Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Chuyển mạnh tư duy ngoại giao phục vụ phát triển bền vững

20:13, 25/08/2016

(Chinhphu.vn) - Chiều 25/8, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi gặp mặt các đại sứ, trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhân dịp Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 tại Hà Nội.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang biểu dương những đóng góp to lớn của ngành ngoại giao nói chung, các cơ quan đại diện và các đại sứ, trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nói riêng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: VGP.Hải Minh
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung, lãnh đạo Bộ Ngoại giao và các đại sứ, trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tham dự buổi gặp mặt.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước biểu dương những đóng góp to lớn của ngành ngoại giao nói chung, các cơ quan đại diện và các đại sứ, trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nói riêng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch nước đánh giá Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 đã quán triệt đầy đủ các vấn đề cơ bản về nhiệm vụ đối ngoại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, có nhiều phiên thảo luận về nhiều chủ đề nhằm nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Đề cập đến những nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong thời gian tới, Chủ tịch nước cho rằng, ngành ngoại giao cần tiếp tục đổi mới tư duy ngoại giao theo hướng chuyển mạnh trọng tâm và ưu tiên phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, phục vụ tốt nhất lợi ích quốc gia, dân tộc, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Ngoại giao cần tăng cường công tác nghiên cứu cơ bản và dự báo chiến lược, kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành các chủ trương, chính sách đối ngoại phù hợp trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế có nhiều biến động phức tạp, khó lường, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện chủ động làm tốt vai trò “cầu nối”, tích cực góp phần củng cố, phát triển các mối quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực.
Ngoại giao cần phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành, địa phương trong việc xúc tiến, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, khoa học-công nghệ, mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác tiềm năng; vận động viện trợ phục vụ phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; theo dõi, đôn đốc thực hiện có hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận hợp tác quốc tế, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư.
Chủ tịch nước đề nghị ngành ngoại giao phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, trình độ công nghệ và khả năng thực hiện của các công ty, tập đoàn, cá nhân có dự án hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, qua đó tham mưu lựa chọn đối tác có năng lực tài chính tốt, công nghệ cao, có ý thức bảo vệ môi trường và chủ động ngăn chặn kịp thời các đối tượng lợi dụng đầu tư để lừa đảo hoặc có hoạt động phương hại đến lợi ích kinh tế, môi trường, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Công tác ngoại giao văn hóa và thông tin đối ngoại cần tiếp tục được đẩy mạnh nhằm tăng cường phổ biến tuyên truyền, quảng bá về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người, các giá trị, bản sắc dân tộc, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chụp ảnh lưu niệm với các đại sứ, trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Ảnh: VGP.Hải Minh
Chủ tịch nước nhấn mạnh, cần tiếp tục triển khai các biện pháp thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng nước sở tại có các biện pháp hữu hiệu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đồng bào.
Đồng thời, động viên, khuyến khích, kịp thời đề xuất khen thưởng, tri ân những tổ chức, cá nhân trên thế giới đã tích cực ủng hộ nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước và phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị ngày nay, góp phần tăng cường và mở rộng mạng lưới bạn bè quốc tế của Việt Nam.
Ngành ngoại giao cần quan tâm công tác xây dựng và bảo vệ cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài; chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật Nhà nước; phát huy sức mạnh của các lực lượng tại địa bàn, xây dựng cơ quan đoàn kết, thống nhất, vững mạnh toàn diện.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cảm ơn Chủ tịch nước đã dành thời gian tiếp các đại sứ, trưởng các cơ quan đại diện.
Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu quán triệt các chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và các ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước.
Hải Minh


(Chính trị) - Nhắc lại câu nói của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn viết trong “Binh thư yếu lược”: “Hòa ở trong nước thì ít dùng binh, hòa ở ngoài biên thì không sợ báo động”, Chủ tịch nước đề nghị các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam cần vận dụng các bài học của cha ông trong bối cảnh mới, phục vụ tốt nhất lợi ích quốc gia, dân tộc. 

