Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016

Vì sao tiếp bước Giang Trạch Dân ( 2002), Hồ Cầm Đào ( 2006), Trương Đức Giang chọn Đà Nẵng, Quảng Nam làm điểm đến ( 11/11/2016 )?

Nhà văn Phạm Viết Đào: Lần giở những trang "hồ sơ tối" của ông "16 chữ vàng" Giang Trạch Dân


Đây là bài viết đã đăng trên blog Phạm Viết Đào năm 7/7/2011, blog này hiện đã bị hacker đánh sập; may mắn nhờ "ông bạn vàng" Nguyễn Hữu Quý giữ lại hộ...
Cảm ơn  blogger Nguyễn Hữu quý về việc này và bài hiện đang lưu tại trang:

Nhà văn Phạm Viết Đào: Lần giở những trang "hồ sơ tối ...

quy-blog.blogspot.com/2011/.../nha-van-pham-viet-ao-lan-gio-nhung.ht...

Bàn thêm của Quý-Blog: 

Trong một bài viết trước đây tôi đã có nhận xét rằng, cùng với Bô xít Tây Nguyên, thì Đà Nẵng sẽ điểm tập kích bất ngờ của Hải quân Trung cộng khi cuộc chiến Biển Đông diễn ra; hôm nay đọc bài này của nhà văn Phạm Viết Đào để củng cố thêm suy luận của tôi về vị trí hết sức chiến lược này. Hiện tại bãi biển nơi mà Trung cộng đặt khách sạn gọi là... bãi biển Trung Hoa.

Tại Đà Nẵng hiện có một khách sạn tên là Furama (tại 68 Hồ Xuân Hương, Bắc Mỹ An, Tp. Đà Nẵng)là khách sạn 5 sao nằm trên khu bãi biển Trung Hoa (?!)[rất nhố nhăng với cái tên gọi này] mà chỉ có người Hoa mới vào được (?!); vì vậy phải đặt trong sự giám sát chặt chẽ. Nếu có tín hiệu sóng phát ra từ đây thì sẽ là tín hiệu dẫn đường cho tầu ngầm đổ bộ.
Đọc bài ta lại phải tức sôi người vì sự ngu dốt của những kẻ lãnh đạo một thời; hôm nay tuy đang sống sờ sờ ra đó, nhưng mà nhân dân ta xem bọn họ như những kẻ đã chết.


Phạm Viết Đào:
 Ông Giang Trạch Dân vào tắm biển Đà Nẵng năm 2002 nhằm mục đích gì ? 
Ngày 27.02.2002, Giang Trạch Dân qua Hà Nội gấp rút, bất ngờ, không cần nghi lễ giành cho một thời gian chuẩn bị cần thiết cho một cuộc thăm viếng chánh thức và cao cấp như vậy…


Mục đích của cuộc viếng thăm này không được tiết lộ công khai. Trong cuộc viếng thăm ấy, Giang Trạch Dân đã vào Ðà Nẵng và Hội An không phải viếng thăm Đảng bộ Cộng Sản Việt Nam ở Ðà Nẵng, mà để tắm biển Hội An.

Tại sao Giang Trạch Dân lại chọn biển vùng Ðà Nẵng để tắm?

Một sự chọn lựa phải mang một ý nghĩa sâu sắc nào đó? Theo cái nhìn của Tàu thì Hoàng Sa là đất của Tàu nên biển vùng Ðà Nẵng là biển của Tàu.

Giang Trạch Dân đến Ðà Nẵng và Hội An là đi thăm viếng vùng đất thuộc chủ quyền của Bắc Kinh, chớ không phải đi thăm viếng một địa phương của một nước Xã Hội Chủ Nghĩa anh em. Tắm biển là tắm biển Trung Quốc; “Ta về ta tắm ao ta”…Sự viếng thăm chính thức Ðà Nẵng của Giang Trạch Dân và ông ta đem cái thân đáng giá ngàn vàng ra phơi mình trên biển Hội An mang ý nghĩa rõ ràng là: Giang Trạch Dân muốn long trọng hóa việc xác nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển này?! 

Một nhà ngoại giao Hà Nội có mặt tại Âu Châu đã mô tả ‘’phong thái’’ của Giang Trạch Dân trong lúc tắm biển Hội An: ‘’trông thấy Giang Trạch Dâm tắm biển ở Hội An và phơi mình mà lấy làm căm giận. Nó làm như đang tắm biển và biển đó là biển của nhà nó vậy.’’  Và cũng chính nhà ngoại giao này đã tiết lộ thêm những điều vẫn được giữ kín, đó là nội dung chủ yếu của cuộc viếng thăm Việt Nam của y.

Tại Hà Nội, Giang Trạch Dân đã yêu cầu, có tính gần như là chỉ thị, Hà Nội phải chấp nhận, trong việc thi hành thỏa thuận về vùng đánh cá, để cho tàu đánh cá Trung Quốc mỗi ngày 900 chiếc vào hoạt động tại vùng vịnh Bắc Việt.

Về mặt lịch sử, Việt Nam phải hủy bỏ tất cả các sách giáo khoa nói về chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhất là chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc gần đây hồi năm 1979. Đây là chính sách nhằm để xóa bỏ tận gốc sự hiềm khích giữa hai dân tộc gieo rắc trong đầu óc trẻ con nhằm xây dựng tình hữu nghị thắm thiết lâu dài, bền vững giữa hai nước.

Giang Trạch Dân rất quan tâm và lo ngại trước phản ứng chống đối hai thỏa thuận về biên giới và lãnh hải của nhân dân Việt Nam; Ở trong nước, đó là hàng ngũ đảng viên Cộng sản, và người Việt ngoài nước. Giang Trạch Dân yêu cầu chính quyền Việt Nam phải khẩn trương tìm mọi cách dập tắt những sự chống đối ấy.

