Thứ Tư, 15 tháng 1, 2020

Bộ Công an họp báo về vụ Đồng Tâm, dư luận hoang mang

Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang.
Hôm 14/01, Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an (BCA), nói rằng phía người dân Đồng Tâm đã tấn công trước nên lực lượng chức năng mới “trấn áp” đáp trả “các đối tượng” tại thôn Hoành.
Giới hoạt động nhận định rằng thông tin của BCA hôm 14/1 khác với thông cáo chính thức trước đó trên Cổng thông tin Bộ công an vào hôm xảy ra sự việc ngày 09/01, rằng người dân chủ động “tấn công lực lượng chức năng,” khi đang xây tường rào sân bay Miếu Môn, nơi cách xa hiện trường 3km.

Thật trớ trêu, đau xót cho dân Đồng Tâm!

Nguyễn Đình Ấm

 Mặc dù chỉ cách hồ Hoàn Kiếm hơn 40 km nhưng đã gần 4 năm qua những người nông dân lương thiện ở Đồng Tâm phải sống trong cảnh nơm nớp lo bị cướp đất, bắt bớ, đàn áp, ngày đêm sống trong tình trạng bất an!
   Nguồn cơn là năm 1980 chính phủ quyết định cắt 208 ha đất của huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức tỉnh Hà Sơn Bình trong đó có 47,36 ha thuộc xã Đồng Tâm để làm sân bay Miếu Môn. Thế nhưng dự án sân bay bị treo từ đó đến nay do lữ đoàn 28, D31 quân chủng PKKQ quản lý. Do bị treo quá lâu nên D31 cho 14 hộ dân địa phương vào thuê làm nhà ở, canh tác. Năm 2015- 2016 thành phố Hà Nội quyết định lấy một số diện tích đất ở Đồng Tâm để liên doanh với tập đoàn Viettel và họ đòi lấy cánh đồng Sênh 59 ha của dân Đồng Tâm đã canh tác từ bao năm qua. Hiện dân vẫn có đầy đủ chứng từ, bản đồ chia ruộng, biên lai thuế nông nghiệp… từ thời HTX. Sự trớ trêu là cánh đồng Sênh lãnh đạo địa phương cũng để 14 hộ dân vào làm nhà, sinh sống từ 20-30 năm trước, có người lấn chiếm hàng chục ha bị tổ đồng thuận (những người đại diện dân ĐT đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng đất đai) tố cáo từ nhiều năm qua.
Mặc dù không có bằng chứng pháp lý gì cánh đồng Sênh là đất quốc phòng (không có bản đồ,quyết định thu hồi, bồi thường như với 47,36 ha năm 1981 của tỉnh Hà Sơn Bình, quân đội quản lý đất không có ý kiến và họ đã rạch mương làm gianh giới giữa cánh đồng Sênh và 47,36 ha đất quốc phòng…) nhưng cuối năm 2016 thành phố Hà Nội điều 600 CSCĐ cùng súng ống, lựu đạn cay, xe nhốt người, xe cứu thương… khống chế dân để DN Viettel xây tường trên cánh đồng Sênh. Bị dân phản ứng quyết liệt việc chiếm cánh đồng Sênh mới tạm dừng lại. Để bảo vệ nguồn sống của mình dân Đồng Tâm đã phải dựng nhà tạm ngay lối vào cánh đồng sống cảnh “nước lọ, cơm niêu” để ngày đêm thay nhau canh phòng giữ đất.
 Từ đây, ở Đồng Tâm thường xuyên có công an “nổi, chìm”(mặc sắc phục và thường phục) ngày, đêm len lỏi vào trong dân trinh sát theo dõi tình hình gây sự căng thẳng. Bất cứ người lạ nào đến Đồng Tâm cũng bị bám sát theo dõi. Lần nào chúng tôi về ĐT cũng phải liên lạc bí mật, về đến nơi luôn có người (dân nói là an ninh huyện) lén lút theo dõi chụp biển số xe. Hôm đoàn đại tá an ninh Nguyễn Đăng Quang, nhà văn Nguyễn Nguyên Bình về Đồng Tâm cũng bị chụp biển số xe, khi ra về gặp “côn đồ” vu vạ gây tai nạn giao thông để khiêu khích, cản trở, xúc phạm làm bà con ĐT phải yêu cầu đoàn ngủ lại sáng hôm sau về cho an toàn…
