Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

Năm 2016 là "năm chết chóc" của các nhà báo trên thế giới

(TTXVN/VIETNAM+) 

Ảnh minh họa. (Nguồn: Al Jazeera America)

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 2/11 công bố một báo cáo gây sốc cho biết trung bình cứ 4,5 ngày thì có một nhà báo bị sát hại trên thế giới.

Báo cáo của Tổng giám đốc UNESCO có nhan đề "Sự an toàn của các nhà báo và mối đe dọa không bị trừng phạt" cho biết trong vòng 10 năm (2006-2015) đã có 827 nhà báo bị giết hại trong khi đang tác nghiệp và khu vực được xem là "tử địa" với nhà báo là các nước Arab, bao gồm cả Syria, Iraq, Yemen và Libya.

Tiếp đến là khu vực Mỹ Latinh. Phần lớn số nhà báo tử nạn, chiếm đến 59% trong 2 năm 2014-2015, là ở các khu vực đang có xung đột.

Trong 2 năm qua, 78 trong số 213 nhà báo bị sát hại, chiếm 36,5%, là ở các nước Arab.

Một điểm đáng báo động nữa là số trường hợp nhà báo bị sát hại tại Tây Âu và Bắc Mỹ tăng đáng kể, từ không có ai trong năm 2014 lên 11 người vào năm ngoái.

Năm 2015 ghi nhận con số kỷ lục các nhà báo hoạt động trực tuyến bị sát hại với 21 trường hợp so với 2 trường hợp hồi năm 2014. Gần 50% trong số đó là những người viết Blog tại Syria.

Báo cáo cũng cho biết số nhà báo nam bị sát hại nhiều gấp hơn 10 lần số nhà báo nữ với con số tương đương là 195/18 trong giai đoạn 2014-2015.

Các nhà báo làm việc trong lĩnh vực truyền hình gặp nguy hiểm nhiều hơn các nhà báo làm trong lĩnh vực khác.

Bên cạnh đó, các nhà báo còn phải đối mặt với những nguy cơ bạo lực khác như bị bắt cóc, giam giữ, tra tấn, hăm dọa, quấy rối, cướp phá phương tiện làm việc...

Trong một diễn biến khác cùng ngày, người đứng đầu Ủy ban vì sự an toàn của các nhà báo Afganistan (AJSC), Najib Sharifi cho biết ít nhất đã có 11 nhà báo bị sát hại tại Afganistan trong năm nay.

Đây là con số kỷ lục khiến năm 2016 được coi là năm "chết chóc" nhất đối với các nhà báo ở quốc gia Nam Á này.

Số liệu của AJSC cho thấy đã có hơn 60 nhà báo đã bị giết hại trong 16 năm qua và nguyên nhân cái chết của họ chưa bao giờ được điều tra.

Ủy ban này đang yêu cầu Chính phủ Afganistan chấm dứt tình trạng không trừng phạt trong các vụ giết hại nhà báo./.

Tịch thu số lượng lớn súng quân dụng tuồn từ Séc về Việt Nam

PV (TTXVN/VIETNAM+) 

Tang vật được thu hồi. (Nguồn: TTXVN)

Ngày 2/11, Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra quyết định tịch thu số lượng lớn súng quân dụng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu từ Cộng hòa Séc về Việt Nam.

Trước đó, vào tháng 7/2015, qua công tác kiểm tra, Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã phối hợp với Cục An ninh Kinh tế tổng hợp (A85) và các lực lượng chức năng thuộc Bộ Công an tiến hành khám xét 3 kiện hàng hóa đang vận chuyển vào kho trên chuyến bay từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Sân bay Tân Sơn Nhất không có chứng từ hợp lệ.

Qua quá trình kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng phát hiện 94 khẩu súng ngắn quân dụng có trang bị ngắm laser, thuộc loại hiện đại thường dùng bảo vệ các nguyên thủ và 472 băng đạn mới cùng đầy đủ linh kiện, phụ kiện, được cất giấu tinh vi dưới dạng các kiện hàng thương mại thông thường.

Số súng này được sản xuất tại Cộng hòa Séc và được tuồn về Việt Nam bằng đường hàng không.

Đến nay kết thúc quá trình điều tra và xử lý, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định tịch thu toàn bộ số vũ khí quân dụng nói trên. Vụ việc mang tính chất cực kỳ nghiêm trọng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội./. 

