Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

Việt Nam sẽ vỡ nợ?

Tác giả: Trần Diệu Chân
no vo
Bài viết này tìm hiểu tình trạng nợ công « nguy kịch » của Việt Nam và đề nghị một số giải pháp.
Định nghĩa “nợ công”
Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ Công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay để tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách hằng năm.
Nợ chính phủ thường được phân loại thành:
Nợ trong nước (chủ nợ là người dân) và nợ nước ngoài (chủ nợ người ngoại quốc).
Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm).
Các hình thức vay nợ của chính phủ
1. Phát hành trái phiếu chính phủ
Chính phủ có thể phát hành Trái phiếu  để vay từ các tổ chức, cá nhân. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì chính phủcó thể tăng thuế, giảm chi hoặc in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có mức cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn so với trái phiếu phát hành bằng nội tệ vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán, đồng thời còn có rủi ro về tỷ giá hối đoái.
2. Vay trực tiếp
Chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế siêu quốc gia (ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế)… Hình thức này thường được Chính phủ của các nước có độ tin cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu của họ không cao.
Cách tính nợ công của Việt Nam … “không giống ai”
Theo Thạc sĩ Bùi Ngọc Sơn, trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới về tình hình nợ công của Việt Nam hiện nay, thì cách tính nợ công của Việt Nam khác thế giới rất nhiều. Nợ công của Việt Nam chỉ nói đến nợ của Chính phủ và bộ máy công quyền, chứ không hề tính tới nợ của doanh nghiệp nhà nước, các xí nghiệp công ích và bảo hiểm xã hội mà nhà nước phải chịu trách nhiệm. Do trong định nghĩa nợ công không có các khoản này nên không đánh giá đúng tình trạng trầm trọng của nợ công và nguy cơ vỡ nợ của quốc gia.
Năm ngoái (2013), Việt Nam báo cáo nợ công chiếm 54% GDP (Tổng sản lượng Quốc gia), nhưng có nguồn tính ra lên tới 106% GDP nếu tính thêm các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước. Còn năm nay, con số đó có thể cao hơn nhiều. Con số 64% hiện tại chỉ phản ánh một nửa thực tế. Xét về thực chất, nợ công VN đang ở mức “rất nguy hiểm” nếu theo tiêu chuẩn của quốc tế.
Khả năng trả nợ của Việt Nam
Theo ông Bùi Ngọc Sơn, khả năng trả nợ không chỉ đánh giá bằng tổng số nợ hay tỷ lệ nợ so với GDP mà còn do tiềm lực trả nợ của quốc gia. Nếu so sánh tỷ lệ Nợ Công/GDP , Nhật nợ tới 200%, Mỹ nợ 100% mà không có vấn đề gì. Trong khi đó, Argentina vỡ nợ khi nợ công mới ở mức 54% GDP. Do đó, khi Việt Nam đưa ra tỷ lệ an toàn để khỏi vỡ nợ là 65% của GDP thì đây là điều không thực tế.
Điều quan trọng là phải xem tốc độ gia tăng nợ nhanh hay chậm so với tốc độ tăng trưởng của GDP và triển vọng phát triển của nền kinh tế. Argentina vỡ nợ vì tốc độ gia tăng nợ rất nhanh, không kiểm soát được chi tiêu của chính quyền địa phương, phát hành trái phiếu vay nước ngoài ồ ạt, trong khi xuất khẩu lại rất kém.
Nước ngoài khi cho vay sẽ căn cứ vào khả năng tăng trưởng và năng lực xuất khẩu. Nếu tăng trưởng chậm, xuất khẩu có vấn đề thì không còn ai muốn đưa tiền vào đất nước đó. Và đó là thảm họa đã xảy ra ở Argentina.
Nếu tính cả số nợ của doanh nghiệp nhà nước, nợ trái phiếu chính phủ, nợ đọng xây dựng cơ bản thì nợ công của Việt Nam đã vượt trần. (theo báo cáo Quốc hội hoàn thành ngày 28/10/2014) . Nhiều đại biểu QH bày tỏ sự lo lắng trước tình hình nợ công lớn, xu hướng tăng nhanh, rủi ro lớn, và đang ở mức báo động; áp lực trả nợ rất lớn trong khi năng lực trả nợ của nhà nước không cao.
Trong một cuộc hội thảo hồi cuối năm 2013 (22/11/2013), chuyên gia kinh tế Nguyễn Anh Dương cho biết: cứ mỗi ba tháng Việt Nam phải trả nợ công, gồm cả gốc và lãi lên tới 25.000-26.000 tỉ đồng (hơn một tỉ đôla)
Bản tập hợp ý kiến thảo luận cũng nhấn mạnh: “Nhiều đại biểu cho rằng nợ công đang trở thành vấn đề nguy hiểm, nếu không giải quyết tốt có thể đe dọa đến tài chính quốc gia và ổn định vĩ mô, chính trị”.
Ông Bùi Đức Thụ, ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính – ngân sách, cho báo Tuổi Trẻ trong nước biết: Tính trong nhiệm kỳ (2011-2015), chính phủ phải vay khoảng 872.000 tỉ đồng để bù bội chi ngân sách và phát hành 395.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ để đầu tư xây dựng cơ bản (tổng cộng hai khoản khoảng 60 tỉ USD, tức trung bình 12 tỉ một năm).
Đặc biệt, năm 2014 Việt Nam đã phải vay 70.000 tỉ đồng để đảo nợ. Năm 2015, nợ đến hạn phải trả của VN là 280.000 tỉ (hơn 13 tỉ USD) nhưng chỉ lo được 150.000 tỉ để trả nợ và phải vay 130.000 tỉ (hơn 6 tỉ USD) để đảo nợ.
