Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

Một vài điều ít người biết về Lê Lợi bị lược đi trong Toàn thư

Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) chép về vua Lê Lợi, giai đoạn trước lúc khởi nghĩa như sau:
“Bấy giờ, họ Hồ cướp ngôi nhà Trần, rồi quân Minh xâm lược nước Nam, chia cắt nước ta thành quận huyện, bắt dân ta làm tôi tớ, luật pháp phiền hà khắc nghiệt, thuế má lao dịch nặng nề. Đối với những người hào kiệt trong nước, chúng phần nhiều vờ trao quan tước rồi đem về an trí ở phương Bắc. Vua hiểu biết hơn hẳn mọi người, sáng suốt và cương quyết, không bị quan tước dụ dỗ, không bị uy thế khuất phục. Người Minh đã dùng trăm phương ngàn kế xảo trá, vẫn không dụ được vua.
Trước đó bọn Đặng Tất, Nguyễn Súy ở châu Hóa cùng lập con cháu nhà Trần là Trần Ngỗi, Trần Khoáng làm vua. Nhưng vua thấy họ yếu hèn, lại say đắm tửu sắc, biết là chẳng làm nên chuyện, mới ẩn náu nơi núi rừng, dụng tâm nghiền ngẫm thao lược, tìm mời những người mưu trí, chiêu tập dân chúng lưu ly, hăng hái dấy binh, mong trừ hoạn lớn.” [1]
Lê Lợi
(Tranh của họa sĩ Đức Hòa trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” – Sử dụng dưới sự đồng ý của tác giả)

VNTB- Tuyên truyền quốc tế về Biển Đông: Việt Nam hụt hơi so với Trung Quốc?


Ánh Liên


(VNTB) - Vào cuối năm 2015, trong buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hoàn Kiếm (Hà Nội), để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII. Ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: Ta xử lý mối quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, Nhật… vừa qua như thế hợp lý không? Để đảm bảo độc lập tự chủ, chơi với mọi nước nhưng không phụ thuộc vào ai mà các nước ta quan hệ, hợp tác đều phải nể trọng như vậy.

Giữ toàn vẹn lãnh thổ cũng như diệt trừ tham nhũng là mấu chốt của sự quyết định tồn tại hay không của ĐCSVN.

Bản thân Biển Đông trong những năm trở lại đây, với sự gia tốc của Bắc Kinh trong vấn đề xây dựng đảo nhân tạo cũng như quân sự hóa phần lớn khu vực quần đảo Hoàng Sa đã khiến cho Hà Nội có những quan điểm cứng rắn hơn. Cụ thể, thông qua bản dự tháo Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) mà hãng tin Reuter tiếp cận được. Trong bản dự thảo này, Việt Nam muốn định chế hóa các hành động của Trung Quốc trên vùng biển Đông đang tranh chấp là phi pháp, bao gồm cả khu vực Nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh tuyên bố từ năm 2013.

Đời người như chiếc lá

Trong hình ảnh có thể có: thực vật, thiên nhiên và ngoài trời
Ở đời có nhiều thứ, chỉ khi chúng ta sắp mất đi rồi mới ý thức được nó quan trọng như thế nào, bởi vậy đừng bao giờ để thứ quý giá nhất lưu giữ đến tận cùng.
Cuộc đời tuy dài mà ngắn, một cái chớp mắt mà vũ trụ đã xoay vần. Đừng quá mải mê nghĩ đến tương lai trong khi bạn đang bỏ quên hiện tại!
Có một nữ tiến sĩ 32 tuổi từ nước ngoài trở về trong “nhật ký những tháng ngày ung thư” của mình đã viết:
“Sức khỏe thật sự rất quan trọng, đứng trước ranh giới của sự sống và cái chết, bạn sẽ phát hiện, bất kì những lần tăng ca nào (một thời gian dài thức đêm chính là đồng nghĩa với tự sát), gia tăng áp lực cho chính bản thân mình, hay mua nhà lầu thầu xe hơi, tất cả thứ đó bỗng trở nên thật phù phiếm biết bao.

