Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

Báo Trung Quốc điên cuồng chống phá Singapore vì Biển Đông

HỒNG THỦY

(GDVN) - Phán quyết Trọng tài sẽ không ngăn nổi Tập Cận Bình thực hiện cái gọi là "giấc mơ Trung Quốc", tăng vị thế thống trị Đông Nam Á và phạm vi rộng hơn.
Tờ Phụ nữ Đô thị xuất bản tại Tế Nam, Trung Quốc ngày 26/8 đăng bài: "Vạch mặt kẻ gây rối Biển Đông - Singapore", trong đó đổ tội cho cố Thủ tướng Lý Quang Diệu là nguồn gốc, nguyên nhân của bất ổn ở Biển Đông. [1]
Bôi nhọ Singapore và cha con Lý Quang Diệu - Lý Hiển Long
Tờ báo này viết: "Cục diện Biển Đông trở nên căng thẳng là vì chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, mà chính sách này lại đến từ kiến nghị của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu.
Trung Quốc lâu nay cứ nghĩ đến tình nghĩa đồng bào, nên đối với Singapore luôn luôn giữ lễ. Nhưng có lẽ chính vì sự khách sáo này đã làm hỏng người Singapore.
Đầu tháng 8 năm nay, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khi thăm Mỹ đã rêu rao, Phán quyết Trọng tài vụ kiện Biển Đông đã đưa ra định nghĩa rất huyết phục cho các bên yêu sách.
Hàm ý của ông Long là muốn Mỹ tiếp tục gây áp lực với Trung Quốc, buộc Bắc Kinh chấp nhận phán quyết trọng tài.
Sau Mỹ, Nhật, Australia và EU, Singapore là nước tích cực hơn cả các đồng minh còn lại của Mỹ như Hàn Quốc, Anh trong vấn đề Biển Đông.
Từ lúc nào Singapore đã trở thành kẻ quấy rối Biển Đông? Có thể nói rằng cục diện Biển Đông ngày nay là do chiến lược xoay trục của Mỹ, mà chiến lược này lại do Lý Quang Diệu kiến nghị.
Hình minh họa: SCMP.
Sinh thời, Lý Quang Diệu lo lắng Trung Quốc trỗi dậy sẽ là mối uy hiếp tiềm tàng đối với Singapore, từng nhiều lần thăm Mỹ và khuyên Washington quay trở lại châu Á.
Năm 2009 Lý Quang Diệu nói tại Washington rằng, nếu Mỹ không tiếp tục can thiệp vào sự vụ châu Á và kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc thì có thể đánh mất vị thế lãnh đạo toàn cầu.
Quan điểm này đã kích thích người Mỹ. Năm 2011 Mỹ đưa ra chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, từ đó Biển Đông trở thành điểm nóng.
Từ đó trở về sau, Singapore liên tục dương vây hò hét ở Biển Đông, trước sau thời điểm có Phán quyết Trọng tài từng mấy lần mượn sức Mỹ để gây áp lực với Trung Quốc.
Chiến lược quay trở lại châu Á không chỉ dừng lại ở Biển Đông. Trên lĩnh vực kinh tế Singapore cũng đề xuất hiệp định TPP để thách thức Trung Quốc.
Lý Hiển Long từng nhiều lần hối thúc Mỹ phê chuẩn TPP, thậm chí đe dọa: "Nếu TPP không được Quốc hội Mỹ phê chuẩn mà bị chết yểu, Mỹ sẽ bị gạt khỏi hệ thống thương mại ở châu Á do Trung Quốc lãnh đạo."
Ý của Lý Hiển Long là khuếch đại mối uy hiếp từ Trung Quốc, chọc phá quan hệ Trung - Mỹ.
Ở trong ASEAN thì Singapore đóng vai trò như thế nào? Lâu nay Singapore dựa vào ảnh hưởng kinh tế, thủ đoạn ngoại giao thuần thục của mình cùng uy tín, ảnh hưởng quốc tế nên được mệnh danh là "quân sư" của ASEAN.
Việc ASEAN ngày càng nhấn mạnh "lập trường thống nhất" trong vấn đề Biển Đông về cơ bản thể hiện ý kiến của Singapore."

"Biển Đông tắc, Singapore chết"