Những người bạn của Bọ Lập

BÍ MẬT 30 NĂM
Tặng anh Tống Văn Công
Nguyễn Quang Lập.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người , mũ và cận cảnh
Phùng Quán làm bài thơ Lời mẹ dặn khi mình mới một tuổi ( 1957), mặc dù bị cấm đoán lung tung nhưng đến năm 7 tuổi mình đã biết, còn được đọc cả bài thơ, đơn giản vì ba mình rất thích bài này. Cạnh nhà mình có bác Thông công an, hình như hồi đó bác làm trưởng hay phó ty công an tỉnh Quảng Bình, cũng rất thích bài này.
Khi nào hai cụ ngồi với nhau cũng đều nhắc đến Phùng Quán, Trần Dần. Có người thì hai cụ nói tiếng Pháp, vắng người thì các cụ cứ nói oang oang không kiêng dè gì, mặc kệ mình đứng ôm cột nhà hóng chuyện. Ba mình nói anh đem bài này giáo dục chiến sĩ công an là tốt lắm, bác Thông gật gù, nói đúng đúng. Bác Thông nói anh đem bài này vào sách giáo khoa dạy con nít cũng rất tốt, ba mình gật gù, nói đúng đúng.
Ba mình nhìn bác Thông cười cười, nói nếu trên bảo bắt Phùng Quán, anh có bắt không. Bác Thông cười cái hậc, nói tôi chấp hành nhưng trước khi chấp hành tôi sẽ phản đối. Rồi bác thở dài, nói tôi chỉ làm được có thế thôi, khó lắm khó lắm.
Đó là vài câu tiếng Việt mình nghe được, nhớ đến giờ. Còn thì hai cụ toàn nói tiếng Pháp, mình chẳng hiểu gì, chỉ lâu lâu lại nghe Phùng Quán Phùng Quản. Cái tính tò mò bẩm sinh, mình lục cho được bài thơ Lời mẹ dặn. Còn bé chẳng thấy hay gì, chỉ thấy đúng.Yêu ai cứ bảo là yêu/ Ghét ai cứ bảo là ghét/ Dù ai ngon ngọt nuông chiều/ Cũng không nói yêu thành ghét/ Dù ai cầm dao doạ giết/ Cũng không nói ghét thành yêu giống y chang ba mạ, cô thầy vẫn dạy, có gì đâu nhỉ ?
Sau này chơi thân với Phùng Quán, mình có kể cho anh nghe chuyện ấy, anh xuýt xoa tấm tắc khen bác Thông, nói công an mà như thế thì quá tuyệt vời. Khi đó anh mới kể bí mật mà anh đeo duổi chẵn ba chục năm vì bài thơ này. Nghĩ cũng hay hay, bài thơ như một chân lý hiển nhiên ấy lại làm cho thời đó xôn xao, đi đâu cũng thì thào thì thầm, như vừa phát hiện gì ghê gớm lắm. Tất nhiên bài thơ bị qui chụp là biểu tượng hai mặt, là mưu đồ đen tối của lực lượng thù địch. Từ Bích Hoàng tương một bài “Vạch thêm những hoạt động đen tối của một số kẻ cầm đầu trong nhóm Nhân văn-Giai phẩm” in trên Văn nghệ Quân dội số 5 ( 5/1958). Nghe thất kinh.
Anh Quán nói thực ra mình viết Chống tham ô lãng phí với Lờì mẹ dặn như những góp ý với Đảng thôi, vì mình nghĩ mình là chiến sĩ, mình không dám nói thật cho Đảng biết thì ai nói. Cho nên mới có câu này Trung ương Đảng ơi! /Lũ chuột mặt người chưa hết/ Đảng cần lập những đội quân trừ diệt/ Có tôi/ Đi trong hàng ngũ tiên phong! là mình nghĩ thế thật, khi đó Đảng hô một phát là mình vác súng xung phòng ngay, mưu đồ gì đâu.
Mình cười khì khì, nói mấy ông cũng dở hơi, nếu có mưu đồ ai lại dại đi nói với Đảng, làm thế hoá ra lộ thiên cơ à. Anh Quán cười cái hậc, nói thủa bé đến giờ mình cũng chẳng thấy lực lượng thù địch nào đi góp ý cho Đảng cả. Nó không chửi Đảng thì thôi, ngu gì lại đi góp ý.
Chuyện tưởng đến đó là xong, ai dè một tối ở chòi Ngắm sóng, anh rút tiền đưa mình, nói Lập đi mua cho anh chai rượu, anh kể chuyện này hay lắm. Chỉ chai rượu trắng với nhúm lạc rang, hai anh em ngồi gần sáng đêm. Anh Quán kể hồi đó phê phán chỉ trích đánh đấm anh rất nhiều, nhưng đánh đau nhất, độc nhất là bài thơ Lời mẹ dặn- thật hay khôngdài 112 câu của Trúc Chi, hình như in báo Nhân dân.
Mình hỏi Trúc Chi là ai, anh nói từ từ cái đã, rồi anh ngâm nga cả bài thơ, không quên một câu nào, chứng tỏ anh đã đọc đi đọc lại bài thơ này vài trăm lần là ít trong suốt mấy chục năm qua. Hồi này hễ ai bị phê ở báo Nhân dân, dù chỉ nhắc khẽ bóng gió một câu thôi, cũng cầm chắc là đời tàn. Thế mà cả bài thơ 112 câu dài dằng dặc, chụp mũ anh không thiếu một thứ gì.
Nào là Nó ghét chỗ thầy hiền bạn tốt/Nó yêu nơi gái điếm cao bồi/ Ghét những người đáng yêu của thiên hạ/Yêu những người đáng ghét của muôn người,/ Quen học thói gà đồng mèo mả/ Hoá ra thân chó mái chim mồi… Nào là Theo lẽ thường: thì sét đánh không ngã/ Chắc trên đầu có cột thu lôi/ Nếm đường mật lưỡi không biết ngọt/ Chắc ăn tham vị giác hỏng rồi/ Nghề bút giấy đã làm không trọn/ Dùng dao khắc đá cũng xoàng thôi !…
Mình nói qui kết tàn bạo thế, anh không bị tù tội là may, cậu Tố Hữu có ba đầu sáu tay cũng đừng hòng giúp cháu. Anh Quán gật gù, nói đúng rồi, cho nên mình có trách Tố Hữu đâu. Đột nhiên anh nhìn thẳng vào mặt mình, nói hơn ba chục năm qua mình chỉ làm một việc là tìm cho ra Trúc Chi là ai.
Anh Quán trầm ngâm hồi lâu, uống hết chén rượu, nói sở dĩ mình quyết tìm cho ra Trúc Chi là ai, vì đời mình tan nát cũng chính ông này chứ không ai khác.Tìm để biết ông ta là ai, rứa thôi, ngoài ra không có ý chi hết. Khi đó nhiều người cho mình dại, tìm chẳng để làm gì, nhỡ người ta biết mình đang đi tìm, có khi mình lại thiệt thân.
Hồi đó cả nước chỉ có mỗi anh Trúc Chi làm thơ ở Hải Phòng, anh là cán bộ tập kêt, thỉnh thoảng lên Hà Nội vẫn gặp Phùng Quán chuyện trò rất vui vẻ. Phùng Quán đã đi tàu về Hải Phòng hỏi cho ra nhẽ. Trúc Chi cười buồn, nói anh nghĩ tôi là hạng người nào lại đi làm mấy trò khốn nạn đó.
Phùng Quán bế tắc, đôi khi nghi người nọ người kia nhưng tóm lại là không phải. Năm 1989, tình cờ có người bạn gửi cho anh tập thơ Một đôi vần của Trúc Chi do nxb Văn hoá dân tộc Việt Bắc ấn hành, trong đó in nguyên bài thơ Lời mẹ dặn- thật hay không, lời nói đầu cho biết Trúc Chi đó là Hoàng Văn Hoan.
Bí mật ba mươi năm đã giải toả, Hoàng Văn Hoan khi đó đã cư trú chinh trị tại Trung quốc. Anh Quán cười cái hậc, nói mình muốn gặp Hoàng Văn Hoan quá nhưng không sao gặp được. Mình nói anh gặp làm cái gì, anh nói để nói một câu, một câu thôi. Mình hỏi câu gì. Anh Quán uống một hơi cán chén, vuốt râu ngâm nga, nói anh Hoan ơi… ai quen học thói gà đồng mèo mả/ ai hoá ra thân chó mái chim mồi…
Nguyễn Quang Lập
Rút từ Chuyện đời vớ vẩn 1
Mời bạn đọc ghé fb bọ để cập nhật: https://www.facebook.com/profile.php?id=100009177554237