Nợ trái phiếu chính phủ trong nước tương đối ngắn hạn và có lãi suất cao, cho nên yêu cầu chi trả nợ hàng năm cũng tăng lên rất nhanh, yêu cầu đó trong năm nay và 2015 đã vượt mức an toàn 25% của ngân sách.
Tác động của nợ chính phủ
Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong dài hạn một khoản nợ chính phủ lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho sự tăng trưởng GDP chậm lại vì những lý do sau:
Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăng cường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng giảm sút.
Một khoản nợ công lớn gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư nhân: thay vì sở hữu cổ phiếu, trái phiếu công ty, dân chúng sở hữu nợ chính phủ (trái phiếu chính phủ). Điều này làm cho cung về vốn cạn kiệt vì tiết kiệm của dân cư đã chuyển thành nợ chính phủ dẫn đến lãi suất tăng và các doanh nghiệp hạn chế đầu tư.
Nợ trong nước tuy được coi là ít tác động hơn vì chính chủ chỉ nợ công dân của chính nước mình, tuy vậy nếu nợ trong nước lớn thì chính phủ buộc phải tăng thuế để trả lãi nợ vay. Thuế làm méo mó nền kinh tế, gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội.
Ngoài ra, còn có một số quan điểm cho rằng việc chính phủ sử dụng công cụ nợ để điều tiết kinh tế vĩ mô, tức đi vay để phát triển, sẽ không có hiệu suất cao vì có hiện tượng crowding out (tức hoạt động của chính phủ làm giảm mức hoạt động của tư nhân) và nguy cơ lạm phát như sau:
Chính phủ muốn tăng chi tiêu công cộng để kích cầu thì phát hành thêm trái phiếu, điều này làm giá của trái phiếu giảm, do đó, chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới chiêu dụ được người mua. Lãi suất trái phiếu tăng thì lãi suất chung của nền kinh tế cũng tăng. Điều này tác động tiêu cực đến động cơ đầu tư của khu vực tư nhân, khiến họ giảm đầu tư. Nó còn tác động tích cực đến động cơ tiết kiệm của người tiêu dùng, dẫn tới giảm tiêu dùng. Nó còn làm cho lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất nước ngoài, dẫn tới luồng tiền từ nước ngoài đổ vào trong nước khiến cho tỷ giá hối đoái tăng làm giảm xuất khẩu.
Nếu coi việc nắm giữ trái phiếu chính phủ là một hình thức nắm giữ tài sản thì khi chính phủ tăng phát hành trái phiếu sẽ đồng thời phải tăng lãi suất, người nắm giữ tài sản thấy mình trở nên giàu có hơn và tiêu dùng nhiều hơn. Tổng cầu nhận được tác động tích cực (ngắn hạn) từ việc tăng chi tiêu chính phủ và tăng tiêu dùng nói trên. Tuy nhiên, tăng tiêu dùng dẫn tới tăng lượng cầu tiền. Điều này gây ra áp lực lạm phát, vì thế tác động tiêu cực (dài hạn) tới tốc độ tăng trưởng thực.
Hệ lụy do vỡ nợ
Chuyện vỡ nợ công của Việt Nam đang là một đe dọa hiển nhiên theo sự nhận xét của nhiều chuyên gia kinh tế. Nếu quốc gia vỡ nợ, tình trạng kinh tế sẽ suy sụp như sau:
1) Thị trường chứng khoán sẽ sụp đổ và điểm tín dụng xuống cấp thê thảm.
2) Mọi cơ chế tài chánh sẽ phải đóng cửa. Tiền mất giá, lạm phát leo thang, trái phiếu và đồng nội tệ sẽ chỉ còn là mớ giấy lộn. Tiền gởi trong ngân hàng sẽ “bốc hơi” vì mất giá trị.
3) Mọi chương trình do chính phủ tài trợ đều ngưng hoạt động (y tế, cảnh sát, an ninh, quốc phòng, giáo dục, cầu, đường, năng lượng v…v…). Quỹ hưu trí tan vỡ, nhà thương, trường học ngưng hoạt động.
4) Các thương vụ đóng cửa và nạn thất nghiệp tràn lan. Mọi mặt hàng khan hiếm kể cả nhu yếu phẩm. Giá cả tăng vọt. Đời sống của người dân sẽ bị đảo lộn hoàn toàn.
5) Nội loạn sẽ xảy ra và không có người để duy trì trật tự công cộng. Nạn đói và cướp bóc sẽ xảy ra. Hiện tượng vô kỷ luật, vô trật tự, vô tổ chức sẽ hoành hành.
6) Kẻ giàu có sẽ cuỗm tiền bạc quốc gia và trốn ra ngoại quốc.
Đó là trong ngắn hạn. Còn dài hạn thì con cháu chúng ta sẽ phải trả nợ – có thể suốt đời, và nhiều thế hệ. Tiền trả các món nợ đó sẽ cướp đi cơ hội đầu tư để phát triển đất nước. Việt Nam tiếp tục đi giật lùi so với đà phát triển của thế giới, và có thể tiếp tục bị chi phối, khai thác, thao túng bởi những thành phần xấu trong cộng đồng dân tộc cũng như ngoại bang.
Giải pháp cấp cứu Việt Nam
Ông Bùi Kiến Thành, một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về thị trường tài chính quốc tế từ Hà Nội nhận định:
“Phải tìm cách hãm lại gánh nợ công, hãm lại đầu tư công, hãm lại những thứ gọi là những phí phạm trong vấn đề quản lý nhà nước, hãm lại những cái rút ruột công trình, hãm lại vấn đề cán bộ nhà nước không kiểm tra đầy đủ chi tiêu nợ công.”
Chuyên gia ngoài chính phủ trong & ngoài nước nhiều lần kêu gọi Việt Nam cải cách thể chế, công khai minh bạch và dân chủ trong kinh tế thì mới có thể phát triển kinh tế bền vững. Tham nhũng đi đôi với lãng phí và đầu tư không hiệu quả.