Tờ báo dẫn lời 3 nhà nghiên cứu Trung Quốc để chỉ trích Singapore.
Hứa Lợi Bình từ Viện Khoa học xã hội Trung Quốc nhận xét, Singapore chỉ có 5 triệu dân, lại nằm nơi yếu địa châu Á, nên phải cân bằng quan hệ với Mỹ, Trung Quốc, nghiêng bên nào cũng có thể rước họa vào thân.
Nguyễn Thứ Sơn - bình luận viên đài Phượng Hoàng thì nói, Trung Quốc quá khách sáo với Singapore nên làm hỏng quốc gia này. Singapore hưởng lợi từ Trung Quốc, Bắc Kinh đã không đòi báo đáp, nay lại còn đòi áp bức nước lớn.
Tiết Lực từ Viện Khoa học xã hội Trung Quốc thì kiến nghị, từ nay về sau khi xử lý vấn đề an ninh, Biển Đông với ASEAN, Trung Quốc nên học Singapore, muốn làm gì thì làm, đừng để "nút thắt văn hóa" trói buộc.
Bắc Kinh kết thúc màn kịch "trỗi dậy hòa bình"
Đánh giá thái độ diều hâu và nhận thức lệch lạc của một bộ phận học giả, truyền thông nhà nước Trung Quốc như bài báo vừa nêu, có lẽ không gì khách quan và thuyết phục bằng bình luận của nhà báo Frank Ching trên South China Morning Post ngày 26/8. [2]
Frank Ching nhận xét, một thời gian dài Bắc Kinh đã cố gắng thuyết phục thế giới rằng, sự gia tăng sức mạnh của họ là hòa bình. 7 năm trước trong sự trỗi dậy của đại suy thoái, Trung Quốc nghĩ đã đến lúc họ quay trở lại vị trí làm bố thiên hạ.
Giống như tất cả các cường quốc trong lịch sử, sự trỗi dậy của Trung Quốc không chỉ đi kèm sự bành trướng quân sự, mà còn là sự khẳng định luật pháp riêng của nó.
Quốc gia này bắt đầu bằng việc xây dựng các căn cứ quân sự trên các rặng san hô, bãi đá (chiếm đóng bất hợp pháp) ở Biển Đông chỉ đơn giản bởi tuyên bố họ có chủ quyền từ thời cổ đại.
Để biện minh cho vị hế của mình về điều này cũng như trong các vấn đề khác, Bắc Kinh tạo ra một vũ trụ tưởng tượng. Nói như chuyên gia Biển Đông Bill Hayton, Trung Quốc luôn tự cho mình là đạo đức, là chính xác và bất kỳ ai không đồng ý với họ đều là sai lầm.
Những gì Bắc Kinh cho là đúng thì đó là luật pháp. Còn Phán quyết Trọng tài (do Hội đồng Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 mà Trung Quốc là thành viên xây dựng nên) thì là "trò hề". Đới Bỉnh Quốc thì gọi đó là "tờ giấy lộn".
Theo Frank Ching, Phán quyết Trọng tài sẽ không ngăn nổi Tập Cận Bình thực hiện cái gọi là "giấc mơ Trung Quốc", tăng vị thế thống trị Đông Nam Á và phạm vi rộng hơn. 
Trong thế giới tưởng tượng của họ, "giấc mơ Trung Quốc" của Tập Cận Bình sẽ một lần nữa giúp họ trở thành trung tâm thiên hạ, sau một vài thế kỷ bị gián đoạn bởi chủ nghĩa đế quốc phương Tây.
Trong trí tưởng tượng của Trung Quốc, điều này không phải là nô dịch láng giềng, mà chỉ đơn giản là quay trở lại với khái niệm truyền thống thiên tử - chư hầu với các nước Trung Quốc vẫn coi là man, di, mọi rợ.
Mặc dù các nhà lãnh đạo rung Quốc không còn gọi các nước láng giềng như người man rợ, nhưng họ nhớ lại rằng văn hóa Nho giáo đã ảnh hưởng đến nhiều nước châu Á, hệ thống chữ Hán được nhiều nước vay mượn, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam.
Có lẽ đó là lý do tại sao Singapore, đảo quốc với dân số chủ yếu là người Hoa lại bị Bắc Kinh giận dữ coi họ là kẻ phản bội. Từ năm 2009 cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã nhìn thấy vấn đề cần Hoa Kỳ cân bằng với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Trung Quốc coi sự thống trị của họ là rất quan trọng vì nhu cầu phát triển của bản thân họ, Trung Quốc thèm muốn các nguồn lực từ biển và đáy biển. Họ sẽ tiếp tục chính sách cây gậy và củ cà rốt, sử dụng thương mại đầu tư làm vũ khí.
Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ đang trở thành đối tượng kiềm chế, tranh giành lợi ích của Trung Quốc. Còn Hoa Kỳ luôn là nhân vật phản diện lớn nhất trong tâm trí (một bộ phận lãnh đạo) Trung Quốc.
Cá nhân người viết cho rằng, đội ngũ nghiên cứu và truyền thông Trung Quốc đã bị chính trị hóa và sự dối trá, hợm hĩnh đang lên ngôi, bởi Bắc Kinh tập hợp hầu hết những kẻ xu thời, cơ hội chính trị và làm lấn át tiếng nói của lương tri và trí tuệ dân tộc Trung Hoa.
Bất luận nhà cầm quyền Trung Quốc có tìm cách nào đi nữa để chống lại Phán quyết Trọng tài, thì Tòa án Công luận của nhân loại cũng sẽ không bao giờ chấp nhận.
Cái thời thiên tử - chư hầu mông muội đã qua từ lâu, những kẻ càng cố chứng minh mình là văn minh, là tuân thủ luật pháp bằng cách chống lại luật pháp và dư luận, áp đặt và áp bức kẻ yếu sẽ không có chỗ đứng trong xã hội phát triển của loài người.
Tài liệu tham khảo:
Hồng Thủ

TQ: Một làng 3.653 người không ai mắc bệnh ung thư nhờ ăn thứ có rất nhiều ở VN

Tại tỉnh Quảng Tây có rất nhiều ngôi làng mà người dân sở hữu số tuổi thọ rất cao. Tại làng Lệ Phố thuộc tỉnh Quảng Tây trong 3.653 người dân không một ai từng bị mắc bệnh ung thư, nguyên nhân hoá ra là… chỉ vì họ thường xuyên ăn “khoai sọ”.

khoai so Le Pho 1

Ngôi làng có tổng cộng 3.653 người, nhưng chưa một ai trong số họ đã từng bị mắc căn bệnh ung thư. Hiện tượng đặc biệt này đã làm dấy lên sự quan tâm của đội ngũ y tế hàng đầu của Mỹ, những chuyên gia tổ chức các trại hè cho học sinh.