Vụ xét xử Khơ me đỏ ở Cămpuchia trước tòa án quốc tế đã làm Bắc Kinh đau đầu. 

Nay vụ lấn chiếm đất và biển ở Việt Nam, nếu bị phản ứng mạnh của nhân dân Việt Nam, nhất là người Việt hải ngoại, sẽ làm Bắc Kinh lo sợ thêm vì bộ mặt đầy máu xâm lược của Tàu trước thế giới. Trước nhất, các quốc gia trong khối ASIAN sẽ lo sợ và phải đề phòng vì số phận của họ sẽ là số phận của Việt Nam ngày hôm nay.

Về điểm chiến lược quân sự, Giang Trạch Dân đã chỉ thị nghiêm khắc cho Hà Nội là không được để cho bất kỳ quốc gia nào sử dụng Cam Ranh trong ý đồ có thể biến Cam Ranh trở thành một căn cứ quân sự có khả nãng xâm phạm đến an ninh lãnh thổ và lãnh hải của Trung Quốc.

Bốn bài học chết người này đã được viết từ cái thời ông 16 chữ vàng Giang Trạch Dân sang thăm và tắm biển Hội An-Đà Nẵng… 
------------------------------------------------------------- 

Chủ tịch Giang Trạch Dân thăm Huế, Đà Nẵng?

Sáng 28/2, tại Phủ Chủ tịch, nguyên Tổng bí thư BCH TƯ Đảng CS Việt Nam Đỗ Mười và Lê Khả Phiêu đã lần lượt hội kiến thân mật với Tổng bí thư BCH TƯ Đảng CS Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Giang Trạch Dân và các vị trong đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc.

Trưa cùng ngày, Thủ tướng Phan Văn Khải đã hội kiến với Chủ tịch Giang Trạch Dân tại Phủ chủ tịch. Thủ tướng Phan Văn Khải chuyển lời thăm hỏi và chúc sức khỏe Thủ tướng Chu Dung Cơ và các vị lãnh đạo khác của Trung Quốc; cảm ơn Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã giúp Việt Nam cải tạo Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, từ chỗ làm ăn thua lỗ nay bước đầu có lãi.

Hai bên đã trao đổi ý kiến về nhiều vấn đề nhằm tăng cường, phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước, đẩy mạnh hợp tác và phát triển trong khu vực và trong các vấn đề quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.

Buổi chiều, ngài Giang Trạch Dân và phu nhân cùng các vị trong đoàn đã rời Hà Nội, đi thăm Huế và Đà Nẵng. Lễ tiễn chính thức được tổ chức tại Phủ Chủ tịch.

Sau đó, chiếc chuyên cơ B-2472 của hãng Hàng không Air China chở ngài Giang Trạch Dân và phu nhân cùng các thành viên trong đoàn đã hạ cánh xuống sân bay Phú Bài (Huế). Cùng đi với đoàn có ông Vũ Khoan, Bí thư T.Ư Đảng Cộng sản Việt Nam, và phu nhân. Hơn 1.500 đại biểu các tầng lớp nhân dân Thừa Thiên - Huế đã có mặt tại sân bay, với cờ hai nước và nhiều hoa chào đón các vị khách Trung Quốc.

Chủ tịch Giang Trạch Dân và phu nhân cùng đoàn đã đến thăm khu di tích lịch sử Đại Nội, một trong những khu di tích thuộc quần thể Di sản văn hóa thế giới; thăm di tích Ngọ Môn. Tại đây, các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế mời ngài Giang Trạch Dân đánh hồi trống và hồi chuông tại lầu Ngũ Phụng (Ngọ Môn) và đi thăm Điện Thái Hòa là điện chính của Hoàng Thành, được xây dựng từ năm 1804. Ngài Giang Trạch Dân cùng đoàn đã đến thăm di tích Thế Tổ Miếu được xây dựng từ năm 1821 dưới thời vua Minh Mạng. Đây là một trong 5 ngôi miếu thuộc khu vực Hoàng Thành Huế, nơi thờ tự các vị vua triều Nguyễn và tại đây có Cửu đỉnh (9 chiếc đỉnh được đúc bằng đồng năm 1835, dưới thời Vua Minh Mạng). Đến thăm di tích Hiển Lâm Các, một trong những công trình kiến trúc cao và đẹp nhất bên trong Hoàng Thành, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã trân trọng ghi dòng lưu bút: Giang Trạch Dân, ngày 28 tháng 2 năm 2002.

18h15" chiều qua, đoàn lãnh đạo cấp cao Trung Quốc tới thăm thành phố Đà Nẵng. Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Đà Nẵng đã tổ chức chiêu đãi chào mừng đoàn.

Sáng nay, ngài Giang Trạch Dân và đoàn đi thăm phố cổ Hội An (Quảng Nam) và Công ty Dệt may Hòa Thọ (Đà Nẵng).

Sáng qua, bà Vương Dã Bình, phu nhân Chủ tịch Giang Trạch Dân, đã tới thăm trường dạy trẻ khiếm thính PTCS Xã Đàn, Hà Nội. Thay mặt nhà trường, Hiệu trưởng Trần Thị Minh Phương đã trao tặng bà Vương Dã Bình bức tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Nhân dịp này, bà Vương Dã Bình tặng trường PTCS Xã Đàn 10 bộ tivi - video, giúp nhà trường trong công tác giảng dạy trẻ khiếm thính.

(Theo TTXVN)

Ủy viên trưởng Nhân đại Trung Quốc Trương Đức Giang thăm Đà Nẵng

VĂN SƠN (TTXVN/VIETNAM+) Bản in

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh (trái) tiếp kiến Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang. (Nguồn: ictdanang.vn)

Trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, chiều 10/11, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại) Trung Quốc Trương Đức Giang dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Trung Quốc đã đến thăm thành phố Đà Nẵng.

Tại Đà Nẵng, Ủy viên trưởng Nhân đại Trung Quốc Trương Đức Giang đã có cuộc gặp Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh và Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Ngọc Quang.