LỘC HƯNG, CÔ BÉ ÁO ĐỎ VÀ CHUYỆN MUA NHÀ THỜI NAM CAO

LỘC HƯNG. CÔ BÉ ÁO ĐỎ
Từ Thức
Trong hình ảnh có thể có: 1 người
Giáp Tết, quân ta đổ bộ, đánh chiếm khu vườn rau. Quân ta hoàn toàn thắng lợi, đã san bằng sào huyệt của địch. Trong một đêm, cả một vùng trước đó sôi sục sức sống trở thành một đống gạch vụn.
Hai hình ảnh sống lại trong đầu, mỗi lần nghĩ tới Lộc Hưng.
Thứ nhất, video quay cảnh một người cha trèo trên đống nhà sập, té lên té xuống, đi tìm những mảnh đồ chơi của con. Thứ hai, hình một cháu gái áo đỏ buồn bã ngồi nhìn nhà mình bị kéo sập.
Cái gì diễn ra trong đầu một đứa bé ngồi nhìn cả thế giới của mình sụp đổ. Trong một xã hội bất nhân, tình cảm là một xa xỉ phẩm, còn ai bận tâm tới cái gì diễn ra trong đầu một đứa nhỏ?
Căn nhà, với đứa trẻ, là tổ ấm, là tình nghĩa gia đình, là tình yêu của mẹ, là kỷ niệm với cha, là những tiếng cười đùa với anh chị em. Tất cả thành mây khói. Cái sụp đổ, mất mát, tan vỡ ấy sẽ lưu lại suốt đời đứa nhỏ, không có gì gột rửa được. Không có gì sống lâu, vĩnh viễn, hơn những kỷ niệm thời thơ ấuKết quả hình ảnh cho Phá nhà Lộc Hưng

Nhìn cháu gái ngồi trước ngôi nhà, khu phố của mình bị san bằng, tự nhiên nghĩ tới một truyện ngắn của Nam Cao, tựa là “Mua Nhà”. Đó là văn chương Việt Nam, cái thời người ta chưa nuôi văn nghệ sĩ như nuôi heo, người viết văn không tủi thân vì nhận được ít bổng lộc, không than không được vỗ béo để có tâm huyết viết bài phục vụ chế độ. Cái thời gười ta còn viết văn để phơi trần thực tế xã hội, để diễn tả cái nhức nhối, ngoài đời và trong đầu.
Nam Cao kể chuyện mua nhà.
Ngôi nhà, đúng hơn là túp lều của tác giả bị gió bão giựt sập. Phải nghĩ đến chuyện dựng một túp lều khác cho vợ con có chỗ trú ẩn. Có người dụ bán nhà, giá rẻ, vì chủ nhà thua bạc, chỉ còn căn nhà bán để gỡ. Tác giả vay nợ để khỏi mất một cơ hội tốt. “Tôi chạy ngược chạy xuôi. Chỗ thì lãi năm phân. Chỗ thì lãi sáu phân. Cùng qúa, tám phân cũng lấy liều.”

Cả một đời xuôi ngược, cuối cùng ta được gì?



Cả một đời tranh đấu ngược xuôi vì những lý tưởng riêng trong cuộc sống, nhưng có mấy ai trong chúng ta tự đặt câu hỏi: Rốt cuộc rằng, chúng ta đang có gì và được gì?
Viết thì rất hay nhưng để thật sự đọc hiểu được lại rất khó. Đa số chúng ta chỉ đến trước khi trút hơi thở cuối cùng thì mới hiểu được, có những điều cả đời lo toan xuôi ngược nhưng rốt cuộc lại không có ý nghĩa gì.
Người vui vẻ nhất: luôn nói, luôn cười, luôn liên hệ với mọi người, không có sức khỏe thì mọi thứ đều là con số không.
I – Trên thế gian này rốt cuộc thứ gì thuộc về bạn, câu hỏi này có thể có rất nhiều người muốn biết.