Đây là chỉ đạo của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại buổi gặp mặt và nói chuyện với hơn 100 đại sứ, trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, nhân dịp Hội nghị Ngoại giao 29 chiều 25/8 tại Hà Nội.
Chủ tịch nước đề nghị các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cần chủ động làm tốt vai trò “cầu nối”, tích cực góp phần củng cố, phát triển các mối quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực. Tiếp tục đổi mới tư duy ngoại giao theo hướng chuyển mạnh trọng tâm và ưu tiên phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, phục vụ tốt nhất lợi ích quốc gia, dân tộc, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ bản và dự báo chiến lược, kịp thời tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính sách đối ngoại phù hợp; chủ động làm tốt vai trò cầu nối, củng cố, phát triển các mối quan hệ hợp tác, hữu nghị đi vào chiều sâu, hiệu quả…
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao đổi với các Đại sứ, Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Ảnh: Quang Hòa
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao đổi với các Đại sứ, Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Ảnh: Quang Hòa
Bên cạnh đó, Chủ tịch nước cũng đặc biệt nhấn mạnh việc cần nghiên cứu, vận dụng các bài học cha ông trong bối cảnh mới như những bài học về kiên trì đấu tranh giành độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; giương cao ngọn cờ hòa hiếu và hòa bình; kết hợp giữa tiến công quân sự và hòa đàm thương lượng; kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Như Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đã viết trong “Binh thư yếu lược”: “Hòa ở trong nước thì ít dùng binh, hòa ở ngoài biên thì không sợ báo động”; Phan Huy Chú đã đúc kết “Trong việc trị nước, hòa hiếu ở láng giềng là việc lớn”, hay Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định đó là những bài học mang ý nghĩa xuyên suốt trong từng thời kỳ lịch sử của dân tộc, và cần được vận dụng kế thừa, phát huy, vượt lên khó khăn, thách thức, giành được nhiều thành tích hơn nữa trên mặt trận đối ngoại, đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Gần hai tháng trước đó, nhân dịp Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức lễ trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm đại sứ Việt Nam ở nước ngoài vào chiều 4/7. Chủ tịch nước đã đề nghị các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần chủ động, vận dụng linh hoạt việc triển khai các nhiệm vụ đối ngoại.
“Các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần chú trọng kết hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân; ngoại giao với quốc phòng, an ninh; chính trị với kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học; tăng cường nghiên cứu, dự báo chiến lược; nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đối ngoại, đưa quan hệ vào chiều sâu” – Chủ tịch nước nhấn mạnh.
T.H

Chủ tịch Quốc hội gặp mặt các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện

08:07, 25/08/2016

(Chinhphu.vn) - Chiều 24/8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gặp mặt các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhân dịp các đại biểu về nước dự Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với các đại biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Báo Nhân dân
Cùng dự buổi gặp mặt, có các Ủy viên Bộ Chính trị: Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao; lãnh đạo Văn phòng và các Ủy ban của Quốc hội, cùng hơn 100 các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Thay mặt Quốc hội, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân biểu dương những thành tích to lớn của ngành ngoại giao trên mặt trận đối ngoại, góp phần giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh quốc gia, đồng thời tạo thuận lợi thu hút các nguồn lực từ bên ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế, vai trò và vị thế Việt Nam không ngừng được nâng cao.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới, trong đó, hội nhập quốc tế sâu rộng được xác định là định hướng chiến lược lớn. Do đó, toàn ngành đối ngoại cần quán triệt đầy đủ đường lối đối ngoại của Đảng, chủ động kiến nghị với Đảng, Nhà nước về những biện pháp cụ thể để triển khai hiệu quả hội nhập, đồng thời hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp tranh thủ cơ hội, ứng phó các thách thức trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, nhân dân và cử tri cả nước hết sức quan tâm những diễn biến phức tạp tại Biển Đông thời gian qua, đề nghị Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 thảo luận kỹ về nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững môi trường hòa bình ổn định để phát triển đất nước. Các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện cần bám sát tình hình, nghiên cứu và cung cấp thông tin kịp thời và có chất lượng, chủ động và đẩy mạnh vận động, tranh thủ sự ủng hộ của các nước và cộng đồng quốc tế.
Ngành ngoại giao cần chủ động và đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ công dân, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, cả về tinh thần, thông tin và pháp lý, phát huy vai trò của các hội, đoàn của người Việt để làm cầu nối với cơ quan đại diện của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi của công dân và kiều bào; thúc đẩy quảng bá, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: VGP/Hải Minh
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài phải đảm nhiệm vai trò chủ đạo trong ba trụ cột đối ngoại là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, trong đó ngoại giao Nhà nước bao gồm các hoạt động đối ngoại của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp gắn bó chặt chẽ với nhau.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Bộ Ngoại giao cần làm tốt chức năng tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là trong việc ký kết và triển khai thực hiện các hiệp định tự do thương mại, trong đó có các hiệp định thế hệ mới. Bộ Ngoại giao và Ủy ban Đối ngoại Quốc hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ để củng cố, mở rộng và tăng cường hơn nữa quan hệ giữa Quốc hội nước ta với nghị viện các nước, mở rộng mạng lưới các tổ chức bạn bè, các nhóm nghị sĩ hữu nghị.
Các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện chủ động hơn nữa tham mưu cho Quốc hội về kinh nghiệm xây dựng Nhà nước pháp quyền, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý các tranh chấp thương mại quốc tế.
Tại buổi gặp mặt, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dành thời gian tiếp các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện; đề nghị các đại biểu quán triệt chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và các ý kiến của Chủ tịch Quốc hội.
Thay mặt các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện, Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan của Quốc hội để hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu của Quốc hội và cử tri cả nước.
(theo Báo Nhân dân)