Ông Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã giới thiệu một số nét cơ bản về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Đà Nẵng thời gian qua. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Đà Nẵng với Trung Quốc có xu hướng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không ổn định qua các năm.

Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của Đà Nẵng sang Trung Quốc đạt 23 triệu USD; nhập khẩu đạt 200 triệu USD.

Hiện Đà Nẵng có 19 doanh nghiệp có quan hệ xuất nhập khẩu với Trung Quốc.

Tính đến ngày 31/7/2016, địa bàn thành phố Đà Nẵng có 10 dự án FDI của Trung Quốc với tổng vốn đầu tư hơn 3,88 triệu USD (không bao gồm các dự án của Hong Kong và Đài Loan).

Hiện có 10 đường bay trực tiếp từ các địa phương của Trung Quốc đến Đà Nẵng với tần suất 54 chuyến/tuần. Số lượng khách du lịch Trung Quốc đứng đầu trong các thị trường khách du lịch đến Đà Nẵng.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác cùng có lợi với các địa phương của Trung Quốc trong các lĩnh vực du lịch, cây xanh đô thị, phát triển công nghiệp công nghệ cao, xây dựng thành phố thông minh...; nỗ lực cùng các địa phương của Việt Nam và Trung Quốc thực hiện tốt chủ trương chung của lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước về thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Tại cuộc gặp, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Ngọc Quang đã giới thiệu về các tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế-xã hội của địa phương với nhiều bãi biển sạch và đẹp, có 2 di sản văn hóa thế giới, 1 khu dự trữ sinh quyển thế giới, hàng trăm di tích, danh lam thắng cảnh và nhiều làng nghề truyền thống độc đáo, rất thuận lợi để phát triển du lịch biển, du lịch cộng đồng và du lịch văn hóa.

Sau gần 20 năm kể từ khi chia tách, tỉnh Quảng Nam đang phát triển theo hướng công nghiệp-du lịch, dịch vụ-nông nghiệp, đến nay tăng trưởng gấp nhiều lần, đặc biệt từ khi xây dựng mô hình Khu kinh tế mở Chu Lai với nhiều cơ chế ưu đãi vượt trội, trong đó có Khu Liên hợp sản xuất và lắp ráp ôtô Chu Lai-Trường Hải lớn nhất tại Việt Nam, đem lại nguồn thu ngân sách hơn 100 lần so với khi tái lập.

Hiện có 5 doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Quảng Nam với tổng số vốn gần 68 triệu USD, đạt hiệu quả tốt như Công ty liên doanh thức ăn thủy sản Việt-Hoa, Công ty thức ăn Hoa Chen.

Ủy viên trưởng Nhân đại Trung Quốc Trương Đức Giang bày tỏ vui mừng đến thăm thành phố Đà Nẵng; chúc mừng những thành tựu mà Đà Nẵng, Quảng Nam đã đạt được thời gian qua; mong muốn Quảng Nam, Đà Nẵng không ngừng phát triển trên các lĩnh vực và tăng cường giao lưu, hợp tác với các địa phương của Trung Quốc, góp phần vào sự phát triển chung của quan hệ hai Đảng, hai nước.

Theo chương trình, ngày 11/11 Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Trung Quốc sẽ có buổi làm việc với lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng về công tác cải cách hành chính, tham quan Trung tâm hành chính Đà Nẵng và phố cổ Hội An (Quảng Nam)./.

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Đà Nẵng

Cập nhật lúc 19:18, Thứ Tư, 15/11/2006 (GMT+7)
,
(VietNamNet) - Chiều 15/11, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã đến Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.


Soạn: HA 956761 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến Sân bay quốc tế Đà NẵngẢnh: HC

Cùng đi với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào có các ông Vương Cương, Ủy viên dự khuyết Bộ chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng TW Đảng Cộng sản Trung Quốc; Lý Triệu Tinh, Bộ trưởng Bộ ngoại giao; Vương Gia Thụy,  Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng nhiều quan chức cấp cao khác.

Đón đoàn tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng có ông Nguyễn Văn Son, Uỷ viên TƯ Đảng, Trưởng ban Đối ngoại TƯ, Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, Trần Văn Minh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng và các cán bộ chủ chốt của TP. Sau lễ đón trọng thị, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã đáp từ tình cảm nồng nhiệt của hàng ngàn người dân, học sinh Đà Nẵng đứng hai bên các tuyến đường đoàn xe đi qua, vẫy cờ hoa chào đón đoàn.

Ngay sau khi đến sân bay Đà Nẵng, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cùng phái đoàn đã đến thăm nhà máy sản xuất đồ chơi Matrix (Hồng Kông – Trung Quốc) tại KCN Hòa Khánh. Đây là nhà máy thứ hai của Công ty Keyhinge Toys tại Đà Nẵng, có tổng vốn đầu tư 28 triệu USD, thu hút gần 10.000 lao động. Chủ đầu tư của hai nhà máy này từng được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ VN vì có những thành tích đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của VN.

Tại đây, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào ân cần thăm hỏi, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc tại các phân xưởng và đến tham quan phòng triển lãm, trưng bày sản phẩm của nhà máy. Chủ tịch tỏ ý hài lòng trước sự hợp tác phát triển giữa doanh nghiệp hai nước, đặc biệt là quan hệ kinh tế - thương mại có bước đột phá mạnh mẽ.


Soạn: HA 956763 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và phu nhân thăm Nhà máy sản xuất đồ chơi Matrix Ảnh: HC

Lúc 19h cùng ngày, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cùng phái đoàn có buổi tiếp lãnh đạo Thành uỷ, UBND TP Đà NẵngLúc 19h30, lãnh đạo Thành uỷ, UBND TP Đà Nẵng mở tiệc chiêu đãi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, phu nhân và phái đoàn tại khu du lịch 5 sao Furama Resort. Các nghệ sĩ Nhà hát Trưng Vương sẽ có cương trình biểu diễn đặc biệt chào mừng đoàn.