Dzung Hoang
Sáng nay cùng Hoang Hung và Bùi Chát đến thăm Nguyễn Quang Lập. Vừa tới khối nhà B2 của Bọ Lập đã thấy chuyện lạ: ngay trước lối vào cầu thang là một cái bàn sáu, bảy người ngồi, sắc phục công an có, áo quần dân sự cũng có. Thấy bọn mình bước vào, họ nhốn nháo ùa tới, hỏi: "Các bác đi đâu?". Mình trả lời: "Đi thăm bạn tôi, Nguyễn Quang Lập". Một anh tre trẻ nhỏ nhẹ: "Các bác thông cảm, đã có lệnh, không được tiếp xúc với bác Lập". Anh Hoàng Hưng thắc mắc: "Gửi thuốc bệnh cho Lập cũng không được ư?". "Không bác ạ". Mình nói: "Vậy mời Lập xuống uống cà phê ở quán ngay trong khu chung cư này cũng không được sao, các cháu?". "Dạ không được". Thế là đành gọi con gái Lập xuống để lấy thuốc cho bố. Mình ôm vai cháu, không biết nói gì. Còn Lập, chỉ đành gặp nhau qua điện thoại. Tiếng Lập trong máy: "Ông ủng hộ tôi nhé, cứ về đi. Rồi anh em còn gặp nhau mà".
Thì về, chứ biết làm sao. Nhưng trước khi về, mình nói với anh em công an: "Tết nhất mà các cháu phải làm nhiệm vụ kiểu này thì khổ thật. Khổ cho các cháu, cho bác Lập, cho các bác đây". Một chàng chừng ngoài hai mươi tuổi trầm ngâm: "Nhờ các bác nói giúp với bác Lập chúng cháu chỉ vì nhiệm vụ".
Đã lấy xe ra khỏi khu chung cư một khoảng đường, mình dừng lại, nói anh Hoàng Hưng và Bùi Chát chờ mình một lát. Mình quay lại, chụp khối nhà B2 của Lập một tấm ảnh. Trên cao ấy có bạn tôi.
PS. Trưa đi ăn với bạn bè. Anh Huỳnh Kim Báu và anh Lê Công Giàu thông báo anh Hồng Lê Thọ cũng được "[tù] tại ngoại" vào sáng nay. Anh Hồng Lê Thọ nhắn anh em đừng đến thăm vì chưa gặp được. Nghĩa là trước nhà anh Hồng Lê Thọ cũng có trạm gác của công an, như với Nguyễn Quang Lập.
Anh Hoàng Hưng vừa cho biết thêm, lúc trưa nhà thơ Nguyễn Duy xách rượu đến định uống mừng Lập, cũng phải ra về mà không được gặp bạn.