1. Vợ là của bạn ư? Không phải.
Tuy hai người cùng nhau trải qua thử thách, cùng sẻ chia niềm vui, gần nhau về thể xác, yêu thương nhau nhưng rồi sẽ có một ngày phải chia ly.
Sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm thì có thể nhưng cùng chết thì tuyệt đối không, đi đến răng long đầu bạc chẳng qua cũng chỉ là một mơ ước đẹp đẽ.
2. Con cái là của bạn sao? Không phải.
Tuy cha mẹ và con cái có mối quan hệ huyết thống sâu đậm, có tình thân cốt nhục không thể đứt lìa, nhưng cũng chỉ là niềm vui đoàn tụ, hiếu thảo, chăm nom, lo lắng mà thôi.
Khi bạn đi sang thế giới bên kia, con cái cũng chỉ có thể đưa tiễn bạn chứ không thể nào đưa bạn trở lại nhân gian được.
3. Tiền bạc là của bạn à? Không phải.
Tuy bạn liều mạng kiếm tiền, nhưng cũng nghĩ đủ cách để tiêu tiền, ngay cả khi bạn có bao nhiêu cái tài khoản trong ngân hàng thì tiền bạc cũng vẫn là thứ sinh ra không mang đến, chết cũng không mang theo được.
4. Nhà và xe là của bạn sao? Không phải.
Tuy bạn sống ấm áp, thoải mái nhưng ngày mà bạn lìa đời thì những thứ này chẳng còn là gì nữa.
Dù có bao nhiêu tài sản, thì nó vẫn là thứ “khi sinh không mang đến, khi chết không đem theo”.
II – Vậy thì rốt cuộc cái gì mới là của bạn?
1. Cơ thể của bạn
Chỉ có cơ thể mới là thứ không bao giờ rời xa bạn, sẽ cùng bạn đi hết cả cuộc đời.
Chỉ có cơ thể mới có thể toàn lực bảo vệ bạn cho đến khi cạn kiệt sức lực.
Cơ thể của bạn càng khỏe thì con đường mà nó đi cùng bạn sẽ càng dài.
Không có cơ thể thì cuộc đời bạn đã kết thúc rồi.
Vì vậy, bạn phải xem “cơ thể” – thứ duy nhất thuộc về bạn là vật quý vô giá, phải yêu thương nó, thỏa mãn mọi yêu cầu của nó.
Bạn đừng bao giờ bỏ bê những việc có thể bảo vệ cơ thể như: luyện tập, dinh dưỡng, nghỉ ngơi, phòng trị bệnh, giữ vệ sinh, giữ tâm trạng thoải mái, không bị tổn thương,v.v.
Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh bị tổn thương.
2. Cơ thể khỏe mạnh
Cơ thể có khỏe mạnh thì cuộc sống mới có chất lượng. Cơ thể khỏe mạnh thì cuộc sống sẽ dài lâu. Không có một cơ thể khỏe mạnh tức là không có sự sống. Có sự sống thì mới có tất cả. Không có sự sống thì mọi thứ đều không phải là của bạn.
Vì vậy chỉ cần chúng ta còn sống thì chính là may mắn, cần phải biết trân trọng.
3. Đối với sức khỏe, sự phiến diện còn đáng sợ hơn là vô tâm
Sai lầm lớn nhất trong đời là dùng sức khỏe để đổi lấy những vật ngoài thân.
Đau thương lớn nhất trong đời là dùng tính mạng để đổi lấy ưu phiền.
Sự lãng phí lớn nhất trong đời là dùng tính mạng để giải biết những việc phiền sức cho chính mình tạo nên.
Không có bất cứ thứ gì so bì được với sức khỏe. Hãy bảo vệ sức khỏe của chính mình, hãy quý trọng những gì mà mình đang có.
III – Tiêu chuẩn cuộc đời mới của con người trong thời đại mới
1. Người thông minh nhất: thích chơi, luôn vui vẻ, luôn rộng lượng, luôn hài hước.
2. Người ngờ nghệch nhất: luôn gấp gáp, luôn nóng giận, luôn buồn bực, luôn tăng ca.
3. Người khỏe mạnh nhất: luôn đi, luôn vận động, luôn luyện tập, thích giúp đỡ.
4. Người vui vẻ nhất: luôn nói, thích cười, thích liên hệ với mọi người, không có sức khỏe thì mọi thứ đều là con số không.
Ngọc Trúc

"Để trả lời một câu hỏi: NGƯỜI NAM-NGƯỜI BẮC?"