Những nhà nghiên cứu này ngày ngày sống cùng với dân làng và âm thầm tiến hành nghiên cứu. Họ khảo sát về hoàn cảnh sống cũng như môi trường xung quanh, khí hậu và những thói quen ăn uống của người dân. Cuối cùng đã đi đến một kết luận đáng ngạc nhiên: Ngôi làng này, không hề có bệnh ung thư, đơn giản chỉ vì họ thường ăn “khoai sọ”!

Có thể bạn muốn nói, khoai sọ thì ở nơi nào mà chẳng có? Ngôi làng này không bị ung thư vì ăn khoai sọ có vẻ vô lý quá? Câu hỏi rất hay, bởi vì ngôi làng Lệ Phố này nằm rất xa khu vực đô thị phát triển, và vốn rất nghèo khó.

khoai so Le Pho 3
Khoai sọ
Loại cây trồng phù hợp nơi đây duy nhất chỉ có khoai sọ. Nếu ai đã từng tới Quế Lâm du lịch chắc hẳn đã nhìn thấy rất nhiều những đặc sản khoai Lệ Phố được bày bán khắp nơi. Bởi vì, ở Lệ Phố quá nghèo không có những thứ khác để ăn, do đó bữa sáng họ cũng ăn khoai, đi làm đồng cũng cầm ít củ khoai đi ăn. Có thể nói, khoai được người dân nơi đây sử dụng như một lương thực chính.

Bây giờ hãy cùng tìm hiểu cốt lõi của vấn đề, tại sao ăn khoai sọ lại không bị ung thư?
  1. Khoai sọ là một thực phẩm có tính kiềm, có thể trung hoà các chất có tính axit trong cơ thể, điều chỉnh cân bằng độ pH của cơ thể. Do đó khiến các tế bào ung thư không có môi trường để sống sót.
  2. Khoai sọ chứa nhiều thành phần đa dạng phong phú các protein, canxi, phốt pho, sắt, kali, magiê, natri, carotene, niacin, vitamin C, vitamin B, saponin… Những chất này giúp tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể, phòng ngừa và điều trị các bệnh ung thư đạt được hiệu quả rất tốt.
  3. Khoai sọ có chứa một loại dịch nhầy protein, những người từng tiếp xúc với khoai sọ tươi có lẽ đều biết khi gọt vỏ khoai sọ lớp nhầy trên củ khoai sọ dính lên da rất ngứa. Sau khi bị cơ thể hấp thụ sẽ sản xuất globulin miễn dịch, giúp cải thiện và đề cao sức đề kháng của cơ thể. Điều này đều được nhắc tới trong những dược liệu cổ truyền Trung Y.
Khoai sọ Lệ Phố, Quảng Tây luôn luôn là một món quà hoàng gia. Nó cũng là một món ăn đặc biệt mà Hoàng đế Càn Long triều đại nhà Thanh Trung Quốc rất yêu thích.

Nếu có dịp đi du lịch đến làng Lệ Phố, Quảng Tây, Trung Quốc nhất định hãy thử món ăn đặc sắc này nhé.

Bạch Mỹ



(Đại Kỷ Nguyên)

Tướng Ngô Xuân Lịch thăm Bắc Kinh để hợp tác?


 ?

NGUYỄN HÒA (thực hiện) | 

Tiềm năng hợp tác giữa quân đội Việt Nam và quân đội Trung Quốc còn lớn
Một hoạt động trong chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc năm 2016. Ảnh: TRỌNG HẢI.
Lời bàn: 

