều chúng tôi tin là đúng lên bất kỳ đối tác nào của chúng tôi. Trên thực tế, nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho mối quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam là tôn trọng lẫn nhau đối với chủ quyền và hệ thống chính trị khác biệt. Nhưng tôi mời các bạn, nhất là khi các bạn tìm lời giải cho những câu hỏi khó, coi Hoa Kỳ là một nguồn hữu ích. Trong quá trình chúng tôi phát triển thành một quốc gia như hiện nay, chúng tôi đã phải xoay xở với nhiều trong số những vấn đề mà các bạn hiện phải giải quyết, và tôi tin rằng chúng tôi có thể chia sẻ những bài học chúng tôi đã thu được.”

Khuyến cáo của ông Osius tuy không mới nhưng được đưa ra vào lúc  Ban Tuyên giáo đảng ra lệnh cho  Bộ Thông tin và Truyền thông, Quân đội và Công an,  tăng cường ngăn chặn, kiểm soát và  xiết chặt thông tin trên Facebook và các mạng dân sự ở Việt Nam để đề phòng các thông tin  không đi cùng chiều với  đảng.

Theo lập luận của báo-đài nhà nước thì những nhận xét, phê bình và chỉ trích chủ trương, chính sách của nhà nước trên các mạng xã hội hay facebook đều là những “thông tin độc hại” của  điều được gọi là “các  thế lực thù địch” bên ngoài, “những phần tử cơ hội chính trị” và “bất mãn” trong nước tung ra. Mục đích cuối cùng của các bài viết này, theo quan điểm của nhà nước, là nhằm chống phá và làm suy yếu đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam.

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Một trong những bài viết phản biện thuộc loại này là của Đại tá, Thạc Sỹ Nguyễn Đức Thắng (Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự) được  báo Quân đội Nhân dân phổ biến ngày 13/7/2016.

Ông viết:”Thực tế, bên cạnh các thông tin bổ ích, có giá trị đối với xã hội thì còn vô số thông tin, hình ảnh có nội dung xấu độc, trái với truyền thống văn hóa dân tộc cũng được tán phát lên các trang thông tin điện tử (website), blog, mạng xã hội, trên phần phản hồi (comment) của các báo điện tử… Vì vậy, các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng internet và lập nhiều trang facebook để truyền bá những thông tin xấu độc, đăng tải những status trên trang facebook cá nhân với ngôn ngữ, luận điệu đầy tính kích động, phản động, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới, tìm mọi cách thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta trên mọi lĩnh vực.

Ông Thắng gay gắt thêm:”Thông tin xấu độc tán phát trên internet và mạng xã hội là những thông tin bịa đặt, sai sự thật, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng, thay đen”, làm lẫn lộn đúng sai, thật giả; hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch. Đó là các dạng thông tin có nội dung không phù hợp về chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục như: Kích động đồi trụy, bạo lực, bôi nhọ đời tư, vu khống…; thông tin sai trái, độc hại có tính chất tội phạm tin học như: Lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu,tán phát vi-rút…; thông tin sai trái có tính chất chính trị như: Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bịa đặt, vu cáo, nói xấu các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội, công an và gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, đe dọa an ninh quốc gia...”

Viết như thế là Đại tá Nguyễn Đức Thắng đã hạ thấp trình độ hiểu biết, phân biệt đúng sai, đen trắng của các tầng lớp nhân dân. Những đòi hỏi cần xét lại lịch sử gọi là “giữ nước và dựng nước” của đảng hay phân tích công, tội của ông Hồ Chính Minh đã du nhập Chủ nghĩa nọc độc Cộng sản Mác-Lênin vào Việt Nam khiến đất nước tan hoang, lòng dân phân hóa sau 70 năm (1946-2016) không phải là điều vô ích cho lịch sử và các thế hệ người Việt sau này.

Bởi lẽ lịch sử cần công bắng và song phẳng không chỉ cho người  sống mà quan trọng hơn, cho hàng triệu người đã chết oan trong hai cuộc chiến huynh đệ tương tàn do đảng CSVN chủ động.

