Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

NƯỚC LÀO YÊN HÒA GIỮA MỘT CHÂU Á “SÀI ĐẸN, MƯNG MỦ” ( Bài 1 )



Lời dẫn: Tuần vừa qua, từ 19-25/4/2013 chủ blog cùng với anh chị em từng công tác tại thanh tra Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã nghỉ hưu, ới nhau, thuê một chuyến xe để làm một cú “đột kích” qua Lào bằng đường bộ theo ngả Cầu Treo Hà Tĩnh; Chuyến đi cả đi về trong 6 ngày 5 đêm chi phí toàn bộ hết gần 4 triệu/người; Một khoản chi phí hợp lý và quan trọng hơn đây là một chuyến đi không là khách mời của ai và không qua dịch vụ du lịch để tự mình thu nhận, gặt hái những ấn tượng, cảm xúc về một nước Lào, trong tâm thức là một quốc gia cộng sản đàn em của Việt Nam…
Chuyến đi của chúng tôi khi qua cửa khẩu Cầu Treo xuất phát chậm hơn chuyến xe bị tại nạn chết 3 người và bị thương 30 người khoảng 1 tiếng đồng hồ nên cũng gây cho nhiều gia đình, bạn bè biết vệ lộ trình của đoàn hốt hoảng vì cùng tuyến đường và thời gian; Trên đường từ cửa hàng ăn Thông Lý, một cửa hàng ăn của một Việt kiều, đi được chục km thì đoàn chúng tôi đã bắt gặp chuyến xe bị nạn…
Điều làm cho anh em chúng tôi ấm lòng là khi đoàn trở về qua cử khẩu Cầu Treo Hà Tĩnh chiều qua, một số chiến sĩ biên phòng ở đây đã vồn vã thăm hỏi: Chúng cháu lo quá, tưởng đoàn của các bác bị tai nạn…
Tin rằng những thông tin, cảm nhận và một vài ấn tượng bất ngờ nhặt nhạnh trong chuyến đi vừa qua nguyên sơ như những cánh rừng Lào sẽ giúp các bạn hiểu thêm về nước Lào; Đoàn chúng tôi 27 người chỉ đủ thời gian và sức khỏe để đi thăm thủ đô Vientian; rất tiếc còn 2 địa danh du lịch nổi tiếng của Lào là Cố đô Phrabăng và Cánh đồng chum đã không thể ghé qua vì đường sá xa xôi…
Sau đây là những cảm nhận, ấn tượng chủ quan nhưng hết sức thú vị của chủ blog về đất nước, xã hội, con người, bản sắc Lào và nhân tố Trung Quốc đối với Lào hiện nay- một vấn đề thời sự…


                    Đây là một bức tượng tiêu biểu của bản sắc Lào, sẽ bình luận kỹ phần sau; 
                        Tạm đặt tên: Không nhận cái không phải của mình; hoặc Đủ thì thôi...

Bài 1: Lãnh đạo Việt Nam nên học lãnh đạo Lào vì họ khôn ngoan, tài, giỏi và tử tế với dân hơn…

Những mô hình quản trị nhà nước châu Á được thiết lập trong mấy chục năm qua, nhân tố tạo nên những vấn đế chính trị-kinh tế-xã hội-văn hóa và môi trường của Châu Á, giống với những đứa con của những cuộc hôn nhân cha già con cọc…Cuộc hôn phối bất đắc dĩ giữa châu Á già nua với chủ nghĩa cộng sản đã làm nảy nòi ra những đứa con đứa thì sài đẹn, đứa thì trở thành một dạng quái thai, hung đồ, khát máu, quái quỷ ( Cămpuchia thời Paul Pot; Bắc Triều Tiên hiện tại…); hoặc sinh ra một thực thể người mưng mủ, mụn nhọt toàn thân trong hết thảy các vấn đề chính trị-kinh tế-văn hóa-giáo dục-môi trường như Việt Nam…