HỢP TÁC GÌ CHỨ HỢP TÁC QUỐC PHÒNG VỚI TRUNG QUỐC COI CHỪNG ĐÁNH MẤT “ NỎ THẦN “…

Trả lời phỏng vấn Báo Quân đội nhân dân, Đại sứ Hồng Tiểu Dũng nhấn mạnh, Trung Quốc rất coi trọng chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc sắp tới của Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Đại sứ Hồng Tiểu Dũng cho rằng, quan hệ giữa quân đội hai nước là một trong những trụ cột quan trọng của quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung.
Phóng viên (PV): Thưa Đại sứ, để quan hệ quốc phòng hai nước có bước phát triển mới, tương xứng và đúng với ý nghĩa là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước, hai bên cần có việc làm cụ thể nào?
Đại sứ Hồng Tiểu Dũng: Thời gian qua, quân đội hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã tích cực triển khai nhiều hoạt động hợp tác, giao lưu hữu nghị, góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển.
Bên cạnh đó, vai trò, vị trí, quan hệ giữa hai quân đội trong tổng thể quan hệ hai nước đang được tăng cường, cơ hội và tiềm năng hợp tác vẫn còn rất lớn.
Việt Nam và Trung Quốc có nhận thức chung rằng, trong giai đoạn lịch sử mới, cần cùng nhau nỗ lực thúc đẩy quan hệ giữa hai quân đội không ngừng phát triển, trở thành một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước.
Việt Nam và Trung Quốc đang không ngừng thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện đi vào chiều sâu, theo phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".
Trên phương châm và tinh thần đó, quân đội hai nước đang tích cực thực hiện nhận thức chung mà lãnh đạo hai nước đã đạt được, coi trọng phát huy truyền thống hữu nghị, tích cực khai thác tiềm năng, mở rộng lĩnh vực, hoàn thiện cơ chế, đổi mới phương thức, thúc đẩy thực chất quan hệ hợp tác, nỗ lực tăng cường tin cậy chính trị, bảo vệ lợi ích chiến lược và lâu dài của nhân dân hai nước, để quan hệ giữa hai quân đội thực sự trở thành một trong những trụ cột quan trọng của quan hệ hai nước.
PV: Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt - Trung là một trong những điểm sáng trong quan hệ hai nước nói chung và quan hệ quốc phòng hai nước nói riêng, Đại sứ đánh giá thế nào về các cuộc giao lưu này?
Đại sứ Hồng Tiểu Dũng: Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt - Trung là một điểm sáng trong quan hệ giữa hai quân đội. Việt Nam và Trung Quốc có chung đường biên giới trên bộ dài khoảng 1.450km. Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc giáp với 7 tỉnh của Việt Nam là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên.
Tháng 3-2014, lần đầu tiên quân đội hai nước tổ chức Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới. Tháng 5-2015, hoạt động này được tổ chức lần thứ hai, với quy mô được nâng từ cấp Thứ trưởng lên cấp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Tháng 3-2016, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hai nước đồng chủ trì hoạt động này. Trong thời gian 4 ngày diễn ra sự kiện, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hai nước đã đồng chủ trì nhiều hoạt động, tướng lĩnh cao cấp quân đội hai nước tham gia giao lưu, được chính quyền địa phương và quần chúng nhân dân tích cực ủng hộ.
Từng tham gia Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc vào các năm 2015 và 2016, tôi cho rằng, hoạt động này đã mở ra một kênh giao lưu và góp phần làm phong phú thêm nội dung hợp tác giữa hai quân đội.
Đặc biệt, thông qua hoạt động này thể hiện mong muốn chính trị của quân đội hai nước trong việc nỗ lực duy trì quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.
Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới được luân phiên tổ chức tại các tỉnh giáp biên còn góp phần tạo dựng niềm tin chung sống hòa bình, an cư lạc nghiệp cho người dân hai nước.
Biên giới trên bộ Việt Nam - Trung Quốc đang trở thành một trong những đường biên an toàn nhất của Trung Quốc với các nước láng giềng.
PV: Thời gian qua, quân đội hai nước đã thành công trong một số lĩnh vực hợp tác như: Hợp tác đào tạo, giao lưu sĩ quan trẻ… Song, cơ hội hợp tác giữa quân đội hai nước vẫn còn rất lớn. Theo Đại sứ, quân đội hai nước nên chú trọng vào những lĩnh vực nào?
Đại sứ Hồng Tiểu Dũng: Hiện nay, quân đội hai nước đã tích cực triển khai hợp tác trong các lĩnh vực như: Đối thoại chiến lược quốc phòng; giao lưu hợp tác hữu nghị biên phòng; tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ; đào tạo; chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác đảng, công tác chính trị; giao lưu sĩ quan trẻ; tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Trong đó, mức độ và quy mô hợp tác đào tạo và giao lưu sĩ quan trẻ đang được mở rộng.
Trong thời gian tới, chúng tôi tin tưởng rằng, các hoạt động giao lưu, hợp tác giữa quân đội hai nước sẽ không ngừng được củng cố và tăng cường. Trước tiên là thăm viếng các cấp, nhất là các cuộc tiếp xúc cấp cao sẽ tiếp thêm động lực mới cho quan hệ giữa hai quân đội không ngừng phát triển.
Thứ hai là duy trì cơ chế gặp gỡ cấp cao biên giới. Hai bên tích cực xây dựng kế hoạch, đổi mới nội dung và phương thức giao lưu để tổ chức thành công hoạt động Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 4 vào năm 2017.
Thứ ba là đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình. Bên cạnh đó, các lĩnh vực hợp tác khác như giao lưu Hải quân, chia sẻ kinh nghiệm về công tác đảng, công tác chính trị cũng được chú trọng và tăng cường.
PV: Đại sứ đánh giá như thế nào về chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc sắp tới của Đại tướng Ngô Xuân Lịch?
Đại sứ Hồng Tiểu Dũng: Như tôi đã khẳng định ở trên, quan hệ giữa hai quân đội là nhân tố quan trọng của quan hệ hai nước, là một trong những trụ cột quan trọng của quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung.
Những năm qua, các cuộc tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước được duy trì thường xuyên, góp phần củng cố và phát triển truyền thống hữu nghị hai quân đội, cũng như quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước.
Chuyến thăm Trung Quốc lần này của Đại tướng Ngô Xuân Lịch diễn ra sau thành công của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII. Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên sau khi đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của Đại tướng Ngô Xuân Lịch.
Chuyến thăm có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai quân đội cũng như quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước.
Trung Quốc rất coi trọng chuyến thăm của Đại tướng Ngô Xuân Lịch và sẽ phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam, làm tốt mọi công tác chuẩn bị, bảo đảm chuyến thăm thành công tốt đẹp, tiếp thêm động lực mới cho sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
PV: Trân trọng cảm ơn Đại sứ! 
theo Quân đội nhân dân

