Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Biển miền Trung đạt chuẩn nhưng thủy sản chưa chắc an toàn để ăn

MAI ANH

(GDVN) - TS. Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho rằng dù nước biển miền Trung đã được công bố đạt chuẩn nhưng chưa chắc thủy sản đã an toàn.
Kết quả kiểm nghiệm khác nhau
Ngay sau khi Bộ Tài nguyên môi trường tổ chức Hội nghị "Công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế", trong đó Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường khẳng định: Nguồn nước biển đã an toàn. Người dân và du khách có thể yên tâm tắm biển ở các bãi biển miền Trung”, ông Hà nhấn mạnh.
Tuy nhiên, chỉ ít ngày sau Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia đã báo cáo kết quả kiểm nghiệm hải sản vùng biển miền Trung cho Bộ Y tế. 
Ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng đã khiến hàng loạt hải sản chết bất thường, gây ảnh hưởng lớn tới ngư dân tại 4 tỉnh miền Trung. ảnh: Tuổi trẻ.
Theo kết quả kiểm nghiệm này, 5 mẫu nhiễm xyanua gồm cá mỏ neo, cá đuối, ghẹ 3 mắt, cá nhồng, cá man 0,5 mg/kg; 3 mẫu phát hiện nhiễm phenol là cá đuối, cá man và cả ghẹ 3 mắt. 
Tất cả mẫu hải sản được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Tĩnh lấy vào ngày 5/8 tại Gò cá Cẩm Nhượng, chợ Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên), biển Kỳ Anh.
Đây là vùng biển bị ô nhiễm nặng nhất trong thảm họa môi trường miền Trung hồi tháng 4 do hoạt động xả thải của Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Trong khi đó ngày 24/8, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế công bố kết quả kiểm nghiệm 18 mẫu hải sản lấy từ 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) trong thời gian từ đầu tháng 8 đến ngày 19/8 chỉ phát hiện một mẫu có lượng cadimi vượt ngưỡng.
TS. Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ảnh: H.Lực.
Thông tin về mẫu hải sản nhiễm nhiễm phenol, xyanua khiến khi dư luận vẫn đang băn khoăn, lo ngại về tính an toàn của thủy hải sản... 
Trước lo lắng trên, trả lời báo giới TS. Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho rằng, dù nước biển ở miền Trung đã được công bố đạt quy chuẩn nhưng chưa chắc thuỷ hải sản đã an toàn.
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, về nguyên tắc đã là vùng biển có sự cố (bị ô nhiễm sau sự cố xả thải của Formosa khiến cá chết hàng loạt – PV) thì khi sự cố chưa được khắc phục triệt để, không nên sử dụng các thủy hải sản tại đó mà không cần xét nghiệm. Kể cả khi môi trường đã được khôi phục, nước biển đạt quy chuẩn nhưng chưa chắc thuỷ hải sản đã an toàn.