Catherine Deneuve xuất hiện trong buổi chiếu phim Đông Dương

02/11/2016 23:01 GMT+7

TTO - Đến VN từ ngày 1-11 nhưng do lý do sức khỏe, nữ minh tinh người Pháp Catherine Deneuve mới ra mắt chính thức truyền thông VN vào tối 2-11 trong buổi chiếu bộ phim Đông Dương tại Trung tâm chiếu phim quốc gia Hà Nội.
Catherine Deneuve xuất hiện trong buổi chiếu phim Đông Dương 
Diễn viên điện ảnh nổi tiếng người Pháp Catherine Deneuve ký tặng chữ ký cho người hâm mộ - Ảnh: Nguyễn Khánh
Sự xuất hiện của Catherine Deneuve ngay lập tức thu hút mọi sự chú ý của truyền thông, bởi ngay trong cả đêm khai mạc thảm đỏ tối 1-11, nữ minh tinh cũng không xuất hiện như sự chờ đợi của số đông.
Năm nay đã bước sang tuổi 72 nên sức khỏe của nữ minh tinh người Pháp - biểu tượng của vẻ đẹp Pháp không còn như trước, mặc dù vẻ đẹp của Catherine gần như không thay đổi theo thời gian với mái tóc vàng óng và bờ môi đỏ thắm. 
Bà xuất hiện giản dị nhưng quý phái với váy ren đen và đôi giày nhung đen mũi nhọn như hình ảnh thanh lịch của những quý cô Pháp, nhưng hạn chế xuất hiện trước truyền thông bởi có những quan điểm rất khác về khái niệm "ngôi sao".
Bà cho rằng, người nghệ sĩ chân chính sẽ chỉ chuyên tâm vào lao động nghệ thuật, và đừng mất quá nhiều thời gian cho việc tạo dựng hình ảnh. 
Trước khi đến VN tham gia LHP Quốc tế HN lần này, Catherine Deneuve cũng vừa là người phụ nữ duy nhất trong lịch sử điện ảnh được trao giải Lumière - giải thưởng được người Pháp coi là  "Nobel dành cho điện ảnh thế giới” vào tháng trước tại Pháp. 
Những nhân vật được vinh danh trong vài năm trở lại đây đều là những tên tuổi nổi bật của điện ảnh thế giới như Clint Eastwood, Quentin Tarantino, Pedro Almodovar, Martin Scorsese...
Catherine Deneuve xuất hiện trong buổi chiếu phim Đông Dương 
Đạo diễn nổi tiếng người Pháp Regis Wargnier và minh tinh Catherine Deneuve (bên trái) cùng với các diễn viên Việt Nam tại buổi công chiếu bộ phim "Đông Dương" tại Trung tâm hội nghị Quốc gia - Ảnh: Nguyễn Khánh
Với Đông Dương, cả Catherine Deneuve và đạo diễn người Pháp Régis Wargnier đều là một kỷ niệm khó quên.
"25 năm đã trôi qua nhưng mọi thứ vẫn như mới ngày hôm qua! Tôi nhớ mãi kỷ niệm khi nhìn vào những dụng cụ, bối cảnh của phim Đông Dương đã qua sử dụng, tôi nghĩ người ta sẽ phải bỏ nó đi thôi. Nhưng không, người ta đã dọn nó đi hết và tái chế chúng thành những đồ vật có ích" - nữ diễn viên từng được đề cử giải Oscar nói.
Sau buổi chiếu tối 2-11 tại Trung tâm chiếu phim quốc gia Hà Nội, Đông Dương sẽ ra rạp rừ 4-11 tại một số cụm rạp ở Hà Nội và TP.HCM để phục vụ khán giả. 
"Tôi đã rất xúc động"
Với đạo diễn Régis Wargnier, sự nhiệt tình của những diễn viên VN tham gia trong phim Đông Dương như nghệ sĩ Như Quỳnh, Trịnh Thịnh... đã khiến ông nghĩ nhiều về sự hỗ trợ của những người làm phim.
"Sau khi đã đóng máy những cảnh quay với những diễn viên VN, tôi chào tạm biệt và hẹn gặp lại - một cái hẹn trong tương lai mà tôi cũng chưa biết khi nào sẽ gặp lại họ. Nhưng sáng hôm sau tôi vẫn thấy họ đến phim trường. Họ ở đó giúp đỡ đoàn làm phim những công việc tay chân. Điều này khiến tôi vô cùng cảm phục và xúc động". 
Với vị đạo diễn thì việc chuyển thể Đông Dương sang phiên bản 4K không làm cho bộ phim hay hơn, bởi bản phim 35mm với ông đã rất tuyệt vời.
"Tuy nhiên, công nghệ sẽ giúp chúng ta giữ gìn tốt hơn những thươc phim quý giá cho thế hệ mai sau" - ông đáp.
MINH TRANG