Có lần mình đã gặp một anh người Bắc, nói năng nho nhả cũng thuộc dạng trí thức anh đã hỏi mình một câu như vầy :
Em người miền Nam sống ở Saigon từ nhỏ, anh hỏi thật em trả lời đúng sự thật với suy nghĩ của người Saigon nhé !
Tại sao cũng là người Bắc, nhưng Bắc 54 di cư vô miền Nam, tới giải phóng là 21 năm.
Anh vô miền Nam năm 75 đến giờ là 42 năm, gấp đôi dân 54.
Thế nhưng tại sao người SàiGòn lại coi Bắc 54 là một phần của họ gặp nhau tay bắt mặt mừng như ruột thịt, anh để ý riêng bản thân anh thôi nha. Có thân lắm có vui lắm, dân SàiGòn vẫn luôn mang một khoảng cách khi tiếp xúc với anh, nếu họ biết anh đến với Sài Gòn năm 75???
Trời, một câu hỏi khó cho thí sinh à nha !
Em trả lời thật, anh đừng giận em nói :
-Tách riêng 2 phần chính trị và văn hoá nghệ thuật ra đi ha!
Phần chính trị thật ra khi giải phóng vô em mới có gần 15 tuổi thôi về quan điểm thắng, thua em chưa đủ trình độ nhận xét,
Nhưng nếu nói về cuộc sống của thời trước và thời sau 75, khác nhau nhiều lắm : sướng khổ rỏ rệt. Má em chỉ là công chức nhỏ của tổng nha kiều lộ, bây giờ mấy anh gọi là cầu đường đó, nhưng hồi nhỏ em rất sướng, đi học toàn trường dòng, em không biết ngoài Bắc anh có không, chứ thời đó mà học nội trú là mắc lắm đó, nhà em không giàu, cậu đi lính Quốc Gia, dì và ông ngoại đều dân Kiều lộ, nhưng sống rất thanh thản, mặc dầu lúc đó chiến tranh tràn lan khắp nơi.
Thời đó người Bắc di cư vô Nam, thường sống từng vùng do chánh phủ chỉ định, rồi từ từ lan ra.
Người miền Nam học được người Hà Nội nhiều điều : Cần kiệm, lễ giáo, nếp sống thanh lịch quý phái và tri thức.
Người miền Bắc vô Nam học được của người Sài Gòn nói riêng và người miền Nam nói chung : Sự giản dị, chân thật, tốt bụng, phóng khoáng ; không câu nệ bắt bẻ hay khó khăn.
Và cả hai miền học được của miền Trung cái chịu thương chịu khó, cái đùm bọc tình đồng hương.
Cả ba miền hoà nhập với nhau, ảnh hưởng nhau lúc nào không hay. Hồi đó, em đi học gặp mấy đứa bạn Bắc Kỳ rốn vẫn hay chọc tụi nó là "Bắc kỳ con bỏ vô lớn kêu chít chít" mà tụi nó cũng không giận, chọc lại em : "mày Nam kỳ ga guộng bắt con cá gô bỏ dô gổ kêu gột gột", rồi lại khoác tay nhau chơi bình thường. Trẻ con thì như vậy, người lớn gặp nhau ba miền chung bàn nhậu là dô đi anh hai mình, là tay bắt mặt mừng ...
Em nói dài dòng để cho anh hiểu rõ hơn vì sao Bắc 54 trở thành người miền Nam.
Chưa kể đến cái tình nha anh! Tình đồng đội khi chiến đấu chung. Ngoài anh chắc gọi đồng chí, trong đây em nói quen tiếng dân Sài gòn xưa, lúc chiến tranh mà đi lính thì cũng phải đi chung, cả ba miền gặp nhau giữa lúc thập tử nhất sinh, thân nhau là chuyện bình thường.
Đó là lính, còn người dân giữa cái tan tác đau thương chạy loạn lạc, chết chóc hầu như từ mũi Cà Mau đến sông Bến Hải.... nơi nào không có. Từ đó, người ta thương yêu nhau và không ai nghĩ miền nào là miền nào. Người ta gọi đó là tình đồng bào, tình quân dân cá nước nói theo kiểu miền Nam của em.
Đó là nói hơi thiên về chính chị chính em đó nha !
Bây giờ, bàn hơi sâu văn hoá nghệ thuật thời đó nha !
Em nói với anh ngay từ đầu rồi nhé ! Lúc đó em chỉ mới 15 tuổi, làm sao đủ tư cách phê bình văn học. Em chỉ kể cho anh nghe theo cái hiểu biết nhỏ bé của em thôi.
Người miền Bắc 54 vô miền Nam đem theo được gì nhỉ ?
Người thì chắc cũng không có của cải gì nhiều rồi, đi giống như đi vượt biên mà có gì, sao anh cười, em nói thiệt mà !