Tác gỉa và báo Quân đội Nhân dân cần nên soi mặt vào gương để biết vì sao đã có những bài viết chỉ trích chính sách của đảng và phê bình lãnh đạo. Những người làm nhiệm vụ thông tin và tuyên truyền của nhà nước chỉ được phép nhìn một hướng  và viết một chiều nên đã không thấy được, hoặc không dám phê bình những chính sách hay chủ trương không hợp lòng dân mà nhà nước cứ nhắm mắt thi hành. Khi có những lãnh đạo hại dân, tham nhũng, lối sống biến chất, tác phong tha hóa thì lại được cấp này, cấp kia hay các nhóm lợi ích  bảo hộ, bao che, bênh đỡ khiến dân bất bình thì làm sao không có người ta thán thay cho dân bằng Facebook hay các mạng xã hội ?

Cũng cần hiểu rằng, khi những nhà báo công dân bất chấp nguy hiểm để dấn thân đưa lên mạng điện tử những bài viết chống bất công xã hội và đòi bình đẳng và quyền làm người cho đồng bào mình, hay chỉ trích những sai lầm của đảng và lãnh đạo chẳng qua vì người dân không được quyền ra báo hay lập các cơ quan truyền thông để lên tiếng.

Quyền này đã quy định rõ ràng trong Điều 25 Hiến pháp 2013 viết rằng:”Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Nhưng nhà nước vẫn cấm dân ra báo và tự cho mình độc quyền thông tin-báo chí thì trách sao người dân phải tự cởi trói mình qua Facebook và các mạng xã hội ?

Vì vậy sức mạnh và ảnh hưởng của thông tin tự do trên Internet cũng được ông Nguyễn Đức Thắng nhìn nhận để dọa nạt độc giả như thế này:”Tác hại của những thông tin xấu độc trên internet và mạng xã hội do các thế lực “mạng đen” tung ra có tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, gây nghi ngờ, gieo rắc sự hoang mang, dao động, làm giảm sút lòng tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Hệ lụy của thông tin xấu độc ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức, lối sống, nhân cách của cá nhân và cộng đồng xã hội. Nếu đạo đức xã hội bị băng hoại, văn hóa dân tộc bị tầm thường hóa, đánh mất bản sắc, an toàn xã hội bị đổ vỡ, thì sẽ tác động mạnh đến chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng; có nguy cơ dẫn đến mất phương hướng lựa chọn các giá trị, lối sống và niềm tin của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ là đối tượng thường xuyên tiếp cận với facebook.”

Sở dĩ nhiều cán bộ, đảng viên và lãnh đạo, kể cả trong Quân đội và Công an, vẫn thường được lệnh phải tuyết đối trung thành và bảo vệ đảng, bây giờ cũng đang “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” vì họ đã nhờ các bài viềt của Facbook hay mạng xã hội dân sự mà biết được nhiều sự thật đã và đang bị đảng che giấu.

Tỷ dụ như chuyện chống tham nhũng, nạn phe đảng, ăn chia các dự án kinh tế,xà sẻo ngân sách và làm giầu bất chính trong đảng thì có bao giờ báo đảng dám đụng tới vì sợ  nêu ra thì sẽ tan hàng rã đám.

Do đó, bài viết trên Quân đội Nhân dân đã mớm cách đề phòng : “Để chủ động ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xấu độc trên internet và mạng xã hội, đòi hỏi trước hết mỗi cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp cần đẩy mạnh tuyên tuyền, giáo dục để mỗi cán bộ, người dân thấy rõ tính hai mặt của internet và mạng xã hội; nhận diện các thủ đoạn, nội dung thông tin xấu độc, tính chất nguy hại của nó đối với cá nhân và xã hội. Qua đó trang bị kiến thức cần thiết để mỗi người có thể tự sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống, đồng thời “miễn dịch” với những thông tin xấu độc làm nhiễu loạn môi trường xã hội. Trong quá trình tuyên truyền, giáo dục nâng cao sức đề kháng cho mỗi người trước thông tin xấu độc trên internet và mạng xã hội, cần tiếp tục gắn chặt chẽ với tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về “Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội”; Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Nhưng khi nói đến các sản phẩm văn hóa độc hại thì nhà nước lại  để cho các bài báo của Trung Quốc có nội dung xuyên tạc lịch sử Việt Nam và tuyên truyền chủ quyền biển đảo cho Bắc Kinh được tự do mò vào tận phòng ngủ của người dân.