Cách tính nợ công khác thường của Bộ Tài chính Việt Nam và cách tính GDP của Việt Nam nhằm tạo một bộ mặt kinh tế tốt đẹp đã tạo ra nguy cơ lâu dài cho nền kinh tế. Thời báo kinh tế Việt Nam trích lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 7/8/2014 tại Hội nghị Đà Nẵng, nguyên văn: “Yêu cầu các tỉnh thành từ nay phải tính toán xác thực không tô hồng hay làm sai lệch vì trong những năm qua tỉnh thành nào cũng báo cáo GDP tăng trưởng 10% tới 15% nhưng GDP cả nước chỉ tăng từ 5% đến 7%.”
Theo các chuyên gia, cách tính GDP không xác thực dẫn tới sai lầm dây chuyền trong nền kinh tế, từ kế hoạch phát triển cho đến đầu tư sai lạc và dàn trải kém hiệu quả. Một đất nước với các chỉ số ảo về tăng trưởng GDP, nợ công không được công bố một cách đầy đủ và minh bạch thì khó có thể bảo đảm không có ngày vỡ nợ. Những khoản nợ công bị phung phí ngày hôm nay chính là gánh nặng cho các thế hệ Việt Nam mai sau (RFA).
Các đối sách ứng phó để tránh vỡ nợ chưa hề thấy Nhà nước Việt Nam đưa ra trừ việc cảnh giác nguy cơ và dự trù bán tài nguyên, thu thêm thuế và mượn thêm tiền để đảo nợ.  Các chuyên gia nhận định cần phải :
-          Thứ nhất, điều chỉnh ngay những khoản chi ngân sách. Hiện nay, Việt Nam có tỉ lệ sử dụng ngân sách Nhà nước rất cao trong khu vực, so với phần trăm GDP và đấy là một gánh nặng đối với người dân.
-          Thứ hai, chi thường xuyên của ngân sách chiếm đến 72% tổng số chi, như vậy, chỉ còn lại 28%, mà 25% sẽ phải chi để trả nợ, như vậy, chỉ còn 3% để đầu tư, đây là điều hết sức đáng lo ngại, vì nếu như vậy, nền kinh tế Việt Nam sẽ không thể công nghiệp hóa cũng như không thể tăng trưởng với số vốn đầu tư quá ít.
-          Thứ ba, cần phải tái cấu trúc đầu tư công và phải có những biện pháp để giám sát và đầu tư công hiệu quả hơn. Cho đến nay, Nhà nước vẫn muốn trực tiếp tham gia vào mọi hoạt động kinh doanh, đưa đến tình trạng thua lỗ.
Theo Ts Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế trong nước, thì « Việc giải quyết vấn đề nợ công của Việt Nam đòi hỏi phải có những biện pháp cấp bách trước mắt và những biện pháp tái cơ cấu lâu dài, những điều đó đòi hỏi Nhà nước Việt Nam phải trải qua một cuộc cải cách hết sức mạnh mẽ, mạnh mẽ hơn cả kỳ đổi mới cách đây 30 năm » (RFA).
Giải pháp đề nghị từ tác giả
Tác giả bài viết này xin đưa ra một số giải pháp cấp thiết và cải cách lâu dài, bao gồm:
Thành lập một Ủy Ban Cấp Cứu Nợ Công (UBCCNC) với các chuyên gia yêu nước để nghiên cứu các giải pháp thực tiễn, không phân biệt trong nước hay hải ngoại. UBCCNC hoạt động độc lập với Đảng và Nhà nước, và có toàn quyền giám sát, quyết định và đề nghị giải pháp.
Song song, thực hiện 3 yếu tố căn bản cần thiết cho một nền kinh tế lành mạnh, đó là :
Thiết lập hệ thống thanh tra độc lập/chuyên nghiệp, và nền truyền thông tự do/độc lập để bảo đảm « kiểm tra và cân bằng » (check and balances) hầu bài trừ tham nhũng và những hoạt động khuất tất, bảo đảm minh bạch/công khai sổ sách chi thu và các chính sách kinh tế.
Thiết lập một nền luật pháp nghiêm minh.
Thiết lập nền chính trị « tam quyền phân lập » để tránh tình trạng « mâu thuẫn lợi ích » (conflict of interest), xóa bỏ chính sách ưu đãi và đặc quyền/đặc lợi.
Ngay lập tức, yêu cầu mọi cấp chính quyền « thắt lưng buộc bụng », xong cần nghiên cứu để các khoản chi cho công ích xã hội không bị giảm làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống đã quá khó khăn của người dân hiện nay. Hữu hiệu hóa các chi tiêu và đầu tư cho đúng người, đúng việc.
Cắt giảm tối đa hệ thống công an, cảnh sát, dư luận viên hiện nay đang được xử dụng dư thừa và vô ích để theo dõi và hành hung các nhà yêu nước.
Cải thiện guồng máy quan liêu, cồng kềnh, kém hiệu năng hiện nay.
Thay đổi tư duy về một nền « kinh tế thị trường dưới định hướng xã hội chủ nghĩa». Dẹp bỏ các công ty quốc doanh và tư hữu hóa các hoạt động kinh tế. Cần phải cải tổ nền kinh tế theo nguyên tắc kinh tế thị trường đúng nghĩa, không thể tiếp tục cấu trúc quái thai « KTTT dưới định hướng XHCN »
Hợp tác chân thành với các quốc gia dân chủ khắp nơi để thoát khỏi sự khuynh loát/lấn lướt cả về kinh tế lẫn chính trị của Trung Cộng.
Để thực hiện được những điều này, lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam cần cởi bỏ tư duy « thù nghịch » và « nghi ngờ » với bất cứ ai khác chính kiến hoặc cổ võ cho tự do/dân chủ. Cần có tư duy cấp tiến của thế kỷ 21 – cởi mở, chấp nhận mọi khuynh hướng, tôn trọng quyền làm chủ đất nước của người dân, hợp tác để cùng tiến (win-win situation), thay vì lối suy nghĩ lạc hậu « ta-địch, thắng-thua » của thế kỷ trước.
Liệu những người trách nhiệm có can đảm làm một cuộc cách mạng « Tư Duy » để dân chủ hóa nền kinh tế, để dân chủ hóa đất nước, để cứu nguy Việt Nam và khép lại trang sử đen tối của dân tộc?
Trần Diệu Chân
Tiến sĩ kinh tế
Tổng hợp từ nhiều nguồn
22 tháng 11, 2014
Nguồn tham khảo:

Lốc xoáy màu đỏ phá hủy 545 ngôi nhà ở Trung Quốc

Trận lốc xoáy màu đỏ dữ dội ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc tàn phá hơn 500 ngôi nhà và khiến nhiều người phải nhập viện.

Trong đoạn video do một người qua đường ghi lại, cột lốc màu đỏ khổng lồ tàn phá những ngôi nhà trên đường nó đi qua ở ngoại ô huyện Từ Văn thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc hôm 30/7. Theo People’s Daily, trận lốc xoáy khiến 7 người bị thương phải nhập viện và phá hủy 545 ngôi nhà.
Theo WRAL.com, màu của lốc xoáy phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như hướng và độ cao của Mặt Trời, độ che phủ của mây và bề mặt nơi nó quét qua. Lốc xoáy thường có màu đỏ khi quét qua khu vực nhiều cát.
Lốc xoáy thường xảy ra vào mùa xuân và đầu mùa hè tại tỉnh Quảng Đông, do khu vực này có địa hình tương đối bằng phẳng. Các đội cứu hộ đang giúp người dân trong khu vực khắc phục hậu quả do trận lốc xoáy để lại.
Phương Hoa

Trung Quốc hăm dọa Ấn Độ trước thềm Thượng đỉnh G20

Nếu Ấn Độ đề cập đến vấn đề Biển Đông tại hội nghị G20 ở Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ "trả thù" tại hội nghị thượng đỉnh BRICS, do Ấn Độ đăng cai vào tháng 10 tới.

tin nhap 20160903104007
Thủ tướng Ấn Độ Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Đó là “lời đe dọa” được tờ Nhân Dân Nhật Báo số ra hôm qua đưa ra trong bài xã luận.
Số là Trung Quốc đang lo ngại tại hội nghị G20 sắp tới, Mỹ có thể sẽ nêu lên vấn đề Biển Đông. Và nếu Mỹ nêu lên, thì có khả năng là Nhật Bản hay Ấn Độ sẽ phụ họa.
Nhưng do không thể tác động lên Mỹ hay Nhật Bản, Trung Quốc đã quay sang Ấn Độ. Trước hết, Trung Quốc giơ cây gậy của mình ra với Ấn Độ. Đó là nếu Ấn Độ đề cập đến vấn đề Biển Đông tại hội nghị G20, Bắc Kinh sẽ "trả thù" Ấn Độ trong hội nghị thượng đỉnh BRICS, được tổ chức ở Ấn Độ sắp tới.
Ngược lại, nếu New Delhi “nghe lời”, thì Trung Quốc, ngoài việc không phá hội nghị BRICS, mà còn sẽ hỗ trợ Ấn Độ trong việc gia nhập nhóm các quốc gia cung ứng nhiên liệu hạt nhân.
Theo giới phân tích, “cây gậy và củ cà rốt” của Trung Quốc có thể là không có hiệu quả. Lời đe dọa trả đũa Ấn Độ tại hội nghị thượng đỉnh khối BRICS sẽ khó có thể thực hiện được vì lẽ Trung Quốc không thể nào để cho hội nghị của một khối trong đó Bắc Kinh đóng vai trò chủ đạo lại bị thất bại, một hội nghị được Bắc Kinh xem là cơ hội quan trọng để tăng cường “hình ảnh tích cực quốc tế” của mình trên toàn thế giới.
Trên thực tế, Trung Quốc không có phương tiện hiệu quả để gây sức ép trên Ấn Độ. Mặc dù Ấn Độ cần sự giúp đỡ của Trung Quốc trong quan hệ với Pakistan, nhưng Bắc Kinh lại cần đến New Delhi nhiều hơn trong các lĩnh vực khác nhau: Tây Tạng, Đài Loan, Tân Cương...
Mặt khác, “củ cà rốt” của Trung Quốc đối với Ấn Độ có vẻ hấp dẫn. Ấn Độ muốn gia nhập câu lạc bộ các nhà cung cấp hạt nhân, nhưng vẫn lo ngại trước sự bành trướng của Trung Quốc. Trên vấn đề Biển Đông, yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh không được nhiều hậu thuẫn quốc tế lắm, do đó rất có khả năng là Ấn Độ sẽ lên tiếng về Biển Đông một khi đề tài này được Mỹ hay các nước khác nêu lên.
Từ khi Thủ tướng Narendra Modi lên cầm quyền, Ấn Độ đã có chủ trương can dự mạnh mẽ hơn vào hồ sơ Biển Đông. New Delhi luôn luôn khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ quyền tự do hàng hải và tự do thương mại ở Biển Đông.
Còn nhớ hồi giữa tháng 8, trước khi ông Modi thăm Việt Nam, Trung Quốc cũng bắn tiếng với New Delhi là không nên để vấn đề Biển Đông phá hoại tiềm năng hợp tác to lớn giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Nguồn:

G20: Trung Quốc cay cú vì bị một số nước hành xử trái ý và "dằn mặt"

Thủy Thu | 

G20: Trung Quốc chật vật vì bị trái ý và "dằn mặt"
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2014 tại Australia (Ảnh: The Brics Post)

Mang tham vọng nâng cao vị thế và mở rộng ảnh hưởng tại Hội nghị G20 nhưng ngay trước thềm sự kiện, TQ đang đối mặt với khó khăn vì bị "trái ý" và chỉ trích.