Theo Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hồ Càn Văn, chuyến thăm lần này của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là sự kiện đặc biệt quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa TP Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung với Trung Quốc. Đây thực sự là cơ hội lớn để thúc đẩy mối quan hệ đầu tư kinh tế - thương mại giữa TP Đà Nẵng và Trung Quốc, làm sao để hai bên cùng phát huy những lợi thế, điểm tương đồng cùng phát triển.

Đại sứ Hồ Càn Văn cũng cho biết trong tháng 12 tới sẽ giới thiệu và chính thức cùng đoàn doanh nghiệp Trung Quốc đến thăm, tìm hiểu đầu tư tại TP Đà Nẵng. Đồng thời sẽ tác động để Chính phủ Trung Quốc xem xét khả năng trợ giúp TP Đà Nẵng đầu tư xây dựng cây cầu mới bắc qua sông Hàn...

Sáng mai 16/11, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cùng phái đoàn sẽ vào thăm phố cổ Hội An (Quảng Nam) trước khi ra Hà Nội để bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt nam theo lời mời của TBT Nông Đức Mạnh cùng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và tham dự Hội nghị Diễn đàn hợp tác kinh tế APEC lần thứ 14.
  • Hải Châu 
Quan hệ Đà Nẵng – Trung Quốc không ngừng phát triển
Năm 2002, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân đã đến thăm Đà Nẵng nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức VN. Cuối năm 2005,  Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đã dự định đến thăm Đà Nẵng nhưng phải hoãn bởi lý do khách quan.

Đầu năm 2006, Ủy viên thường vụ Bộ chính trị - Chủ tịch Ủy ban toàn quốc hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc Giả Khánh Lâm cũng đến thăm Đà Nẵng. Các chuyến thăm cấp cao này không chỉ thể hiện sự quan tâm đặc biệt của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đối với Đà Nẵng mà còn là cơ sở để TP đẩy nhanh quan hệ hợp tác nhiều mặt đối với các địa phương Trung Quốc.

Tháng 3/1994, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) và tỉnh Sơn Đông đã ký biên bản ghi nhớ thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị. Trên cơ sở đó, hai bên không ngừng duy trì và phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp. Đến nay, hai địa phương đã ký kết 5 bản ghi nhớ, thoả thuận hợp tác song phương.

Năm 2006 đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa Đà Nẵng và Sơn Đông với việc đoàn Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Sơn Đông cùng hơn 40 doanh nghiệp Sơn Đông có chuyến thăm và làm việc tại Đà Nẵng vào đầu tháng 9, mở ra khả năng hợp tác trên nhiều lĩnh vực hai bên cùng quan tâm và có thế mạnh.

Năm 2006 cũng là năm quan hệ hợp tác giữa Đà Nẵng - Thâm Quyến đạt được những thành công đáng kể. Tháng 8/2006, nhân chuyến thăm và tìm hiểu môi trường đầu tư tại Đà Nẵng của Tập đoàn Hợp tác Quốc tế Thâm Quyến (CSICC), UBND TP Đà Nẵng đã ký Bản ghi nhớ với CSICC nhằm xúc tiến đầu tư của Thẩm Quyến vào một số dự án tại Đà Nẵng như xây dựng khách sạn 5 sao, khu nhà ở cao cấp ven biển, trung tâm hội nghị quốc tế ASEAN – Trung Quốc, khu công nghiệp dành cho doanh nghiệp Trung Quốc...

Dự kiến cuối năm 2006, lãnh đạo TP Thâm Quyến sẽ có chuyến thăm Đà Nẵng và ký kết bản thoả thuận thiết lập quan hệ hợp tác chính thức Đà Nẵng – Thâm Quyến, đồng thời thảo luận cụ thể hơn các chương trình hợp tác giữa hai TP.

Bên cạnh đó, TP Đà Nẵng cũng có quan hệ hữu nghị tốt đẹp với nhiều địa phương khác của Trung Quốc như tỉnh Vân Nam, TP Thanh Đảo và Đặc khu hành chính Ma Cao, thông qua việc trao đổi đoàn, trong đó có các đoàn cấp cao của địa phương. Đặc biệt vào tháng 10 vừa qua, Trưởng Đặc khu hành chính Ma Cao cùng hơn 40 doanh nghiệp Ma Cao đã có chuyến thăm và làm việc tại Đà Nẵng.

Hai bên đã ký bản thoả thuận thiết lập quan hệ hợp tác giữa Đà Nẵng và Ma Cao, đưa quan hệ giữa hai địa phương lên một bước phát triển mới, làm nền tảng cho việc xúc tiến và triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác trong thời gian đến.

Về hợp tác kinh tế, doanh nghiệp Trung Quốc được xem là một trong những đối tác chiến lược và hợp tác hiệu quả với Đà Nẵng. Kim ngạch xuất nhập khẩu Đà Nẵng – Trung Quốc năm 2005 đạt 108,93 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 10,32 triệu USD, chủ yếu là các mặt hàng nông lâm sản, thủy sản, cao su nguyên liệu, lốp ô tô, da, giày; nhập khẩu đạt 98,61 triệu USD với các mặt hàng phôi thép, xe tải, xăng dầu, máy móc vật tư sản xuất, lúa mì, linh kiện động cơ diesel, linh kiện xe máy, dược phẩm, nguyên phụ liệu may mặc, hóa chất, vải mành, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, phân bón...

Các doanh nghiệp Đà Nẵng và Trung Quốc thường xuyên  tham gia các hội chợ thương mại, triển làm hàng hoá của hai bên. Sở Thương mại Đà Nẵng đã nhiều lần tổ chức các đoàn khảo sát thị trường tại các tỉnh Tây Nam Trung Quốc. Tháng 8/2005, Sở Thương mại đã tham gia Hội chợ thương mại quốc tế tại tỉnh Tứ Xuyên và ký thỏa thuận hợp tác thương mại với TP Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên.