Khi nói tới châu Á, người ta nghĩ tới Trung Quốc, một nước “ to phe “ nhất, một nhà nước vẫn được xây dựng theo mô hình cộng sản; chỉ trong vài, ba chục năm qua đã đẩy tổng thu nhập quốc dân lên hàng thứ 2 thế giới; Thế nhưng cái sự ăn nên làm ra, thành tích phát triển về kinh tế với tốc độ tăng trưởng từ 8-10 %; thặng dư ngoại tệ dữ trữ để trở thành ông chủ cho vay nặng lãi đã không mang lại sự thịnh vượng, yên bình cho người dân Trung Quốc, trở thành nhân tố góp phần vào sự thịnh vượng và yên bình cho thế giới mà làm cho thế giới bất an hơn…
Sự xuất hiện của Trung Quốc trên vũ đài Trung Quốc trong những năm gần đây khiến cho thế giới phải lo lắng, hốt hoảng, dè chừng; nhiều quốc gia châu Á phải dốc hầu bao và đồng tiền ngân sách còm ra để mua vũ khí cũng do sự trỗi dậy như một kẻ hung đồ- Trung Quốc…Để thoát nghèo, để trở nên nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới, để trở thành Đại Hán, nhà cầm quyền Trung Quốc đã trở nên độc tài, phát xít với người dân Trung Quốc; tàn ác với môi trường thiên nhiên và hung đồ, xấu chơi với các nước láng giềng lân bang…
Cường quốc thứ 2 sau Trung Quốc là Ấn Độ mỗi khi nói về châu Á người ta vẫn thường đề cập đến; Ấn Độ là nhà nước không được thiết lập theo thể chế Cộng sản nhưng cộng sản cũng đang là vấn đề làm cho đất nước này trở nên mưng mủ ngày càng trầm trọng trong thể trạng chính trị-môi trường của đất nước; đám cộng sản maoist ở Ấn Độ đã là một trong các nhân tố gây mất ổn định xã hội Ấn Độ…
Cùng với nhiều quốc gia đang phát triển khác, Ấn Độ cũng đang đứng trước những xung đột đẫm máu về con đường công nghiệp hóa của nước này; Con đường công nghiệp hóa nền kinh tế đất nước Ấn Độ là con đường tất yếu các quốc gia muốn trải qua đều phái trả giá cho nó…Đối với Ấn Độ, qua các phương tiện truyền thông cho thấy những vết thương gây mưng mủ xã hội Ấn Độ đó là: khoảng cách và sự cách bức giàu nghèo giữa đa số nông dân Ấn đang mất dần tư liệu sản xuất đó là đất đai với những ông chủ mới là các nhà doanh nghiệp giàu lên nhờ công nghiệp và nhờ bắt tay với Chính phủ, tước đoạt đất đai của nông dân…
Những xung đột này đã gây nên những cuộc nội chiến dai dẵng, đẫm máu tại nhiều bang của Ấn Độ; đã có hàng trăm ngôi làng bị triệt hạ, tàn sát; hàng ngàn người nông dân Ân Độ bị cướp, hiếp đất, bị tàn sát, bị đẩy ra bên rìa xã hội do cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất và tiến trình công nghiệp hóa…Đứng đằng sau những người nông dân Ấn Độ mất đất là đám cộng sản maoist tìm cách tổ chức họ lại để đối kháng với Chính phủ Ấn Độ đang bắt tay làm ăn với phương Tây…
Sau những vấn đề của Trung Quốc, Ấn Độ thì các vấn đề của các quốc gia khác như Mienma, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật… cũng đang gây nên những cơn sốt cấp trong từng thời kỳ, gây co giật không chỉ riêng đối với các quốc gia này, khu vực này…
Khi tìm hiểu và bình luận về các vấn đề Châu Á người ta thường tìm đến các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản mà ít ai nghĩ đến Lào…Điều bất ngờ khi đến Vientian, Đỗ Đăng Túc, nguyên Phó Chánh thanh tra Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, hiện Giám đốc Nhà văn hóa Việt Nam tại Lào cho biết: Nước Lào năm 2012 vừa qua qua có 3 triệu khách du lịch trên tổng số 6 triệu dân, trong khi du khách đến Việt Nam chỉ hơn 6 triệu lượt; Cứ mỗi du khách chi tiêu 200-300 USD trên đất Lào thôi thì dân Lào cũng đã kiếm được ít tiền tiêu vặt…Con số này khiến cho những ấn tượng đầu tiên về nước Lào trong tôi thay đổi…


Đoàn chúng tôi đến 20 giờ tối 19/4 xe mới vào tới Vientian, qua ánh sáng điện đường phố, chúng tôi đã nhận thấy kiến trúc của thủ đô Vientian nhỏ, nhẹ, xinh xắn nhưng vẫn mang được bản sắc Lào, ra một thủ đô của nước Lào; cái mà Hà Nội và nhiều thành phố lớn, tiêu biểu của Việt Nam không làm được…
Một ấn tượng bất ngờ thứ 2: suốt chặng đường dài 400 km từ cửa khẩu Cầu Treo Hà Tĩnh vào Vientian xe chúng tôi không hề bắt gặp một cảnh sát giao thông nào? Vào thủ đô Vientian suốt 4 ngày gần như không nhìn thấy bóng dáng một cảnh sát nào xuất hiện trên đường phố Lào ? Điều này cho thấy xã hội Lào chắc chắn yên bình hơn Việt Nam? Xe chúng tôi lưu thông trên các đường phố của Lào theo những chiếc xe của người Lao ngoan ngoan tuân theo tốc độ được chỉ dẫn mà không có sự xuất hiện một chiếc dùi cui cảnh sát nào…
Khi vào Vientian, khi đi qua đường, đợi không nhìn thấy tín hiệu đèn xanh, thấy chúng tôi đứng đợi đèn xanh, các phương tiện ôt đã dừng lại nhường đường để chúng ta tôi qua; Thì ra ở Lào cũng đã sử dụng phương tiện ưu tiên cho người đi bộ qua đường giống như một số nước bắc Âu; Muốn qua đường, người đi bộ tự bấm đèn xanh và các phương tiện khác phải dừng để nhường đường…
Qua tín hiệu này cho thấy trình độ và khả năng quản trị xã hội-giao thông là một mảng của xã hội của Lào cao và văn minh hơn Việt Nam; Không chỉ ngoài đường phố mà khi vào các chợ siêu thị và các chùa chiền, tuyệt nhiên không hề có chuyện chèo kéo khách, bắt chẹt khách…Đoàn chúng tôi đi thăm một số địa danh Vientian, rất nhiều thợ chụp ảnh đã chụp ảnh đoàn nhưng có  lấy ảnh hay không là quyền của khách, không có chuyện gây sức ép hay xị mặt nếu bị khách từ chối…
Tìm hiểu một số thông số vĩ mô của kinh tế Lào: với 6 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người của Lào ngang Việt Nam khoảng 1300 USD; tức tổng GDP của Lào khoảng 10 tỷ USD…Thế nhưng lương công chức của Lào theo Đỗ Đăng Túc cao gấp rưỡi lương cán bộ, công chức Việt Nam; chức sắc từ cấp trưởng phòng cấp Bộ mỗi tháng được trợ cấp 20 lít xăng đi làm-coi như nhà nước cấp xăng…Cán bộ từ cấp vụ phó được cấp ôtô và 800 m2 đất , từ cấp thứ trưởng được cấp thêm nhà…
Đối với người dân Lào ngoài giá xăng cao hơn Việt Nam, khoảng 30.000/lit nhưng người dân được hưởng 2 dịch vụ miễn phí đó là giáo dục và y tế…
Hàng năm Lào sản xuất được 3 triệu tấn lương thực và chỉ sản xuất trong một vụ; Điều này cho thấy nông dân Lào nhàn và sướng hơn nông dân Việt Nam nhiều; mặc dầu khí hậu của Lào có vẻ khắc nghiệt hơn Việt Nam: Mùa nắng thì khô cằn còn mùa mưa thì mưa thối trời, thối đất…
Qua một vài thông số trên cho thấy: Mặc dù tổng thu nhập quốc dân của Lào không cao hơn Việt Nam; nhưng đời sống của cán bộ, công chức, người dân Lào được đảm bảo hơn so với Việt Nam; yên ổn hơn so với Việt Nam…Có được điều này lẽ do cách ứng xử của nhà nước Lào: ăn đều… chia sòng… nên đã tránh cho xã hội hội Lào rơi vào tình cảnh, bị thúc bách tâm lý cơ hội, chụp giật…dành nhau chiếc chăn hẹp; Do cách ứng xử này nên đã tạo ra được một sự yên ổn, bình yên, tránh bị cái tâm lý chụp giật, thời vụ, nhiệm kỳ… kích thích…
Để làm được việc đó phải nói là công lao của bộ máy quản trị, tức lãnh đạo nhà nước Lào không quá tham lam như đám quan chức Việt…Theo thông tin của một vài ông bạn từng sang Lào tìm cơ hội làm ăn cho biết: chuyện lobby ở Lào cũng nặng nề lắm đấy…Có lẽ, về đối nội người Lào đã biết cách chia sẻ với nhau để tránh cái việc kẻ ăn không hết người lần không ra; một thực trạng đang phổ biến tại Việt Nam…
                        Phật, điều thiện sinh ra trong nanh vuốt của cái ác...