Phần lớn môi trường biển miền Trung an toàn

Trên thực tiễn, tại vùng biển mà các chỉ số, ví dụ như chỉ số phenol trong nước biển nằm trong ngưỡng an toàn, nhưng chỉ số này trong hải sản chưa chắc đã hết ngay. Vì thế, ngành y tế vẫn tiếp tục theo dõi chất lượng thủy hải sớn, lấy mẫu đủ lớn, rộng hơn để có thể đánh giá một cách tổng thể, khoa học.
“Trên cơ sở ưu tiên số 1 là bảo vệ sức khỏe của người dân, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Y tế chịu trách nhiệm làm rõ vấn đề và trả lời cho người dân khi nào cá ở miền trung có thể ăn được. Do vậy phải có đánh giá toàn diện hơn chứ không thể vội vàng. Bộ Y tế vẫn đang tiếp tục làm, đã thành lập cả hội đồng khoa học và dự kiến đầu tháng 9 công bố giai đoạn 1”, TS. Phong cho biết.
Bộ Y tế tiếp tục lấy mẫu giám sát
Về kết quả kiểm nghiệm của các mẫu cá lấy tại 4 tỉnh miền Trung giữa Cục An toàn thực phẩm  và Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh quốc gia có sự khác nhau, TS. Nguyễn Thanh Phong khẳng định Bộ Y tế không có sự bất nhất trong kết quả kiểm nghiệm các mẫu hải sản gần đây. 
“Để có thể khẳng định hải sản an toàn chúng ta phải căn cứ vào các chỉ tiêu hiện nay đang có. Chúng tôi đã 4 lần họp với các tổ chức quốc tế đề nghị cung cấp quy định về phenol, xyanua nhưng cả Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Nông – Lương Liên hiệp quốc (FAO) đều khẳng định trên thế giới không quy định về các chỉ tiêu này.
Đầu tháng 4, hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế khiến đời sống người dân 4 tỉnh miền Trung lao đao. Chính phủ kết luận cá bị nhiễm độc do ô nhiễm môi trường bởi hoạt động xả thải của nhà máy Formosa. Thủ phạm là Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh chấp nhận đền bù 500 triệu USD để khắc phục hậu quả. Cơ quan chức năng khi ấy khuyến cáo người dân không sử dụng cá chết để làm thức ăn cho người và gia súc. 
Có thể có những mẫu thời kỳ này phenol, xyanua giảm đi rất nhiều, thậm chí không phát hiện nhưng tự nhiên sau này nó lại xuất hiện. Do đó, quan trắc về phenol, xyanua là tham khảo cùng với Bộ Tài nguyên và môi trường để đánh giá vấn đề ô nhiễm môi trường biển, chứ không căn cứ vào chỉ số này để đánh giá về an toàn thực phẩm.
Tất cả mọi kết luận đều phải dựa vào chứng cứ khoa học, quy định của pháp luật”, TS. Nguyễn Thanh Phong phân tích.
Dù vậy, Cục trưởng Cục ATTP cũng cho rằng, khi các mẫu thủy hải sản cho kết quả kiểm nghiệm nhiễm phenol, xyanua thì các cơ quan chức năng vẫn cần quan tâm về chất lượng môi trường biển ở khu vực đó. Ông Phong cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nên có khuyến cáo cụ thể với người dân rằng vùng biển nào đã được xác định an toàn và vùng nào chưa.
Được biết trong thời gian này Bộ Y tế vẫn tiếp tục lấy các mẫu hải sản tại 4 tỉnh miền Trung để giám sát. Dựa trên kết quả này, Hội đồng khoa học của Bộ sẽ đưa ra kết luận xem liệu cá đánh bắt ở các tỉnh này đã an toàn để ăn hay chưa. Dự kiến kết quả kiểm tra sẽ được công bố vào cuối tháng 8/2016.
Theo một số nghiên cứu của Cơ quan quản lý thực phẩm châu Âu cho thấy lượng phenol ăn vào hàng ngày của cơ thể người qua thực phẩm ở 0,18 mcg/kg thể trọng trên một ngày là an toàn.
Phenol là chất độc nhưng không phải cứ có mặt trong thực phẩm là gây độc mà chỉ khi ở liều lượng nhất định. Nó có thể được tìm thấy trong xúc xích, thịt gà rán, chè đen lên men… Nó cũng có tự nhiên trong thực phẩm, đặc biệt ở một số trái cây như cà chua, táo, lạc, chuối hàm lượng cao, thậm chí sữa.
Phenol có thể tan trong nước, bài tiết một phần qua da và nước tiểu nên ăn lượng nhỏ không quá đáng ngại. Nếu cẩn trọng, khi mua cá về bà nội trợ nên để rã đông tự nhiên, sau đó ngâm và rửa dưới nước sạch, nước ấm nhiều lần, nếu có nhiễm phenol sẽ tan ra. Nên vứt bỏ da, các mô xốp như ruột, mang cá vì những mô này dễ nhiễm độc.
Xyanua hay cyanide là tên gọi các hóa chất cực độc. Phần lớn lượng xyanua có trong nước đều xuất phát từ quá trình công nghiệp. Nguồn thải chính của xyanua vào trong nước là nguồn thải từ quá trình khai thác mỏ, công nghiệp hóa chất hữu cơ, những công việc liên quan sản xuất sắt và thép.
Mai Anh