Đừng tự đập vỡ nồi cơm của chính mình

03/11/2016  04:00 GMT+7

 So với bài toán môi trường ở miền Trung, bài toán môi trường ở ĐBSCL cũng nan giải không kém, nhưng “có thể giải được” bằng quyết tâm chính trị rất cao.
Trong môi trường biến đổi khí hậu đầy “thiên tai”, con người càng phải khôn ngoan để giảm thiểu “nhân họa” (do mình gây ra). Không ai lại dại dột muốn đối phó với cả thiên tai và “nhân họa” cùng một lúc như “hiệu ứng kép”.
Thiên tai và nhân họa- lỗi quản lý?
“Nhân họa” có thể do phát triển thủy điện tràn lan (trên thượng nguồn) làm cạn kiệt nguồn nước và nguồn phù sa (dưới hạ nguồn). “Nhân họa” cũng có thể do tăng tối đa diện tích trồng lúa 2-3 vụ, đắp đê bao chống lũ và cống ngăn mặn, làm thay đổi hệ thống cân bằng sinh thái và thủy văn, khiến người nông dân phải tăng sản lượng bằng mọi giá.
Chúng ta đã suýt mất thị trường Mỹ cho thủy hải sản, nay có thể mất nốt thị trường Mỹ cho lúa gạo, nếu không đảm bảo an toàn thực phẩm. Đây không chỉ là lỗi của người nông dân.
Để đổi mới tư duy và thể chế, theo hướng “phi truyền thống hóa” và hiện đại hóa nông nghiệp chẳng còn cách nào hay hơn việc thay đổi cơ cấu nông nghiệp truyền thống lấy lúa gạo làm chủ đạo.
Đồng bằng sông Cửu Long, biến đổi khí hậu, hạn mặn
, “Tăng trưởng được đánh đổi bằng chế độ thủy văn bị xáo trộn bên ngoài đê bao. Ảnh: SGGP.
Năm 1990, các tỉnh ĐBSCL, bắt đầu từ An Giang và Đồng Tháp, đã xây dựng hệ thống đê bao chống lũ rất tốn kém, để trồng lúa vụ 03 (với diện tích lên đến 600.000ha).
Tổng sản lượng lúa của ĐBSCL đã tăng từ 07 triệu tấn (năm 1986) lên 25 triệu tấn (năm 2015), chiếm 90% kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước. Nhưng cái giá phải trả là diện tích rừng tràm đã biến mất ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, vùng U Minh Thượng và Hạ. Theo Gs Nguyễn Ngọc Trân, “tăng trưởng được đánh đổi bằng chế độ thủy văn bị xáo trộn bên ngoài đê bao. Bên trong đê thì độ màu của đất giảm sút, môi trường bị suy thoái”.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh đó, phải rà soát lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, các quy hoạch phát triển ngành, địa phương ở ĐBSCL theo hướng tiết kiệm nước ngọt, và chung sống với hạn hán và ngập mặn. Nhiều nước khác đã biết cách khai thác thành công nước mặn như một tài nguyên. Theo Gs Võ Tòng Xuân, “Đối với các tỉnh có nước ngọt quanh năm như An Giang, Đồng Tháp và một phần Tiền Giang, Vĩnh Long, thì cần tập trung đầu tư cho cây lúa nhưng sử dụng nước tiết kiệm hơn. Còn vùng mặn thì linh hoạt theo hướng đầu tư cho cây lúa trong mùa mưa và nuôi tôm mùa khô…”  
Trong thị trường toàn cầu hóa ngày càng cao, cạnh tranh càng khốc liệt, kinh doanh nông nghiệp sẽ quan trọng hơn cả sản xuất nông nghiệp thuần túy. Các địa phương và các doanh nghiệp cần linh hoạt chọn cho mình vị trí thích ứng trong chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng, biết cách kết nối với thị trường toàn cầu để tham gia cuộc chơi có hiệu quả. Nói cách khác, phải hiện đại hóa và thương mại hóa nông nghiệp, như một quy luật phát triển.  
Thủy điện và phù sa
Một thách thức rất lớn và nan giải do “nhân họa” là việc khai thác triệt để tài nguyên nước trên thượng nguồn, trong đó có việc chuyển dòng nước sang lưu vực sông khác và khai thác thủy điện tràn lan trên dòng chính sông Mekong từ cao nguyên Tây Tạng trở xuống. Theo Ủy ban sông Mekong, 06 đập thủy điện ở Trung Quốc cùng với 11 đập ở hạ lưu và 30 đập trên các chi lưu sẽ tích lại một lượng nước của sông Mekong vào năm 2030 là 65,5 tỷ m3 trong khi nhu cầu về nước tại hạ lưu tăng 50% so với năm 2.000.
Khi nói đến thủy điện người ta thường nói nhiều về số lượng nước mà ít nhấn mạnh đến chất lượng nước, thể hiện qua lượng phù sa có trong nước. Lượng phù sa này sẽ bị các đập thủy điện ngăn lại gần như vĩnh viễn. Không có phù sa, đồng bằng sẽ chết. Theo các chuyên gia sinh thái, quá trình kiến tạo ĐBSCL diễn ra từ 6.000 năm trước, nhưng sự mất cân bằng phù sa hiện nay sẽ làm đảo ngược quá trình kiến tạo đó và dẫn đến nguy cơ tan rã ĐBSCL.
Hiện tượng nước Sông Hậu bỗng trong xanh như nước biển là một hệ lụy nhãn tiền cho thấy lượng phù sa từ thượng nguồn Mê Kông đổ về ĐBSCL ngày càng ít. Theo Ts Lê Anh Tuấn (Đại học Cần Thơ), con số này sẽ tiếp tục giảm thêm 1/2 nữa, chỉ còn khoảng 42 triệu tấn/năm, một khi các đập trên dòng chính sông Mê Kông ở Lào và Campuchia đi vào hoạt động.
Bộ TN-MT đã tính toán rằng, các hồ chứa trên dòng chính của sông Mekong ở phía Trung Quốc có dung tích khoảng 23 tỉ m3, trong khi các hồ chứa trên những dòng nhánh khoảng 20 tỉ m3. Tổng dung tích này tác động rất lớn đến việc điều tiết nước và lưu lượng dòng chảy về hạ lưu. Hiện có 11 đập thủy điện trên sông Mekong bên ngoài Việt Nam (gồm 09 đập ở Lào và 02 đập ở Campuchia).
Nhưng 11 đập này chỉ bằng 1/7 tác động của các đập ở Trung Quốc. Gs Nguyễn Ngọc Trân cho rằng, “đã đến lúc 06 nước trong lưu vực sông Mekong phải xây dựng một cơ chế sử dụng nguồn nước. Trong đó, quyền và lợi ích mỗi quốc gia phải đi đôi với trách nhiệm và nghĩa vụ đối với cả lưu vực, với tinh thần hợp tác cùng phát triển”.  
Gian nan nhưng có thể giải được
Đã có rất nhiều diễn đàn được tổ chức góp phần tích cực và hiệu quả vào việc tháo gỡ những khó khăn cho ĐBSCL, nhưng để kết nối kinh tế của 13 tỉnh thành ở đây thì vẫn là một bài toán khó. Nếu không biết quản trị, có thể làm cản trở và làm suy yếu lẫn nhau. Số phận của ĐBSCL vẫn như một ẩn số đang làm đau đầu các nhà quản trị.
So với bài toán môi trường ở miền Trung, bài toán đố ĐBSCL cũng nan giải không kém, nhưng “khả thi”.  Như chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã kết thúc bài tham luận, ĐBSCL phải “RICH” (giàu có) bằng Resilient (bền bỉ) + Innovative (sáng tạo) + Connecting (liên kết) + Harmonous (hài hòa).  
Nguyễn Quang Dy