8 lời khuyên của vị triệu phú 30 năm chỉ nghiên cứu người giàu

30 năm chỉ nghiên cứu người giàu, vị triệu phú này có 8 lời khuyên dành cho bạn

Steve Siebold, triệu phú tự thân, tác giả của cuốn sách nổi tiếng "Người giàu suy nghĩ như thế nào?" sau 30 năm nghiên cứu 1.200 người giàu đã có những đúc kết của riêng ông về tầng lớp thượng lưu này.

30 năm chỉ nghiên cứu người giàu, vị triệu phú này có 8 lời khuyên dành cho bạn
Trái ngược với suy nghĩ của hầu hết chúng ta, trí thông minh và giáo dục tốt chưa chắc đã đảm bảo được sự giàu có.
Người nghèo thường tin rằng tiền bạc sẽ giúp họ sống đầy đủ trong thế giới vật chất. Trong khi đó, người giàu cho rằng tiền bạc chỉ nhằm đáp ứng những sở thích của họ.

Ông Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt?

26/08/2016
26-8-2016
Ông Trịnh Xuân Thanh. Nguồn: báo DT.
Ông Trịnh Xuân Thanh. Nguồn: báo DT.
Mới đây, theo các báo cáo Ủy ban Kiểm tra TW, từ 2011 – 2013 Tổng Công ty CP xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) dưới sự điều hành của chủ tịch Trịnh Xuân Thanh đã để xảy ra thua lỗ hơn 3.200 tỉ đồng. Nhiều cán bộ PVC đã bị kỷ luật và xử lý hình sự!

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Nếu ngày nào bạn cũng tỉnh giấc vào thời điểm này trong đêm, hãy đi khám sức khỏe ngay

Thùy dung | 

Nếu ngày nào bạn cũng tỉnh giấc vào thời điểm này trong đêm, hãy đi khám sức khỏe ngay

Thường xuyên thức giấc cùng một thời điểm, coi chừng bạn đang mang bệnh. Đó có thể là lời cảnh báo sức khỏe từ cơ thể mà bạn chớ nên phớt lờ.

Bạn có bị thức giấc cùng một thời điểm trong thời gian dài không? Nếu câu trả lời là có, bạn cần hết sức chú ý vì điều đó có thể là một biểu hiện bất thường.
Để tồn tại, cơ thể con người luôn cần năng lượng, đó là lý do bạn cần ngủ đủ giấc.
Vậy nên, nếu ngày nào bạn cũng tỉnh dậy vào cùng một thời điểm trong đêm và tình trạng này kéo dài liên tục thì rất có thể cơ thể bạn đang đưa ra cảnh báo rắc rối nào đó.
Cùng đi tìm nguyên nhân khiến bạn thức dậy vào những thời điểm này mỗi ngày nhé!
Nếu ngày nào bạn cũng tỉnh giấc vào thời điểm này trong đêm, hãy đi khám sức khỏe ngay - Ảnh 1.
Có thể, bạn đang lo lắng, căng thẳng quá mức nên khó có thể đi vào giấc ngủ.
23h – 1h sáng hôm sau
Khoảng thời gian 23h – 1h là lúc túi mật thực hiện nhiệm vụ phá vỡ chất béo. Túi mật đảm nhiệm một công việc quan trọng là cô đặc và dự trữ dịch mật, theo đó, giúp cơ thể tiêu hóa chất béo.
Thường xuyên tỉnh giấc trong khoảng thời gian này đồng nghĩa với việc bạn đã nạp vào cơ thể quá nhiều chất béo hay dầu không lành mạnh.
Trong khi đó, chế độ ăn quá nhiều chất béo, ít vận động sẽ sinh ra bệnh sỏi mật.
Chế độ ăn nhiều chất béo, cholesterol, ít chất xơ có thể phá vỡ sự cân bằng bình thường của cholesterol và muối mật có trong dịch mật, dẫn đến hình thành sỏi – là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm túi mật.
Vì thế, khi có dấu hiệu này, bạn hãy điều chỉnh chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon và tránh bệnh cho túi mật.
1h – 3h
1h – 3h sáng là quãng thời gian bài độc của gan trong khi bạn đang ngủ say.
Đây là thời điểm quan trọng, vậy nên, nếu bạn thường xuyên bị “đánh thức” đúng khung giờ này thì rất có thể gan của bạn đang phải hoạt động quá công suất.
Chính vì vậy, việc bạn cần làm là giúp gan tăng cường chức năng thanh lọc, thải độc tố một cách hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Nếu ngày nào bạn cũng tỉnh giấc vào thời điểm này trong đêm, hãy đi khám sức khỏe ngay - Ảnh 2.
Đây là thời điểm gan đang thực hiện chức năng bài độc.
3h – 5h
3h – 5h sáng là thời gian bài độc của phổi. Đó cũng chính là lý do tại sao mà người đang mắc bệnh ho lại hay ho dữ dội vào lúc này, bởi hoạt động bài độc đã chạy đến phổi.
Do vậy, hãy chú ý giữ ấm cơ thể để tạo điều kiện cho phổi thực hiện tốt chức năng của chúng bởi nếu không, đó có thể là lý do khiến bạn thường thức dậy vào thời điểm này mỗi ngày.
5h – 7h
Nếu ngày nào bạn cũng tỉnh giấc vào thời điểm này trong đêm, hãy đi khám sức khỏe ngay - Ảnh 3.
Chế độ ăn uống tác động không nhỏ tới chất lượng giấc ngủ của bạn.
Đây là thời điểm các độc tố còn lại tiết ra và cần đào thải khỏi hệ thống. Nếu bạn có chế độ ăn uống không khoa học, thường ăn quá muộn, bạn sẽ bị đánh thức vào thời điểm này.
Điều này kéo theo những giấc ngủ trọn vẹn và nếu bạn là người hay làm việc khuya dẫn tới ngủ muộn thì sẽ càng dẫn đến thiếu ngủ triền miên.
Vì vậy, bạn hãy điều chỉnh chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng thức giấc trong khung giờ này nhé.
Ngoài ra, nếu thấy khó ngủ trong khoảng thời gian từ 9h đến 11h tối, có lẽ, bạn đang bị căng thẳng quá độ. Sự căng thẳng, mệt mỏi này đi vào tiềm thức khiến bạn khó có thể chợp mắt.
Nằm trằn trọc, mãi mới ngủ được có thể dẫn tới tình trạng mất ngủ và những vấn đề cho hệ thần kinh khiến bạn lo lắng, căng thẳng hơn.
Vì thế, trước khi đi ngủ, bạn hãy giữ tinh thần thư thái, đi bộ hay vận động nhẹ nhàng để dễ ngủ nhé.
(Nguồn: DailyMail)
theo Afamily/TTVN