Tổng thống Putin quyết "trái ý" Chủ tịch Tập Cận Bình
Ngày 3/8, trong cuộc tiếp xúc với giới truyền thông, Vụ trưởng phụ trách các vấn đề Á - Âu thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quế Tòng Hữu phát biểu:
"Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ là vị khách quan trọng nhất tại thành phố Hàng Châu - địa điểm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước kinh tế lớn G20".
Tuy nhiên, theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) ngày 3/9 cho hay, "vị khách quan trọng nhất" của Bắc Kinh luôn âm thầm đưa ra thông điệp, ông sẽ thảo luận về các vấn đề địa chính trị tại hội nghị trên.
Điều này có thể sẽ phá hỏng chủ đề thảo luận chính - kinh tế và môi trường của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trước đó, Ngoại trưởng Vương Nghị nói rằng, Hội nghị G20 năm 2016 sẽ chỉ thảo luận về các vấn đề kinh tế và phát triển, không đề cập tới các vấn đề chính trị như tranh chấp chủ quyền. Trong đó, các vấn đề tranh chấp lãnh hải như căng thẳng ở biển Đông luôn bị Bắc Kinh né tránh.
VOA dẫn lời truyền thông Nga thông báo, tại G20 Tổng thống Putin có kế hoạch gặp mặt các nguyên thủ hàng đầu thế giới như Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng đức Angela Merkel, Thủ tướng Ấn Độ Modi và Chủ tịch Tập Cận Bình.
G20: Trung Quốc chật vật vì bị trái ý và dằn mặt - Ảnh 1.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) từng khen Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là "người bạn tốt" trong cuộc phỏng vấn của Tân Hoa Xã hồi tháng 4/2016. (Ảnh: Newsweek.com)q
"Những động thái này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến dự định muốn đưa Moscow trở thành "bạn tốt" của Bắc Kinh và làm giảm nỗ lực ảnh hưởng của các quốc gia phương Tây khác trên bàn đàm phán G20", VOA nhận định.
Trung Quốc vốn cho rằng, do kinh tế đang gặp sức ép vì giá dầu giảm cùng sự "cô lập" của phương Tây vì vấn đề Ukraine nên Moscow đang vô cùng cần đến và ỷ lại vào sự ủng hộ của nước này.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, hiện nay Tổng thống Putin đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng và thiết lập quan hệ với Nhật Bản - quốc gia luôn được Trung Quốc coi như một đối thủ.
Cụ thể, ông Arthur R. Kroeber - Giám đốc Công ty tư vấn thương mại Gavekal Dragonomics có trụ sở tại Bắc Kinh chỉ ra rằng:
"Đây là nước cờ đặc biệt của Nga. Trung Quốc biết Nga đang gặp khó khăn về kinh tế và bị các nước phương Tây cô lập nên rất cần bạn bè... Đây là mối quan hệ mang tính tạm thời và không có bất cứ ý nghĩa nào về mặt chiến lược".
Giới phân tích nhận định, những cuộc gặp bên lề hội nghị G20 của Tổng thống Putin với các nhà lãnh đạo thế giới thực chất chỉ nhằm giảm sự tức giận của các nước phương Tây đối với Nga khi nước này đang có nhiều sự can thiệp quân sự tại Ukraine.
Một số ý kiến khác cho rằng, tại G20, Tổng thống Putin không cố ý "giành ảnh hưởng" với Chủ tịch Tập Cận Bình bởi nước Nga chỉ muốn xây dựng các mối quan hệ quốc tế, tháo gỡ bài toán kinh tế và bắt tay với Trung Quốc đối phó với thách thức toàn cầu.
TT Obama kêu gọi ông Tập "có trách nhiệm" về biển Đông
Ngay trước thềm G20, Tổng thống Obama khi gặp Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 3/9 đã thúc giục Bắc Kinh tuân thủ nghĩa vụ pháp lý của nước này và nhấn mạnh cam kết của Mỹ với các đồng minh trong khu vực.
Reuters (Mỹ) cho biết, trong cuộc họp với ông Tập, Tổng thống Mỹ tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ nghĩa vụ đối với hiệp ước hàng hải quốc tế trong tình hình tranh chấp ở Biển Đông và yêu cầu Bắc Kinh thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình.
Tước đó, trong một cuộc phỏng vấn của hãng tin CNN ngày 2/9, ông Obama đề cập đến những tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước tại Biển Đông và cho rằng Bắc Kinh đang sử dụng sức mạnh để gây hấn trong khu vực.
Theo đó, Tổng thống Obama cho biết, Mỹ ủng hộ Trung Quốc "trỗi dậy hòa bình" nhưng Bắc Kinh cần phải nhận ra rằng "sức mạnh càng lớn, trách nhiệm càng cao" và nhấn mạnh nước này cần tuân thủ luật pháp quốc tế.
G20: Trung Quốc chật vật vì bị trái ý và dằn mặt - Ảnh 2.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) hội kiến Tổng thống Mỹ Brack Obama tại cuộc họp bên lề Hội nghị G20 tại Hàng Châu, Trung Quốc hôm 2/9. (Ảnh: Thepaper.cn)
"Chúng tôi sẽ cho họ thấy hậu quả của việc vi phạm quy định quốc tế hay việc sử dụng sức mạnh để đe dọa các nước", người đứng đầu nước Mỹ ám chỉ đến những hoạt động quân sự của Trung Quốc tại biển Đông, trong đó bao gồm cả việc xây dựng các đảo nhân tạo lớn.
"Khi đã chấp nhận sự ràng buộc của công ước và quy tắc quốc tế, mục đích không phải vì [chúng ta] cần phải chịu sự ràng buộc đó mà là do [chúng ta] nhận thức được về lâu dài, trật tự quốc tế xây dựng trên nền tảng vững chắc phù hợp với lợi ích quốc gia mỗi dân tộc", Obama nhấn mạnh.
Ông chủ Nhà Trắng còn nhắc nhở Trung Quốc cần tích cực thay đổi, hoàn thiện về những lĩnh vực như công bằng trong tự do giao dịch thương mại và các chính sách kinh tế.
theo Trí Thức Tr