Mồm rao giảng "lấy đức trị quốc" nhưng thực chất Giang Trạch Dân sử dụng "TIỀN, SÚNG VÀ L..." để cai trị đất nước Trung Hoa CS:

3
Lão Tử nói:  “Tín ngôn bất mĩ, mĩ ngôn bất tín”  (Lời nói chân thật thì không hoa mỹ, lời nói hoa mĩ thì không chân thật – Đạo Đức Kinh). Dân gian Việt Nam có câu: “Nói như rồng leo, làm như mèo mửa”, là để chỉ những kẻ “mỹ ngôn bất tín” kia vậy. 
Xưa kia: Sở Khanh “Bể trầm luân, lấp cho bằng mới thôi!”
Sở Khanh là một nhân vật trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Sở Khanh xuất hiện dịu dàng nho nhã: 
Hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng
Nghĩ rằng cũng mạch thư hương
Hỏi ra mới biết rằng chàng Sở Khanh”
… lại biết nói những lời tiếc ngọc thương hoa…
Than ôi ! Sắc nước hương trời
Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây?
Giá đành trong nguyệt trên mây
Hoa sao, hoa khéo đọa đày bấy hoa?
Tức gan riêng giận trời già
Lòng này ai tỏ cho ta, hỡi lòng?
Thuyền quyên ví biết anh hùng
Ra tay tháo cũi, sổ lồng như chơi!
…nghĩa khí bừng bừng, tỏ ra là một trang hào kiệt:
“Nàng đà biết đến ta chăng,
Bể trầm luân, lấp cho bằng mới thôi !”Thúy Kiều và Sở Khanh. Ảnh dẫn qua: Baike Sougou.

Thúy Kiều và Sở Khanh. Ảnh dẫn qua: Baike Sougou.

Thúy Kiều, vì nhẹ dạ cả tin vào những lời hoa mỹ của Sở Khanh mà đã rơi vào lưới do Tú Bà giăng sẵn nhằm giữ nàng vĩnh viễn ở chốn lầu xanh. Khi ván bài đã lật ngửa, Sở Khanh trở mặt, chà đạp Kiều không thương tiếc:
“Sở Khanh lên tiếng rêu rao:
Rằng nghe mới có con nào ở đây .
Phao cho quyến gió rủ mây,
Hãy xem có biết mặt này là ai
Nàng rằng: Thôi thế thì thôi!
Rằng không, thì cũng vâng lời là không!
Sở Khanh quắt mắng đùng đùng,
Sấn vào, vừa rắp thị hùng ra tay
Khi bị đánh, Kiều đành phải chịu quy phục, mặc cho thể xác “đến phong trần, cũng phong trần như ai” và cảm thấy xót xa cho chính bản thân mình:
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,
Giật mình, mình lại thương mình xót xa…”
Ngày nay: Giang Trạch Dân miệng nói “lấy Đức trị quốc”, sau lưng dùng ‘dục’, ‘lợi’ 

Giang Trạch Dân từng nói riêng với một Ủy viên Bộ Chính trị: “Có hai thủ đoạn để kiểm soát người khác, một là lợi, hai là dục. Nắm vững hai điểm này, người cộng sản sẽ bách chiến bách thắng!” (Ảnh: Getty Images)
Giang Trạch Dân từng nói riêng với một Ủy viên Bộ Chính trị: “Có hai thủ đoạn để kiểm soát người khác, một là lợi, hai là dục. Nắm vững hai điểm này, người cộng sản sẽ bách chiến bách thắng!” (Ảnh: Getty Images)

Cựu Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân đề xuất: “Lấy Đức trị quốc”. Ông còn sáng lập ra Thuyết ba đại diện, có nội dung: Đảng cộng sản Trung Quốc đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, đại diện nền văn hóa tiên tiến và đại diện lợi ích của đông đảo nhân dân Trung Quốc
Tuy nhiên, đằng sau cánh gà, ông Giang Trạch Dân lại từng nói riêng với một Ủy viên Bộ Chính trị: “Có hai cách để chi phối người khác, một là dùng lợi, hai là dùng dục”. Sau khi vào Trung Nam Hải, ông Giang đã áp dụng phương pháp này để kiểm soát hệ thống, một mặt dùng bạo lực để đàn áp những người đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền, mặt khác dùng sự hủ bại để lôi kéo quan to nghe theo lệnh của mình, dùng địa vị xã hội để dụ dỗ hàng loạt đám “văn nô” tuyên truyền dục vọng, kim tiền và nữ sắc trong xã hội, tuyên truyền cho tư tưởng “khinh kẻ nghèo chứ không khinh gái điếm”.  (Theo chương 14 cuốn sách: “Giang Trạch Dân kỳ nhân”). 
Trong thời gian ông Giang cầm quyền, Pháp Luân Công, một phương pháp khí công Phật Gia tu luyện “Chân-Thiện-Nhẫn” đã trở nên phổ biến toàn Trung Quốc. Người sáng lập Pháp Luân Công là Đại sư Lý Hồng Chí được dân chúng tôn kính khiến ông Giang vô cùng đố kỵ. Vì thế, Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp quy mô lớn nhằm “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể” các học viên Pháp Luân Công. Ông Giang ỷ vào thân phận nguyên thủ một quốc gia đã vu khống Pháp Luân Công trước giới truyền thông quốc tế. Những phóng viên Tây phương sao có thể tưởng tượng được lãnh tụ của một quốc gia lại có thể phát ngôn bừa bãi giữa thanh thiên bạch nhật như vậy?