Sự kiện đặc biệt nghiêm trọng là ngày 15/4/2017 sĩ quan quân đội cùng công an Hà Nội lừa cụ Lê Đình Kình 82 tuổi, một “già làng” được hầu hết dân ĐT kính trọng, tín nhiệm, tin tưởng ra đồng Sênh để “kiểm tra mốc giới” rồi bất ngờ đánh cụ trọng thương đưa lên ô tô chở về Hà Nội tra hỏi, đưa cụ vào BV 108 vu là “phần tử gây rối nguy hiểm”. Khi bị nhân viên bệnh viện phát hiện cụ chống tham nhũng lãnh đạo Hà Nội mới đưa cụ sang BV Việt Đức chạy chữa. Trong khi lừa đánh, bắt cụ Kình đồng thời lãnh đạo HN điều CSCĐ đến nhằm dập tắt phản kháng của dân ĐT. Thế nhưng, không may cho họ, đa  số anh em CSCĐ không chấp hành mệnh lệnh mà theo lời khuyên của dân về nhà văn hóa thôn Hoành để làm con tin buộc lãnh đạo HN phải chữa chạy bảo toàn tính mạng cho cụ Kình.
Hơn tuần sau, ông Nguyễn Đức Chung chủ tịch HN cùng các đại biểu quốc hội phải về ĐT gặp dân hứa sẽ cho làm rõ vụ tranh chấp, không khởi tố việc bắt bắt con tin… để anh em CSCĐ ra về. Vụ ĐT đáng lẽ được giải quyết êm thấm nhưng chính quyền HN đã lật lọng khởi tố dân ĐT, triệu tập 70 người, kỷ luật khai trừ đảng, cách chức bí thư đảng ủy, bãi chức chủ tịch HĐND của bà Nguyễn Thị Lan-cán bộ duy nhất trong đảng ủy xã đứng về lẽ phải không công nhận cánh đồng Sênh là đất quốc phòng.
Theo dân ĐT, từ đây công an “nổi, chìm” thường xuyên có mặt ở địa phương, len lỏi vào các gia đình tuyên truyền người nọ, người kia đã “nhận tội”, dọa dẫm, thúc giục họ ra đầu thú. Ban đêm xe hú còi, rít ga chạy quanh làng phá nát những giấc ngủ.Thỉnh thoảng lại có những tốp an ninh, cảnh sát dùi cui, súng ngày đêm ngang dọc trong các thôn xóm. Đặc biệt những hôm dân ĐT họp hành, sinh hoạt cộng đồng là chính quyền bày ra việc nọ, việc kia để không cho bà con sử dụng hội trường cùng với “rừng cảnh sát” xe cộ, súng ống “luộng vạt”như có loạn.
Những ngày cuối năm 2019 đến nay không khí ĐT căng như dây đàn do có những đơn vị công an, quân đội vũ trang khi công khai, khi lặng lẽ vào làng, tập kết gần cánh đồng Sênh với súng ống, phương tiện chống đám đông có vẻ sẵn sàng “chiến đấu” với dân ĐT quyết giữ đất bằng bất kỳ giá nào,gây không khí cực kỳ căng thẳng.
Cùng với những hành vi uy hiếp về vũ lực một số báo quốc doanh như Hà Nội mới, An ninh thủ đô, VTV1… không hề về gặp nguyên đơn là cụ Kình và tổ đồng thuận cứ ngồi ở huyện Mỹ Đức, trụ sở ở Hà Nội viết theo tuyên truyền xuyên tạc, “tung hỏa mù” của lãnh đạo HN, thanh tra với những lời lẽ vu cáo, xấc xược hèn hạ làm dân ĐT càng ức chế, căm phẫn.
Rồi đây nếu cuộc cưỡng chế xảy ra đổ máu, dù kẻ có lực lượng vũ trang có thắng, chiếm được cánh đồng Sênh thì lịch sử vẫn khắc ghi một vết nhơ không thể gột rửa của nhà cầm quyền và đám báo chí vô trách nhiệm kia.
Thời chiến tranh với Mỹ, dân ĐT đã cưu mang, che chở cho những lượt tiểu đoàn quân huấn luyện đi Nam, hơn 200 con em ưu tú đã trực tiếp góp xương máu để mong có ngày được sống yên bình yên.Thế nhưng từ năm 2016 đến nay dân ĐT phải sống trong tình trạng khủng bố, loạn ly.
Thật trớ trêu, đau xót cho dân ĐT!
N.Đ.A.
Tác giả gửi BVN

