Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

Tổng tấn công Bộ Công thương của Vũ Huy Hoàng

Phanh phui hàng loạt khuyết điểm, vi phạm tại Petrolimex sau thanh tra

Dân trí Đầu tư hàng nghìn tỷ đồng ngoài ngành không đúng quy định, không có sự chấp thuận của Bộ Công Thương và Thủ tướng; xảy ra tình trạng cá nhân chiếm đoạt tài sản; quản lý không chặt chẽ trong kinh doanh, điều hành giá bán… là thực trạng được Thanh tra Chính phủ nêu ra tại Petrolimex và các đơn vị thành viên trong Kết luận thanh tra vừa mới ban hành.
 >> Petrolimex lãi gần 1.600 tỷ đồng kinh doanh xăng dầu trong nửa đầu năm
 >> Petrolimex "phản pháo" kết luận của Thanh tra Chính phủ
 >> Thanh tra Chính phủ “khui” sơ hở dễ phát sinh tham nhũng tại Petrolimex

Kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và một số đơn vị thành viên, Thanh tra Chính phủ (TTCP) ghi nhận, từ năm 2010 đến tháng 6/2013, Công ty mẹ và 42 công ty xăng dầu thành viên đã thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước (NSNN) tổng số 85.271 tỷ đồng, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho 17.000 lao động.
Sản lượng kinh doanh xăng dầu chiếm trên 50% thị phần tại 63 tỉnh thành phố, đặc biệt là tại thị trường vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn…
Tuy nhiên, TTCP cũng chỉ ra hàng loạt tồn tại, khuyết điểm, vi phạm của tập đoàn này. Thứ nhất là những khuyết điểm, vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản và cổ phần hóa doanh nghiệp của tập đoàn và một số đơn vị thành viên.
Trụ sở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tại phố Khâm Thiên, Hà Nội
Trụ sở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tại phố Khâm Thiên, Hà Nội
Đầu tư ngoài ngành không đúng quy định
Kết luận thanh tra chỉ rõ, Công ty mẹ Petrolimex đã đầu tư tài chính ngoài ngành nghề kinh doanh chính (ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản) với tổng số tiền 2.255,6 tỷ đồng, trong đó nhiều khoản đầu tư với giá trị lớn không đúng quy định như: tăng vốn đầu tư vào PG Bank 400 tỷ đồng (chiếm 40% vốn điều lệ của đơn vị nhận góp vốn) và Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex 171,3 tỷ đồng (chiếm 51% vốn điều lệ của đơn vị nhận vốn góp) mà không có sự chấp thuận của Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp này đã tăng vốn đầu tư 51 tỷ đồng vào CTCP Bất động sản Petrolimex mà không có sự chấp thuận của Bộ Công Thương; sử dụng vốn kinh doanh 231,9 tỷ đồng để đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, không đúng với Nghị quyết của HĐQT. Ủy thác cho các đơn vị thành viên vay dài hạn để đầu tư xây dựng các công trình, dự án 414,6 tỷ đồng từ vốn chiếm dụng trong thanh toán, chưa bố trí được nguồn vốn cho đầu tư xây dựng. Chưa thực hiện nghiêm việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo chủ trương của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Một số khoản đầu tư của Công ty mẹ hiệu quả thấp: Đầu tư 178,5 tỷ đồng vào CTCP Nhiên liệu bay Petrolimex và CTCP Bất động sản Petrolimex kém hiệu quả; đầu tư 38,8 tỷ đồng vào CTCP Thương mại Tuyên Quang, Công ty TNHH Hóa chất PTN và CTCP Đầu tư và Phát triển Vân Phong từ năm 2010 đến thời điểm thanh tra không có cổ tức.
Ngoài ra, một số khoản đầu tư của Vipco, Hóa dầu Petrolimex, Công ty Xăng dầu khu vực II… được cho biết là bất hợp lý, không đúng quy định.
Vi phạm nghiêm trọng trong hợp tác đầu tư tại Vipco
Đáng chú ý, TTCP cho biết, xảy ra vi phạm nghiêm trọng trong việc hợp tác đầu tư tại Công ty Vipco. Cụ thể, hồi tháng 4/2008, Vipco đã chuyển 72,5 tỷ đồng vào tài khoản chung do Công ty Thiên Lộc Phú làm chủ tài khoản, sau đó có văn bản cho phép Công ty Thiên Lộc Phú rút ra từ ngân hàng 20,2 tỷ đồng nhưng khong có căn cứ, số tiền rút ra không sử dụng vào việc thực hiện hợp đồng và hoạt động của Công ty Thiên Lộc Phú (thực tế công ty này không hoạt động kinh doanh).