Đa số người dân Việt, nhất là giới trí thức rất khinh ghét đám công chức và quan chức Việt Nam bởi chất lưu manh, gian trá, lá mặt lá trái, tham lam vô độ, không đứng đắn và tử tế với dân; Đám quan chức Việt phần lớn đã ngu do cơ chế đề bạt, tuyển dụng nhưng lại gian, tham… Trong khi đó quan chức Lào, cũng do cái lò cộng sản Việt Nam đào tạo ra; Các quan chức của Lào phần lớn đều học qua trường lớp của Việt Nam; Có học ở Việt Nam về mới vô được quy hoạch…Thế nhưng, khi nhìn vào thực trạng xã hội thấy họ học ở Việt Nam về, họ là học trò của Việt Nam nhưng họ lại xây dựng ra được một nước Lào một xã hội trậ tự ngăn nắp, hài hòa hơn Việt Nam và ngang ngửa với nhiều quốc gia phát triển châu Âu về phương diện quản trị xã hội…Đạt được điều này có lẽ do quan chức và công chức Lào ít tham và ít gian hơn đám quan chức và công chức Việt, mặc dù đều từ cáo lò cộng sản mà ra…Sự trật tự quy củ của một xã hội châu Á, chắc Việt Nam còn mất nhiều thời gian mới đuổi kịp Lào, một quốc gia chúng ta vẫn coi là đàn em về nhiều phương diện…
Đây có lẽ do một phần chi phối bởi nền Phật giáo Đại thừa là tôn giáo thịnh hành của quốc gia này; Liệu Phật giáo Đại thừa đã giúp chuyển hóa được chất quỷ quái do cái lò cộng sản nảy nòi ra không? Điều này, đề nghị các nhà Phật học lên tiếng…
Về vấn đề này chủ blog sẽ phân tích kỹ hơn trong bài sau khi đề cập tới bản sắc Lào…

( Còn nữa... )
Bài 2: Bản sắc Lào
Bài 3: Nhân tố Trung Quốc đối với nước Lào


Hậu Giang triệu tập ông Trịnh Xuân Thanh

Dân trí Chiều 8/9, cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy Hậu Giang đăng thông tin Văn phòng Tỉnh ủy đã nhận được văn bản của ông Trịnh Xuân Thanh giải trình một số vấn đề liên quan đến bản thân ông do Đoàn kiểm tra của Ủy ban Trung ương đặt ra.
 >> 3 Bộ điều tra sai phạm dẫn đến “di sản” thua lỗ tại PVC của ông Trịnh Xuân Thanh
 >> Ông Trịnh Xuân Thanh xin nghỉ để chữa bệnh

Thông báo do cánh văn phòng tỉnh ủy Hậu Giang Lê Công Lý ký ngày 8/9
Thông báo nêu, liên quan đến thông tin báo chí nêu về việc ông Trịnh Xuân Thanh xin ra khỏi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và xin ra khỏi Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy đã thông tin cho các cơ quan thông tấn báo chí là đến 17h ngày 7/9/2016 Thường trực Tỉnh ủy chưa nhận được đơn của ông Trịnh Xuân Thanh về nội dung trên.
Đến ngày 8/9/2016, Văn phòng Tỉnh ủy đã nhận được văn bản của ông Trịnh Xuân Thanh gửi cho Thường trực Tỉnh ủy (văn bản được photo gửi qua đường bưu điện). Theo đó, nội dung văn bản, ông Trịnh Xuân Thanh giải trình một số vấn đề liên quan đến bản thân ông do Đoàn kiểm tra của Ủy ban Trung ương đặt ra, đồng thời có nguyện vọng xin ra khỏi Đảng.
Như vậy, đến thời điểm hiện tại, Thường trực Tỉnh ủy đã nhận được đơn xin ra khỏi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và xin ra khỏi Đảng của ông Trịnh Xuân Thanh. Đồng thời, Thường trực Tỉnh ủy đã có Công văn triệu tập ông Trịnh Xuân Thanh để báo cáo những vấn đề nêu trên.
Phạm Tâm

Trung Quốc bị Tổng thống Hàn Quốc "tạt gáo nước lạnh" ngay trên sân nhà

Nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng, cách hành xử của Triều Tiên trong năm nay “đã làm phương hại nghiêm trọng đến hòa bình trong khu vực và tạo ra một thách thức lớn đối với sự phát triển của quan hệ Trung Quốc-Hàn Quốc”. Đây là biện pháp “phòng vệ không thể thiếu được” nhằm chống lại những mối đe dọa từ Bình Nhưỡng.

https://cdn2.img.sputniknews.com/images/104290/17/1042901743.jpg
THAAD (Terminal High Altitude Area Defense) là hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối.
Trung Quốc đã tranh thủ cơ hội là chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh G-20 để cảnh cáo Hàn Quốc về kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD. Tuy nhiên, họ đã nhận được câu trả lời cứng rắn và lạnh lùng từ nữ Tổng thống Hàn Quốc.