Trung Quốc sẽ tấn công hạt nhân Nhật Bản, chiếm Seoul nếu xảy ra xung đột với Hoa Kỳ

Theo chuyên gia Úc, dự báo của RAND về chiến tranh Mỹ-Trung chưa lường hết những khả năng nguy hiểm, đánh giá thấp nguy cơ Trung Quốc sử dụng vũ khí hạt nhân, xua quân tràn vào chiếm Hàn Quốc, cũng như đánh giá thấp về khả năng phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc...
Tên lửa đạn đạo hạt nhân liên lục địa DF-41 của Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo hạt nhân liên lục địa DF-41 của Trung Quốc
Sau khi RAND công bố nghiên cứu dự báo về các kịch bản chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong tương lai, hai chuyên gia Paul Dibb và Mike Scrafton đã đưa ra đánh giá trên trang của Viện Lowy (Úc) về nghiên cứu của RAND. Cụ thể như sau:

RAND đã nêu ra bốn kịch bản xung đột về hai giai đoạn khác nhau: cường độ thấp và cường độ cao, ngắn hạn và dài hạn và sẽ xảy ra trong khoảng từ 2015 đến 2025. Xung đột cường độ thấp khá đơn giản, tuy nhiên viễn cảnh về căng thẳng cường độ cao năm 2025 lại đưa ra một số kết luận gây tranh cãi, cụ thể là:

- Sự leo thang tới cấp độ sử dụng vũ khí hạt nhân trong xung đột Trung- Mỹ ở mức cường độ cao rất khó xảy ra;

- Chiến tranh sẽ tàn phá Trung Quốc nhiều hơn với ước tính tổng thiệt hại lên đến 25-35% trong tổng GDP sau một năm trong khi Mỹ chỉ bị tổn thất 5-10%;

- Một cuộc xung đột kéo dài sẽ thách thức sự ổn định trong nội bộ nhà nước Trung Quốc;

- Triển vọng về cuộc triển khai chiến tranh trên đất liền là rất thấp, trừ khi chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.

Kết luận cuối cùng của RAND được gói gọn trong một câu: “Trung Quốc không thể thắng và có thể thua trong cuộc chiến thảm khốc với Mỹ vào năm 2025”.

Các tác giả lưu ý rằng chính các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc là một trong những đối tượng độc giả của họ. Điều này nhằm giúp Trung Quốc tránh khỏi việc tính toán sai lầm chỉ vì quá tự tin vào sức mạnh quân sự của minh. Tuy nhiên, trong nỗ lực đề cao hiệu quả của việc răn đe của lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, RAND đã đưa ra một số nhận định tô hồng viễn cảnh cho Mỹ.

Hai chuyên gia phân tích trên trang Viện Lowy nhận định:

1. RAND đã đánh giá quá thấp khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân của cuộc xung đột cường độ cao 

Các tác giả đều loại trừ khả năng sử dụng hạt nhân từ cả hai phía, đặc biệt nếu Mỹ tránh những mục tiêu có khả năng khiến Trung Quốc sử dụng đến hạt nhân. Thực tế, Trung Quốc sẽ có động lực lớn để sử dụng vũ khí hạt nhân nếu nước này mất lợi thế trong xung đột sử dụng vũ khí thông thường. Chẳng hạn, Trung Quốc có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để đối đầu với khu vực do Mỹ đứng sau ở Tây Thái Bình Dương với đánh giá rằng Mỹ sẽ không đáp trả mạnh ở mức độ chiến lược.