Tổng Bí thư: Ngành Ngoại giao cần dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật

(Hoạt động) - Tổng Bí thư: Cần dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật xem trong ngành Ngoại giao có những biểu hiện sai lệch về tư tưởng, đạo đức, lối sống không?

Sáng 22/8, tại Hà Nội, Hội nghị ngoại giao lần thứ 29 khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Tới dự còn có các Ủy viên Bộ Chính trị: Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; Trương Thị Mai, Trưởng ban Ban Dân vận Trung ương; Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương cùng nhiều lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội.  Tham dự Hội nghị có trên 700 đại biểu là các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cán bộ chủ chốt từ các đơn vị của Bộ Ngoại giao, cán bộ làm công tác ngoại vụ tại các địa phương.
tong bi thu: nganh ngoai giao can dung cam nhin thang vao su that hinh 0
Các đại biểu dự hội nghị làm lễ chào cờ
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu rõ: Với chủ đề “Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế – Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII”, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 là dịp kiểm điểm triển khai công tác đối ngoại, đánh giá những việc làm được, những việc cần làm tốt hơn trong 5 năm theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI cũng như hơn 2 năm triển khai Chương trình hành động của Hội nghị Ngoại giao lần thứ 28, rút ra kinh nghiệm, trên cơ sở đó tổ chức quán triệt và triển khai thắng lợi đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XII.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 cần nghiên cứu trả lời câu hỏi thế giới trong 5 – 10 năm tới sẽ ra sao; nhận định những điểm mấu chốt của tình hình quốc tế có tác động tới môi trường an ninh và phát triển của Việt Nam; thảo luận cách thức triển khai công tác đối ngoại trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; kiến nghị những biện pháp hữu hiệu; đổi mới và sáng tạo hơn trong việc sử dụng các công cụ đối ngoại, hướng tới kết quả cụ thể trong bối cảnh tiếp tục hội nhập sâu rộng, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển bền vững, củng cố vị trí của Việt Nam trong chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; ngoại giao tiếp tục đóng vai trò là phục vụ tích cực cho phát triển; hỗ trợ, đồng hành với doanh nghiệp; tạo thêm nhiều dư địa về đối ngoại cho hợp tác trên các lĩnh vực chuyên ngành khác; tìm kiếm thêm nguồn lực; đồng thời kiến tạo một chỗ đứng tối ưu về chính trị – an ninh trong bàn cờ chiến lược ở khu vực và toàn cầu, đảm bảo lợi ích quốc gia – dân tộc.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt hoan nghênh và biểu dương những đóng góp to lớn, rất có ý nghĩa của đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại nói chung, của ngành Ngoại giao nói riêng vào những thành tựu chung của đất nước trong những năm qua. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Hơn 70 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hoạt động đối ngoại đã làm nên nhiều thành tích vẻ vang, xây dựng nên một trường phái ngoại giao độc đáo, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” – mềm mại mà cứng cỏi, nhân ái mà quật cường, biết nhu biết cương, biết thời biết thế, biết mình biết người,… thể hiện tâm hồn và khí phách của dân tộc Việt Nam.
tong bi thu: nganh ngoai giao can dung cam nhin thang vao su that hinh 1
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị
Điểm lại những nét nổi bật trong hoạt động phong phú, sôi động trên mặt trận đối ngoại thời gian qua, Tổng Bí thư nêu 5 bài học trong triển khai thực hiện công tác đối ngoại để hội nghị tiếp tục nghiên cứu, thảo luận. Đó là: kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, hài hoà lợi ích quốc gia dân tộc với trách nhiệm quốc tế; kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược; xây dựng sự đồng thuận trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân; công tác xây dựng ngành và công tác cán bộ;  sự lãnh đạo thống nhất, tuyệt đối của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước.