Nhưng có một di sản khổng lồ mà người miền Bắc 54 đã đem cho miền Nam. Đó là văn hoá, nghệ thuật. Nếu xét kỹ, nhà văn thời đó của người Nam bộ vẫn ít hơn người Trung và Bắc. Những tác phẩm giá trị, từ dịch thuật đến thơ văn, hầu như tác giả người Hà Nội, người Huế, Đà Nẵng, Sài gòn, v.v... toàn những tác phẩm để đời.
Em xin lỗi, “giải phóng” hơn bốn chục năm năm rồi, nhưng nếu ai có hỏi em đã đọc được cuốn sách nào để lại ấn tượng trong em chưa.... 
Xin chào thua, giận em, em chịu, vì có đọc đâu mà nhớ !
Chả có gì cho em ấn tượng, chắc một phần do em dốt anh ạ, nên không hiểu nổi văn học thời này thôi.
Nói đến nghệ thuật cái này thì em thích ca thích hát nên hơi rành một chút. Chắc anh không ít thì nhiều cũng phải có nghe Duy Quang hay Sĩ Phú, Duy Trác, Tuấn Ngọc... những người con Hà Nội hát trước 75, nói về văn học có thể anh không biết chứ hát hò anh phải biết sơ thôi.
Vâng, Hà Nội 36 phố phường để lại cho người miền Nam nhiều ca khúc để đời của Phạm Duy, chắc anh không biết bài Viet Nam... Việt Nam, bài tình ca Con đường cái quan, của bác ấy .
Em nói nhiều về Pham Duy vi đúng là dân Hà Nội 45 đó anh !
Oh, anh biết nhiều về Phạm Duy, như vậy chắc anh cũng biết rõ những nghệ sĩ nổi tiếng trước 75, đến bây giờ vẫn ăn khách, những người ca sĩ mà anh biết không, cái thời ngăn sông cấm chợ, muốn được nghe phải thức canh đài BBC hay đài VOA, vừa nghe vừa khóc vì quá xúc động. Đó là lý do tại sao ca sĩ Hải ngoại khi về nước người ta đi đón râ`n trời, một cái vé có khi nữa tháng lương người ta vẫn cắn răng để nghe cho bằng được thần tượng của mình hát.
Đó là ca sĩ Hà Nội, còn trong Nam hay ngoài Huế cũng rất nhiều ca sĩ nổi tiếng, kiểu Chế Linh, Nhật Trường, Duy Khánh, v.v...
Em xin lỗi anh nhé, có thể ca sĩ ngày xưa người ta hát không cần phải là học trường lớp thanh nhạc như cái cô Thanh Lam gì ngoài Bắc của anh bây giờ đâu, nhưng vẫn đi vào lòng người nghe mãi không quên, còn cô ấy học cao quá diva diviec gì đó, nói thiệt anh đừng cười em lạc hậu với thời cuộc quá anh ạ, nhờ cái chuyện cổ chửi ca sĩ miền Nam thất học, dư luận ồn ào quá, em mới để ý, chứ thiệt tình bình thường em mà biết cô này .. em chết liền đó anh, chưa từng nghe giọng hát này bao giờ.
Thì đó, nhờ những tác phẩm giá trị của văn học nghệ thuật, những nhạc sĩ, ca sĩ, kịch sĩ đều có sự đóng góp của Huế, Sài gòn, Hà Nội.. đã đưa ba miền Nam-Trung-Bắc, gần nhau hơn, hoà quyện lại với nhau thành một.
Cám ơn anh chịu khó nghe em phân tích một cách dài dòng xoay quanh câu hỏi của anh.
Vì đây là lần đầu tiên em được nghe một câu hỏi rất thật của một người Bắc vào trong Nam ... năm 1975 .Thế cho nên em cũng trả lời rất thật lý do vì sao Bắc 54 lại là dân miền Nam dầu chỉ mới sống với nhau có 21 năm.
Và dân Bắc 75, dầu sống trong Nam đến 42 năm, vẫn mãi mãi là .... người Bắc, chứ không thể nào là người Hà Nội của dân miền Nam xưa.
Với một ít kiến thức nhỏ nhoi, một ít kinh nghiệm sống từng trải qua những thăng trầm của đất nước.
Em xin các cô bác, anh chị đã, đang và sắp đọc những giòng tự sự này một lời xin lỗi nếu như em có viết sai một ít chi tiết nào đó, các bậc cao nhân, tiền bối làm ơn bỏ qua cho kẻ hậu bối này câu trả lời mơ hồ của em, chắc chưa đủ sức thuyết phục cho anh bạn miền Bắc của chúng ta hiểu rõ hơn... Nhưng sức người có hạn, em nói rồi - tầm hiểu biết của em hạn hẹp bao nhiêu đấy thôi.
Xin chỉ giáo thêm!