Việc Hàn Quốc cùng đồng minh Mỹ đang cấp tập thúc đẩy kế hoạch triển khai Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trên lãnh thổ của quốc gia Châu Á đang trở thành một “cái dằm” gây nhức nhối trong quan hệ giữa Seoul và Bắc Kinh.

Trung Quốc tin rằng, hệ thống THAAD là nhằm cả vào họ chứ không chỉ nhằm vào một mình Triều Tiên như tuyên bố của Mỹ và Hàn Quốc. Bắc Kinh nói rằng, hệ thống THAAD của Mỹ trên đất Hàn Quốc sẽ cho phép quân đội Mỹ nhòm ngó sâu vào vùng đông bắc của Trung Quốc. Chính vì thế, Trung Quốc ra sức phản đối kế hoạch này.

Bắc Kinh đang là chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh G-20. Giới chức nước này đã tranh thủ cơ hội này để cảnh báo, răn đe Hàn Quốc về kế hoạch triển khai THAAD với Mỹ. Trong cuộc gặp song phương diễn ra ngày hôm nay (5/9), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề cập đến vấn đề THAAD với nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Ông Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc kiên quyết phản đối kế hoạch Mỹ đưa hệ thống THAAD đến triển khai trên lãnh thổ của Hàn Quốc. Nhà lãnh đạo Trung Quốc còn thẳng thừng cảnh báo rằng, việc Hàn Quốc “xử lý không phù hợp vấn đề THAAD sẽ không có lợi cho sự ổn định chiến lược trong khu vực và có thể làm gia tăng tranh chấp”.

Bắc Kinh có lẽ tưởng rằng, nữ Tổng thống Hàn Quốc sẽ phải “nhún nhường” khi đang ở trên đất Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra. Bà Park đã thể hiện một lập trường cứng rắn và quyết liệt trong vấn đề triển khai hệ thống phòng thủ THAAD.

Nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng, cách hành xử của Triều Tiên trong năm nay “đã làm phương hại nghiêm trọng đến hòa bình trong khu vực và tạo ra một thách thức lớn đối với sự phát triển của quan hệ Trung Quốc-Hàn Quốc”.

Bà Park đã bảo vệ mạnh mẽ cho quyết định triển khai hệ thống THAAD, nói rằng đó là biện pháp “phòng vệ không thể thiếu được” nhằm chống lại những mối đe dọa từ Bình Nhưỡng.

Với câu trả lời trên, bà Park rõ ràng đã thể hiện quan điểm một cách thẳng thắn, không còn “nể nang” như trước đây trong vấn đề triển khai hệ thống phòng thủ THAAD. Trước đây, Hàn Quốc chần chừ chưa muốn cho phép Mỹ triển khai THAAD trên đất của họ vì sợ làm mất lòng đối tác thương mại lớn Trung Quốc. Tuy nhiên, mọi việc đã thay đổi kể từ sau sự thách thức cao độ của Triều Tiên trong thời gian qua. Những lời cảnh báo liên tiếp của Bắc Kinh cũng không khiến Seoul nao núng.

THAAD (Terminal High Altitude Area Defense) là hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối. Đây là hệ thống tên lửa được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Ngoài ra, nó cũng có khả năng nhất định trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Hệ thống THAAD được thiết kế để đánh chặn những tên lửa đạn đạo ở tầm cao. Hệ thống phòng không tinh vi của Mỹ có hệ thống radar có thể phát hiện những vật thể ở khoảng cách xa đến 2.000km – đây là khoảng cách bao phủ phần lớn đại lục Trung Quốc.

Ngoài Trung Quốc, Nga cũng phản đối gay gắt kế hoạch của Mỹ trong việc triển khai hệ thống THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc. Moscow cho rằng, thiết bị radar của hệ thống THAAD có thể theo dõi các năng lực quân sự của Nga và gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Nga.

Tuy nhiên, sự phản đối của Nga và Trung Quốc giờ đây cũng chẳng có tác dụng khi mà kế hoạch triển khai THAAD của Mỹ và Hàn Quốc dường như không thể đảo chiều vì các động thái của Bình Nhưỡng. Triều Tiên đã gây ra nỗi quan ngại sâu sắc khi liên tiếp tiến hành các vụ thử hạt nhân và tên lửa từ đầu năm đến giờ, khiến khu vực thường xuyên trong trạng thái căng thẳng cao độ. Mới đây nhất, Triều Tiên vừa phóng đi 3 quả tên lửa liên tiếp chỉ vài giờ sau khi Hàn Quốc và Trung Quốc đề cập đến vấn đề THAAD.

Kiệt Linh (tổng hợp)

(VnMedia)

Clip: Lê Phước Vũ tấn công báo chí, tố một số nhà báo tống tiền

Bà Phạm Chi Lan nói về nỗi băn khoăn với dự án luyện thép Cà Ná

Hoàng Đan | 

Bà Phạm Chi Lan nói về nỗi băn khoăn với dự án luyện thép Cà Ná
Bà Phạm Chi Lan. Ảnh: Vietnamnet

"Ngành thép là ngành cần nhiều điện, vậy ông có làm nhà máy điện không? Hay chạy bằng gì? Chi phí như thế nào? Ông Vũ chịu hay tỉnh lại gánh chịu?", bà Phạm Chi Lan nói.