Thiên Lộc Phú đã trả lại Vipco 1,5 tỷ đồng, số còn lại gần 19 tỷ đồng đến nay không thu hồi được là việc làm “thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng”, Kết luận Thanh tra cho hay.
Ngoài ra, tháng 4/2008, nguyên Tổng giám đốc và nguyên Kế toán trưởng Vipco còn chuyển số tiền 483 triệu đồng vào tài khoản cá nhân của bà Nguyễn Thị Mỹ Dung, đến nay cũng không thu hồi được, vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng số tiền chưa thu hồi được trên 19,1 tỷ đồng. Điều này cũng biểu hiện hành vi chiếm đoạt tài sản đối với cá nhân nói trên.
Ngoài ra, theo Kết luận Thanh tra, năm 2006, Giám đốc Công ty Xăng dầu Khu vực III và Phó Chủ tịch UBND xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng 360 m2 đất trái thẩm quyền, làm phát sinh công nợ 540 triệu đồng, nguy cơ mất vốn.
Hạch toán không đúng quy định làm tăng giá vốn
Vấn đề thứ hai được TTCP phanh phui là những tồn tại, khuyết điểm, vi phạm trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của Petrolimex và các công ty xăng dầu thành viên. Cụ thể là việc xác định sai sản lượng xăng dầu tiêu thụ thực tế, dẫn đến trích thiếu Quỹ bình ổn giá gần 5 tỷ đồng. Năm 2011, tập đoàn chỉ đạo các công ty xăng dầu thành viên kinh doanh có lãi trích lập Quỹ bình ổn, thực tế 11 công ty đã trích lập số tiền 221,3 tỷ đồng, không đúng đối tượng theo quy định.
Petrolimex còn hạch toán vào chi phí xăng dầu hao hụt vượt định mức, không đúng quy định của Quy chế kinh doanh xăng dầu, làm giảm hiệu quả kinh doanh gần 7 tỷ đồng. Việc tập đoàn này thuê tàu vận tải xăng dầu cho Vipco theo phương pháp thuê định hạn là chủ yếu, tuy đảm bảo được sự chủ động trong vận chuyển xăng dầu, song theo đánh giá của TTCP, đơn giá thuê định hạn cao hơn nhiều so với thuê chuyến, dẫn đến tăng giá vốn, giảm hiệu quả kinh doanh.
Thêm vào đó, TTCP nhận xét, công tác quản lý, điều hành giá bán xăng dầu nội bộ của công ty mẹ đối với các công ty xăng dầu thành viên chưa tuân thủ nguyên tắc, phương pháp xác định giá quy định trong Quy chế kinh doanh xăng dầu và chưa phù hợp với giá bán do Liên bộ Tài chính – Công Thương công bố, thể hiện ý chí chủ quan trong việc quyết định giá, dễ phát sinh tiêu cực.
Chưa quản chặt xăng dầu tiêu thụ trước thời điểm tăng giá
Petrolimex cũng bị TTCP đánh giá là “chưa quản lý chặt chẽ xăng dầu tiêu thụ trước các thời điểm điều chỉnh giá, sản lượng xăng xuất bán trước thời điểm tăng giá tại một số công ty xăng dầu thành viên tăng bất thường từ 2,3 – 6,7 lần so với sản lượng bán bình quân”. Theo TTCP, đây là dấu hiệu sơ hở trong quản lý, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng nhưng tập đoàn chưa có biện pháp quản lý, khắc phục.
Công ty Xăng dầu Khu vực II và Công ty TNHH MTV Vipco Hạ Long đã buông lỏng điều kiện thanh toán khi ký hợp đồng bán tái xuất xăng dầu, cho phép bên mua chậm thanh toán nhưng không có điều kiện để đảm bảo thu hồi, làm phát sinh công nợ khó đòi hơn 278 nghìn USD, nguy cơ mất vốn….
Thứ ba, trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, quản lý sử dụng đất, Petrolimex và các đơn vị thành viên để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm như không tổ chức đấu thầu theo quy định, chỉ định nhà thầu không đủ năng lực tài chính…
Thứ tư, trong quản lý, điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước có một số khuyết điểm, vi phạm như đưa chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm vào giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu theo mức cố định, thiếu cơ sở, cao hơn chi phí thực tế của tập đoàn (thời gian từ tháng 1/2010 đến tháng 6/2013)…
Tại kết luận thanh tra, TTCP kiến nghị phải kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân thuộc tập đoàn và các công ty liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản, quản lý hoạt động kinh doanh cũng như trong công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh xăng dầu.
Đáng chú ý, theo kiến nghị của TTCP, Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với 2 vụ việc xảy ra giữa Công ty Vipco và Công ty Thiên Lộc Phú.
Bích Diệp

