Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

Phải chăng những gì chúng ta được học về nguồn gốc và lịch sử nhân loại đều là sai?

Mặc dù chúng ta vẫn chưa có tất cả câu trả lời cho vô số bí ẩn về văn minh nhân loại mà giới khoa học phát hiện trong nhiều thập kỷ qua, nhưng đã có nhiều phát hiện được coi là ‘bằng chứng’ cho thấy nguồn gốc và lịch sử loại người không giống như những gì ta được học…

Có lẽ đã đến lúc lịch sử cần phải được viết lại để giải thích cho sự tồn tại của những khám phá gần đây. (Ảnh qua Yelp)
Ở trường, chúng ta được học rằng loài khủng long đã tuyệt chủng khoảng 65 triệu năm trước; các loài động vật có vú cỡ nhỏ sống sót sau thảm họa và tiến hoá thành các loài động vật có vú khác nhau. Sau đó tại một số thời điểm vào khoảng 250.000 năm trước, một loài động vật có vú hình vượn đã tiến hóa thành loài người hiện đại ngày nay. Nhưng giả thuyết này liệu có chính xác?

Nội hàm sâu sắc của “Thiên thư” trong bài thơ “Nam quốc sơn hà”

Bài thơ “Nam quốc sơn hà” là bài thơ nổi tiếng nhất trong sử Việt, được xem là lời khẳng định chủ quyền của dân tộc. Đã là người Việt thì hầu như ai cũng biết đến bài thơ này.

Nam quốc sơn hà

Mặc dù phổ biến, nhưng “Nam quốc sơn hà” có rất nhiều dị bản, ít nhất là 35 dị bản sách và 8 dị bản thần tích. Hơn nữa, bài thơ cũng không có tên, mà do người đời sau lấy bốn chữ đầu của bài thơ làm tên gọi. Thư tịch cổ nhất có chép bài thơ này là “Việt điện u linh tập”, song dị bản được nhiều người biết đến nhất lại là trong “Đại Việt sử ký toàn thư”, phần về cuộc chiến Tống – Việt lần thứ hai:
南國山河南帝居,
截然分定在天書。
如何逆虜來侵犯,
汝等行看取敗虚。
Phiên âm Hán Việt:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Bản dịch của Trần Trọng Kim:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành phân định tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
Trước đây, người ta thường cho rằng “Nam quốc sơn hà” là bài thơ của Lý Thường Kiệt nhằm khẳng định chủ quyền dân tộc và khích lệ tinh thần quân sỹ trong cuộc chiến bảo vệ giang sơn chống lại quân Tống năm 1077. Tuy nhiên, trong cuộc chiến Tống – Việt lần thứ nhất của vua Lê Đại Hành, theo “Lĩnh Nam chích quái”, phần “Truyện hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt” đã xuất hiện “Nam quốc sơn hà” (Xem bài: Không phải của Lý Thường Kiệt, bài thơ Nam quốc sơn hà có từ bao giờ?). Nội dung bài thơ như sau:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư
Như hà Bắc Lỗ lai xâm lược
Bạch nhận phiên thành phá trúc dư
Dịch là:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Sách Trời định phận rõ non sông
Cớ sao giặc bắc sang xâm phạm?
Bây hãy chờ gươm chém bại vong

Tiếc thay ! Một xã hội như vậy lại vừa bị mất đi.