Nỗi lo từ nhiều vấn đề
Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná-Ninh Thuận mà Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen dự kiến triển khai với tổng vốn đầu tư lên đến 10,6 tỉ USD cùng các phát ngôn của ông Lê Phước Vũ trong những ngày qua đang thu hút sự chú ý của dư luận.
Liên quan đến dự án này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban cố vấn Thủ tướng.
PV: Bà có đánh giá, nhìn nhận như thế nào về dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận đang được dự kiến triển khai cùng những phát ngôn, cam kết mạnh mẽ của Chủ tịch Hoa Sen Lê Phước Vũ?
Bà Phạm Chi Lan: Tôi cũng đã một vài lần nêu lên bức xúc của mình đối với dự án này. Nó dựa trên mấy vấn đề chính mà tôi băn khoăn.
Trước hết, nhà đầu tư nào thì bài toán đầu tiên mà tính cũng là về thị trường, nhưng về mặt thị trường thép thì sự dư thừa công suất thép đang cực kỳ lớn, đặc biệt là dư thừa ở Trung Quốc và mỗi năm người ta tính nước này dư thừa lên tới hơn 80 triệu tấn.
Nước này đang phải ra sức đẩy sang nước khác để tiêu thụ cho mình số thép thừa đó và thực tế, nước này cũng chưa chạy hết công suất.
Nếu họ chạy hết công suất các nhà máy thép thì sự dư thừa sẽ còn lớn hơn. Ở đây, nhiều nước, trong đó, các nước Đông Nam Á hay Việt Nam gần Trung Quốc thì càng phải đáng lo ngại hơn về sự dư thừa thép đó sẽ đe dọa đến ngành thép đang có của mình.
Vì vậy, trong khu vực này chẳng có ai dám nghĩ sẽ đầu tư mới vào thép cả, nhất là chủng loại thép xây dựng bình thường mà Trung Quốc đang thừa.
Còn thép cao cấp muốn làm vẫn có khả năng nhưng đầu tư thì lại cực kỳ tốn kém, đòi hỏi công nghệ cao. Các nước có điều kiện như Việt Nam sẽ khó và có lẽ, tôi không tin là Tôn Hoa Sen đủ khả năng đầu tư vào các dự án thép cao cấp.
Hiệu quả về mặt thị trường thì tôi thực sự lo dự án thép của Tôn Hoa Sen sẽ cộng thêm vào dư thừa thép đã có ở Việt Nam hiện nay rồi.
Ngành thép mấy năm trở lại đây không năm nào không kêu cứu với Nhà nước để tăng thêm hàng rào đối với thép nhập khẩu từ ngoài vào, sức ép đó không chỉ đặt nặng lên nhà đầu tư trong nước mà cả nước ngoài.
Một số dự án đầu tư nước ngoài ở Việt Nam cũng đã chủ động rút đi khi thấy không còn đủ khả năng, khả thi về thị trường. Trừ Formosa là người ta đã đầu tư cách đây 8 năm, khi yếu tố thép Trung Quốc chưa có sức ép dữ dội như bây giờ.
Nếu có sức ép dữ dội như bây giờ thì dù Việt Nam có cho bao nhiêu ưu đãi, cho miễn các thứ về đất đai, thuế thì chưa chắc họ đã dám đầu tư.
Ông Lê Phước Vũ có nói là theo tính toán, nhu cầu thép ở Việt Nam còn lớn lắm và sản xuất không đủ cho những năm tới.
Nhưng tôi nói thật, tôi luôn luôn nghi ngờ quy hoạch của các ngành như thép, xi măng khi mà họ muốn làm thì đều vống lên nhu cầu, dự báo nhu cầu rất cao so với thực tế. Họ tính ở tốc độ khi đỉnh cao nhất và cứ thế đem nhân lên để tính tương lai về thị trường còn cần nhiều sản phẩm, xin đầu tư.
Nhưng thực tế, tốc độ cao lên bao giờ cũng khó hơn so với những năm đầu chưa có, khi mình có rất ít thì nhu cầu có thể tăng 10 - 15%, nhưng khi có nhiều rồi thì mức tăng 10 - 15% là một dung lượng lớn hơn nhiều so với ban đầu, rõ ràng có nhiều cái sai số rất lớn, không khả thi.
Nếu như không tính toán kỹ thì ông Vũ và Hoa Sen có thể tính sai bài toán đó. Ở đây, cần xem xét lại thật kỹ vấn đề này.
Về chi phí cho đầu tư, muốn làm một nhà máy thép với mức độ, công nghệ hiện đại để có thể không gây ra ảnh hưởng về môi trường thì thực sự là tốn kém đấy chứ hoàn toàn không dễ dàng đầu tư được đâu.
Khi mà nó tốn kém, đắt đỏ như vậy thì liệu một lúc nào đó có dẫn đến việc ông không chịu được chi phí về môi trường rồi như Formosa phải thay đổi bài toán môi trường đi, hạ thấp chuẩn môi trường xuống, dùng công nghệ, thiết bị lạc hậu để thải ra môi trường Việt Nam, bắt xã hội gánh chịu.
Tôi nghĩ là bài toán này hoàn toàn không chủ quan được đâu. Tôi cũng rất ngần ngại như trên báo chí nói, đưa mấy người vào thăm dò thiết kế lại là mấy công ty Trung Quốc, dù ông Vũ cải chính nói đây chỉ là họ vào thăm dò thôi còn ông chưa quyết định dùng ai.
Nhưng rút cục nếu tính theo chi phí trên thị trường thì có thể giá chào thấp hơn của phía Trung Quốc sẽ lại đủ hấp dẫn để dùng đầu tư của Trung Quốc? Như tôi đã nói Trung Quốc đang dư thừa thép rất lớn nên họ có động lực để ai cần mua nhà máy thép thì họ sẵn sàng tháo dỡ để đưa đi.
Và thường những nhà máy đó cũng là những nhà máy lạc hậu. Họ đẩy thứ rác thải công nghệ lạc hậu sang nước khác để lấy tiền đầu tư vào thứ hiện đại hơn. Liệu ông Vũ có đủ tài giỏi để tránh bài toán đó không? Hay lại đi mua tất cả những thiết bị, công nghệ cũ kỹ đó về mà giá chưa chắc đã rẻ.
Đây là bài toán tư nhân của ông Vũ nhưng tác động về môi trường, kết quả sản phẩm sẽ không thể đảm bảo được.
Ông Vũ có hứa là nếu xảy ra sự cố sẽ đóng nhà máy, mang cả tài sản ra đền bù nhưng cả tài sản nếu là một nhà máy với thiết bị, công nghệ lạc hậu thì đáng giá bao nhiêu? Có ai dám mua lại để chạy không?
Còn khi xảy ra tác hại môi trường nếu như giống với Formosa thì có bán tài sản của ông Vũ đi cũng không bù nổi đâu.
Bà Phạm Chi Lan nói về nỗi băn khoăn với dự án luyện thép Cà Ná - Ảnh 1.