Hiện Trung Quốc là một trong những quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn tại Đà Nẵng. Đến nay đã có 3 công ty Trung Quốc và 5 công ty Hồng Kông thuộc Trung Quốc đang đầu tư trực tiếp tại Đà Nẵng với tổng vốn 102,2 triệu USD. Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các loại nông dược, sản xuất lắp ráp các loại máy nông nghiệp, thực phẩm, sản xuất đồ chơi trẻ em và dịch vụ khách sạn. Ngoài ra còn có 4 chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp Trung Quốc và Hồng Kông tại Đà Nẵng.

Trên lĩnh vực đào tạo, Đại học Đà Nẵng có quan hệ hợp tác với Học viện Sư phạm Quảng Tây và Học viện Dân tộc Quảng Tây. Hàng năm có khoảng 20 sinh viên khoa tiếng Trung năm thứ 3 của Đại học Đà Nẵng sang học và thực hành tiếng Trung tại Quảng Tây.

Hiện có 100 sinh viên Quảng Tây đang theo học tại Đại học Đà Nẵng. Hàng năm các giáo viên khoa tiếng Trung, Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Đà Nẵng được tham gia các chương trình nâng cao nghiệp vụ tại các TP lớn của Trung Quốc thông qua những suất học bổng do Chính phủ Trung Quốc tài trợ. Tháng 9 vừa qua, hai bác sĩ khoa Mắt, Sở Y tế Đà Nẵng đã được mời tham dự khóa học giải phẫu đục thuỷ tinh thể được tổ chức tại TP Tế Nam.
                                                              (Nguồn: UBND TP Đà Nẵng)

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

Dư luận vỉa hè cho rằng: TBT báo Lao Động bị điểu chuyển công tác vì mở một số chuyên mục " đột phá" ? ( đã có 4 TBT bị trảm: Nguyễn Như Phong; Nguyễn Thành Phong và Võ Đăng Thiên )

Điều chuyển Tổng biên tập báo Lao động


Tổng biên tập báo Lao động Trần Duy Phương được điều chuyển giữ chức Phó trưởng Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐ VN).

Tổng LĐLĐ VN hôm qua công bố quyết định phân công, điều chỉnh ông Trần Duy Phương - ủy viên đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN, Tổng biên tập báo Lao động giữ chức Phó trưởng Ban Tổ chức Tổng LĐLĐ VN kể từ ngày 10/11.
Cũng từ ngày 10/11, Tổng LĐLĐ VN quyết định phân công ông Nguyễn Văn Ngàng - Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ VN tạm thời phụ trách báo Lao động trong thời gian chờ bổ nhiệm Tổng biên tập mới.
Trần Thường

Quan hệ Việt Trung đã duy trì xu thế phát triển tích cực, đi vào chiều sâu;Trung Quốc phát hành tem bưu chính vi phạm chủ quyền của Việt Nam Facebook; Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bị xử lý: kết cục của một kẻ tận trung với Trung Quốc ;Trung Quốc khánh thành hải đăng phi pháp ở Trường Sa