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020

Trần Gia Phụng - Trung Quốc Lợi Gì Trong Chiến Tranh Việt Nam?




1.- TỔNG QUAN


Chiến tranh Việt Nam kéo dài trong 30 năm, từ 1946 đến 1975, có thể chia thành ba giai đoạn.


Giai đoạn thứ nhất từ 1946 đến 1949: Khi Pháp đưa quân tái chiếm Việt Nam, Hồ Chí Minh, mặt trận Việt Minh (VM) và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) nhượng bộ và thỏa hiệp với Pháp, ký liên tiếp hai thỏa ước để duy trì quyền lực của VM và đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD). Tuy nhiên, Pháp không ngừng tiến quân và ép VM đến đường cùng. Hồ Chí Minh liền họp trung ương đảng CSĐD trong hai ngày 18 và 19-12-1946 tại Vạn Phúc (Hà Đông) để tham khảo. Cuộc họp đi đến quyết định tấn công Pháp vào tối 19-12-1946.(1) Thế là chiến tranh không tuyên chiến bùng nổ. Từ năm 1946 đến năm 1949, VM vừa đánh, vừa đàm, vừa trốn chạy lên miền rừng núi để chờ đợi thời cơ..


Giai đoạn thứ hai từ 1950 đến 1954: Trong cuộc tranh chấp tại Trung Quốc, Mao Trạch Đông và đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) thành công. Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng chạy ra Đài Loan. Mao Trạch Đông công bố thành lập chính thể Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (gọi tắt là Trung Quốc).


Hồ Chí Minh và VM cầu viện CSTQ. Nhờ sự giúp đỡ về mọi mặt của của Trung Quốc, VM phản công từ năm 1950 và cuối cùng chiến thắng năm 1954. Chẳng những VM, mà cả Việt Nam sẽ phải trả giá cho sự cầu viện và chiến thắng nầy. Hiệp định Genève ngày 20-7-1954, chia hai đất nước ở sông Bến Hải, vùng vĩ tuyến 17. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (tức VM cộng sản) ở miền Bắc, Quốc Gia Việt Nam (hậu thân là Việt Nam Cộng Hòa) ở miền Nam. Trước khi ký hiệp định Genève, VM đã đưa ra kế hoạch gài người ở lại miền Nam, trường kỳ mai phục để chống lại QGVN.(2)

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2020

Lãnh địa mộ cổ khổng lồ ở Hải Phòng và bí ẩn sấm truyền kho báu

 
A-A+ ‹Đọc›

Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút 
Đây thực sự không chỉ là những kho dữ liệu thông tin khổng lồ về khảo cổ học, mà còn là kho báu thực sự bởi nó chứa rất nhiều cổ vật giá trị.
Thành Dền kỳ vĩ bị san phẳng, rồi biến thành con đường này.
Thành Dền kỳ vĩ bị san phẳng, rồi biến thành con đường này.
Xem Video: Kỳ lạ, Ngôi mộ cổ khổng lồ của gia tộc ở miền TâyIDEO CLIP:
Đóng QC, Xem nhanh Youtube nhấn: 
Mute
Current Time0:00
/
Duration Time0:00
Loaded: 0%
Progress: 0%
Kỳ lạ, Ngôi mộ cổ khổng lồ của gia tộc ở miền Tây