Mô hình khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận.
Nhân tố nữa đó là các tài nguyên khác để cho ông Vũ làm thì vùng Ninh Thuận thiếu nước là thường xuyên. Mấy năm gần đây, tình trạng khô hạn còn nặng nề hơn rất nhiều.
Cả một tỉnh thiếu nước như vậy, giờ nói là có phương án lọc nước biển để làm, về công nghệ thì có thể được nhưng chi phí thì liệu có hiệu quả hay không khi mà chi phí nước cũng đắt hơn lên.
Ngành thép là ngành cần nhiều điện, vậy ông có làm nhà máy điện không? Hay chạy bằng gì? Chi phí như thế nào? Ông Vũ chịu hay tỉnh lại gánh chịu?
Đất đai cũng vậy, lấy hàng nghìn ha để làm khiến bao nhiêu người dân mất nguồn lợi sinh sống, vậy lợi ích của người dân ở đâu? Chi phí cơ hội người dân bị mất đi cho dự án như thế nào?
Ông Vũ nói làm cho đất nước, cho sự phát triển chung nhưng trước hết, làm ở đâu phải tính cho người dân ở đó đã. Tôi được biết, ông Vũ cũng theo đạo Phật nên rất cần từ cái nhân của đạo Phật để tính toán cho có trách nhiệm hơn với người dân ở vùng đó (Cà Ná, Ninh Thuận - PV).
Đừng vì dự án của mình làm mất cơ hội sinh sống của bao nhiêu người mà ở đây là những người nông dân như làm muối là mất cơ hội sinh sống từ đời này sang đời khác, mất cả nghề của người ta.
Mà nghề làm muối giống như nghề đi biển của người dân Hà Tĩnh, mất nghề đó, người ta không làm được nghề khác và không thể quen thuộc được.
Cả bản thân doanh nghiệp nhất là tỉnh phải cẩn trọng, tính toán rất kỹ dựa trên lợi ích của người dân. Đừng ham dự án đầu tư để GDP tăng trưởng hơn, oai phong hơn so với tỉnh khác để chấp nhận hệ quả cho người dân.
Về hệ quả môi trường thì hiện nay, Formosa mới đang bị phanh phui chủ yếu về xả thải ra biển còn sản xuất thép sẽ có chất thải rắn và chính Formosa cũng có chuyện chôn lấp, đang bị cơ quan chức năng xử lý.
Ngoài ra, một dự án nhà máy thép còn gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn...
Mong Chính phủ vào cuộc
PV: Như những gì bà đã phân tích ở trên thì chúng ta nên ứng xử như thế nào đối với một dự án như thế này?
Bà Phạm Chi Lan: Như tôi đã nói, ở đây tỉnh và hơn thế là Chính phủ phải xem xét. Tôi nghĩ, không nên coi đây là một dự án giữa doanh nghiệp và địa phương quyết định với nhau.
Tôi ngạc nhiên khi Bộ Công thương lại đưa dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná-Ninh Thuận bổ sung vào quy hoạch ngành thép giai đoạn 2020 xét đến 2025.
Có phải chăng, quy hoạch của Nhà nước, Bộ làm ra sẽ lại thay đổi theo dự án của doanh nghiệp? Vậy quy hoạch đó trước đây được làm trên cơ sở nào mà giờ có thể dễ dàng đưa vào một dự án lớn như thế? Làm như vậy, có phải là trách nhiệm chung với đất nước không?
Còn về phía Nhà nước, tôi nghĩ các Bộ khác như Bộ Kế hoạch đầu tư và nhất là Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phải lên tiếng. Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã rất đau đầu với Formosa rồi thì giờ rất cần phải lên tiếng bằng trách nhiệm của mình với đất nước.
Và hơn hết, tôi mong Thủ tướng xem xét, chỉ đạo các ngành tính toán cẩn thận. Thủ tướng đã tuyên bố sẽ nói không với các dự án gây tác hại lớn với môi trường. Đối với dự án này, nó là một trong những trường hợp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ở vùng biển phía Nam miền Trung.
Phía Bắc của vùng biển miền Trung đáng gánh chịu rồi giờ đến phía Nam thì cả miền Trung sẽ sống thế nào đây. Tôi nghĩ là Chính phủ cần có trách nhiệm tính toán lại, đưa quyết định.
Vấn đề này xảy ra trên đất Việt Nam nên không chỉ có quyền của tỉnh và doanh nghiệp muốn làm gì thì làm mà cần có Nhà nước quyết định.
Dù động lực có tốt đi mấy nhưng nếu tác dụng chung, lợi ích chung của nền kinh tế, của đông đảo người dân không đạt được thì Chính phủ cũng nên từ chối. Tôi mong Chính phủ có thái độ cương quyết trong việc này.
PV: Tại đại hội cổ đông bất thường của Tôn Hoa Sen vào sáng 6/9, ông Lê Phước Vũ đã cho rằng nếu nhìn thấy Hòa Phát (Tập đoàn Hòa Phát - PV) quý vừa rồi lời đến 2.000 tỉ đồng từ thép mang lại thì "ngu gì không làm, ngu gì không đầu tư"(!). Bà có bình luận gì về phát ngôn này?
Bà Phạm Chi Lan: Hòa Phát lãi theo tôi hiểu do họ có nhân tố khác ở Việt Nam là họ còn khai thác quặng.
Ở đây, ông làm kinh doanh mà sao ông lại tính đơn giản như vậy. Một người đã làm kinh doanh, đầu tư sẵn rồi thì bây giờ người ta có thể thắng, thắng 2.000 tỷ nhưng rồi các ông khác lại nhảy vào thì liệu 2.000 tỷ đó có còn không?
Thị trường có mức độ nhất định thôi chứ. Tôi cũng hơi ngạc nhiên về cách tính như vậy của một doanh nghiệp cũng nổi tiếng thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình là tôn. Tôi cho là cách như vậy cũng không thỏa đáng.
Tôi rất mong ông Vũ xem xét lại trước hết từ chính lợi ích của bản thân doanh nghiệp, công ty.
Qua báo chí, tôi cũng được biết là, thông tin cho hay, lượng vốn của công ty hạn chế nên sẽ phải huy động thêm từ các nguồn khác như trái phiếu, vay mượn ngân hàng...
Nhưng tôi nghĩ với lãi vay ở Việt Nam mà làm những dự án lớn, dài hạn như vậy thì không biết là hiệu quả kinh tế về mặt tài chính có còn không? Cá nhân tôi rất nghi ngờ về việc này...
Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi này!
theo Trí Thức Trẻ