Điển hình như  Bắc Kinh đã tung lên mạng nhiều bài viết, kể cả tiếng Việt, tiếng Trung, Anh, Pháp và cả Tây Ban Nha cho rằng các đảo và vùng nước vùng trời ở Biển Đông nằm trong hình Lưởi Bò, hay đường 9 đọan là của tổ tiên người Hoa Để lại.

Họ cho rằng chủ quyền của Trung Quốc  ở Biển Đông không có gì cần tranh cãi và đổ tội cho Việt Nam đã chiếm đóng trái phép ở Hòang Sa (bị TQ chiếm năm 1974) và Trường Sa.

Vì vậy không ai biết Ban Tuyên giáo,  Quân ủy Trung ương và đảng Ủy Công an mải đi chơi hay không dám hé răng mà để cho phía Trung Quốc tự do chiếm lĩnh tuyên trruyền có hại cho Việt Nam khắp thế giới như thế ?

Báo đài chính ngạch của nhà nước  như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông Tấn Xã Việt Nanm, TV  v.v… có bao giờ dám đụng tới lỗ chân lông của những thương lái Trung Quốc đang phá họai kinh tế Việt Nam  ngay trên lãnh thổ Việt Nam ? Họ cũng lơ là chuyện bênh dân chống các Công ty có chân Trung Quốc đã và đang hủy họai môi trường như Formosa Hà Tĩnh đã vi phạm ở miền Trung.

TPP-HÒA GIẢI DÂN TỘC

Bước sang lĩnh vực hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thị trường của Thế giới, ông Osius đề cập đến tiến trình của Hiệp ước Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP, Trans-Pacific Partnership).

Ông nói:”Nhìn về phía trước, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái bình dương (TPP) sẽ là nền tảng của nỗ lực này. Thực hiện đầy đủ TPP sẽ cho phép Việt Nam đưa được nhiều hơn nữa các sản phẩm của mình vào những thị trường mới, và sẽ thu hút được nguồn đầu tư nước ngoài mới vào đất nước các bạn. Điều đó sẽ làm giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào bất cứ thị trường đơn lẻ nào. Điều đó sẽ củng cố các mối kết nối không chỉ với Hoa Kỳ mà còn với các nước láng giềng của các bạn trong khu vực và với các đối tác mới ở bên kia đại dương.

Nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng vẫn còn những việc khó khăn phải làm ở đây tại Việt Nam trước khi các bạn có thể khai thác được đầy đủ lợi thế của tất cả các cơ hội mới này.

Việt Nam đã tiến hành một số bước để cải cách hệ thống các doanh nghiệp nhà nước của mình, nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Việt Nam phải tạo không gian trong nền kinh tế của mình cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cạnh tranh để nền kinh tế Việt Nam khai thác được đầy đủ tiềm năng của mình. Các cơ chế về hải quan phải được hiện đại hóa để đáp ứng các chuẩn mực quốc tế. Các công ty nước ngoài phải tin rằng tài sản trí tuệ của họ sẽ được bảo vệ để họ có thể mang công nghệ của mình tới đây. Họ phải biết rằng các thông lệ lao động công bằng sẽ được thực thi ở mọi nơi, và rằng các đối thủ cạnh tranh của họ sẽ phải cùng đáp ứng những tiêu chuẩn về môi trường như họ. Họ phải hiểu rằng pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng một cách công bằng, minh bạch và nhất quán.”

Tại sao ông Osius nói “vẫn còn nhiều bất cập”  trong công tác “cải cách hệ thống các doanh nghiệp nhà nước”  của phía Việt Nam ? Bởi vì phần lớn trong số hơn 3,100 Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) vẫn tiếp tục làm ăn thua lỗ nặng từ năm này qua năm khác. Nhưng  Nhà nước vẫn không sao giải thế, bán cổ phần cho tư nhân hay thay đổi nhân sự và đường lối hoạt động vì “lợi ích nhóm” trong đảng và nhà nước đã toa rập với nhau để chia chác và bảo vệ quyền lợi.