K' Vượng
28 phút· 
NHỮNG BÀI VIẾT THẬT.
(Trích đoạn)
.......................
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi, mũ, giày và ngoài trời
Xe vừa vào địa giới miền Nam, chúng tôi đã bấm tay nhau nhìn khung cảnh mới. Nhà cửa người dân cùng các công trình đô thị như cầu, đường gần các trục lộ giao thông trông đẹp và văn minh hơn hẳn miền Bắc. Đi rồi nghỉ ngơi rồi đi tiếp cho đến khi đoàn xe đến được khu công nghiệp Biên Hoà. Có quá nhiều nhà máy tại đây. Đoàn 18 người chúng tôi nhìn ngang nhìn dọc từng dãy nhà máy trong khu vực này và tuy không ai nói với ai nhưng đều trầm trồ trước công nghiệp miền Nam. Rồi chúng tôi được phân công vào công tác trong một nhà máy có cái tên VICACO. Một nhà máy sản xuất chất Sút (NaOH) từ muối biển và cả Acid Chlohidric (HCL) nữa. Một nhà máy bề ngòai trông rất nhỏ mà không ngờ bên trong lại lắp đặt các máy móc tối tân, sản xuất được các hóa chất với sản lượng, hàm lượng rất cao gấp nhiều lần so với công nghệ tại miền Bắc. Chúng tôi ngạc nhiên và ngầm thán phục trong bụng. Nhìn những công nhân miền Nam đang làm việc tại đây rồi sau đó làm việc chung với họ, tôi mới thấy người dân miền Nam khác xa người dân miền Bắc. Kiến thức chuyên môn và xã hội của họ hơn hẳn chúng tôi. Kỹ sư hơn hẳn kỹ sư ở miền Bắc và công nhân cũng vậy. Một sự rụt rè, cẩn thận tự nhiên nẩy sinh trong đoàn tiếp quản chúng tôi. Ai cũng sợ người trong nhà máy tại miền Nam này biết trình độ thực sự của cả đám chúng tôi. Sợ họ cười, nỗi lo chính trong lòng vì dầu gì mình cũng thuộc phía chiến thắng. Về nằm nghỉ trong căn phòng mà được biết trước đây là các phòng dành cho công nhân ngủ qua đêm nếu phải ở lại tăng ca, tôi suy nghĩ xã hội miền Nam không hề lạc hậu về công nghệ về con người… như lời nói trước giờ vẫn được nghe. Ngay cả trong buổi họp khi chọn người xung phong vào tiếp quản, cán bộ ngành từ trung ương cũng đã nói như vậy khi động viên cán bộ công nhân viên. Những dãy nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi từ các trang bị như bàn ghế, giường ngủ, quạt trần, phòng vệ sinh, đèn chiếu… Ở đây, trong khu vực khép kín của khu công nghệ còn được như vậy thì trong thành phố Sài gòn chắc chắn phải rất đẹp. Tôi cũng chưa nghĩ sẽ ra sao khi tìm gặp được hai cô em gái tôi.

THƯ CỦA DƯƠNG VĂN MINH GỬI NGUYỄN CHÁNH THI NĂM 1987


Toàn bộ bức thư của Tướng Dương Văn Minh viết cho Tướng Nguyễn Chánh Thi có nội dung như sau:

15-4-87

“Thi,

Ðược tin Thi tôi rất mừng. Lúc nào tôi cũng nhớ anh em thuở xưa, mà tôi còn lưu lại rất nhiều kỷ niệm.

Từ khi tôi đến nước Pháp tới nay, lật bật đã gần sáu năm rồi, sống với một cuộc đời réfugié tuy có thong thả nhưng lúc nào cũng bận tâm. Thoát được chế độ Cộng sản với hai bàn tay không – Pháp chẳng giúp đỡ gì – mình sống ẩn thân trong một đô thị thật nhỏ, kể ra cũng tạm yên.

Nghe Thi kể chuyện các anh em quân nhân, tôi rất khổ tâm. Lúc đó tôi bị đày ở Bangkok cho nên có nhiều việc tôi không được rõ hết.

Anh em có đọc sách của anh Ðỗ Mậu kể chuyện lại cho tôi nghe; tôi phải công nhận anh Ðỗ Mậu kể chuyện như vậy là rất can đảm. Lên án Cần-lao và Công-giáo đến mức đó là cùng. Ngoài ra, anh Ðỗ Mậu có trách tôi không biết tự tử như các bực tiền bối, cũng có phần đúng. Nhưng đây chỉ là một vấn đề quan niệm mà thôi.

Theo tôi, tự tử không phải lúc nào cũng là đúng. Ðôi khi mình phải dám sống để hứng nhận những hậu quả cho sự quyết định của mình gây ra. Có lẽ anh Ðỗ Mậu (cũng như nhiều người) không rõ là tôi lấy quyết định cuối cùng sau khi đã tham khảo ý kiến với một số những vị dân biểu và nghị sĩ còn lại, với những anh em quân nhân đến gặp tôi vào giờ chót, với các thầy mà trong đó thầy Trí Quang và Trí Thủ đã nói và đã nhắn nhủ để cứu dân.

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam là một phần của chiến lược Vành đai – Con đường?