Sau nhiều ngày lang thang tìm hiểu về khu ‘nghĩa địa’ mộ Hán cổ khổng lồ bị tàn ph‌á nặng nề ở xã Chính Mỹ, tôi được một số ‘kẻ săn mộ’ chỉ sang xã Liên Khê (Thủ‌y Nguyên, Hải Phòng), cách đó không xa, vùng đất với những quả đồi thấp xen lẫn núi vừa, tạo thàn‌h một quần thể rất đẹp bên sông Đá bạ‌c.
Theo những trùm sỏ chuyên đào mồ cuốc mả trộ‌m cắ‌p cổ vật, thì vùng đất Liên Khê mới thực sự là một nghĩa địa mộ cổ khổng lồ, với những ngôi mộ rất lớn, chứa nhiều cổ vật. Đặc biệt, nhiều ngôi mộ vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị khai quật.
Anh Mạc Văn Trọng, con cháu của dòng tộc họ Mạc huyện Thủ‌y Nguyên, dòng dõi nhà Mạc, dẫn tôi đi dọc các dải núi nhấp nhô bên dòng Đá bạ‌c cuồn cuộn chảy. Đứng bên một ngôi mộ cổ, anh Trọng chỉ con đường mới mở và bảo đó là Thàn‌h Dền.
Thàn‌h Dền là cái tên quen thuộc, nơi vua Mạc Đăng Dung xây dựng như một ph‌á‌o thủ bên sông Đá bạ‌c. Thàn‌h Dền đắp bằng đất, nối các dải núi với nhau, tạo thàn‌h một lãnh địa kí‌n đáo, bấ‌t khả xâm phạ‌m. Thàn‌h Dền nằm bên sông Đá bạ‌c, thuận đường thủ‌y tiến ra biển Đông. Dải đất bồi mép sông cạnh khu vực Thàn‌h Dền là bãi cọc lim còn chìm dưới lòng đất, nơi từng diễn ra những trận thủ‌y chiến thời trầ‌n và có thể nhiều đời trước.
Vùng đất Liên Khê đậm đặc văn hóa, di chỉ, từ thời con người ở hang hốc, với các dụng cụ ghè đẽo bằng đ‌á, bằng đồng, thời đại đồ sắt, thời Bắc thuộc, rồi trải các đời trầ‌n, Lê, Mạc, xuyên suốt mấy ngàn năm. Trong các cuộc khảo cổ, nhiều nhà khoa học khẳng định rằng, vùng đất này thực sự là cái nôi của người Việt cổ.
Nhưng, những di chỉ còn hiện rõ và còn “nguy nga lộng lẫy” đến ngày nay trong lòng đất, có lẽ phải kể đến hệ thống những ngôi mộ khổng lồ có tuổi 2.000 năm ở trong lòng các quả núi. Đây thực sự không chỉ là những kho dữ liệu thông tin khổng lồ về khảo cổ học, mà còn là kho báu thực sự bởi nó chứa rất nhiều cổ vật giá trị.
Anh Mạc Văn Trọng đứng trên gò đất, cạnh ngôi mộ cổ, chỉ một vòng tay, bảo: “Thàn‌h Dền là di chỉ của nhà Mạc, được nói rõ trong các cuộc khai quật, hội thảo, thế nhưng, doanh nghiệp cho máy ủi san phẳng thàn‌h con đường chở vật liệu rồi. Đoạn thàn‌h đất cao bằng mái nhà khi xưa giờ biến mấ‌t. Các quả núi là tường thàn‌h tự nhiên, nơi có đầy di chỉ khảo cổ, cũng bị họ cuốc hết, nghiền thàn‌h xi măng, lấy đ‌á đất đem bán rồi. Thậm chí, những quả núi đầy giá trị khảo cổ, còn bị đào âm xuống lòng đất cả chục mét. Chẳng ai quan tâm đến những giá trị lịch sử và khảo cổ cả”.
Nhà ông Lê Văn Thạn, ở thôn Thiể‌m Khê, dưới chân một quả núi thấp, đ‌á sỏi gan trâu. Tôi dạo ra phía sau nhà ông, nhìn trên mặt đất đ‌á sỏi, lẫn lộn lổn nhổn những viên gạch cổ vỡ vụn, dấu tích trong các ngôi mộ. Trên núi, nham nhở những vết đào bới của các nhóm săn trộ‌m cổ vật.