Phân tích tình hình trong nước và quốc tế thời gian tới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu ngành Ngoại giao cần đặt ưu tiên cao và giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan đại diện ở nước ngoài, các đơn vị chức năng thuộc Bộ tăng cường công tác nghiên cứu dự báo, cung cấp thông tin giúp cho lãnh đạo có đánh giá chuẩn xác, kịp thời để chỉ đạo, điều hành nền kinh tế trong nước. Bên cạnh đó cần góp phần quan trọng bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định để phát triển. Tổng Bí thư nhấn mạnh: Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, cần nắm vững các quan điểm chỉ đạo về mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh. Vừa kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, vừa phải hết sức giữ vững môi trường hoà bình và hợp tác để phát triển. Ngành Ngoại giao cần phối hợp chặt chẽ với quốc phòng, an ninh, chủ động triển khai hoạt động trong lĩnh vực trọng yếu này. Đây cũng chính là tư tưởng của ông cha ta: “giữ nước từ xa”, “giữ nước từ khi nước chưa nguy”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: Trong khuôn khổ triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội XII, chúng ta cần hết sức chú trọng quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, các nước bạn bè truyền thống, nâng cao vai trò trung tâm của Cộng đồng ASEAN. Kiên trì chủ trương tăng cường hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi.
Ngành Ngoại giao cũng cần đi đầu phối hợp với đối ngoại nhân dân và các ngành văn hoá, nghệ thuật, thông tin, truyền thông, phát huy có hiệu quả nhất lợi thế sức mạnh mềm của đất nước, bắt đầu từ văn hoá. Với văn hoá, không có sự cao thấp, chỉ có sự đa dạng. Sức mạnh mềm của Việt Nam được thể hiện trước hết ở sức hấp dẫn, toả ra từ các giá trị văn hoá bao gồm các giá trị vật thể và phi vật thể, giá trị tinh thần và giá trị con người Việt Nam. Phải phát huy được những giá trị đó để tạo nên “thương hiệu” cho quốc gia, có sức thu hút thế giới bên ngoài, góp phần nâng cao tinh thần tự tôn dân tộc, sự tự tin trong giao tiếp và quảng bá rộng rãi giá trị văn hoá của Việt Nam ra thế giới.
tong bi thu: nganh ngoai giao can dung cam nhin thang vao su that hinh 2
Tổng Bí thư trao đổi ý kiến với các đại biểu dự hội nghị
Để hoàn thành được những nhiệm vụ đầy khó khăn, thách thức nêu trên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: công việc có ý nghĩa then chốt là tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cũng như xây dựng ngành, củng cố tổ chức và đội ngũ về mọi mặt với trọng tâm là nghiêm chỉnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về xây dựng Đảng và nội dung công tác xây dựng Đảng trong Nghị quyết Đại hội XII, nhằm nâng cao vai trò của tổ chức đảng, bản lĩnh chính trị và tư cách đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Mọi cán bộ, đảng viên, công chức và viên chức trong ngành ngoại giao phải không ngừng rèn luyện, vững vàng về chính trị, luôn luôn trung thành với lý tưởng của Đảng, với lợi ích của dân tộc, tỉnh táo và chủ động trong cuộc đấu tranh phòng, chống “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.
Tổng Bí thư đề nghị Hội nghị cần trao đổi trên tinh thần xây dựng và nghiêm túc xem trong nội bộ có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị không; có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” không; có hiện tượng nói không đi đôi với làm, thậm chí trong giao tiếp đối ngoại cũng không đủ dũng khí bảo vệ quan điểm của Đảng, của đất nước không?… Cần dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật xem trong ngành có những biểu hiện sai lệch về tư tưởng, đạo đức, lối sống; có những biểu hiện chạy việc, chạy chức, chạy địa bàn… không, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp thiết thực, cụ thể để xây dựng, chỉnh đốn Đảng và bộ máy toàn ngành.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: Thành bại của ngoại giao tuỳ thuộc vào thực lực và vị thế. Thực lực và vị thế ở đây không chỉ thể hiện trong sức mạnh vật chất mà cả trong “sức mạnh mềm”. Đó là tính chính nghĩa trong sự nghiệp của chúng ta; là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; sự đồng tình ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hoà bình, công lý trên thế giới. Đó còn là việc thực hiện đường lối và chính sách đối ngoại một cách khôn khéo như một nghệ thuật theo những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hội nghị ngoại giao lần thứ 29 làm việc đến ngày 26/8./.
(Theo VOV)