Trộm cây có bằng Tiền Sĩ: Ông Phan Thanh Hải - GĐ Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế


TS. Phan Thanh Hải - GĐ Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế chỉ đạo quân đang đêm đào trộm cây cổ thụ cực quý trong Đại Nội Huế đem biếu sếp Giám đốc Sở ở Huế!

P. Trưởng Ban Dân vận TW Trịnh Xuân Giới - Bố đẻ ông Trịnh Xuân Thanh lên tiếng về con

Ông Trịnh Xuân Giới - nguyên phó trưởng Ban Dân vận trung ương, bố đẻ của ông Thanh - cho biết khoảng ba tuần nay không thấy ông Thanh về nhà, gia đình vẫn gọi điện vào số điện thoại mà ông Thanh dùng thường xuyên... Một lãnh đạo tỉnh Hậu Giang xác nhận tỉnh có liên lạc với ông Trịnh Xuân Thanh bằng điện thoại nhưng không được nên hiện không rõ ông Thanh ở đâu.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg9jwj0JtxrLgoAZ9-HeZplaHXjfUOsIj3H-AOv6PSbhjLZfZNGhVTXBMXjB0IrPtapQaKWJ8bCsTS84p70mG9CQ7rtz60aWwpJ-Huu-WDb8wAw8bOUov_B5oBE0_T9Qtr-1AxKm7yeEsE1/s640/TXT-5.jpg

Thông tin từ Báo Tuổi trẻ hôm nay (8.9) cho biết, liên quan đến thông tin ông Trịnh Xuân Thanh - tỉnh ủy viên, nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang - trả lời báo chí rằng đã có đơn xin ra khỏi Đảng và ra khỏi Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2015-2020 gửi đến Tỉnh ủy Hậu Giang, ông Bùi Văn Sáu - ủy viên thường vụ Tỉnh ủy, trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy Hậu Giang - cho biết chưa nhận được bất cứ đơn nào của ông Thanh liên quan đến sự việc này.

“Chúng tôi không rõ ông Trịnh Xuân Thanh có gửi đơn cho trung ương hay không, còn đến thời điểm này Tỉnh ủy và Ban tổ chức Tỉnh ủy Hậu Giang chưa nhận đơn từ gì của ông Trịnh Xuân Thanh liên quan đến nội dung xin ra khỏi Đảng và Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh” - ông Sáu cho hay.

Ông Sáu cũng cho biết Ban thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh chưa họp xem xét về chức vụ tỉnh ủy viên cũng như phân công công việc mới đối với ông Trịnh Xuân Thanh sau khi không còn giữ chức phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, mà vẫn phải chờ kết luận của các cơ quan 
trung ương.

Liên quan đến việc trước đó ông Trịnh Xuân Thanh đã có đơn xin thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang nghỉ phép một tháng để trị bệnh và thời gian nghỉ phép đã hết vào ngày 3-9 nhưng hiện vẫn chưa trở lại Hậu Giang công tác, một lãnh đạo tỉnh xác nhận thông tin này là chính xác.

Lãnh đạo này nói tỉnh có liên lạc với ông Thanh bằng điện thoại nhưng không được nên hiện không rõ ông Thanh ở đâu.

Chiều tối 7.9, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trịnh Xuân Giới - nguyên phó trưởng Ban Dân vận trung ương, bố đẻ của ông Thanh - cho biết khoảng ba tuần nay không thấy ông Thanh về nhà, gia đình gọi điện vào số điện thoại mà ông Thanh dùng thường xuyên cũng không liên lạc được.

“Chúng tôi cũng chỉ nắm được là Thanh xin nghỉ phép để đi chữa bệnh còn bây giờ không biết cụ thể đang ở đâu. Đầu tháng trước Thanh vẫn lui về nhà liên tục còn bây giờ thì không liên lạc được nên chúng tôi cũng không nắm được thông tin gì” - ông Giới nói.

Theo những người hàng xóm sống cạnh nhà ông Giới và một số nhân viên an ninh làm công tác bảo vệ khu nhà, trước đây vẫn thấy ông Thanh đi về nhà bố mẹ đẻ liên tục nhưng khoảng gần một tháng nay thì không thấy ông Thanh xuất hiện nữa.

Trước đó, theo báo điện tử Zing.vn, ngày 7.9, ông Bùi Văn Sáu, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết, ông Thanh đã hết hạn 1 tháng xin nghỉ phép (từ ngày 3.8) nhưng cán bộ này vẫn chưa trở lại Hậu Giang.

Theo báo Thanh Niên, ngày 4.9, ông Thanh bất ngờ gọi điện thoại cho một phóng viên ở Cần Thơ. Sau khi trình bày nhiều nội dung có tính chất “giải trình” những vấn đề liên quan đến mình như báo chí thông tin, ông Thanh cho biết đã làm đơn xin ra khỏi Đảng và đã gửi đến các cơ quan chức năng ở Trung ương cũng như Tỉnh ủy Hậu Giang.

Cụ thể, ông Thanh khẳng định giữa tháng 7.2016, ông đã ký đơn gửi Thường trực Tỉnh ủy xin ra khỏi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 do bản thân không còn làm Phó chủ tịch UBND tỉnh nữa “nên giữ chức vụ Tỉnh ủy viên là không cần thiết”. Đến ngày 29.8, ông cũng đã ký đơn gửi Thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang xin ra khỏi Đảng.