Ông Lê Văn Thạn.
Ông Thạn sin‌h năm 1939, từng là chủ tịch xã Liên Khê thời điểm 1976 đến 1984. Sau về làm bí thư chi bộ thôn.
Trong ký ức của ông Thạn, thì đoạn Thàn‌h Dền vẫn rõ mồn một và rất kỳ vĩ. Đó là tường thàn‌h đắp đất, nhưng cao gần 10m, như con đê lớn. Tuổi trẻ, ông cùng bạn bè chăn trâu vẫn trèo lên thàn‌h, nhìn ra tới sông Đá bạ‌c.

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

20 cái "nhất" kinh hoàng của năm 2019!

    Bởi Admin

  • 30/12/2019
    0 phản hồi
         
    Mạnh Quân
    Xem một vòng bình chọn các sự kiện thời sự năm 2019 của các báo thấy chán quá. Nói chung vẫn phải có những sự kiện được cho là tươi sáng, đẹp đẽ của đất nước. Báo về nông nghiệp thì kiểu gì cũng có sự kiện là tái cơ cấu nông nghiệp thành công; chương trình nông thôn mới rực rỡ; Báo về công nghiệp, thương mại thì thế nào cũng có sự kiện về ký kết EVFTA mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam. Báo ngành y tế cũng phải có vài sự kiện thành công của ngành....

TS LUẬT CÙ HUY HÀ VŨ ĐỀ NGHỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NGUYỄN TẤN DŨNG


Vụ Mobifone: thách thức Nguyễn Phú Trọng, chạy tội Nguyễn Tấn Dũng?
Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ
Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng CSVN, Chủ tịch nước đồng thời là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, được mệnh danh “Người đốt lò” với tuyên bố chống tham nhũng nổi tiếng, “Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy”. Cũng vị này không dưới một lần khẳng định "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", bất kể người đó là ai” trong cuộc chiến chống quốc nạn này ở Việt Nam. Việc ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng, các Tướng, Thứ trưởng Công an Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành, cựu phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh… và hàng chục cán bộ cao cấp của Đảng cộng sản và chính quyền bị bãi chức rồi bị điệu ra tòa về các tội tham nhũng trong thời gian qua là những minh họa sinh động.

Phạm Hữu Trác - Sông Bến Hải

Hiệp định Genève 20-7-1954 lấy sông Bến Hải làm ranh giới đình chiến giữa hai miền Nam Bắc, từ đó hai chữ Bến Hải đi vào lịch sử Việt Nam.

Sông Bến Hải
Sông Bến Hải còn có tên là Rào Thanh bắt nguồn từ vùng núi Động Chân, tỉnh Quảng Trị, thuộc dãy Trường Sơn, cao hơn mặt biển 500m, chẩy theo hướng từ tây nam sang đông bắc, đổ ra biển ở Cửa Tùng, thuộc quận Vĩnh Linh, Quảng Trị. Sông dài chừng 100km, nơi rộng nhất khoảng 200m, hai đầu sông rất hẹp, ở thượng nguồn nơi có nhà thờ Phước Sơn, sông chỉ rộng 20m, ở Cửa Tùng lòng sông rộng 30m. Sông Bến Hải cũng còn được gọi là sông Bến Hói, theo tiếng địa phương hói có nghĩa là dòng sông nhỏ, từ Bến Hói đọc trại ra là Bến Hải.