Giá ôtô ở Việt Nam phải cõng bao nhiêu thuế, phí?

Có tới 10 loại thuế, phí khác nhau đánh lên ôtô khiến giá xe ở Việt Nam cao hơn hầu hết các nước trong khu vực, gấp khoảng 3 lần ở Mỹ.

Ôtô là sản phẩm chịu nhiều loại thuế, phí bậc nhất tại Việt Nam, vì quá trình sử dụng có liên quan tới nhiều bộ phận xã hội khác. Giá xe ôtô niêm yết trong hãng, ví dụ 1 tỷ đồng thực tế chưa phải là mức giá cuối cùng mà khách hàng phải trả để có thể lăn bánh trên đường.
Có thể chia giá xe thành 3 loại, giá nhà máy, giá đại lý và giá lăn bánh. Trong đó, giá nhà máy là mức giá tính trên chi phí sản xuất, chưa bao gồm các khoản thuế đánh trực tiếp, có thể gọi là giá vốn nếu không phải là xe nhập khẩu. Giá đại lý là giá đã đánh thuế, các chi phí bán hàng, marketing, vận chuyển và lợi nhuận doanh nghiệp, được niêm yết tại đại lý. Cuối cùng, giá lăn bánh là tổng số tiền khách hàng phải trả để có thể điều khiển xe trên đường hợp pháp.
Những câu trắc nghiệm dưới đây đáp án đúng là đáp án chính xác và đầy đủ nhất. Để đơn giản, dưới đây thuế Giá trị gia tăng được viết là VAT và thuế Tiêu thụ đặc biệt được viết là TTĐB.
1. Giá đại lý niêm yết đã bao gồm những thuế nào?
gia-oto-o-viet-nam-phai-cong-bao-nhieu-thue-phi
2. Thuế đánh lên ôtô tính theo công thức nào?
gia-oto-o-viet-nam-phai-cong-bao-nhieu-thue-phi-1
3. Thứ tự đánh các thuế trên như thế nào?
gia-oto-o-viet-nam-phai-cong-bao-nhieu-thue-phi-2
4. Hai xe cùng giá bán có chịu cùng mức thuế TTĐB?
gia-oto-o-viet-nam-phai-cong-bao-nhieu-thue-phi-3
5. Thuế TTĐB mới ưu đãi cho xe nào?
gia-oto-o-viet-nam-phai-cong-bao-nhieu-thue-phi-4
6. Mức thuế nhập khẩu ôtô từ Asean hiện nay là bao nhiêu?
gia-oto-o-viet-nam-phai-cong-bao-nhieu-thue-phi-5
7. Giá xe ở Việt Nam cao nhất Đông Nam Á?
gia-oto-o-viet-nam-phai-cong-bao-nhieu-thue-phi-6
8. Để xe lăn bánh, khách hàng phải chịu thêm thuế, phí bắt buộc gì?
gia-oto-o-viet-nam-phai-cong-bao-nhieu-thue-phi-7
( Vnexpress )