Các học viên Pháp Luân Công tái hiện cảnh thu hoạch nội tạng tại hội nghị của Hiệp hội quốc tế về nhân quyền (International Society for Human Rights) ở Cottbus, Đức, ngày 14 tháng 4 năm 2012
Các học viên Pháp Luân Công tái hiện cảnh thu hoạch nội tạng tại hội nghị của Hiệp hội quốc tế về nhân quyền (International Society for Human Rights) ở Cottbus, Đức, ngày 14 tháng 4 năm 2012

Không chỉ ông Giang, “Mỹ ngôn bất tín” đã trở thành dàn đồng ca trong xã hội Trung Quốc hiện đại. “Tâm nguyện lớn nhất của tôi là trong vòng 5 năm tới giải quyết được vấn đề bần cùng của 160 vạn nhân khẩu mà chưa giải quyết được” (Trích lời Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam Lý Gia Đình, nhận hối lộ 1800 vạn đồng, tử hình hoãn thi hành). “Mong muốn Quảng Tây còn có 700 vạn người chưa thoát nghèo, tôi làm chủ tịch đây cũng cảm thấy ngủ không ngon” (Trích lời Phó ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Thành Khắc Kiệt, nhận hối lộ 2000 vạn đồng, tử hình). “Công tác chống hủ bại đề xướng liêm khiết một khắc cũng không thể buông lỏng, luôn luôn giữ đầu não thanh tỉnh, cờ xí tươi đẹp, thái độ kiên quyết” (Trích lời Bí thư thị ủy Thượng Hải, Ủy viên Bộ chính trị Trần Lương Vũ, liên quan đến Quỹ bảo trợ xã hội 1 tỷ NTD, bị cách chức điều tra)…
Làm người nếu không “Chân” là đắc tội với Thần Phật

nui-vo-dang2
Đạo gia giảng “Chân”. Ảnh minh họa.

Trong quan niệm truyền thống, Đạo gia giảng làm người “Chân”, Phật gia giảng người xuất gia không được nói lời dối, Nho gia giảng Tín, đều cho rằng nói dối là không đúng. Khổng Tử coi “Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín” là Ngũ thường. Trong đó thành tín giữa người với người, là một trong những mỹ đức quan trọng nhất của con người. Cho nên Khổng Tử cũng nói:“Người mà không có Tín, chẳng làm chi nên việc”, có nghĩa là nếu như con người không có tín nhiệm, thì chẳng biết được họ còn có thể làm được gì.
Khi đạo đức xã hội tuột dốc, những hậu quả của sự giả dối là thực phẩm giả có độc, là học giả bằng giả, sự tử tế cũng là giả tạo. Có người nghĩ: “Chân thật quá không sống nổi trong xã hội này”. Đó là bởi vì chúng ta vẫn còn coi trọng quyền lợi vật chất hơn đạo đức làm người. Đào Uyên Minh, đại thi hào Trung Hoa, đã sống trong cảnh nghèo nàn, nhưng ông đã giữ được một tinh thần vui vẻ và đã hưởng một cuộc đời thư thái“hái hoa cúc dưới hàng rào phía đông, lặng nhìn Nam Sơn ở đằng xa”.
Mã Lương (tổng hợp và biên soạn)
( Đại Kỷ Nguyên )
Xem thêm:

Thêm một phiên bản đường cao tốc " Cát Linh-Hà Đông"- do Lạng Sơn đề xuất vay vốn Trung Quốc để triển khai nối Hà Nội-Nam Ninh ?

Tỉnh Lạng Sơn muốn nối với Trung Quốc

02/11/2016
2-11-2016
Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2000 đến 6 tháng đầu năm 2016. Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2000 - 2015.
Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2000 đến 6 tháng đầu năm 2016. Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2000 – 2015.
Tỉnh nằm giáp ranh với Trung Quốc đã đề xuất chính phủ chỉ thị cho các cơ quan liên quan nhanh chóng xây dựng một tuyến đường sắt nối với quốc gia láng giềng phương bắc.
Theo dự án trong tương lai, tuyến đường sắt cao tốc sẽ chạy từ thủ đô Hà Nội qua thị trấn Đồng Đăng của Lạng Sơn và nối với đường sắt Trung Quốc để phục vụ chuyên chở hàng hóa, Xinhua đưa tin, dẫn báo chí Việt Nam hôm 2/11.
Trong khi đó, tờ Tuổi Trẻ trích UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết “mục đích là để tăng năng lực vận tải hàng hóa khi kết nối đồng bộ với đường sắt của Trung Quốc”.
Tờ báo cũng dẫn lời Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết rằng “không chỉ Lạng Sơn, trước đây Hải Phòng và Lào Cai cũng đề nghị làm đường sắt tốc độ cao kết nối với đường sắt Trung Quốc nhằm tăng năng lực vận tải”.
Ông Đông được trích lời nói rằng “với điều kiện hiện nay, đây vẫn là vấn đề cần phải phân tích đánh giá tính khả thi nằm trong tổng thể phát triển”, và rằng “hiện nay về nhu cầu vận tải, tuyến Hà Nội đi Lạng Sơn rồi qua Nam Ninh (Trung Quốc) không nhiều lưu lượng hàng hóa cần vận chuyển bằng đường sắt”.
Trang tin điện tử Zing News cuối năm ngoái trích lời lãnh đạo Lạng Sơn nói rằng “phía Trung Quốc tuyên bố sẽ xem xét tài trợ vốn nếu ngành giao thông Việt Nam có chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn – Hà Nội”.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trần Sỹ Thanh, chính quyền tỉnh Quảng Tây đã đưa ra đề xuất nói trên khi làm việc với tỉnh Lạng Sơn và ngỏ ý sẽ thu xếp vốn nếu dự án này được cấp có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận.
Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc 11 năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, báo chí trong nước dẫn lời ông Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết.
Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, Năm 2015, theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch thương mại Việt – Trung đạt 66,6 tỷ USD, tăng 13,4% so với năm 2014.
_____