Quan hệ Việt Trung đã duy trì xu thế phát triển tích cực, đi vào chiều sâu

NGỌC QUANG

(GDVN) - Thủ tướng mong muốn hai bên tiếp tục phát triển kênh hợp tác này, đồng thời đề nghị hai bên kiểm soát tốt bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Ngày 9/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội kiến với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại) Trung Quốc Trương Đức Giang đang có chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.
Thủ tướng bày tỏ tin tưởng chuyến thăm của Ủy viên trưởng Trương Đức Giang sẽ đóng góp quan trọng vào việc củng cố và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.
Thủ tướng cho rằng, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đã duy trì xu thế phát triển tích cực, không ngừng đi vào chiều sâu. Hợp tác kinh tế, thương mại tiếp tục đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.
Kim ngạch thương mại song phương 9 tháng đầu năm 2016 đạt hơn 51 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ. Giao lưu, hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương và giữa các tầng lớp nhân dân hai nước ngày càng mật thiết.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc; coi đây là chủ trương nhất quán, lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội kiến với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại) Trung Quốc Trương Đức Giang. ảnh: vgp.
Cho rằng việc thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc trong thời gian tới là rất quan trọng, Thủ tướng đề nghị hai bên tiếp tục duy trì tiếp xúc cấp cao, tăng cường tin cậy chính trị; bám sát tinh thần “4 tốt” cũng như phương châm “16 chữ” mà lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước đã thống nhất.
Hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác giữa các kênh Đảng, Nhà nước; triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác như hợp tác ngoại giao, quốc phòng, an ninh; tăng cường giao lưu nhân dân và thế hệ trẻ hai nước; đẩy mạnh tuyên truyền về tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc.
Hai bên cần thúc đẩy hợp tác thực chất trên các lĩnh vực. Áp dụng các biện pháp quyết liệt, hiệu quả, khả thi hơn, từng bước thúc đẩy thương mại song phương phát triển cân bằng, ổn định. Tháo gỡ khó khăn cho các dự án hợp tác về hạ tầng, sản xuất.
Thủ tướng mong muốn Trung Quốc có các dự án lớn, tiêu biểu về trình độ công nghệ cao của Trung Quốc vào Việt Nam.
Phát triển hợp tác về vận tải, nông nghiệp, môi trường, khoa học công nghệ, giáo dục, du lịch…; sớm ký kết gia hạn “Hiệp định đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của các hoạt động nghề cá trên biển”; cùng với các nước tiểu vùng Mekong sớm triển khai sáng kiến xây dựng Trung tâm hợp tác nguồn nước Mekong-Lan Thương đã thông qua vào tháng 3/2016 vừa qua.
Bày tỏ ấn tượng về giao lưu giữa các tỉnh biên giới Việt Nam-Trung Quốc thời gian qua hết sức sôi động, phong phú, Thủ tướng mong muốn hai bên tiếp tục phát triển kênh hợp tác này.
Thủ tướng cũng đề nghị hai bên kiểm soát tốt bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông; tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, “Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ  đạo giải quyết vấn đề trên biển”; tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Việt Nam mong muốn tiếp tục cùng Trung Quốc và các nước ASEAN thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong năm 2017.
Cho biết đã đến thăm Việt Nam khi là Bí thư tỉnh Cát Lâm và lần này được thăm lại Việt Nam, Ủy viên trưởng Trương Đức Giang bày tỏ đã chứng kiến sự thay đổi to lớn của Việt Nam.
Trân trọng chúc mừng nhân dân Việt Nam đã dành được thành tựu to lớn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên trưởng Trương Đức Giang thông báo về kết quả hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; hai bên đã trao đổi sâu rộng về các biện pháp tăng cường hơn nữa giao lưu, hợp tác giữa Nhân đại Trung Quốc với Quốc hội Việt Nam.
Ủy viên trưởng Trương Đức Giang nhấn mạnh, Đảng và Chính phủ Trung Quốc cũng hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam và sẽ cùng với Việt Nam thực hiện phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, thúc đẩy quan hệ Trung-Việt phát triển toàn diện.
Ủy viên trưởng Trương Đức Giang cho rằng, với sự nỗ lực của cả hai bên, những năm qua, sự hợp tác thực chất trên mọi lĩnh vực giữa hai nước đã phát triển tốt.
Để tăng cường quan hệ hợp tác hai nước, Ủy viên trưởng Trương Đức Giang cho rằng, cần tạo nền tảng bền chặt, thúc đẩy phát triển ổn định và bền vững.
Trong đó, nền tảng về mặt chính trị là hàng đầu. Hai bên tiếp tục tăng cường trao đổi chiến lược và chuyển nhận thức chung về ý nghĩa quan trọng của quan hệ Trung Việt cũng như nguyện vọng chung về phát triển quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước thành tin cậy về mặt chính trị.
Thứ hai là nền tảng quần chúng. Hai bên cần tiếp tục tuyên truyền về tình hữu nghị truyền thống Trung-Việt; thúc đẩy giao lưu nhân dân ngày càng sôi nổi, tạo môi trường tốt cho sự phát triển hợp tác hai bên.
Ủy viên trưởng Trương Đức Giang cho rằng, hai bên cần kiểm soát thỏa đáng bất đồng trên biển, không để cho mâu thuẫn leo thang và mở rộng, ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác hai bên.
Nhận định hợp tác kinh tế, thương mại hai nước đang trên đà phát triển tốt, theo hướng cân bằng, Ủy viên trưởng Trương Đức Giang bày tỏ Trung Quốc mong muốn cùng Việt Nam phát huy tốt vai trò của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương, tìm ra một số điểm tăng trưởng mới trong hợp tác kinh tế, thương mại.
Hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên biển, tạo không khí tốt để thúc đẩy hợp tác trên đường bộ và lĩnh vực tài chính, tạo nền tảng xúc tiến hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.
Ủy viên trưởng Trương Đức Giang khẳng định, Trung Quốc cam kết tiếp tục thúc đẩy kết nối một vành đai một con đường với hai hành lang, một vành đai, tạo không gian mở cho sự hợp tác hai bên, cùng phát triển.
Hai nước cũng cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương như Mekong-Lan Thương; thống nhất phương án tổng thể chung về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới.

Trung Quốc phát hành tem bưu chính vi phạm chủ quyền của Việt Nam

Bưu chính Trung Quốc vừa phát hành bộ tem bưu chính gồm 5 mẫu tem mang tên “Trung Quốc Hải đăng” (Đèn biển Trung quốc) có hình ảnh vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.
Toàn cảnh mặt chính diện đảo Trường Sa lớn nhìn từ phía cầu cảng. (Ảnh minh họa)
Sáng nay, 2/11/2016, Câu lạc bộ Vietstamp đã có công văn số 294 gửi Bộ TT&TT, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Hội  Tem Việt Nam kiến nghị về tem bưu chính Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.
Công văn nêu rõ: Ngày 28/10/2016, Bưu chính Trung Quốc phát hành bộ tem bưu chính gồm 5 mẫu tem mang tên “Trung Quốc Hải đăng” (Đèn biển Trung quốc) thể hiện hình ảnh 5 công trình đèn biển do Trung Quốc xây dựng trái phép trên 5 bãi đá nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam (đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1988 và năm 1995).
Các mẫu tem cụ thể gồm: Mẫu tem 5-1, giá mặt 1,2 tệ: Thể hiện hình ảnh công trình đèn biển do Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Châu Viên (Tên quốc tế: Cuarteron Reef, Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1988 và gọi là: Hoa Dương Tiêu/Huayang Jiao).
Mẫu tem 5-2, giá mặt 1,2 tệ: Thể hiện hình ảnh công trình đèn biển do Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Gạc Ma (Tên quốc tế: Johnson South Reef, Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1988 và gọi là: Xích Qua Tiêu/Chigua Jiao).