Hồ Tràm Strip: hiểm họa Trung Quốc trong một đại dự án mờ ám


Một siêu dự án mDự án Hồ Tràm Strip cùng các vị trí xung yếu khác ở Nam Bộ mà Trung Quốc đã hoặc đang tìm cách kiểm soát. Ảnh: Lê Anh Hùng
Dự án Hồ Tràm Strip cùng các vị trí xung yếu khác ở Nam Bộ mà Trung Quốc đã hoặc đang tìm cách kiểm soát. Ảnh: Lê Anh Hùng
Một siêu dự án mờ ám
Công ty Asian Coast Development Ltd. (ACDL) được thành lập ngày 18/7/2006 tại thành phố Toronto, bang Ontario, Canada và hiện đặt trụ sở tại Vancouver, bang British Columbia.
Ngay sau đấy, ACDL bắt tay vào chuẩn bị các thủ tục cho việc đầu tư xây dựng một dự án nghỉ dưỡng kiêm sòng bài ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Và thật kỳ lạ, một doanh nghiệp mới toanh với vài thành viên, vốn liếng chưa sẵn sàng,[i] chưa có bất kỳ hoạt động gì mà chỉ hơn một năm sau, ngày 12/3/2008, ACDL đã được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận đầu tư cho một siêu dự án với tổng mức đầu tư cam kết lên tới 4,2 tỷ USD tại Hồ Tràm, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc. Đây là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam vào thời điểm đó. Tổng diện tích dành cho dự án lên tới hơn 162ha, kéo dài hơn 2,2km dọc theo bãi biển Hồ Tràm.
Theo giấy chứng nhận đầu tư, dự án gồm các khu A, B, C, D, E với năm khách sạn năm sao có tổng cộng 9.000 phòng, một trung tâm hội nghị quốc tế, một khách sạn căn hộ, một khu biệt thự cao cấp cho thuê, một sân golf và hai khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài tại khu A và khu B.
Ngày 7/7/2010, tạp chí BCBusiness của Canada cho biết: Theo Tổng GĐ ACDL Lloyd Nathan, ACDL không dính dáng gì với Stanley Ho, vua sòng bài Macao, mặc dù ông ta từ chối bình luận về việc liệu có ai đó trong gia đình Stanley Ho tham gia vào MGM Grand Hồ Tràm hay không. Tạp chí này viết tiếp: “Câu hỏi có lẽ là quan trọng nhất và hầu như bị lãng quên trong âm mưu phức tạp này là: tiền ở đâu ra? Nathan vẫn im lặng về số vốn mà ACDL đã huy động được, chỉ nói rằng giai đoạn thứ nhất – MGM Grand Hồ Tràm 550 phòng 400 triệu USD – đang diễn ra đúng kế hoạch để khai trương vào đầu năm 2013.
Tờ Asian Pacific Post tại Vancouver ngày 28/4/2010 đăng bài “An alliance of the rich, the powerful and the suspicious” (“Liên minh của kẻ giàu, kẻ mạnh và kẻ khả nghi”), trong đó có đoạn: “Một gia đình Á Châu [Stanley Ho] hùng mạnh dính líu đến mafia Trung Quốc, một cựu thủ tướng Canada và một công ty phát triển khu nghỉ dưỡng đến từ Vancouver [ACDL] thì có điểm gì chung? Câu trả lời nằm trên một bãi biển hoang sơ ở Biển Đông vốn một thời là nơi đồn trú của quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống cộng sản rồi trở thành bãi tập kết cho các ‘thuyền nhân’ Việt Nam đào thoát khỏi Tổ quốc.”
Tờ The Wall Street Journal ngày 23/5/2008 đưa tin: “Hồ Tràm sẽ là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam từ trước tới nay – đó là khẳng định của Michael Aymong, Chủ tịch ACDL, nhà đầu tư chính của dự án, với 30% cổ phần. Đối tác chính trong dự án là quỹ đầu tư mạo hiểm Harbinger Capital LLC ở New York, với 25% cổ phần.”
Câu hỏi không thể không đặt ra ở đây: 45% cổ phần còn lại trong ACDL là của ai nếu không phải là ai đó trong gia tộc Stanley Ho, nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự tham gia của Philip Falcone, ông chủ của quỹ đầu tư mạo hiểm Harbinger Capital Partners? (Pansy Ho, con gái ông trùm Stanley Ho, có quốc tịch Canada nên có thể thành lập công ty ở đây.)
Tờ Vancouver Sun ngày 10.12.2012 cho biết: Michael Aymong là một doanh nhân Vancouver dính líu đến một loạt công ty đại chúng tai tiếng; ông ta từ chức Chủ tịch ACDL vào tháng 4/2010.
Kể từ khi thành lập đến nay, Hồ Tràm Strip là dự án duy nhất của ACDL; họ không hề có bất kỳ hoạt động kinh doanh gì ở Canada hay ở nơi nào khác.
Thiết tưởng không cần phải nhắc lại là chúng tôi cũng đã từng vạch mặt việc Trung Quốc lập công ty ma Silver Shores Ltd. ở California rồi lấy pháp nhân công ty ma ở Mỹ này đầu tư vào dự án khu nghỉ dưỡng và sòng bài rộng 30ha nằm bên bờ biển Đà Nẵng và ngay trước mặt sân bay quân sự Nước Mặn. Chưa hết, các ông chủ Trung Nam Hải còn cho nặn ra công ty ma Cattigara One ở Singapore rồi dùng pháp nhân công ty ma này để đầu tư vào 2 dự án đặc biệt nhạy cảm về an ninh quốc phòng khác là dự án khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối trên đèo Hải Vân và dự án khu nghỉ dưỡng Lập An ở thị trấn Lăng Cô, Thừa Thiên - Huế.
Khu vực dự án Hồ Tràm Strip nhạy cảm như thế nào?
Hồ Tràm chỉ cách trung tâm Sài Gòn – trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của Miền Nam – theo đường bộ chừng 120km, nhưng khoảng cách theo đường chim bay thì còn ngắn hơn thế rất nhiều. Đây là địa điểm đổ bộ lý tưởng của đội quân Bắc Việt trong cuộc chiến tranh Việt Nam hơn 40 năm trước. Vì thế, xung quanh khu vực này quân Mỹ từng cho gài rất nhiều mìn, và theo cựu Chủ tịch ACDL Michael Aymong thì công việc đầu tiên của họ ở đây chính là rà phá mìn.
Người TQ sẽ còn xây dựng nhiều toà pháo đài như thế này dọc theo hơn 2,2km bờ biển án ngữ mặt phía Đông của Sài Gòn. Ảnh: Lê Anh Hùng
Người TQ sẽ còn xây dựng nhiều toà pháo đài như thế này dọc theo hơn 2,2km bờ biển án ngữ mặt phía Đông của Sài Gòn. Ảnh: Lê Anh Hùng
Với các căn cứ quân sự trá hình ven biển như dự án Hồ Tràm Strip, Trung Quốc có thể kiểm soát được hoạt động của quân đội Việt Nam cả trên biển lẫn trên đất liền. Các toà nhà với chiều cao hàng chục tầng của dự án Hồ Tràm Strip trở thành những đài quan sát khổng lồ, giúp đối phương theo dõi mọi di biến động quân sự của Việt Nam đến tận Trường Sa cũng như khu vực Sài Gòn. Họ có thể lắp đặt các thiết bị nhằm gây nhiễu loạn hoạt động thông tin liên lạc của hệ thống phòng thủ bờ biển và lực lượng phòng không - không quân.