Trung Quốc lo lắng việc Tập Cận Bình đọc sai thành ngữ của Trung Quốc

Giới kiểm duyệt ở Trung Quốc đang ráo riết xóa trên Internet và truyền thông xã hội mọi lời đề cập đến việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đọc nhầm vài từ trong một bài phát biểu ở Hàng Châu trước hội nghị các lãnh đạo khối G20.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại 1 cuộc họp báo sau khi kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu, Trung Quốc, ngày 5/9/2016.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại 1 cuộc họp báo sau khi kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu, Trung Quốc, ngày 5/9/2016.
Trong bài phát biểu hôm 3/9, tại hội nghị thượng đỉnh kinh doanh B20, là tổ chức tư vấn cho Hội nghị Thượng đỉnh Các nhà lãnh đạo G20 về các quyết định chính sách, ông Tập đã trích dẫn thành ngữ cổ của Trung Quốc là "Khinh quan dịch đạo, thông thương khoan nông" khi bình luận về nền kinh tế toàn cầu.

Nhưng vì các nét trong từ “nông” rất giống từ “y”, nghĩa là quần áo, nên ông đã đọc nhầm đoạn cuối của thành ngữ, dẫn đến nó có nghĩa là "trút bỏ y phục" thay vì có nghĩa là "nới lỏng chính sách nông nghiệp".

Cụm từ “thông thương khoan nông” đã nhanh chóng bị kiểm duyệt trên trang Weibo của Trung Quốc ngay sau khi nhiều người bắt đầu bình luận về sự cố đọc nhầm, và việc tìm kiếm cụm từ này dẫn đến không có kết quả nào. Cụm từ này cũng bị kiểm duyệt đối với các tin nhắn di động trên ứng dụng WeChat của Trung Quốc.

Các chính trị gia vẫn thường nói nhầm, cả ở Trung Quốc lẫn trên thế giới, nhưng vụ đọc hớ này đã làm mọi người lại bàn tán về học vấn của ông Tập, lâu nay là một chủ đề nhạy cảm nhưng được nhiều người thảo luận.

Ông Tập bỏ học khi còn học cấp hai thời Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc để đi làm ở vùng nông thôn của tỉnh Thiểm Tây. Năm 1976, ông Tập, cũng như nhiều người đồng trang lứa lúc đó không được học hành trong gần một thập kỷ, đã được giới thiệu tới Đại học Thanh Hoa. Trong thời Cách mạng Văn hóa, không có kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia.

Từ năm 1998 đến 2002, ông Tập nghiên cứu lý thuyết Mác và giáo dục tư tưởng ở Thanh Hoa và nhận bằng tiến sĩ luật. Một số người chỉ trích cho rằng luận án của ông Tập có thể có đạo văn hoặc do những người khác viết, và họ đã đặt câu hỏi khả năng học tập của ông Tập. Ông chưa bao giờ đưa ra ý kiến về thông tin gây tranh cãi này.

(VOA)

Mạng TQ phản bác ý kiến ông Trần Đại Quang về Biển Đông YTB-126

“Túi tiền” quốc gia đang rót vào đâu nhiều nhất?