Mẫu tem 5-3, giá mặt 1,2 tệ: Thể hiện hình ảnh công trình đèn biển do Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Xu Bi (Tên quốc tế: Subi Reef, Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1988 và gọi là: Chử Bích Tiêu/Zhubi Dao).
Mẫu tem 5-4, giá mặt 1,5 tệ: Thể hiện hình ảnh công trình đèn biển do Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập (Tên quốc tế: Fiery Cross Reef, Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1988 và gọi là: Vĩnh Thử Tiêu/Yongshu Jiao).
Mẫu tem 5-5, giá mặt 1,5 tệ: Thể hiện hình ảnh công trình đèn biển do Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Vành Khăn (Tên quốc tế: Mischief Reef, Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1995 và gọi là: Mỹ Tế Tiêu/Meiji Jiao).
“Hành động này của Bưu chính Trung Quốc đã vi phạm luật quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Bưu chính Trung Quốc đã mượn cớ phát hành tem bưu chính về đèn biển để tuyên truyền rộng rãi cho cái gọi là “chủ quyền của Trung Quốc” đối với những bãi đá nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, nhằm đánh lừa dư luận trong và ngoài nước về hành động phi pháp của mình”, ông Hoàng Anh Thi, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Vietstamp nhấn mạnh.
Đây là lần thứ ba Bưu chính Trung Quốc phát hành tem bưu chính vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước đó, năm 2004 họ đã phát hành bộ tem “Phong cảnh biên giới Trung Quốc”, trong đó có 1 mẫu tem thể hiện hình ảnh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà họ gọi là “quần đảo Tây Sa”. Và năm 2013, họ đã phát hành bộ tem phổ thông “Trung Quốc xinh đẹp”, trong đó có 1 mẫu tem thể hiện hình ảnh một nhóm đảo nằm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà họ gọi là “Tam Sa Thất Liên Dữ”.
Ngay sau khi Bưu chính Trung Quốc phát hành mẫu tem vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa năm 2013, Cơ quan Bưu chính Việt Nam đã lên tiếng phản đối hành động sai trái này của Bưu chính Trung Quốc và yêu cầu Bưu chính Trung Quốc tôn trọng sự thật, hủy ngay mẫu tem, phong bì và bưu ảnh in hình các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, không để tái diễn hành động tương tự, góp phần xây dựng mối quan hệ giữa hai ngành Bưu chính nói riêng và hai nước Việt Nam - Trung Quốc nói chung.
Thế nhưng, Bưu chính Trung Quốc vẫn ngoan cố, không tôn trọng sự thật là Việt Nam có đầy đủ cơ sở và pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tiếp tục có hành động sai trái qua việc phát hành bộ tem “Trung Quốc Hải đăng” vào ngày 28/10/2016 vừa qua.
Trong Công văn số 294, Câu lạc bộ Viet Stamp đề nghị Bộ TT&TT, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Hội Tem Việt Nam xem xét, chính thức có ý kiến kịch liệt phản đối Bưu chính Trung Quốc, Hội Tem Trung Quốc về hành động phát hành và lưu hành tem bưu chính vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.
Bên cạnh đó, thể theo nguyện vọng của đông đảo người sưu tập tem Việt Nam trong và ngoài nước, Câu lạc bộ Viet Stamp đề nghị Bộ TT&TT xem xét, quyết định phát hành một bộ tem phổ thông thể hiện hình ảnh bản đồ Việt Nam với 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục tình yêu nước, yêu biển đảo với đông đảo công chúng; khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam với thế giới thông qua tem bưu chính.
Bình Minh

 

Kết quả hình ảnh cho vũ huy hoàng
Lê Anh Hùng | VOA | 10.11.2016
Truyền thông nhà nước hôm 3/11 vừa qua đồng loạt đưa tin: cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng bị Ban Bí thư TW Đảng, dưới sự chủ trì của TBT Nguyễn Phú Trọng, kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương giai đoạn 2011 - 2016. Đồng thời, Ban Bí thư còn đề nghị bên Chính phủ, Quốc hội cùng chỉ đạo thực hiện quy trình xử lý kỷ luật về hành chính với ông Vũ Huy Hoàng đồng bộ với kỷ luật Đảng.
Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam đang bước vào giai đoạn quyết định, nếu không tìm ra được một “con dê” nào để “tế thần” thì e rằng nó sẽ như quả bóng bị xì hơi. Và cho dù đã về hưu được mấy tháng nhưng một cựu bộ trưởng như ông Vũ Huy Hoàng vẫn được xếp vào diện “hổ nhỡ”.

Chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” của TBT Nguyễn Phú Trọng được cho là lấy “cảm hứng” từ những gì đang diễn ra ở Trung Quốc dưới “triều đại” Tập Cận Bình. Ông Nguyễn Phú Trọng là một nhân vật thân Tàu đến mức hầu như ai ai cũng biết, và bản thân ông ta cũng chẳng thèm che dấu điều đó. Trong đoàn quan chức tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Trung Quốc từ ngày 10 đến 15/9/2016 có sự hiện diện của ông Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Việc một Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương có mặt trong phái đoàn của Tổng Bí thư công du nước ngoài là chuyện bình thường, nhưng việc ông ta hiện diện trong phái đoàn của Thủ tướng là điều bất thường, xưa nay chưa từng xẩy ra. Ông Trần Quốc Vượng được coi là cánh tay mặt của TBT Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” ở Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa, chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” là một phần quan trọng trong chương trình nghị sự giữa lãnh đạo hai nước.
Vì vậy, người ta có cơ sở để tin rằng việc ông Vũ Huy Hoàng bị xử lý là có sự đồng thuận, nếu không muốn nói là sự chỉ đạo, của Bắc Kinh. Và theo một số người, chẳng hạn như blogger Người Buôn Gió, lý do là vì ông Vũ Huy Hoàng nằm dưới trướng cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (một nhân vật được cho là “thân Mỹ”, “bài Tàu”), đồng thời là người thay mặt chính phủ Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Do đó, ông ta là đối tượng mà Bắc Kinh cũng như đám tay sai ở Việt Nam muốn trừng trị. Tuy nhiên, thực tế thì thế nào? Liệu ông Vũ Huy Hoàng có phải là một nhân vật có tư tưởng chống Trung Quốc hay không?
Ông Vũ Huy Hoàng được Quốc hội khoá XII phê chuẩn làm Bộ trưởng Công Thương từ ngày 2/8/2007 và chính thức rời khỏi chiếc ghế này từ ngày 8/4/2016. Trong cơ cấu bộ máy chính phủ ở Việt Nam, Bộ Công Thương là một bộ trọng yếu, quán xuyến hai lĩnh vực quan trọng bậc nhất của nền kinh tế là công nghiệp và thương mại. Trong các cuộc gặp giữa các bộ trưởng kinh tế các nước thì đại diện của chính phủ Việt Nam chính là Bộ trưởng Công Thương. Chừng đó đủ cho thấy vai trò của Bộ trưởng Công Thương đối với nền kinh tế Việt Nam.
Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc thể hiện rõ nét nhất qua số liệu xuất nhập khẩu giữa hai nước, lĩnh vực thuộc quyền quản lý của ông Vũ Huy Hoàng. Vậy trong gần 9 năm làm Bộ trưởng Công Thương ông Vũ Huy Hoàng đã thể hiện tinh thần “bài Tàu” như thế nào?