Khi chiến sự nổ ra, các khu vực xung quanh và thậm chí cả Sài Gòn đứng trước nguy cơ phải phơi mình hứng chịu các đợt ném bom và tấn công bằng hoả tiễn từ lực lượng không quân và tên lửa Trung Quốc trên các căn cứ và chiến hạm ngoài khơi, đặc biệt là nhằm vào các cơ sở quân sự và cơ quan đầu não, trước khi bị tiếp quản bởi lực lượng đổ bộ từ Hồ Tràm ồ ạt đánh lên và lực lượng TQ nằm vùng, hoặc quân đội Campuchia, từ bên kia biên giới Việt – Campuchia đánh sang.
Nguy cơ này lại càng lớn bởi Trung Quốc đã và đang chiếm lĩnh được rất nhiều vị trí xung yếu dọc theo bờ biển VN để sẵn sàng cho phương án chia cắt VN thành nhiều phần khi hữu sự, trong bối cảnh Campuchia đã trở thành đồng minh công khai của Trung Quốc, còn Lào thì đang ngả dần về phía Bắc Kinh. Hiện người Tàu cùng các “dự án” của họ đã hiện diện nhan nhản ở cả Lào lẫn Campuchia, đặc biệt là dọc theo tuyến biên giới với Việt Nam.
Sự quan tâm đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ
Giống như những dự án Trung Quốc trá hình khác, trong dự án Hồ Tràm Strip, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bày tỏ sự ủng hộ đặc biệt khi xuất hiện trong ít nhất là hai diễn biến quan trọng.
Đầu tháng 3/2008, trước khi dự án được trao chứng nhận đầu tư, ông Dũng đã dành cho các nhà đầu tư ACDL một cuộc tiếp đón trọng thị.
Tháng 4/2012, đích thân Thủ tướng Dũng đã chỉ đạo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều chỉnh giấy phép đầu tư để ACDL đưa sòng bài tại khu A1 đi vào hoạt động, mặc dù nhà đầu tư không thực hiện đúng như cam kết ban đầu, liên tục điều chỉnh nhiều lần và các công trình thì chưa hoàn thiện.
Thủ tướng Dũng mà rất nhiều người ca ngợi là “chống Trung Quốc” này cũng dành cho Formosa Hà Tĩnh một tình cảm đặc biệt: đồng ý với mọi quyết định của Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải liên quan đến việc cho ra đời một “tiểu quốc” của Đại Hán trên đất Việt Nam; bảo lưu thời hạn cho Formosa Hà Tĩnh thuê đất 70 năm, thay vì 50 năm theo luật định; xuất 300 tỷ VNĐ từ ngân sách quốc gia để xây nhà cho công nhân Trung Quốc; hay thậm chí đích thân đến dự lễ khánh thành của một tổ máy trong nhà máy nhiệt điệt Formosa, v.v.
Với dự án Silver Shores ở Đà Nẵng thì ông Nguyễn Tấn Dũng đích thân chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét để nhà đầu tư “made in Trung Nam Hải” này mở rộng thêm bàn chia bài. Dự án Bauxite Tây Nguyên cũng là một minh chứng thuyết phục nữa cho tinh thần “quyết liệt chống TQ” của ông ta.[ii]
Người Trung Quốc đã công khai xuất hiện hay chưa?
Harbinger Capital Partners của tỷ phú Mỹ Philip Falcone là một quỹ đầu tư mạo hiểm, với một nhúm người, chứ không phải là một công ty chuyên hoạt động trong ngành du lịch giải trí - nghỉ dưỡng. Ông ta có thể rút khỏi dự án Hồ Tràm Strip bất cứ lúc nào để chuyển giao cho gia tộc Stanley Ho, người từng hợp tác với nhà cầm quyền Bắc Kinh và là Ủy viên Thường trựcHội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc khoá IX.
“Treo cờ America & Canada, bán thịt China.” Ảnh: Lê Anh Hùng
“Treo cờ America & Canada, bán thịt China.” Ảnh: Lê Anh Hùng
Khi dự án đi vào hoạt động bình thường, tỷ suất lợi nhuận không còn tăng giảm đột biến nữa, Falcone sẽ bị thôi thúc để rút vốn và tìm đến những dự án mạo hiểm nhưng đầy hứa hẹn khác. Ông ta cũng có thể tiếp tục ở lại làm “bình phong” cho nhà Stanley Ho, như thoả thuận tiền đầu tư của họ, miễn sao có lợi là được. (Bản thân Falcone hiện đang bị Uỷ ban Chứng khoán và Hối đoái [SEC] Mỹ cấm tham gia hoạt động chứng khoán 5 năm, từ 2013 đến 2018, kèm theo khoản phạt 18 triệu USD vì những khuất tất trong việc điều hành Harbinger Capital Partners.)
Thậm chí, người Trung Quốc đã công khai xuất hiện ngay khi Harbinger Capital Partners vẫn còn hiện diện trong dự án Hồ Tràm Strip. Trong một thông cáo báo chí vào tháng 7/2014, ACDL đã loan báo việc NewCity Capital LLC trở thành đối tác tài chính mới của dự án. Ông chủ của hãng đầu tư cổ phiếu tư nhân NewCity Capital LLC là Chien Lee, một người Mỹ gốc Hoa có hàng loạt cơ sở kinh doanh ở Macao (Trung Quốc).
Trung Quốc mà không nham hiểm, quỷ quyệt thì họ không còn là chính họ. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Điều đáng ngạc nhiên là cả một bộ máy an ninh khổng lồ ở Việt Nam lại không nhìn thấy những âm mưu thâm độc của Bắc Kinh trên khắp dải đất hình chữ S, mà chỉ nhăm nhăm thẳng tay đàn áp bà con dân oan, những nạn nhân bị đẩy vào đường cùng buộc phải vùng lên đòi quyền sống, cũng như giới đấu tranh dân chủ, những người sẵn sàng hy sinh tất cả vì tương lai đất nước.
_____________
Ghi chú:
[i] Ngày 6/10/2008, tức hơn 7 tháng sau khi được trao chứng nhận đầu tư,Reuters đưa tin là ACDL hy vọng sẽ thu được 1 tỷ USD khi chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng ở thị trường Hồng Kông trong 2 năm tới. Ngày 22/11/2008, Michael Aymong cho Bloomberg News biết là họ sắp đạt được khoản vay 780 triệu USD cho dự án. Hai kế hoạch này cuối cùng đều không diễn ra.
[ii] Từ năm 2008 đến nay, ông Nguyễn Tấn Dũng bị tố cáo là tay sai ngoan ngoãn dưới sự điều khiển của Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải cũng như Bắc Kinh. Dù 8 năm đã trôi qua nhưng vụ tố cáo đặc biệt nghiêm trọng đó vẫn chưa được nhà chức trách Việt Nam giải quyết đúng pháp luật. Ông Hoàng Trung Hải nay đã trở thành Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Bí thư Đảng uỷ Bộ Tư lệnh Thủ đô.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
  • 16x9 Image