Mạnh Nguyễn | 

“Túi tiền” quốc gia đang rót vào đâu nhiều nhất?
Trong 21 địa phương được phân bổ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, Hà Nội chiếm số vốn lớn nhất với gần 20 nghìn tỷ đồng, cách khá xa so với địa phương xếp vị trí thứ 2 là TP.HCM (hơn 10 nghìn tỷ đồng).

Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa công bố số liệu cụ thể về tình hình thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 8 tháng đầu năm 2016.

Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, trong 8 tháng năm 2016, tổng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tại các bộ, địa phương tăng khá so với cùng kỳ 2015.
Nguyên nhân được Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết là do các bộ, ngành, địa phương tích cực thực hiện Nghị quyết số 60 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016.
Cụ thể, trong tháng 8, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 24.127 tỷ đồng, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn trung ương 6.185 tỷ đồng, tăng 17,2%; vốn địa phương 17.942 tỷ đồng, tăng 14%.
Tính chung 8 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 155,3 nghìn tỷ đồng, bằng 60,1% kế hoạch năm và tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó, vốn trung ương quản lý đạt 36,5 nghìn tỷ đồng, bằng 58,2% kế hoạch năm và tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước.
Số vốn trung ương được phân bổ tại 10 bộ, trong đó Bộ Giao thông vận tải chiếm số vốn đầu tư lớn nhất với hơn 13,4 nghìn tỷ đồng. Tiếp đến là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn với 4,2 nghìn tỷ đồng...
“Túi tiền” quốc gia đang rót vào đâu nhiều nhất? - Ảnh 1.
Đối với vốn do địa phương quản lý, tính chung 8 tháng ước đạt 118,8 nghìn tỷ đồng, bằng 60,7% kế hoạch năm và tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó, vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 84,1 nghìn tỷ đồng, bằng 58,5% và tăng 14,5%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 28,7 nghìn tỷ đồng, bằng 64,6% và tăng 6,5%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã đạt 6 nghìn tỷ đồng, bằng 80% và giảm 3,8%.
Trong 21 địa phương được phân bổ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, Hà Nội chiếm số vốn lớn nhất với gần 20 nghìn tỷ đồng, cách khá xa so với địa phương xếp vị trí thứ 2 là TP.HCM (hơn 10 nghìn tỷ đồng).
“Túi tiền” quốc gia đang rót vào đâu nhiều nhất? - Ảnh 2.
Số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng cho thấy, mặc dù chỉ còn 4 tháng nữa sẽ kết thúc năm 2016 song còn nhiều bộ, địa phương mới chỉ thực hiện xấp xỉ một nửa kế hoạch đặt ra như: Bộ Giáo dục và đào tạo (51,7%); Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (49,4%); Bà Rịa - Vũng Tàu (47,9%); Đà Nẵng (53,2%); Khánh Hòa (48%)...
Liên quan đến tình hình chi ngân sách nhà nước, báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng cho biết, tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/8/2016 ước tính đạt 715,2 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 107,2 nghìn tỷ đồng, bằng 42,1%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính đạt 506,7 nghìn tỷ đồng, bằng 61,5%; chi trả nợ và viện trợ đạt 96,2 nghìn tỷ đồng, bằng 62%.
“Túi tiền” quốc gia đang rót vào đâu nhiều nhất? - Ảnh 3.
Về thu ngân sách, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/8/2016 mới chỉ ước đạt 603,7 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 59,5% dự toán năm.
Nhìn lại 8 tháng đầu năm 2015 cho thấy, thu ngân sách đạt 67,7%, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy kết quả 8 tháng đầu năm thu ngân sách năm 2016 vẫn còn thấp hơn so với năm 2015
Nguyên nhân về sự sụt giảm được lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết là do nguồn thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh, chỉ đạt 126,1 nghìn tỷ đồng, bằng 49,2% dự toán năm.
Điều này được lý giải do hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, công ty trong lĩnh vực khai thác, chế biến dầu khí, than, khoáng sản và thủy điện gặp khó khăn.
Cụ thể, do giá dầu giảm nên hoạt động khai thác dầu khí cũng giảm (Giá dự toán là 60 USD/thùng nhưng thực tế chỉ đạt 41,3 USD/ thùng). Trong khi đó, các doanh nghiệp thủy điện cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi thời tiết bất thường và hạn hán nghiêm trọng...
theo Bizlive