Lạng Sơn muốn làm đường sắt kết nối với Trung Quốc

Tuấn Phùng
2-11-2016
Lạng Sơn muốn làm sớm đường sắt kết nối với Trung Quốc trong khi theo đại diện Bộ GTVT, tuyến này nhu cầu chưa nhiều. Trong ảnh: tuyến tàu hỏa Bắc – Nam khởi hành từTP.HCM – Ảnh: T.T.D.
UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản gửi Thủ tướng về một số nội dung, vấn đề cấp bách của tỉnh này, trong đó đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT và các bộ ngành liên quan nghiên cứu sớm triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Hà Nội – Đồng Đăng. 
Mục đích là để tăng năng lực vận tải hàng hóa khi kết nối đồng bộ với đường sắt của Trung Quốc.
Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, đường sắt có ưu điểm vận chuyển được các hàng hóa nặng trên các tuyến đường xa, tốc độ vận chuyển ổn định, độ an toàn cao, chi phí vận chuyển thấp.
Để đẩy mạnh phát triển hình thức đường sắt liên vận quốc tế, phía Trung Quốc đã đầu tư, vận hành tuyến đường sắt tốc độ cao Nam Ninh – Bằng Tường tốc độ đạt hàng trăm kilômet/h.
Tuy nhiên khi kết nối với tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng, tốc độ tàu chạy chỉ đạt trung bình 50 km/h, năng lực vận tải, phục vụ kém nên chưa thu hút được khách hàng, đồng thời tạo ra sự mất cân đối lớn trên cùng một cung đường.
“Nhằm khai thác tối đa lợi thế vận chuyển bằng đường sắt, thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt – Trung, giảm tải áp lực cho các tuyến đường bộ, kiềm chế tai nạn giao thông (…) đề nghị Thủ tướng chỉ đạo triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Hà Nội – Đồng Đăng trong giai đoạn 2016 – 2020, trong đó có ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng đạt tiêu chuẩn quốc tế” – UBND tỉnh Lạng Sơn kiến nghị.
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 1-11, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết không chỉ Lạng Sơn, trước đây Hải Phòng và Lào Cai cũng đề nghị làm đường sắt tốc độ cao kết nối với đường sắt Trung Quốc nhằm tăng năng lực vận tải.
“Việc làm đường sắt tốc độ cao kết nối với đường sắt Trung Quốc chỉ mới là đề nghị của các địa phương. Nếu có điều kiện làm được thì tốt nhưng với điều kiện hiện nay, đây vẫn là vấn đề cần phải phân tích đánh giá tính khả thi nằm trong tổng thể phát triển” – ông Đông cho biết.
Theo ông Đông, hiện nay về nhu cầu vận tải, tuyến Hà Nội đi Lạng Sơn rồi qua Nam Ninh (Trung Quốc) không nhiều lưu lượng hàng hóa cần vận chuyển bằng đường sắt. Hành khách cũng hạn chế, tàu khách liên vận từ Nam Ninh về Gia Lâm (Hà Nội) cũng không nhiều khách. Hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt chủ yếu theo tuyến đường sắt Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai đến Vân Nam (Trung Quốc).
Ông Đông cũng lưu ý: “Không phải cứ thêm ray, mở rộng khổ đường là chạy được tốc độ cao mà liên quan đến cả công nghệ, nguồn lực đầu tư, khả năng khai thác, vận hành. Nếu dễ như thế thì trên thế giới đều làm kín đường sắt tốc độ cao”.
Ngay với đường sắt tốc độ cao tuyến Bắc – Nam, ông Đông cho biết hiện nay Chính phủ đã giao Bộ GTVT hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để trình Hội đồng thẩm định nhà nước, Thủ tướng thông qua trong năm 2017. Sau đó trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương cho ý kiến và trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư vào năm 2018.
Tuy nhiên, hiện tại chỉ đang đặt vấn đề nghiên cứu làm đường sắt tốc độ cao từ Hà Nội tới TP.HCM và cũng chỉ ưu tiên làm từng đoạn có nhu cầu vận tải cao rồi dần dần nối thông chứ không thể làm toàn bộ cùng một lúc.
Mới đây, trong báo cáo gửi Chính phủ về chương trình đầu tư đường bộ cao tốc Bắc – Nam đến năm 2020, Bộ GTVT cho biết việc đầu tư đường sắt cao tốc Bắc – Nam có rất nhiều trở ngại, chưa thể thực hiện ngay trong giai đoạn này.

Cụ thể, đầu tư cho tuyến đường sắt này cao gấp khoảng 4 lần nếu so với làm tuyến đường bộ cao tốc 4 làn xe hoàn chỉnh. Việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao dài như Hà Nội – TP.HCM sẽ phải thực hiện trong thời gian dài (10 – 15 năm), công nghệ trong nước chưa làm chủ được, phải dựa vào nước ngoài…