Kế "ve sầu thoát xác" của Trung Nam Hải có thể phá hoại kinh tế toàn cầu

NGỌC VIỆT

(GDVN) - Việc thay đổi nhân sự điều hành tại các thực thể kinh tế mục tiêu chính là “ve sầu lột xác” – từ đây doanh nghiệp mới sẽ chính thức có những thay đổi.
CNN ngày 21/7 cho biết, Trung Quốc đang gửi hàng ngàn Giám đốc điều hành sang Hoa Kỳ để làm việc tại các công ty mà Trung Quốc đã thực hiện thành công trong các thương vụ mua và bán, những “M&A by Chinese”. [1] 
Cả thập kỷ qua, Bắc Kinh đã tìm mọi cách để đưa rất nhiều lao động Trung Quốc sang làm nhân viên trong các công ty sau khi các thương vụ “M&A by Chinese” thành công tại Mỹ.
Tuy nhiên, lúc này việc thay đổi lực lượng điều hành tại các doanh nghiệp ấy đã trở thành ưu tiên số một của Bắc Kinh. 
Sau “Chiến lược mình ong xác ve nguy hiểm của Trung Nam Hải”, hiện nay đang có sự bùng nổ việc các doanh nghiệp của Trung Quốc thôn tính các công ty ở nước ngoài thông qua những “M&A by Chinese”, trong đó nhiều nhất là tại Mỹ.
Bắc Kinh có những kế sách thâm sâu trong việc đưa kinh tế Trung Quốc lên vị thế thống trị kinh tế toàn cầu. Ảnh minh họa: CNN.
Kết quả của những thương vụ “M&A by Chinese” là hình thành nên những thực thể kinh tế “mình ong xác ve” của Trung Quốc ở nước ngoài. Đó là những công ty mang danh nghĩa doanh nghiệp của nước ngoài, nhưng thực tế do người Trung Quốc sở hữu.
Ngoài việc “mua tài sản – bán nợ nần” nhằm lành mạnh hoá tài chính công và tài chính doanh nghiệp đang ở mức nguy hiểm qua việc thay đổi đòn cân nợ, mục đích của những “M&A by Chinese” còn là nhằm tạo ra công cũ hữu hiệu nhất cho việc thực hiện mục tiêu thống trị kinh tế toàn cầu.

Trong “ma trận phá hoại” của Trung Quốc, chiến lược “mình ong xác ve” được xem là mũi nhọn đột phá, khoét sâu và gây hiệu ứng nguy hại mạnh mẽ nhất đối với các thực thể kinh tế, các nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới.
Theo người viết, có thể nhận diện chiến lược “mình ong xác ve” diễn ra theo 3 giai đoạn.
Thứ nhất là “M&A by Chinese action” – doanh nghiệp Trung Quốc dùng tiền để thay đổi cầu trúc của các thực thể kinh tế mục tiêu.
Thứ hai là “M&A on Chinese policy” – doanh nghiệp Trung Quốc dùng người để thay đổi chính sách hoạt động trong các thực thể kinh tế mục tiêu.
Thứ ba là “M&A in Chinese model” – doanh nghiệp Trung Quốc dùng tiền và người làm thay đổi bản chất hoạt động của các thực thể kinh tế mục tiêu.
Khi các doanh nghiệp Trung Quốc hoàn tất những phi vụ M&A thông qua việc thay đổi sở hữu chủ, hay nắm giữ tỷ lệ cổ phần quyết định trong các thực thể kinh tế mục tiêu, thì được xem là kết thúc giai đoạn thứ nhất của chiến lược “mình ong xác ve”.
Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở giai đoạn này thì người Trung Quốc chỉ thực hiện được nhiệm vụ quan trọng nhất là “mua tài sản – bán nợ nần”, chỉ có “lợi cho mình” từ những thực thể kinh tế mục tiêu, nhưng chưa thể “hại được người” để đạt mục đích thống trị.
Vì vậy, giai đoạn thứ hai sẽ được kích hoạt để thực hiện mục đích “hại người lợi mình”, đó là thay đổi chính sách hoạt động của các thực thể kinh tế mục tiêu mà nay tồn tại dưới hình thức “mình ong xác ve”.
Tính chất của hoạt động này không khác gì “ve sầu lột xác”, đầy nguy hại.