G20: Bắc Kinh "cấm" Shinzo Abe đề cập biển Đông với Tập Cận Bình

Thủy Thu | 

G20: Bắc Kinh "cấm" Shinzo Abe đề cập biển Đông với Tập Cận Bình
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại G20. (Ảnh: Reuters/VCG)

Bắc Kinh đã yêu cầu dời lịch, cũng như "cấm" đề cập biển Đông trong cuộc hội kiến giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị G20.

Chính phủ Nhật Bản tối 4/9 thông báo, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ có cuộc tiếp xúc với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào chiều ngày 5/9 trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước có nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20).
Kyodo News (Nhật Bản) tiết lộ, Tokyo vốn đề xuất tổ chức cuộc hội đàm vào ngày 4/9 nhưng Bắc Kinh không đồng ý và cho lùi sang ngày 5/9.
Tờ này dẫn lời một quan chức chính phủ Tokyo cho biết, Bắc Kinh "muốn theo dõi hành động của Thủ tướng Abe tại G20" để quyết định thời gian cuộc hội đàm.
Được biết, tại phiên họp với Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Abe muốn thảo luận về những động thái của Trung Quốc trên biển Đông và biển Hoa Đông hoặc yêu cầu Bắc Kinh cần kiềm chế trong hành động đưa tàu đến gần khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Đồng thời, ông Abe cũng có kế hoạch kêu gọi hai bên cần sớm khởi động "cơ chế liên lạc" trên biển cũng như thông qua đối thoại cải thiện quan hệ với Trung Quốc.
Ngày 4/9, tại sân bay Quốc tế Haneda, trước khi bay đến Trung Quốc tham dự Hội nghị G20, Thủ tướng Abe phát biểu:
"Tôn trọng các nguyên tắc quốc tế và tự do hàng hải là điều cực kỳ quan trọng. [Nhật Bản] muốn thông qua chương trình nghị sự này để thể hiện lập trường của mình trên vấn đề biển Đông và Hoa Đông".
Tuy nhiên, Kyodo News tiết lộ, Bắc Kinh mới đây yêu cầu Tokyo "không được phép chỉ trích quá mức nước này về vấn đề hàng hải trên bàn nghị sự sắp tới", đồng thời đòi hỏi Nhật nhượng bộ cũng như không đề cập vấn đề biển Đông tại hội nghị G20.
Theo giới quan sát, hai bên Trung - Nhật đã có buổi thảo luận trước khi phiên họp chính thức được diễn ra. Theo đó, cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra trong khoảng 30 phút và Bắc Kinh "không đồng ý hơn nửa thời gian cuộc họp được dùng để bàn về vấn đề biển Đông và vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư".
"Điều này cho thấy, Bắc Kinh cực kỳ nhạy cảm trong việc vấn đề biển Đông có thể trở thành nội dung thảo luận chính tại G20", Kyodo News nhận định.
theo Trí Thức Trẻ

Sự cố thảm đỏ của Obama báo hiệu tương lai gập ghềnh Mỹ - Trung

Cách tiếp đón ông Obama của Trung Quốc tại Hàng Châu cho thấy căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung sẽ khó có thể được giải quyết trong tương lai gần.