Mặc dù DNNN được hưởng nhiều ưu đãi trong  thuê đất, mượn tiền ngân hàng, được hoãn trả nợ, giải dị  thủ tục hành chính và chiếm các vị trí lưu thông tiện lợi, nhưng vì quản trị kém, đầu tư bừa bãi ngoài lĩnh vực của mình và tham nhũng nghiêm trọng nên đã nợ nần chồng chất không trả nổi.

Bằng chứng đã thấy trong báo cáo của “Kiểm toán Nhà nước công bố cho thấy, nhiều tập đoàn, tổng công ty, công ty nhà nước hiệu quả hoạt động giảm sút, thua lỗ”, theo một bản tin của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) ngày 21/07/2016.

VOV viết tiếp:”Kết quả kiểm toán năm 2015 vừa được Kiểm toán Nhà nước công bố cho thấy, qua kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước năm 2014 của 234 doanh nghiệp thuộc 38 tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT), công ty thì hiệu quả hoạt động của nhiều doanh nghiệp giảm sút, thua lỗ.”

Đi vào chi tiết, Kiểm Toán Nhà Nước báo cáo:”Chẳng hạn, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu năm 2014 của TCT Lâm nghiệp là 8,6% (giảm 3,48% so với năm 2013); Vinaconex 8,5% (giảm 3,33%); PVN 15,56% (giảm 10,45%); Hfic 22,64% (giảm 2,64%); IDICO 9,8% (giảm 1,42%)…

Có đến 5/38 TĐ, TCT, công ty kinh doanh thua lỗ, như: Vinalines lỗ 3.478,48 tỷ đồng; TCT 15 lỗ 471,1 tỷ đồng; Vinaincon lỗ 131,96 tỷ đồng; TCT Mía đường II lỗ 15,18 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV In Đắk Lắk lỗ 2,95 tỷ đồng.

Nhiều TĐ, TCT quản lý nợ chưa chặt chẽ, dẫn đến nợ phải thu quá hạn như các tổng công ty: Văn hóa Sài Gòn, Công nghiệp Sài Gòn, Mía đường II, Vinataba, Đường sông miền Nam, Du lịch Sài Gòn, EVN miền Trung, EVN Hà Nội, Vinalines…

Đồng thời, nhiều tập đoàn, tổng công ty cũng để tình trạng nợ khó đòi lớn, như: Mobifone thì riêng Công ty mẹ có nợ khó đòi chiếm 30,4% nợ phải thu; Công ty TNHH MTV Bò sữa thành phố Hồ Chí Minh có nợ khó đòi chiếm 81,19%; Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu nông lâm hải sản có nợ khó đòi chiếm 62%; Hapro cũng tới 25,7% nợ khó đòi; TCT Điện lực miền Bắc nợ khó đòi 49,8 tỷ đồng, TCT Điện lực miền Nam 16,7 tỷ đồng, TCT Điện lực thành phố Hồ Chí Minh 34,3 tỷ đồng, TCT Truyền tải điện Quốc gia 53,8 tỷ đồng …”.

Làm ăn như thế và hại dân như vậy mà các DNNN vẫn tồn tại thì chỉ có trong chế độ độc tài và tham nhũng ở Việt Nam.

Có lẽ vì thấy rác rưởi còn ngổn ngang trong nhà nên Quốc hội CSVN đã hõan phe chuẩn TPP, thay vì biểu quyết trong kỳ họp 2 khai mạc ngày 20/10/2016 như dự kiến. Lý do tạm dời, theo lời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vì Trung ương đảng chưa đưa ra chỉ thị cho Quốc hội. Việt Nam  cũng muốn  chờ xem ai, ông Donal Trump của đảng Cộng hòa hay Bà Hillary Clinton của đảng Dân chủ, sẽ làm Tổng thống Mỹ sau cuộc bầu cử ngày 8/11/2016.