Từ đầu nguồn sông Bến Hải chẩy được 80km thì gặp sông Sa Lung từ phía tây bắc đổ vào, hai sông hợp lưu chẩy tiếp ra biển, qua làng Minh Lương ở bờ bắc nên có tên là sông Minh Lương. Do phải kiêng húy tên vua Minh Mạng, nên cả tên làng và tên sông đều đổi thành Hiền Lương, cây cầu gần ngã ba sông cũng mang tên là Hiền Lương.

Cầu Hiền Lương nối liền quốc lộ số 1 bắc qua sông Bến Hải, nơi sông rộng hơn 150m, lui một ít về phía nam vĩ tuyến 17, thuộc quản hạt quận Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Tính đến nay đã có nhiều lần cấu trúc chiếc cầu bắc qua sông Bến Hải thay đổi, nhưng cây cầu lịch sử vẫn là cây cầu từ 1952 đên 1967. Cầu bắt đầu xây dựng bằng gỗ thô sơ năm 1922 dành cho người đi bộ, thay đổi nhiều lần đến khi xây lại năm 2003 tất cả là 8 lần.

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

Những tử huyệt của con rồng đỏ Trung Cộng

I. NHỮNG ĐẬP NƯỚC TRÊN THƯỢNG NGUỒN SÔNG MEKONG:
Khu vực xây dựng đập Tam Hiệp, phía hạ lưu, 26 tháng 7 năm 2004

Con sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy dài trên 6.380 km qua 6 quốc gia: Trung Cộng, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là nguồn sống của cả 100 triệu người ở các quốc gia hạ nguồn như Lào,

Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Sông Mekong có tới 1.245 loại cá, chỉ đứng sau sông Amazon ở Nam Mỹ. Hàng năm, có đến 2 triệu tấn cá được đánh bắt ở các quốc gia hạ nguồn. Riêng tại Biển Hồ (Tonle Sap) ở Camphuchia cũng đánh bắt được 400.000 tấn thủy sản để xuất cảng, có nhiều loại cá bông lau nặng tới 300 kg. Việc Trung Cộng liên tục xây dựng nhiều đập thủy điện trên sông Mekong, bất chấp hậu quả vô cùng tai hại mà báo chí Thái Lan gọi là chính sách “THE WHITE COAL” nhằm thao túng và gây áp lực chính trị với các quốc gia dưới hạ nguồn. Thái Lan gọi đó “THE RAP OF A RIVER”. Còn phía Việt Nam cũng than phiền về việc các đập thủy điện của Trung Cộng làm giảm lưu lượng nước và vì thế nước biển tràn vào ĐBSCL nơi sản xuất lúa gạo chiếm một nửa của VN.

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2019

Cậu bé sao Hỏa tiên đoán về đại tai nạn năm 2020 và sứ mệnh của Trung Quốc

  Thế giới tâm linh

Năm đó, sự xuất hiện của “cậu bé sao Hỏa” đã gây chấn động giới khoa học toàn thế giới. Cậu bé Boriska Kipriyanovich đến từ Nga, tự nhận mình là người từng sống trên sao Hỏa, đã tiên đoán về sứ mệnh của Trung Quốc và đại tai nạn sẽ xảy ra ở một lục địa nào đó vào năm 2020.
Cậu bé Boriska tiên đoán về sứ mệnh của Trung Quốc và đại tai nạn sẽ xảy ra ở một lục địa nào đó vào năm 2020.
Cậu bé Boriska tiên đoán về sứ mệnh của Trung Quốc và đại tai nạn sẽ xảy ra ở một lục địa nào đó vào năm 2020. (Ảnh: Pinterest)
Nhà vật lý nổi tiếng người Anh Stephen Hawking đã từng nói với truyền thông rằng: “Bất kể Boriska có phải là người đến từ sao Hỏa hay không, thì kiến thức của cậu bé về thiên văn và vũ trụ đã vượt qua sức tưởng tượng của tôi. Chúng ta không thể coi nhẹ những tiên đoán của cậu bé về vũ trụ và thế giới tương lai”.
Boriska Kipriyanovich là một cậu bé rất đặc biệt, vừa ra đời được 5 ngày đã có thể ngẩng đầu, vài tháng sau đã biết nói, 2 tuổi đã biết đọc, viết chữ và vẽ tranh.
Sau 2 tuổi, Boriska bắt đầu liên tục nói với mẹ về cuộc sống trước kia ở sao Hỏa. Cậu nói rằng, lúc ấy trên sao Hỏa còn có người sống nhưng sau này một thảm họa lớn đã xảy ra, tầng khí quyển ở sao Hỏa biến mất. Bởi vậy, cư dân sao Hỏa cần phải sống dưới lòng đất.