su-co-tham-do-cua-obama-bao-hieu-tuong-lai-gap-ghenh-my-trung
Ông Obama đặt chân xuống sân bay Hàng Châu bằng thang của máy bay. Ảnh:Reuters
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có một khởi đầu không suôn sẻ ngay sau khi đặt chân đến Hàng Châu, Trung Quốc tham dự hội nghị G20. Ông đến Trung Quốc lần này với hy vọng sẽ thúc đẩy quan hệ Mỹ - Trung, nhưng theo giới phân tích, một loạt sự cố diễn ra trong ngày đầu tiên báo hiệu sóng gió đang chờ đón phía trước.
Trong khi nguyên thủ các quốc gia khác xuống máy bay ở Hàng Châu đều được trải thảm đỏ tận chân cầu thang, ông Obama rời khỏi chuyên cơ Không lực Một bằng chiếc thang máy bay bình thường. Ngay sau đó, tranh cãi đã nổ ra giữa một quan chức an ninh Trung Quốc với các nhà báo và quan chức Mỹ khi họ tìm cách tiếp cận với ông Obama ở chân cầu thang.
Trong khi một quan chức giấu tên của Trung Quốc nói rằng việc đón tiếp ông Obama bằng thang bình thường không có thảm đỏ là theo yêu cầu của Mật vụ Mỹ, nhiều nhà quan sát lại tỏ ra nghi ngờ điều này.
"Cách tiếp đón Tổng thống Obama và đoàn tùy tùng khi họ đến Trung Quốc là hành động gây tổn thương, ngay cả với tiêu chuẩn của Trung Quốc", tờNYTimes bình luận.
Jorge Guajardo, cựu đại sứ Mexico tại Trung Quốc, người từng làm việc với người Trung Quốc suốt 6 năm, cho rằng Bắc Kinh đã có "tính toán cố ý" trong cách đối xử như vậy với ông Obama và phái đoàn Mỹ. "Những việc đó không phải xảy ra tình cờ, ít nhất là không phải với người Trung Quốc", ông nói. "Đó là môt sự sỉ nhục, một cách để nói rằng 'Ông chả có gì đặc biệt với chúng tôi'. Đây là một sự ngạo mạn kiểu mới của Trung Quốc, như một cách để thể hiện nước này là siêu cường".
Dù ông Obama đã tuyên bố không nên "quan trọng hóa" sự cố này, bình luận viên David Nakamura của Washington Post nhận định những gì đã diễn ra ở Hàng Châu phản ánh mối quan hệ giữa hai cường quốc. Suốt hơn 7 năm qua, quan hệ hai nước ngày càng trở nên căng thẳng và góp phần lớn định hình chính sách đối ngoại của ông Obama ở châu Á.
Quá khứ căng thẳng
Ông Obama là người luôn kỳ vọng có thể cải thiện quan hệ Mỹ - Trung. Năm 2009, chính ông là người tìm cách tiếp cận với lãnh đạo Trung Quốc khi đề xuất hai nước tăng cường tiếp xúc. Ông đã quyết định không gặp Đức Dalai Lama để tránh làm Bắc Kinh nổi giận, và là tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Trung Quốc trong năm đầu của nhiệm kỳ. Thế nhưng chuyến thăm đó của ông Obama đã bị Trung Quốc kiểm soát gần như mọi mặt.
"Ông ấy không được phép nói nhiều", Orville Schell, một học giả kỳ cựu về Trung Quốc, cho biết. "Người Trung Quốc chỉ cho ông gặp gỡ những người nhất định… Obama không biết phải phản ứng như thế nào, bởi ông không muốn bị coi là thất lễ. Phải mất một thời gian, Mỹ mới hiểu rằng đây là hướng đi của Trung Quốc trong quan hệ với họ".
Một số người cho rằng ông Obama đã thể hiện một lập trường quá lạc quan và cởi mở với Trung Quốc trong những năm đầu nhiệm kỳ. Các nhà ngoại giao Mỹ, cả cựu và đương chức, đều cho rằng hướng đi này của ông Obama không thu được gì nhiều, ngoại trừ cảm giác bị Bắc Kinh "thiêu đốt".