Thủ tướng nhắc nhở việc Bí thư, Chủ tịch vẫn lên Bộ Tài chính

09:40, 26/08/2016

(Chinhphu.vn) – Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng truyền đạt ý kiến này của Thủ tướng khi dẫn đầu Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra tại Bộ Tài chính, sáng 26/8.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũngvà Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng chủ trì buổi làm việc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Như tin đã đưa, ngày 26/8, Tổ công tác kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tiến hành kiểm tra tại Bộ Tài chính.
Phát biểu mở đầu cuộc làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác, nhắc lại yêu cầu và quyết tâm của Chính phủ, của Thủ tướng trong việc xây dựng Chính phủ hành động, liêm chính, kiến tạo phát triển, nói đi đôi với làm, tập trung hoàn thiện thể chế theo tinh thần thượng tôn pháp luật, chuyển mạnh từ quản lý hành chính cứng nhắc sang phục vụ người dân và doanh nghiệp, vì sự phát triển.
Với tinh thần này, Thủ tướng quyết định thành lập Tổ công tác nhằm kiểm tra theo dõi rà soát đôn đốc toàn bộ nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng giao từ đầu năm đến nay, làm việc thường xuyên.
“Trước khi Tổ công tác làm việc với các Bộ, Thủ tướng đều nhắc tôi phải truyền đạt tinh thần chỉ đạo”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết.
Cụ thể, Bộ Tài chính là Bộ kinh tế tổng hợp rất quan trọng, được Chính phủ, Thủ tướng giao nhiều nhiệm vụ. Tổ công tác có nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và rà soát toàn bộ tình hình thực hiện các nhiệm vụ này từ đầu năm, chỉ rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan.
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Tài chính làm rõ thêm 2 vấn đề.
Một là, khi xây dựng dự toán thu giao cho các địa phương, Bộ Tài chính chưa siết chặt. Vẫn có tình trạng Bí thư, Chủ tịch các tỉnh, thành phố lên Bộ Tài chính đề nghị giao dự toán thấp, để khi thực hiện có thể thu vượt dự toán.
Hai là, Bộ Tài chính đã quyết liệt đổi mới, cải cách, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng rất quyết liệt, trách nhiệm trong chỉ đạo điều hành, đặc biệt trong cải cách hành chính thuế, hải quan, giảm thủ tục, thời gian, giấy tờ cho doanh nghiệp, người dân và đã đạt nhiều kết quả. Thủ tướng cho rằng Bộ đã có nhiều tiến bộ, nhưng so với yêu cầu của người dân và doanh nghiệp thì phải tiếp tục rà soát, xem xét kiểm điểm kỹ, nhất là cán bộ thực thi các cấp, bởi chỗ này chỗ khác doanh nghiệp vẫn kêu ca phàn nàn.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ sắp tới, Tổ công tác sẽ báo cáo về kết quả kiểm tra, đặc biệt là tại Bộ Tài chính, Bộ KHĐT. “Việc này rất cần thiết, vì chỉ đạo rất tốt nhưng thực hiện ở các cấp, các ngành có vấn đề”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Hai bộ trưởng trao đổi về việc thực hiện nhiệm vụ của Bộ Tài chính. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
“Tôi xin nhận trách nhiệm với Thủ tướng”
Đáp lời Tổ trưởng Tổ công tác, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết Bộ rất phấn khởi trước những chỉ đạo của Thủ tướng, vừa giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ được giao, vừa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời qua đó làm rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp.
Yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ Tài chính báo cáo cụ thể thêm về các vấn đề, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trả lời về hai nội dung Thủ tướng nhắc nhở, Bộ sẽ nghiêm túc tiếp thu.
Về yêu cầu tiếp tục cải cách, Bộ trưởng cho biết Bộ luôn xác định nhiệm vụ xây dựng thể chế, hoàn thiện pháp luật là nhiệm vụ hàng đầu, triển khai quyết liệt. Tuy nhiên, vẫn có những nhiệm vụ được giao bị chậm trễ.
“Anh em sẽ giải trình cụ thể hơn. Còn tôi xin nhận trách nhiệm với Thủ tướng, với Tổ công tác và sẽ tiếp tục nỗ lực với tinh thần như đã nói. Chúng tôi hứa với Chính phủ sẽ tiếp tục cải cách và cải cách thực chất”, Bộ trưởng nói và cho biết, trong triển khai Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Bộ đã có chương trình hành động cụ thể với 118 sản phẩm đầu ra dự kiến hoàn thành.
Thứ hai, về việc giao dự toán cho các địa phương, Bộ trưởng thừa nhận “Thủ tướng nhắc điều này là hoàn toàn chính xác”.
Ông cho biết trước đây việc này làm rất thủ công và từ khi nhận nhiệm vụ, Bộ trưởng đã chỉ đạo quyết liệt, qua đó tạo chuyển biến. “Tôi đã nói rõ, ông nào thỏa hiệp với địa phương tôi sẽ kỷ luật”, Bộ trưởng nhắc lại chỉ đạo khi mới nhận nhiệm vụ.
Bộ trưởng khẳng định đây là vấn đề liên quan đến quyền lợi của các địa phương, sẽ phải đổi mới cách làm dự toán. Sắp tới, sẽ trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy trình xây dựng dự toán minh bạch hơn, sát thực tế hơn.
Hà Chính