“Ve sầu lột xác” làm thay đổi tỷ lệ giá trị hữu hình/giá trị vô hình, cho hàng giá rẻ của Trung Quốc
Trong cấu thành giá trị hàng hoá của Trung Quốc, giá trị vô hình chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Điều đó có hai lý do. Thứ nhất, doanh nghiệp Trung Quốc làm ăn gian dối, cắt giảm chí phí để hạ giá thành.
Thứ hai, do doanh nghiệp và sản phẩm hàng hoá của Trung Quốc gặp bất lợi bởi tâm lý “ghét bỏ” của người tiêu dùng trên thị trường thế giới.
Thậm chí, một số hàng hoá của Trung Quốc còn không có giá trị vô hình khi bị người tiêu dùng tẩy chay, lên án.
Tỷ lệ giá trị vô hình quá ít ỏi trong hàng hoá giá rẻ khiến cho tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của doanh nghiệp rất nhỏ. Nếu muốn cao hơn thì không có cách nào khác ngoài phải làm ăn gian dối.
Vì vậy, dù kim ngạch thương mại của Trung Quốc rất lớn nhưng lợi nhuận ròng doanh nghiệp thường không cao.

Kế sách thâm sâu của Tập Cận Bình

Như vậy, tài chính doanh nghiệp và tài chính công của Trung Quốc khó khăn có nguyên nhân quan trọng từ hàng giá rẻ.
Một khi cơ cấu nợ vay/vốn sở hữu chủ ngày càng gia tăng, nguy cơ khủng hoảng nợ luôn rình rập, thì Trung Nam Hải đã thực hiện “bán nợ nần” qua những M&A.
Tuy nhiên, bản chất của vấn đề chỉ là cơ cấu nợ chứ không phải là trả được nợ, thậm chí số nợ còn lớn hơn khi các doanh nghiệp đi vay để thực hiện các phi vụ “M&A by Chinese”.
Không những thế, người Trung Quốc luôn thực hiện M&A lớn hơn giá trị thực khiến nợ ngày càng nặng hơn.
Trong khi đó, các thực thể kinh tế mục tiêu mà doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện M&A ở nước ngoài luôn có tỷ lệ giá trị vô hình/giá trị hữu hình rất cao.
Đây chính là những yếu tố được Bắc Kinh nhận diện sẽ cứu hàng hoá giá rẻ của Trung Quốc.
Có thể thấy rằng, dù kế sách thâm sâu của Tập Cận Bình là tập trung vào cải tiến hệ thống quản trị cho các doanh nghiệp, song điều đó không thể diễn ra một sớm một chiều và không phải luôn có kết quả như Bắc Kinh mong muốn.
Trong khi hàng năm Trung Quốc xuất khẩu trên dưới 2.000 tỷ USD hàng hoá, trong đó hàng hoá giá rẻ chiếm tỷ trọng rất lớn. Điều đó cho thấy nhiều lợi ích của doanh nghiệp Trung Quốc, của người dân Trung Quốc và cả nền kinh tế Trung Quốc đang mất đi hàng ngày, hàng giờ.
Hết giá rẻ thì người tiêu dùng tẩy chay, bán giá rẻ thì không những làm cho người khác ăn mà còn phải mất công phục vụ.
Rõ ràng, sự “hao công tốn sức, hao tài tốn của” là một thực tế cay đắng của doanh nghiệp Trung Quốc trong việc chiếm lĩnh thị trường hàng giá rẻ toàn cầu.
Làm sao tăng giá trị vô hình cho hàng giá rẻ là bài toán đối với Bắc Kinh trong việc hỗ trợ cho doanh nghiệp Trung Quốc, vì từ đó sẽ giúp lành mạnh hoá tài chính công cho chính phủ.
Trung Nam Hải đã tìm ra điều ấy ở chính sách nhân sự trong các phi vụ M&A.
Tuy nhiên, đây là vấn đề hết sức nhạy cảm nên Bắc Kinh cho thực hiện từng bước một để tránh ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng. Đó là lý do khiến Trung Quốc đưa lực lượng lao động trực tiếp, nhân viên thừa hành sang làm việc tại các thực thể “mình ong xác ve” trước.
Trong giai đoạn này, người lao động Trung Quốc chủ yếu làm quen với công nghệ và cách vận hành tại các đơn vị kinh tế mới ấy.
Tất cả chiến lược, sách lược, phương châm hoạt động của các thực thể kinh tế mục tiêu được giữ nguyên, cho dù đã thuộc sở hữu của người Trung Quốc.
Khi mọi việc ổn thoả thì Bắc Kinh cho kích hoạt bước thứ hai là thay đổi bộ phận điều hành, hoạch định và thực thi chính sách.
Có thể thấy rằng, đây là bước đi quan trọng và quyết định nhất trong chiến lược “mình ong xác ve” của Trung Nam Hải.
Việc thay đổi nhân sự điều hành tại các thực thể kinh tế mục tiêu chính là “ve sầu lột xác” – từ đây doanh nghiệp mới sẽ chính thức có những thay đổi.
Do giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp trong hàng hoá vẫn được đảm bảo, vì vậy để tăng tỷ lệ giá trị vô hình/giá trị hữu hình, chỉ còn cách làm giảm giá trị hữu hình trong cấu thành giá trị hàng hoá mà thôi.