Nakamura cho rằng sau khi vượt qua khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối thập niên 2000 một cách bình an vô sự, Trung Quốc bắt đầu cảm nhận được quyền lực của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và bắt đầu thay đổi chính sách đối ngoại, kể cả cách tiếp cận với Mỹ.
Bắc Kinh không còn muốn nhượng bộ trong các vấn đề quốc tế, từ những vấn đề lớn như tranh chấp lãnh thổ, cho đến những tiểu tiết như ai ngồi ở đâu, nói cái gì trong các cuộc trao đổi ngoại giao.
Theo Jeffrey A. Bader, cách hành xử này của Trung Quốc đã khiến Mỹ nhận ra chính sách "củ cà rốt" của mình đã thất bại, và Washington quyết định áp dụng chính sách "cây gậy", được cụ thể hóa bằng chiến lược "tái cân bằng châu Á" mà chính quyền Obama khởi xướng.
Tương lai gập ghềnh
su-co-tham-do-cua-obama-bao-hieu-tuong-lai-gap-ghenh-my-trung-1
Tổng thống Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Breitbart
Trung Quốc coi chiến lược "xoay trục châu Á" của Mỹ là một hình thức kiềm chế sự trỗi dậy của nước này, và căng thẳng hai nước tiếp tục leo thang, đặc biệt là khi Bắc Kinh ngày càng có những hành động ngang ngược trên Biển Đông. Hai nước tìm cách không thể hiện thái độ thù địch công khai, nhưng ngày càng tỏ ra lo ngại và bực bội với nhau.
Mọi chuyện không hề được cải thiện trong chuyến đi đến Hàng Châu lần này của Obama. Sau những tranh cãi ở sân bay, đến cuối ngày, các quan chức đối ngoại và thành viên phái đoàn Mỹ lại bị an ninh Trung Quốc chặn đường khi đi vào khu ngoại giao đoàn trước lúc ông Obama có các cuộc gặp quan trọng ở đây. Họ đã phải cãi nhau kịch liệt với các nhân viên an ninh Trung Quốc trước khi được phép vào bên trong.
Một cuộc ẩu đả cũng suýt nổ ra giữa một quan chức Trung Quốc tìm cách giúp các nhà ngoại giao Mỹ với một nhân viên an ninh sở tại đang cố gắng ngăn họ lại. "Bình tĩnh, làm ơn, xin hãy bình tĩnh", một quan chức Nhà Trắng đã phải thốt lên.
20 phút trước khi ông Obama gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên vẫn tranh cãi về căn phòng nơi hai nhà lãnh đạo sẽ đàm luận. Phía Trung Quốc cho rằng căn phòng này không đủ chỗ cho 12 nhà báo Mỹ đi cùng đoàn, trong khi phía Mỹ khẳng định vẫn có thể bố trí chỗ cho các phóng viên, nói rằng vấn đề này đã được thỏa thuận từ lâu.
Nakamura nhận định những cãi cọ, bất đồng diễn ra hôm thứ bảy là một minh chứng cho những khác biệt trong cách nhìn nhận của hai bên về nhau, và mọi việc gần như không thay đổi kể từ sau chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Obama năm 2009. Washington và Bắc Kinh vẫn còn quá nhiều những bất đồng, từ những vấn đề trên biển, an ninh mạng, thương mại cho đến nhân quyền.
Đây có thể là chuyến thăm Trung Quốc cuối cùng của ông Obama dưới cương vị Tổng thống Mỹ, và những gì diễn ra trong hội nghị G20 lần này cho thấy quan hệ Mỹ - Trung sẽ là vấn đề lớn nhất mà người kế nhiệm ông sẽ phải đối mặt ở châu Á, Bader nhận định.
"Cách tổng thống Mỹ kế nhiệm đối phó với Trung Quốc – mức độ cây gậy và củ cà rốt mà Washington lựa chọn và phản ứng của Bắc Kinh – chắc chắn sẽ định hình khu vực châu Á trong thập kỷ tới", Nakamura nhấn mạnh.
Trí Dũng