Tác giả: Nguyen Anh

BAO NHIÊU, KHI NÀO, MẤY ĐỨA?

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Chúng tôi đã quyết tâm từ bỏ lợi ích riêng để giải phóng nguồn lực quốc gia!

16-01-2019 - 10:14 AM Kinh tế vĩ mô - Đầu tư
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Chúng tôi đã quyết tâm từ bỏ lợi ích riêng để giải phóng nguồn lực quốc gia!
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Tuấn Mark

Người đứng đầu ngành Kế hoạch cho biết điểm đáng chú ý nhất trong năm 2018 là Bộ đã tham mưu tư tưởng, chính sách tiến bộ, cơ chế vượt trội trong dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, hay thường được biết đến với tên Luật Đặc khu. Mặt khác, việc tham gia xây dựng Luật Quy hoạch, Luật Đối tác công tư… được xem là sự từ bỏ lớn.

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến tổng kết của Bộ Kế hoạch Đầu tư sáng 16/1, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định nền kinh tế trong năm 2018 đã phát triển một tích cực, từng bước củng cố năng lực nội tại, khả năng chống chịu của nền kinh tế trước sự thay đổi của thế giới.
Theo ông, việc đạt tốc độ tăng GDP 7,08% và ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát trong bối cảnh tài chính, thương mại thế giới có nhiều biến động, nhiều nền kinh tế tăng trưởng chậm lại là một minh chứng rõ nét.
Một đặc biệt nữa của năm 2018, theo Bộ trưởng là kết quả đạt được không chỉ toàn diện trên tất cả các ngành, lĩnh vực mà còn toàn diện ở tất cả các địa phương.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản và cận cảnh

Theo đó, ông điểm lại 3 điểm tích cực đã đạt được trong năm vừa qua.