Đỉnh điểm, Trung Quốc thậm chí có thể kích nổ đầu đạn chiến lược ở khu vực dân cư của đồng minh không sở hữu vũ khí hạt nhân của Mỹ (ví dụ Nhật Bản) như một thách thức trực tiếp đến sự bảo đảm hạt nhân của Mỹ và để thể hiện quyết tâm tuyệt đối của Trung Quốc mà không ép Mỹ phải trực tiếp ra tay tấn công đại lục. Quả thực những kết quả này có khả năng cao hơn là điều mà RAND giả định: Trung Quốc chấp nhận thất bại hoàn toàn.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc
Nói cách khác, thực tế rằng nước Mỹ được hưởng toàn bộ ưu thế về hạt nhân đã dẫn đến giả định không rõ ràng về động lực sử dụng hạt nhân giữa Mỹ và Trung Quốc. RAND tốt hơn hết là chỉ nên giả định đơn giản rằng xung đột cường độ cao không leo thang đến mức sử dụng vũ khí hạt nhân chứ không cần phải nỗ lực biện minh cho giả định đó. Sau tất cả, chỉ nguy hiểm cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ khi bị trình bày về các thẩm định không thực tế về nguy cơ hạt nhân cũng như là các lãnh đạo Trung Quốc có niềm tin phi lý vào lực lượng quân đội thông thường của họ.

2. Đánh giá của RAND về khả năng phục hồi nền kinh tế Mỹ không thực tế 
RAND tính toán những thiệt hại tương đối gây ra cho mỗi bên dựa trên sự ngưng trệ thương mại và độ phụ thuộc vào hàng hóa nhấp khẩu của mỗi bên tham chiến. Nghiên cứu nhấn mạnh rằng Trung Quốc phụ thuộc nặng hơn vào hàng hóa nhập khẩu và thương mại sẽ bị cắt giảm nặng nề trong thời gian chiến tranh tại Tây Thái Bình Dương. Thương mại song phương giữa Mỹ và Trung Quốc nhìn chung sẽ chấm dứt.

Cho dù Trung Quốc phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu qua đường hàng hải và đứng từ góc độ quân sự thì sự gián đoạn việc cung cấp năng lượng sẽ là một mối nguy hại nghiêm trọng đến Trung Quốc thì đánh giá của RAND vẫn chưa thật sự hoàn thiện.

Đầu tiên, ngoài việc chấm dứt thương mại song phương với Trung Quốc, thương mại Mỹ với những nước có nền kinh tế phụ thuộc vào giao thương với Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hơn nữa, đây không chỉ là về giá trị thuần túy của thương mại song phương mà còn là tổng giá trị hàng hóa Mỹ mà ngành sản xuất của Trung Quốc là một phần không thể thiếu trong đó. Điều này sẽ khó có thể bù lại bằng hoạt động sản xuất nội địa vì bất kỳ sự phục hồi nào trong sản xuất nội địa về lâu dài cũng có khả năng trực tiếp hỗ trợ cho nỗ lực kéo dài chiến tranh của Mỹ.

Thứ hai, quan trọng hơn là hậu quả của tấn công không gian mạng. Vũ khí không gian mạng của Mỹ sẽ khó có thể ngăn chặn mối đe dọa này nếu Trung Quốc đối mặt với cuộc tấn công vào lãnh thổ nước mình. Bởi vậy cũng cần giả định rằng Trung Quốc sẽ phá vỡ được cơ sở hạ tầng của Mỹ trên quy mô lớn, bao gồm vận tải, năng lượng, thông tin liên lạc, dịch vụ tài chính và nghiên cứu.

Giả định an toàn nhất mà RAND đưa ra đó là năm 2025, khả năng tin học của Trung Quốc sẽ tương xứng với của Mỹ. Trong khi Mỹ sẽ có thể đáp trả bằng vũ khí thì tác động kinh tế của chiến tranh không gian mạng sẽ không giống như vậy. Nền kinh tế của Mỹ lớn hơn nền kinh tế Trung Quốc dựa trên nền sản xuất được phục vụ bằng công nghệ cao. Do đó, chiến tranh không gian mạng sẽ gây thiệt hại nặng hơn cho Mỹ. Theo đó, không thể dự đoán chính xác hệ quả lên GDP mỗi nước sau một năm chiến tranh (điều mà RAND cố thực hiện), nhưng tổng khoảng cách về hệ quả kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ có thể sẽ được thu hẹp so với những gì mà RAND giả định.

3. Xáo trộn ổn định nội bộ Trung Quốc chỉ là mong muốn 

Theo phân tích của Viện Lowy, giả định của RAND rằng xung đột kéo dài có thể tạo ra cuộc khủng hoảng đối với sự ổn định của giới lãnh đạo Trung Quốc không chắc chắn. Rõ ràng thất bại quân sự sẽ là một cuộc khủng hoảng lớn đến tính chính danh của đảng cầm quyền Trung Quốc. Thực tế, điều này có thể cản trở sự chấm dứt chiến sự, kể cả khi đối mặt với tình hình quân sự sụp đổ và tăng khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân.

Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ chiếm đảo
Tuy nhiên, kể cả với một cuộc chiến tranh kéo dài khuyến khích các lực lượng ly khai hủy hoại sự toàn vẹn của nhà nước trong khi chiến tranh vẫn tiếp diễn, thì điều này vẫn khó xảy ra. Ngược lại, khi đối mặt với ký ức về “một thế kỷ nhục nhã”, ý chí của Trung Quốc chống lại các thế lực bên ngoài có thể sẽ vượt lên những bất đồng nội bộ trong suốt cuộc chiến, Viện Lowy dự báo.

4. Kết luận của RAND về việc sử dụng lực lượng trên bộ là không chính xác 

RAND giả định rằng một cuộc xung đột trên bộ lớn sẽ không có khả năng xảy ra và chỉ xảy ra khi chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên. RAND dựa vào giả định rằng Triều Tiên không còn khả năng tự mình tàn phá Hàn Quốc nữa và vì Hàn Quốc có khả năng tránh không bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh chống Trung Quốc.

Tuy nhiên, RAND đã đánh giá thấp khả năng xung đột nổ ra trên bán đảo giữa cuộc chiến. Điều này có thể diễn ra bất kể tình trạng thù địch xảy ra trên Biển Đông, Biển Hoa Đông hay eo biển Đài Loan.

Đó là bởi vì Triều Tiên đã nhìn thấy cơ hội của mình trong việc xâm lược Hàn Quốc khi biết rằng Trung Quốc sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc ủng hộ họ. Nếu Triều Tiên bị đánh bại, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với tình thế khó chịu đựng nổi với sự hiện diện của quân Mỹ ở ngay biên giới trong chiến tranh.

Quyết định quân sự chính xác cho Trung Quốc sẽ là tạo áp lực về phía Hàn Quốc để ép Mỹ cam kết đưa đội quân lớn hơn đến bảo vệ mà không áp đảo Trung Quốc ngay lập tức và tạo cho Mỹ một sự đã rồi. Một khi đã cam kết, Mỹ sẽ ở trong một tình thế quân sự hiểm ác. Hàng trăm nghìn binh lính trên bộ của Mỹ sẽ tham gia chống lại lực lượng quân đội khổng lồ của kẻ thù và quân đội Mỹ chỉ được hỗ trợ bởi nguồn cung dễ bị tổn thương đến trên vùng biển tranh chấp gần Trung Quốc. Quả thực, rất có khả năng một cuộc chiến tranh khởi phát trên quần đảo Trường Sa khiến Mỹ sẽ bị thua tại Busan (Hàn Quốc).

Tất nhiên Mỹ có thể bỏ rơi Hàn Quốc, nhưng làm như vậy cũng sẽ chấm dứt uy tín đồng minh của nước này ở Tây Thái Bình Dương. Kể cả có thất bại trong chiến tranh thì Trung Quốc cũng đạt được chiến thắng mang ý nghĩa chiến lược lớn vì việc chiếm giữ Seoul sẽ là con bài mặc cả trong thương lượng hòa bình, chuyên gia nhận xét trên trang Viện Lowy.

Mỹ không thể chủ quan

Ngoài bốn điều kể trên, RAND cũng đưa ra một số giả định có vẻ như quá hào phóng đối với Mỹ: Đó là NATO sẵn sàng đồng minh với Mỹ để ngăn chặn sự xâm lược của Nga; khả năng Trung Quốc bù đắp tổn thất sẽ bị hạn chế; và Trung Quốc không có khả năng quản lí tình trạng thiếu hụt gây ra bởi sự gián đoạn thương mại khu vực. Hơn nữa, những phản ứng khác của Trung Quốc cũng không được xem xét, ví dụ như bảo trợ cho các nhân tố phi nhà nước thù địch với Mỹ hay đe dọa lợi ích quốc gia Mỹ ở Trung Đông. Cuối cùng, khả năng Mỹ duy trì hoạt động tấn công ở Tây Thái Bình Dương vẫn còn để ngỏ vì tính dễ tổn thương của các tàu sân bay và căn cứ trên chuỗi đảo thứ nhất.

Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ thường trực tại Biển Đông thời gian gần đây
Thật khó để tranh luận về đánh giá của RAND về cân bằng quân sự đến năm 2025. Mỹ sẽ hưởng lợi thế về khả năng dưới biển trong tương lai gần và hạm đội trên mặt nước của Trung Quốc sẽ không thể tồn tại. Nếu mục tiêu quân sự chính của Trung Quốc là để kiểm soát Biển Đông hay Biển Hoa Đông thì chắc chắn sẽ không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến với Mỹ

Tuy nhiên, vẫn có khả năng là trong một cuộc xung đột cường độ cao kéo dài, thiệt hại kinh tế của cả hai bên vẫn tương đương nhau, những động thái quân sự quyết định sẽ khó nắm bắt và sự phục hồi sau chiến tranh của Trung Quốc sẽ nhanh hơn. Kết hợp với lợi ích của việc ở cự ly gần và sự hiện diện đồng minh suy yếu trong khu vực Tây Thái Bình Dương, điều này có nghĩa không thể loại trừ khả năng Trung Quốc giành chiến thắng chiến lược vào năm 2025 hoặc xa hơn.

Đặng Phương Thảo 

(Vietimes)