Bởi
 AdminTD
 -

29-4-2019
Các tuyến đường bộ và đường sắt cao tốc Bắc- Nam của Việt Nam trong tương lai có phải là một phần của chiến lược Một vành đai- một con đường của Trung Quốc? Chính phủ Việt Nam chưa bao giờ có câu trả lời cho câu hỏi này. Tuy nhiên các hé lộ từ phía các quan chức của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam phần nào đã gián tiếp xác nhận rằng, cao tốc Bắc- Nam (cả đường bộ lẫn đường sắt) là một phần của chiến lược Một vành đai – Một con đường.
Vào tháng 3-2019, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, các nhà đầu tư – nhà thầu Trung Quốc có khả năng làm đường cao tốc với giá rẻ hơn, nhanh hơn các nhà đầu tư – nhà thầu của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Cách đây khoảng 10 ngày, một quan chức cao cấp của Bộ GT-VT cho rằng, chỉ có các nhà đầu tư – nhà thầu Trung Quốc – quan tâm đến các tuyến đường cao tốc Bắc- Nam của Việt Nam.

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2019

Đại tướng Lê Đức Anh và quyết định "có một không hai" ở biên giới phía Bắc

Hoàng Đan | 

Đại tướng Lê Đức Anh và quyết định "có một không hai" ở biên giới phía Bắc
Đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: Tiến Tuấn.

Theo Đại tướng Phạm Văn Trà, cố Đại tướng Lê Đức Anh từng có quyết định mang tính chiến lược, sáng suốt và "có một không hai" trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc.

Vị Đại tướng gắn liền với các chiến trường 
Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh là một trong hai trường hợp được thăng hàm vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng vào năm 1974 và người còn lại là cố Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên.
Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng, cả cuộc đời của cố Đại tướng Lê Đức Anh gắn với con đường binh nghiệp và các chiến trường, đặc biệt những nơi khó khăn, ác liệt nhất.

THỦ TƯỚNG RA QUYẾT ĐỊNH CHỈ ĐẠO GIÁ ĐIỆN NHƯNG BỌN EVN KHÔNG CHẤP HÀNH?

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

PHẨM CHẤT của tư duy phụ thuộc vào trí tâm, chứ không phải tuổi tác

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter Chia sẻ lên google-plus In trang này
Có người cho rằng, bác ấy già rồi, tư duy dứt khoát là cũ kỹ, lạc hậu. Song cũng có người nói, cậu ấy còn trẻ người non dạ, tư duy còn hời hợt, nông cạn lắm. Hai ý kiến nhận xét đó đều lấy tuổi tác làm tiêu chí.
Thực ra, tuổi tác chỉ có ảnh hưởng đến tư duy khi tuổi tác đã phát triển đến cái ngưỡng mà thần kinh đã bị thoái hóa, không còn hoạt động bình thường chứ tuổi nhiều mà trí óc vẫn còn minh mẫn thì yếu tố quyết định chất lượng tư duy là những yếu tố khác.

Ảnh minh họa


Yếu tố đầu tiên phải nói đến là tiềm năng hiểu biết, chất văn hóa, độ phong phú của ý kiến một con người cụ thể thường phụ thuộc chủ yếu vào số lượng trí thức, vào kết quả học tập tích lũy hiểu biết của người đó. Chẳng có ai dốt nát mà có tư duy sâu sắc đầy đủ, phát biểu hay, có sức thu hút lớn. Tư duy là hoạt động của nhận thức ở giai đoạn cao tất nhiên phải phụ thuộc vào trình độ nhận thức. Nhiều tuổi mà không học, không tích lũy thì nhận thức vẫn kém “không bột không gột nên hồ”. Thỉnh thoảng ta cũng bắt gặp một đôi người kém hiểu biết nhưng lại nói năng rất nhiều. Song để ý nghe kỹ ta thấy ngay lượng thông tin trong sự nhiều lời đó quá ít ỏi, nghĩa là nội dung tư duy vẫn rất nghèo.
Tiềm năng hiểu biết
[sửa]

ĐÔNG LÀO BỊ NƯỚC LÀO "CHƠI ĐỂU"

Lào xem xét giảm giá điện

Chính phủ Lào đã nhất trí xem xét lại kết cấu giá đơn vị điện nhằm tiến tới hạ thấp chi phí điện năng, một động thái tăng cường đầu tư vào sức sản xuất.
Theo thông cáo báo chí của Văn phòng Thủ tướng Lào, kết cấu được duyệt xét lại - có hiệu lực trước năm 2025 - sẽ đưa ra giá điện thấp hơn. "Việc cải thiện kết cấu giá điện có nghĩa là giá điện sẽ thấp hơn và hợp lý hơn trước đây" - thông cáo nêu rõ.
Việc xem xét lại như nêu trên cũng sẽ bảo đảm giới đầu tư trong ngành điện có lợi để hoạt động đầu tư được bền vững.