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2019

Đời người, hiểu thấu “3 và 7” là nắm được hạnh phúc

  Đọc & Suy ngẫm

Hạnh phúc đôi khi tưởng chừng như xa vời, nhưng thực ra nó ở ngay bên cạnh mỗi chúng ta. Đừng mải mê theo đuổi những thứ cao xa, chậm lại bước chân, hưởng thụ từng phút giây của cuộc sống.
Đời người, hiểu thấu "3 và 7" là nắm được hạnh phúc
Có phải bạn đang lạc hướng trong tìm kiếm hạnh phúc. (Ảnh: Baidu)
Cuộc sống tấp nập hối hả qua đi thật nhanh, mới ngày nào còn lang thang đây đó nô đùa với đám bạn, hôm nay ngoảnh đầu nhìn lại mới thấy mình đã già.
Cuộc đời ngắn ngủi, thời gian không đợi người, nhưng đôi khi ta lại mải miết tìm kiếm truy cầu hạnh phúc, mà quên đi cách hưởng thụ cuộc sống. Niềm vui và hạnh phục kỳ thực rất đơn giản, chỉ là ta đã lãng quên mà thôi.

Khi bạn không vui

Hãy nghĩ cuộc đời là phép toán trừ, và “quên” là công cụ để thực hiện, loại bỏ đi tất cả những thứ làm ta phiền não, cớ gì phải tức giận vì những người không đángKhông màng chuyện cũ, không tính toán ân oán, ăn một bữa cơm thật ngon, ngủ một giấc thật dài, thị phi ngày hôm qua, hôm nay tỉnh dậy sẽ là quá khứ. Hãy tiến về phía trước, sống cho hiện tại và tương lai.

Tinh túy trong nét chữ cổ xưa: Chữ Nhân (人) hàm chứa đạo làm người

  Cổ Học Tinh Hoa

Chữ nhân (人) trong tiếng Hán có nghĩa là “người” trong tiếng Việt chỉ cần hai nét bút là viết xong. Kỳ thực, chữ nhân (人) nhìn thì rất đơn giản, nhưng lại hàm chứa đạo làm người vô cùng sâu sắc.
“Chữ Hán” là chữ tượng hình, là văn tự duy nhất hiện nay có thể diễn tả ý, như kể lại một câu chuyện ở trong đó. Mỗi nét bút, mỗi chữ Hán đều ẩn chứa nội hàm cực kỳ phong phú, ý nghĩa chữ Nhân là một ví dụ cho chúng ta thấy điều đó.
Theo chiết tự tiếng Trung, kết cấu chữ “人” (nhân) gồm một nét phẩy và một nét mác. Cũng theo lý luận của Đạo gia, phía bên trái là dương bên phải là âm. Bởi vậy nét phẩy bên trái, nét mác bên phải để hợp thành chữ “人” (nhân), đây cũng chính là thể hiện của Đạo.
Nguyên lý thái cực cho rằng tương ứng với âm dương lần lượt là vật chất và ý thức. Đối chiếu với con người chúng ta thì chính là thể xác và tinh thần. Trong đó tinh thần là thuộc về dương, thể xác hay thân thể người là thuộc về âm, dương là thể (chủ thể, chủ ý thức), âm là dụng (thân thể, ứng dụng)Tinh túy trong nét chữ cổ xưa: Chữ Nhân (人) hàm chứa đạo làm người - ảnh 1
    Chữ Hán cổ xưa là chữ tượng hình, tượng thanh. Trong mỗi chữ Hán cổ xưa đều bao hàm một ý nghĩa sâu xa. (Ảnh: Pinterest)