Ông Trịnh Xuân Thanh khi còn là Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Hậu Giang.

Khoảng 6 tuần trước, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã ra thông báo về kỳ họp thứ IV và thứ V của cơ quan này. Trong đó chỉ rõ hàng loạt vi phạm của ông Trịnh Xuân Thanh trong quá trình công tác từ năm 2007 đến nay như: Buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, để xảy ra sai phạm thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng khi đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC); dùng biển số xe công gắn vào ôtô tư nhân để sử dụng là trái quy định, gây phản cảm, bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân khi đảm nhiệm chức vụ Phó chủ tịch UBND tình Hậu Giang.

Dù có nhiều sai phạm nhưng vẫn đề nghị, để các cơ quan chức năng làm quy trình tiếp nhận, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo ở Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang là thể hiện thiếu trung thực, thiếu trách nhiệm và thiếu gương mẫu…

Với các sai phạm, khuyết điểm trên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định tiến hành quy trình xem xét, xử lý kỷ luật với ông Trịnh Xuân Thanh. Tại phiên họp lần 7 của Hội đồng bầu cử Quốc gia ngày 15/7, ông Thanh không được xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội dù được cử tri Hậu Giang bỏ phiếu tín nhiệm, đạt 75,28% số phiếu hợp lệ.

Liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh, Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang đã họp kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ và các cá nhân.

Ban thường vụ đánh giá Tỉnh ủy Hậu Giang có khuyết điểm trong việc tiếp nhận ông Thanh về công tác tại Hậu Giang là không chỉ đạo các cơ quan tham mưu rà soát quá trình và năng lực công tác của ông Thanh. Khi thực hiện chủ trương xin tăng cường cán bộ về làm phó chủ tịch UBND tỉnh, thường trực Tỉnh ủy chưa bàn bạc, thảo luận kỹ với tập thể Ban thường vụ Tỉnh ủy.

Qua kiểm điểm, thường trực, Ban thường vụ Tỉnh ủy nghiêm khắc nhận trách nhiệm về các hạn chế, khuyết điểm, đồng thời nghiêm túc rút kinh nghiệm trước tập thể Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang.

Nguyên Bí thư Hậu Giang Huỳnh Minh Chắc cũng nhìn nhận khuyết điểm, chủ quan khi không chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thẩm định kỹ hồ sơ, quá trình công tác của ông Thanh trước khi tiếp nhận... Việc làm này dẫn đến dư luận không tốt, ảnh hưởng đến cá nhân và tập thể Đảng bộ tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Trần Công Chánh lúc đó là Phó bí thư kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015, đã thiếu trách nhiệm trong tham gia góp ý kiến việc thẩm định hồ sơ cán bộ và quá trình công tác trước khi tiếp nhận ông Thanh.

Đối với việc cấp biển số xe 95A-0699 (xe cá nhân nhưng gắn biển số xanh) do ông Thanh tự mượn sử dụng khi về công tác tại Hậu Giang là để tạo điều kiện cho ông Thanh đi công tác chứ không có mục đích khác.

Từ đó, ông Chánh thừa nhận việc chỉ đạo giám đốc công an tỉnh cấp biển số xanh là không đúng với quy định. Ông Chánh nghiêm túc tự kiểm điểm với vai trò là Phó bí thư Tỉnh ủy nhưng chưa đề xuất, bàn bạc trong thường trực Tỉnh ủy để thẩm tra hồ sơ và nhân thân ông Thanh trước khi tiếp nhận về công tác tại Hậu Giang. Ông Chánh xem đây là bài học kinh nghiệm trong phương pháp lãnh đạo, điều hành công việc chung của địa phương.

Trước đó, như báo Dân Việt đã thông tin, ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Ban cán sự Đảng, Bộ Công Thương được luân chuyển về Hậu Giang từ tháng 5.2015 và được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Cuối tháng 5.2016, phát hiện ông Thanh đang dùng xe cá nhân hạng sang gắn biển xanh để đi lại, dư luận bức xúc, báo chí đã vào cuộc, phản ánh các sai phạm của ông Thanh.

Ngày 9.6, Văn phòng Trung ương có công văn số 1200-CV/VPTW thông báo ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung mà báo chí nêu liên quan đến Phó Chủ tịch UBND Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh.

Ngày 16.6, HĐND tỉnh Hậu Giang khóa IX (nhiệm kỳ 2016-2021) khai mạc kỳ họp thứ nhất. Tại cuộc họp này, ông Thanh nói bệnh và xin vắng mặt. Trước đó, ngày 15.6, ông Thanh đã chủ động nộp đơn lên Tỉnh ủy và HĐND tỉnh Hậu Giang xin không tái cử chức danh Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nhiệm kỳ 2016-2021.

Ngày 15.7, Hội đồng bầu cử Quốc gia không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội với ông Trịnh Xuân Thanh.

Hồi tháng Tháng 7, ông Thanh cũng cáo bệnh, vắng họp HĐND tỉnh Hậu Giang khóa IX (nhiệm kỳ 2016-2021), sau khi có đơn xin không tái cử chức danh Phó chủ tịch UBND tỉnh này.
Ông Trịnh Xuân Thanh, 50 tuổi, quê xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Ông Thanh có trình độ Đại học kiến trúc, Kỹ sư Quy hoạch đô thị, Lý luận chính trị cao cấp, ngoại ngữ tiếng Nga.
Ông Trịnh Xuân Thanh từng làm Tổng giám đốc rồi Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Năm 2013, ông được miễn nhiệm sau hơn 4 năm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại đơn vị này. Bảng cân đối kế toán hợp nhất trong báo cáo thường niên cho hay, lỗ lũy kế đến hết năm 2013 của PVC là hơn 3.000 tỷ đồng.
Sau khi rời ngành dầu khí, ông Thanh được luân chuyển nhiều chức vụ ở Bộ Công Thương trước khi giữ cương vị Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang vào năm 2015. 
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) Bộ Công an đã vào cuộc điều tra vụ thua lỗ ở PCV thời ông Thanh làm lãnh đạo.
D.V (tổng hợp)



(Dân Việt)