CHÍNH PHỦ ĐỒNG Ý QUY HOẠCH PHÚ QUỐC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐẶC KHU ( ĐỂ MỜI TQ VÀO CHĂNG?)

Chính phủ đồng ý quy hoạch Phú Quốc theo định hướng đặc khu

© Flickr/ Gregor Dodson

KINH DOANH
URL rút ngắn
10
Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương cho phép tỉnh Kiên Giang tổ chức triển khai lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đảo Phú Quốc và lập mới Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc theo định hướng phát triển thành đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Theo đó, quy mô sử dụng đất toàn đảo đến năm 2030 được điều chỉnh theo hướng đất du lịch khoảng 4.003 ha; đất khu phức hợp du lịch, dịch vụ dân cư khoảng 3.325 ha; đất lâm nghiệp khoảng 37.430 ha (trong đó, đất rừng phòng hộ khoảng 6.666 ha); đất nông nghiệp khoảng 3.953 ha (trong đó, đất sản xuất nông nghiệp khoảng 2.719 ha, đất ở nông thôn làng nghề khoảng 1.234 ha).
Khu đô thị Dương Đông được phát triển theo hướng là trung tâm của thành phố du lịch đảo Phú Quốc, có hệ thống quảng trường và cụm tượng đài Bác Hồ tại khu vực sân bay cũ. Cảng tổng hợp được xây dựng tại vịnh Đất Đỏ, trong đó có chức năng hậu cần dịch vụ dầu khí, kho ngoại quan xăng dầu và hàng hóa khác. 
Cảng Dương Đông được xây dựng thành cảng hành khách quốc tế Phú Quốc. Vị trí khu du lịch, dịch vụ và vui chơi giải trí tổng hợp có casino sẽ điều chỉnh, chuyển từ khu đất bãi Đá Chồng, xã Bãi Thơm sang khu du lịch sinh thái Bãi Dài, xã Gành Dầu.

EVN-BỌN "ĂN THỊT NGƯỜI" KHÔNG THẤY TANH?; EVN LÊN TIẾNG VỀ CHUYỆN " ĂN THỊT NGƯỜI"

Nợ “ngập đầu”, vì sao EVN vẫn gửi hơn 42.000 tỷ đồng trong ngân hàng không kỳ hạn?

Lời bàn của P.V.Đ:

"Bọn EVN ma cô, ma giáo ở chỗ: Số tiền 42.000 tỷ này đem gửi Ngân hàng không kỹ hạn sẽ nhận một khoản lãi suất rất thấp. Vị Ngân hàng có được khoản vốn vay phải trả lãi suất thấp nên chắc chắn chúng sẽ có tiền đút gầm bàn cho bon EVN...Khốn nạn đến thế là cùng...
MA CÔ ĐẾN THẾ LÀ CÙNG VÌ KHOẢN TIỀN 42.000 TỶ KHÔNG LÀ KHOẢN TIỀN NHỎ?!


Dân trí Lãnh đạo EVN cho biết, số dư tiền gửi này tại ngày 30/6/2018 là quá nhỏ so với số dư nợ phải trả ngắn hạn hơn 106.000 tỷ đồng tại cùng thời điểm của tập đoàn này. Trong khi đó, đây là số liệu hợp nhất mang tính thời điểm, các đơn vị phải duy trì một khoản nhất định để phục vụ cho công việc thường xuyên và xử lý đột xuất.

“Để hơn 42.000 tỷ gửi không kỳ hạn ở ngân hàng và gần 20.000 tỷ đầu tư tài chính ngắn hạn, EVN có đang lãng phí các nguồn lực tài chính?” – đây là câu hỏi được đặt ra đối với lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trước số dư tiền gửi ngân hàng và vấn đề quản lý dòng tiền của tập đoàn này tại ngày 30/6/2018.
Các số liệu này thu thập tại báo cáo hợp nhất của EVN kỳ tài chính bán niên 2018 – cũng là những số liệu báo cáo cập nhật mới nhất của tập đoàn này được công bố công khai.





Nợ “ngập đầu”, vì sao EVN vẫn gửi hơn 42.000 tỷ đồng trong ngân hàng không kỳ hạn? - 1
EVN bị đặt vấn đề liệu có để lãng phí nguồn lực khi đem hơn 42.000 tỷ đồng gửi ngân hàng không kỳ hạn (lãi suất rất thấp)

Trước vấn đề đang thu hút sự quan tâm của công luận nói trên, đặc biệt là trong bối cảnh giá điện vừa tăng mạnh, EVN đã có văn bản phản hồi.