    Lê Anh Hùng

    Lê Anh Hùng là một blogger/dịch giả/nhà báo độc lập ở Hà Nội và là người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ nhiều năm nay.

Chủ tịch Quốc hội: 'Ai liên quan đến việc đưa ông Thanh về Hậu Giang sẽ bị xử lý'

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho hay, ai liên quan đến việc đưa Trịnh Xuân Thanh về Hậu Giang cũng sẽ bị xử lý.

Chiều 4/8, Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Thị Kim Ngân cùng các đại biểu QH thuộc Đoàn đại biểu QH TP Cần Thơ đã tiếp xúc với hơn 300 cử tri là cán bộ nghỉ hưu thuộc diện Thành ủy Cần Thơ quản lý. Vấn đề tổ chức cán bộ mà cụ thể là liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, đã được nhiều cử tri đặt ra tại buổi tiếp xúc này.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trả lời những thắc mắc của cử tri về vụ ông Trịnh Xuân Thanh ngày 4/8. Ảnh: NHẪN NAM 

Thiếu tướng Vũ Cao Quân (nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự TP Cần Thơ) đặt ngay vấn đề về trách nhiệm của những người đã đưa ông Thanh về Hậu Giang. Cùng quan điểm, Thiếu tướng Lê Thanh Sơn (nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cần Thơ cũ) cũng cho rằng chuyện của ông Thanh liên quan đến vấn đề tổ chức.
“Cái này phải xem lại (vấn đề tổ chức cán bộ - NV). Như anh Quân nói, sau này người dân hơi giảm niềm tin. Tôi 50 tuổi Đảng, nghe chuyện này cũng thấy nó kỳ kỳ, đảo lộn hết cả trật tự” - ông Sơn bày tỏ.

Thiếu tướng Lê Xã Hội (nguyên Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu 9) cũng đề nghị: “Ông nào ký giấy cho ông Thanh về Hậu Giang thì phải xử lý. Hậu Giang có lỗi là xin ông Thanh về. Nhưng người quản lý cán bộ thì phải biết ông Thanh có vấn đề gì để nói địa phương không thể xin được chứ”.
 
Ông nào ký giấy cho ông Thanh về Hậu Giang thì phải xử lý. Hậu Giang có lỗi là xin ông Thanh về. Nhưng người quản lý cán bộ thì phải biết ông Thanh có vấn đề gì để nói địa phương không thể xin được chứ”.
Thiếu tướng Lê Xã Hội
Trả lời các ý kiến cử tri liên quan đến ông Thanh, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch QH, khẳng định ông Thanh không phải do Trung ương đưa về Hậu Giang, không nằm trong danh sách cán bộ luân chuyển. Cạnh đó, bà Ngân cũng cho rằng có vai trò của Ban Tổ chức Trung ương, vì phải có người ký duyệt thì ông Thanh mới về Hậu Giang được.
Vấn đề này, theo bà Ngân, Tổng Bí thư đã chỉ đạo và Bộ Chính trị cũng đang cho kiểm tra, làm rõ. “Hiện nay đang làm các bước tiếp theo và Tổng Bí thư chỉ đạo sẽ làm tới nơi. Ai liên quan đến việc đưa ông Trịnh Xuân Thanh về Hậu Giang cũng sẽ bị xử lý” - bà Ngân cho hay.
Một vấn đề khác là Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - nơi ông Thanh làm việc trước đây được phong tặng anh hùng lao động trong khi làm ăn thua lỗ hơn 3.000 tỉ đồng. Bà Ngân cho biết vụ này Ban Thi đua Khen thưởng (TĐKT) nói trách nhiệm ở Bộ Công Thương nhưng cũng không tránh được trách nhiệm. Theo bà Ngân, sự vụ này đang làm, chưa kết luận trách nhiệm thuộc về ai.
“Công tác TĐKT đúng là còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đúng với nguyên tắc công thưởng, tội trừng. Tôi thấy QH cũng cần giám sát hoạt động TĐKT xem có “chạy” TĐKT hay không, vì lâu nay QH chưa giám sát hoạt động này”.
Cùng ngày, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng cùng các đại biểu QH đơn vị 9 (Đoàn đại biểu QH
TP.HCM) đã tiếp xúc cử tri ở huyện Hóc Môn. Tại đây, nhiều cử tri Hóc Môn cũng bày tỏ bức xúc về vấn nạn an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Cử tri Lưu Anh Minh (phường Tân Thới Nhì) đề nghị phải tăng hình phạt đối với vi phạm này, phải xử lý hình sự, bởi đây không phải là hành vi giết một người mà là đầu độc nhiều người cũng như đầu độc thế hệ về sau.
Trao đổi với cử tri, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng khẳng định đây là những vấn đề rất lớn, vì vậy trong kỳ họp thứ nhất QH khóa XIV, QH đã quyết định đưa vấn đề này vào chương trình giám sát tối cao của QH năm 2017.
Bí thư cũng thông tin trước đây có ba ngành là NN&PTNT, Công Thương và Y tế cùng quản vấn đề này nên công tác quản lý không được đảm bảo. Được sự đồng ý của Thủ tướng, sắp tới TP.HCM sẽ sớm thành lập cơ quan đầu mối, quy ba nhánh trên về làm một, quản lý mọi khâu này từ sản xuất đến thị trường, làm sao đưa thực phẩm sạch vào bữa ăn của người dân.
Video: Bà Nguyễn thị Kim Ngân tuyên thệ nhậm chức
Nguồn: plo.vn