Trung Quốc lại 'xuất khẩu' ô nhiễm qua sông Hồng?

(Khoa học) - Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết, nước sông Hồng từ bên kia biên giới Trung Quốc đổ về xuôi càng ngày càng ô nhiễm.

Sáng 24/8, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về Bảo vệ môi trường do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Đặng Xuân Phong cho biết từ 2011, nước sông Hồng từ biên giới phía Trung Quốc đổ về xuôi ngày càng ô nhiễm nhưng các biện pháp xử lý môi trường xuyên biên giới vẫn còn nhiều hạn chế.
Được biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đầu tư 1 trạm quan trắc môi trường xuyên biên giới tại Lào Cai ở phía đầu nguồn sông Hồng thuộc địa phận Lào Cai.
Tuy nhiên, trạm quan trắc chỉ đo được chỉ số cơ bản và đã xuống cấp nên hiệu quả không cao. Hiện vấn đề ô nhiễm môi trường sông Hồng vẫn chưa được cải thiện đáng kể.
Trung Quoc lai 'xuat khau' o nhiem qua song Hong?
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cao Đặng Xuân Phong. Ảnh: NLĐ

Các chuyên gia thừa nhận: Dự án Luật Phòng chống tham nhũng là con " hổ giấy"...

Dự án Luật Phòng chống tham nhũng: Đang bốc nhầm thuốc

26/08/2016 08:04 GMT+7
TTO - Quy định về minh bạch tài sản, thu nhập chưa giúp kiểm soát biến động về thu nhập; chưa quy định rõ việc sử dụng bản kê khai tài sản vào mục đích phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng...
Dự án Luật Phòng chống tham nhũng: Đang bốc nhầm thuốc
TS Nguyễn Đình Quyền - Viện Nghiên cứu lập pháp - đã nói như trên tại hội thảo góp ý để sửa toàn diện Luật phòng chống tham nhũng ngày 25-8 - Ảnh: LÊ KIÊN
“Nếu là bí thư tỉnh ủy, tôi không ngu gì để tài sản đứng tên tôi. Trong khi ở xã hội chúng ta hiện nay, các khối tài sản dễ dàng chuyển dịch từ người này qua người khác” - viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Đình Quyền nhận định rằng dự án Luật phòng chống tham nhũng (PCTN) dường như “đang bốc nhầm thuốc”.
Hội thảo những định hướng lớn sửa đổi toàn diện Luật PCTN được tổ chức tại Quảng Ninh ngày 25-8 thu hút sự quan tâm, thảo luận của nhiều chuyên gia và đại biểu Quốc hội.
Đụng đến là “nhạy cảm”
Công khai mà không gắn với trách nhiệm giải trình thì không thể minh bạch được
Ông TRẦN ĐỨC LƯỢNG
Vụ trưởng Vụ pháp chế - Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Kim khẳng định việc sửa đổi toàn diện Luật PCTN tác động đến sự ổn định và phát triển toàn diện của đất nước, là chủ trương lớn của Đảng. Tuy nhiên, Luật PCTN hiện nay có nhiều hạn chế, bất cập, điển hình như quy định về công khai minh bạch chưa bao quát và thiếu các biện pháp đảm bảo thực hiện, đặc biệt là chưa làm rõ về nguyên tắc, hình thức, nội dung, trách nhiệm thực hiện công khai minh bạch.