Tuy nhiên, không may cho Việt Nam là cả hai ứng cử viên đều chống TPP nên ai làm Tổng thống Mỹ cũng sẽ khó khăn cho Việt Nam.

Hơn nữa Việt Nam vẫn đang ôm khư khư chủ trương trái mùa “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” khiến mọi người  nghi ngờ thiện chí thi hành nghiêm chỉnh những điều khỏan của TPP của Hà Nội.

HÒA GIẢI DÂN TỘC CÒN XA  VỜI

Sau cùng khi nói đến công tác hàn gắn vết thương chiến tranh và cải thiện bang giao giữa hai dân tộc, ông Osius nói:”Quyết định của Tổng thống Obama dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán trang thiết bị quốc phòng sẽ cho phép Việt Nam tiếp cận nhiều hơn những công cụ các bạn cần để đảm bảo an ninh của mình. Tôi mong đợi mở rộng sự cộng tác của chúng ta trong việc nâng cao năng lực biển của Việt Nam và hợp tác về cứu trợ nhân đạo trong trường hợp thiên tai. Hoa Kỳ và Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, và kể từ đó chúng ta đã đi được một chặng đường dài.”

Tuy nhiên, theo nhận xét của ông Đại sứ Mỹ  thì công tác hòa giải giữa người Việt với nhau, như Hà Nội đã hứa sẽ làm vẫn chưa thấy đâu.

Ông  nói:”Nhưng quá trình hòa giải cho tất cả mọi người – trong đó có những người Mỹ gốc Việt bị ảnh hưởng sâu sắc bởi quá khứ – vẫn chưa hoàn tất. Chúng ta cam kết tạo thuận lợi cho việc giao lưu giữa cộng đồng người gốc Việt tại Hoa Kỳ với người dân và các nhà lãnh đạo Việt Nam như là một phương thức để hàn gắn. Quá trình này sẽ đòi hỏi phải xây dựng lòng tin ở cả hai bên, một việc khó nhưng cần thiết nếu chúng ta muốn khép lại một chương khó khăn của quá khứ với sự tôn trọng, và chuyển trọng tâm chú ý của chúng ta vào tương lai.”

Đó là ước mơ của người Mỹ. Vấn đề hòa giải dân tộc giữa những người Việt bỏ nước ra đi sau năm 1975 với chính quyền Cộng sản độc tài đảng trị không dễ dàng chút nào.

Lý do vì cho đến bây giờ, sau 41 năm kết thúc chiến tranh, đảng và nhà nước CSVN vẫn coi hầu hết những người chạy ra nước ngoài  là “những kẻ thù địch” không thể ngồi chung cùng bàn nói chuyện phải trái.

Nghị quyết 36  về  “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngòai” ngày 26/3/2004 không nhằm hòa giải dân tộc mà đảng CSVN chỉ muốn người Việt ở nước ngoài quay đầu về “hòa hợp” vào  hệ thống cai trị của đảng CSVN.

Nghị quyết này cũng chỉ muốn “nhuộm đỏ” Cộng đồng người Việt ở nước ngòai để tổ chức Hội đòan, các Tổ chức chính trị, xã hội và kinh tế để phục vụ cho quyền lợi của nhà nước Việt Nam mà thôi.

Nhưng đảng và nhà nước CSVN đã thất bại. Trên 300,000 trí thức và chuyên gia người Việt ở nước ngoài vẫn làm ngơ trước những mời gọi và chiêu đãi của nhả nước. Thê thảm nhất là lá cở nền Đỏ sao Vàng của nhà nước CSVN đã bị vùi dập trong suốt 41 năm qua ở mọi nơi trên thế giới.

Do đó, những gì Đại sứ Ted Osius nói ở Hà Nội ngày 27/09/2016, tuy có khích lệ đối với Việt Nam nhưng đó là những viên kẹo khó nuốt trong cả 3 lĩnh vực : Tự do tư tưởng, Tự do mậu dịch theo luật pháp Quốc tế, và hòa giải giữa những người Việt Nam với nhau. -/-

Phạm Trần