Chiến lược "mình ong xác ve" nguy hiểm của Trung Nam Hải

Cứ hình dung một doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng nội thất bằng gỗ của Mỹ được thực hiện bởi “M&A by Chinese”. Sản phẩm gỗ của Mỹ thường được làm bóng cả 2 mặt bằng sơn PU, nhưng nay người Trung Quốc cho thay đổi, sơn PU mặt phải, sơn NC mặt trái.
Ai làm trong ngành sản xuất đồ gỗ đều biết giá thành sản xuất bằng sơn NC chỉ khoảng 65% so với PU, vì tốn ít nguyên phụ liệu, ít chất xúc tác, thời gian hoàn tất nhanh…
Trong khi đó, người tiêu dùng không thể nhận ra ngay sự khác biệt, nhất là ở mặt trái sản phẩm, vì vậy rất an toàn.
Thế là người Trung Quốc bắt đầu hưởng lợi thực sự từ những phi vụ “M&A by Chinese”. Tuy nhiên, đó mới chỉ là làm hạ giá thành cho hàng hoá tại những thực thể kinh tế “mình ong xác ve” ở nước ngoài, vậy còn hàng hoá giá rẻ sản xuất tại Trung Hoa đại lục thì phải làm sao?
Người viết cho rằng, chiến lược cứu hàng giá rẻ của Trung Nam Hải sẽ được thực hiện bởi các phi vụ “M&A by Chinese” lần thứ 2 cho đến lần thứ n.
Điều đó giống như lai tạo giống qua các đời F1, F2…Fn vậy. Điều đó thể hiện qua chính sách bán cổ phiếu, trong đó có những nhà đầu tư là các doanh nghiệp tại Trung Quốc. 
Ví dụ, Tập đoàn hoá chất Syngenta của Thuỵ Sĩ được M&A bởi Tập đoàn ChemChina của Trung Quốc với trị giá 43 tỷ USD.
Khi một doanh nghiệp hoá chất X của Trung Quốc có trị giá 1 tỷ USD nhưng lại mua 1 tỷ USD cổ phiếu của Syngenta thì lúc đó doanh nghiệp X thuộc sở hữu của Syngenta.
Như vậy là, dù “tên” không đổi nhưng “họ” đã thay.
Khi đó hàng hoá của doanh nghiệp X có thể tiêu thụ dưới danh nghĩa sản phẩm hàng hoá của Tập đoàn Syngenta.
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều hoàn hảo khiến cho sự tác oai tác quái của hàng hoá Trung Quốc có thể gây thiệt hại vô cùng lớn cho kinh tế toàn cầu.
 