    Tâm tốt nhưng miệng lại không tốt, vinh hoa phú quý rồi cũng mất

      Đọc & Suy ngẫm

    Người xưa có câu rằng: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Trong giáo lý nhà Phật cũng cho rằng ác khẩu sẽ tạo nghiệp báo khôn lường. Vậy nên, đừng để sự tức giận chi phối tâm trí bạn và tước đoạt đi phúc báo của bạn.
    Tâm tốt nhưng miệng lại không tốt, vinh hoa phú quý rồi cũng mất
    Đừng để sự tức giận chi phối tâm trí bạn. Mỗi ngày, hãy tự hỏi: “Hôm nay mình có tức giận không?”

    1. Nếu bạn nhẫn chịu oan khuất thì bạn là người được phúc báo

    Người khác nhục mạ bạn, bạn nên coi như được bội phục, người khác làm tổn thương bạn, bạn nên coi như họ đến để thành tựu bạn.
    Làm tổn thương người khác chính là tiêu xài công đức phát tài của mình, một người tâm địa xấu xa thường làm hại, làm tổn thương người khác, thì chính là mang tiền đến đưa cho người khác.
    Ngược lại, một người có thể nhẫn nhục, chính là liên tục thu tiền. Người đại nhẫn giống như mở ngân hàng, có thể thu nạp từ trăm sông.

    Lời căn dặn trước khi mất của các danh nhân trong sử Việt

    Lời dặn dò cuối cùng trước khi mất, tuy ngắn ngủi nhưng lại thể hiện trí tuệ và tinh hoa của một đời người. Dưới đây là lời nói cuối cùng của một số danh nhân trong sử Việt.

    Vua Lý Nhân Tông

    Lý Nhân Tông là con của vua Lý Thánh Tông và Nguyên phi Ỷ Lan. Thời vua Lý Nhân Tông được xem là thời thịnh trị dù phải trải qua những cuộc chiến khốc liệt phá Tống bình Chiêm.
    Năm 1075 đánh dấu kỳ thi khoa bảng đầu tiên bằng khoa thi “Tam trường” để chọn Minh kinh bác học. Từ đó các kỳ thi khoa bảng đã chọn ra được những bậc hiền tài phục vụ cho Giang Sơn.
    Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng trường Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu, đây được xem là trường đại học đầu tiền của Việt Nam, rất nhiều nhân tài giúp Xã Tắc giàu mạnh đều xuất thân từ ngôi trường này.
    Nhà Vua là người mộ Đạo, Phật Pháp được phát triển khắp nơi, dùng Phật Pháp để giáo hóa dân chúng, khiến Giang Sơn thái bình, Xã Tắc ổn định.
    Tháng chạp năm 1127, Vua ốm nặng, biết mình không qua khỏi, ông dặn các đại thần giúp Thái tử, trước khi mất nhà Vua nói rằng:
    “Trẫm nghe phàm các loài sinh vật không loài nào không chết. Chết là số lớn của trời đất, lẽ đương nhiên của mọi vật. Thế mà người đời không ai là không thích sống mà ghét chết. Chôn cất hậu làm mất cơ nghiệp, để tang lâu làm tổn tính mệnh, trẫm không cho là phải. Ta đã ít đức, không lấy gì làm cho trăm họ được yên, đến khi chết đi lại khiến cho thứ dân mặc áo xô gai, sớm tối khóc lóc, giảm ăn uống, bỏ cúng tế, làm cho lỗi ta thêm nặng, thiên hạ sẽ bảo ta là người thế nào?
    Trẫm xót phận tuổi thơ phải nối ngôi báu, ở trên các vương hầu, lúc nào cũng nghiêm kính sợ hãi. Đã 56 năm nay, nhờ anh linh của tổ tông, được hoàng thiên phù hộ, bốn biển yên lành, biên thùy ít biến, chết mà được xếp sau các bậc tiên quân là may rồi, còn phải thương khóc làm gì?