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2000 – 2015. (Số liệu do tác giả tập hợp và tính toán từ niên giám thống kê 2000 – 2012 và báo chí nhà nước.)
Năm 2007, năm ông Vũ Huy Hoàng bắt đầu ngồi lên chiếc ghế Bộ trưởng Công Thương, đánh dấu sự gia tăng đột biến của kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc: kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 72% so với năm 2006; nhập siêu từ Trung Quốc tăng 118,5% so với năm 2006; tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu tăng từ 16,5% lên 20,3%. Từ năm 2008 đến 2015, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng với tốc độ chóng mặt. Năm 2015, nhập siêu từ Trung Quốc lên đến gần 33 tỷ USD, tăng gần 8 lần so với năm 2006, còn tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm đến gần 30% trong tổng kim ngạch nhập khẩu (tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu hầu như không thay đổi qua các năm, luôn xấp xỉ 10%). Gần 9 năm dưới thời Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, Việt Nam gần như trở thành thị trường độc quyền của hàng hoá “made in China”.
Chưa hết, Bộ Công Thương cũng là bộ chủ quản của hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia, mà hầu hết trong số đó đều rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc. Xin đơn cử, ngành công nghiệp xi măng với 24 nhà máy thì có đến 23 nhà máy do Trung Quốc làm tổng thầu EPC.
Trong bài “Phải truy cứu hình sự cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng” ngày 24/4/2016, TS kinh tế Phạm Chí Dũngkhẳng định ông Vũ Huy Hoàng là một trong những kẻ tận trung với giặc, nối giáo cho Trung Quốc, và “cựu Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng còn phải chịu trách nhiệm về một thực tế quá khốn quẫn: Nền kinh tế và sản xuất của Việt Nam đã phụ thuộc ghê gớm vào Trung Quốc”.
TPP được coi là chiếc phao cứu sinh cho nền kinh tế Việt Nam, trong bối cảnh nợ công đã tăng đến ngưỡng báo động, ngân khố trung ương ngày càng cạn kiệt, còn động lực tăng trưởng dựa trên khai thác tài nguyên và nhân công giá rẻ thì càng lúc càng đuối sức. Việc ông Vũ Huy Hoàng ký kết TPP chỉ thuần tuý là vấn đề thủ tục, hiện thực hoá ý chí của ban lãnh đạo Việt Nam dưới áp lực của cả nền kinh tế, nên không thể coi đó là bằng chứng về tư tưởng “bài Tàu” của ông ta.
Tóm lại, việc cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng bị “lên thớt” là kết cục của một Hán nô trung thành, tận tuỵ: khi đã hết thời cung cúc phục vụ các ông chủ Trung Nam Hải thì bị biến thành con dê tế thần hầu giúp gỡ gạc “uy tín” và đánh bóng "tên tuổi" cho ông trùm Hán nô ở Việt Nam. 

* Blog của nhà báo Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. 


Trung Quốc khánh thành hải đăng phi pháp ở Trường Sa

Trung Quốc hôm qua hoàn thành và đưa vào sử dụng ngọn hải đăng cỡ lớn nước này xây phi pháp tại đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


Hải đăng Trung Quốc xây phi pháp trên đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh:
Hải đăng Trung Quốc xây phi pháp trên đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Xinhua.
Bộ Giao thông Trung Quốc ngày 5/4 tổ chức lễ khánh thành ngọn hải đăng xây dựng trái phép trên đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo Xinhua, buổi lễ đánh dấu việc ngọn hải đăng bắt đầu đi vào hoạt động.
Ngọn hải đăng phi pháp trên đá Subi được Trung Quốc động thổ vào tháng 10/2015. Hải đăng hình trụ tròn, làm bằng bê tông cốt thép, bên ngoài sơn màu trắng với viền màu xanh da trời ở giữa, phần chân gồm hai tầng hình bát giác.
Ngọn hải đăng cao 55 m, có phạm vi chiếu sáng 22 hải lý. Trung Quốc còn xây dựng Trạm nhận biết tàu thuyền tự động (AIS) và trạm radar cao tần (VHF) trên đá Subi, với cái cớ bao biện là "phục vụ thông tin hàng hải, cung cấp số liệu định vị" cho tàu thuyền qua lại.
Cuối tháng 10/2015, Trung Quốc đưa vào sử dụng hai ngọn đăng cỡ lớn khác tại đảo nhân tạo phi pháp bồi đắp trên đá Châu Viên và đá Gạc Ma cũng thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngoài các hải đăng, Trung Quốc còn xây dựng các đường băng dài tới 3.000 mét trên các đảo nhân tạo phi pháp này, cùng các trạm radar cao tần và nhiều công trình cơ sở hạ tầng khác. Việt Nam kiên quyết phản đối các hành động bồi đắp, xây dựng phi pháp trên các bãi đá tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
trung-quoc-khanh-thanh-hai-dang-phi-phap-o-truong-sa-1
Vị trí đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đồ họa:SCMP.
Quốc Trung
Ngọc Quang