“Ve sầu lột xác” giúp quốc tế hoá đồng CNY và cổ phiếu nội địa của Trung Quốc
Có thể thấy rằng, hiện nay thiệt hại của kinh tế Trung Quốc ngoài hàng giá rẻ, còn có nguyên nhân là khả năng quốc tế hoá đồng CNY rất hạn chế. Khả năng quốc tế hoá cổ phiếu nội địa thì luôn gặp rào cản bởi các chỉ số quốc tế của MSCI.
Cho dù IMF đã có Nghị quyết giúp cho việc quốc tế hoá đồng CNY, nhưng đó chỉ là mong muốn của IMF.
Còn thực tế việc quốc tế hoá đồng CNY trong hoạt động thanh toán quốc tế thì hoàn toàn phụ thuộc vào chính đồng CNY qua chính sách kinh tế tài chính của Bắc Kinh.
Với thực trạng ảm đạm của việc sử dụng đồng CNY trên trị trường toàn cầu hiện nay, có thể nhận diện việc tế hoá của CNY sau khi Nghị quyết của IMF có hiệu lực vào ngày 1/10/2016 không có gì sáng sủa.
Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy khả năng thống trị kinh tế toàn cầu, đồng thời củng cố quyền lực. Ảnh minh họa: Sheng Li / Reuters
Điều đó khiến cho kinh tế Trung Quốc vẫn còn thiệt hại rất lớn.
Dù Liên bang Nga, rồi Campuchia có chính sách nhằm tạo cú hích cho việc quốc tế hoá đồng CNY, nhưng hiệu ứng của nó không lớn.
Do vậy, Bắc Kinh phải tự cứu mình trước khi người khác cứu. Và giai đoạn hai của chiến lược “mình ong xác ve” phải thực hiện nhiệm vụ đó.
Như vậy, có thể nhận diện việc quốc tế hoá đồng CNY sẽ thực hiện qua ngả quốc tế hoá cổ phiếu nội địa tại Trung Hoa đại lục. Có thể thấy, khi MSCI tạo ra rào cản thì Bắc Kinh không phá rào bởi có thể gặp nhiều hệ luỵ, Trung Quốc chọn đi đường khác để tránh rào cản MSCI.
Khi một “M&A by Chinese” tiếp diễn với những lần M&A thông qua việc bán cổ phiếu cho một hay một số doanh nghiệp tại Trung Hoa đại lục thì cũng đồng thời đưa những doanh nghiệp vượt ra khỏi biên giới Trung Quốc, dù chỉ là danh nghĩa mà thôi.
Sau nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó, giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp nội địa đã nằm trong cấu thành giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp “mình ong xác ve”, vốn đã có chỉ số MSCI quốc tế.
Và lúc đó những loại cổ phiếu vốn bị MSCI ngăn cản đã có thể giao dịch trên các thị trường chứng khoán toàn cầu, dưới một loại cổ phiếu khác.
Cho dù diễn ra dưới danh nghĩa nào đi chăng nữa thì “chất” Trung Quốc luôn là giá trị cốt lõi của sản phẩm, dủ là cổ phiếu trên thị trường vốn hay là hàng hoá trên thị trường hàng tiêu dùng.
Khi hàng hoá – nền tảng giá trị của tiền tệ và cồ phiếu – đại diện cho giá trị của tiền tệ, đều được quốc tế hoá, điều đó chẳng khác gì đồng CNY đã có được cả sức hút và lực đẩy trong việc quốc tế hoá cho nó.
Những “M&A by Chinese” luôn khác biệt so với những phi vụ M&A thông thường khác. Sự khác biệt luôn nằm ở mục đích của Bắc Kinh và nhiệm vụ của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Sự khác biệt đó luôn được nhận diện là sẽ gây hại cho kinh tế toàn cầu.
Chính phủ Mỹ đã từng phải can thiệp vào vụ chuyển nhượng Tập đoàn hoá chất Syngenta của Thuỵ Sĩ, nhằm ngăn chặn nguy hại của thương vụ “M&A by Chinese’ lịch sử này.
Song đến nay, việc ngăn chặn không thành, Hoa Kỳ đã chính thức chấp nhận cho thương vụ hoàn tất. [2]
Như vậy là không những không thể ngăn chặn được một phi vụ “M&A by Chinese” có nguy cơ gây tác hại cho kinh tế toàn cầu, mà hiện nay nước Mỹ còn đang phải lo đương đầu với việc Bắc Kinh kích hoạt cho “ve sầu lột xác” đe doạ nền kinh tế Mỹ ngay trên đất nước này.
Theo CNN: “Số lượng visa cấp cho Trung Quốc mỗi năm theo chương trình nhà đầu tư đã tăng từ vài chục lên tới 8.156 trong năm 2015…Bộ Ngoại giao Mỹ gần đây đã thông báo sẽ ngừng nhận hồ sơ xin cấp một số loại visa từ Trung Quốc trong năm 2016, vì đã đạt giới hạn cho phép hằng năm”. [1]
Rõ ràng, Bắc Kinh đã khiến cho Washington phải thay đổi cơ chế thực thi pháp luật để đối phó với “yếu tố” Trung Quốc. Điều đó cho thấy sự nguy hại từ virus tử thần của ”ma trận phá hoại” Trung Quốc đã bắt đầu hoành hành tại xứ cờ hoa.  
Tài liệu tham khảo:
Ngọc Việ