Quan hệ Việt Trung đã duy trì xu thế phát triển tích cực, đi vào chiều sâu
(GDVN) - Thủ tướng mong muốn hai bên tiếp tục phát triển kênh hợp tác này, đồng thời đề nghị hai bên kiểm soát tốt bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Việt Nam-Ireland tăng cường hợp tác, trong đó có giáo dục đại họcỔn định đời sống ngư dân và môi trường biển5 tiêu chí huyện nghèo áp dụng cho giai đoạn 2017 - 2020
Ngày 9/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội kiến với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại) Trung Quốc Trương Đức Giang đang có chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.
Thủ tướng bày tỏ tin tưởng chuyến thăm của Ủy viên trưởng Trương Đức Giang sẽ đóng góp quan trọng vào việc củng cố và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.
Thủ tướng cho rằng, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đã duy trì xu thế phát triển tích cực, không ngừng đi vào chiều sâu. Hợp tác kinh tế, thương mại tiếp tục đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.
Kim ngạch thương mại song phương 9 tháng đầu năm 2016 đạt hơn 51 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ. Giao lưu, hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương và giữa các tầng lớp nhân dân hai nước ngày càng mật thiết.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc; coi đây là chủ trương nhất quán, lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Cho rằng việc thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc trong thời gian tới là rất quan trọng, Thủ tướng đề nghị hai bên tiếp tục duy trì tiếp xúc cấp cao, tăng cường tin cậy chính trị; bám sát tinh thần “4 tốt” cũng như phương châm “16 chữ” mà lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước đã thống nhất.
Hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác giữa các kênh Đảng, Nhà nước; triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác như hợp tác ngoại giao, quốc phòng, an ninh; tăng cường giao lưu nhân dân và thế hệ trẻ hai nước; đẩy mạnh tuyên truyền về tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc.
Hai bên cần thúc đẩy hợp tác thực chất trên các lĩnh vực. Áp dụng các biện pháp quyết liệt, hiệu quả, khả thi hơn, từng bước thúc đẩy thương mại song phương phát triển cân bằng, ổn định. Tháo gỡ khó khăn cho các dự án hợp tác về hạ tầng, sản xuất.
Thủ tướng mong muốn Trung Quốc có các dự án lớn, tiêu biểu về trình độ công nghệ cao của Trung Quốc vào Việt Nam.
Phát triển hợp tác về vận tải, nông nghiệp, môi trường, khoa học công nghệ, giáo dục, du lịch…; sớm ký kết gia hạn “Hiệp định đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của các hoạt động nghề cá trên biển”; cùng với các nước tiểu vùng Mekong sớm triển khai sáng kiến xây dựng Trung tâm hợp tác nguồn nước Mekong-Lan Thương đã thông qua vào tháng 3/2016 vừa qua.
Bày tỏ ấn tượng về giao lưu giữa các tỉnh biên giới Việt Nam-Trung Quốc thời gian qua hết sức sôi động, phong phú, Thủ tướng mong muốn hai bên tiếp tục phát triển kênh hợp tác này.
Thủ tướng cũng đề nghị hai bên kiểm soát tốt bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông; tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, “Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển”; tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Việt Nam mong muốn tiếp tục cùng Trung Quốc và các nước ASEAN thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong năm 2017.
Cho biết đã đến thăm Việt Nam khi là Bí thư tỉnh Cát Lâm và lần này được thăm lại Việt Nam, Ủy viên trưởng Trương Đức Giang bày tỏ đã chứng kiến sự thay đổi to lớn của Việt Nam.
Trân trọng chúc mừng nhân dân Việt Nam đã dành được thành tựu to lớn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên trưởng Trương Đức Giang thông báo về kết quả hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; hai bên đã trao đổi sâu rộng về các biện pháp tăng cường hơn nữa giao lưu, hợp tác giữa Nhân đại Trung Quốc với Quốc hội Việt Nam.
Ủy viên trưởng Trương Đức Giang nhấn mạnh, Đảng và Chính phủ Trung Quốc cũng hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam và sẽ cùng với Việt Nam thực hiện phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, thúc đẩy quan hệ Trung-Việt phát triển toàn diện.
Ủy viên trưởng Trương Đức Giang cho rằng, với sự nỗ lực của cả hai bên, những năm qua, sự hợp tác thực chất trên mọi lĩnh vực giữa hai nước đã phát triển tốt.
Để tăng cường quan hệ hợp tác hai nước, Ủy viên trưởng Trương Đức Giang cho rằng, cần tạo nền tảng bền chặt, thúc đẩy phát triển ổn định và bền vững.
Trong đó, nền tảng về mặt chính trị là hàng đầu. Hai bên tiếp tục tăng cường trao đổi chiến lược và chuyển nhận thức chung về ý nghĩa quan trọng của quan hệ Trung Việt cũng như nguyện vọng chung về phát triển quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước thành tin cậy về mặt chính trị.
Thứ hai là nền tảng quần chúng. Hai bên cần tiếp tục tuyên truyền về tình hữu nghị truyền thống Trung-Việt; thúc đẩy giao lưu nhân dân ngày càng sôi nổi, tạo môi trường tốt cho sự phát triển hợp tác hai bên.
Ủy viên trưởng Trương Đức Giang cho rằng, hai bên cần kiểm soát thỏa đáng bất đồng trên biển, không để cho mâu thuẫn leo thang và mở rộng, ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác hai bên.
Nhận định hợp tác kinh tế, thương mại hai nước đang trên đà phát triển tốt, theo hướng cân bằng, Ủy viên trưởng Trương Đức Giang bày tỏ Trung Quốc mong muốn cùng Việt Nam phát huy tốt vai trò của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương, tìm ra một số điểm tăng trưởng mới trong hợp tác kinh tế, thương mại.
Hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên biển, tạo không khí tốt để thúc đẩy hợp tác trên đường bộ và lĩnh vực tài chính, tạo nền tảng xúc tiến hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.
Ủy viên trưởng Trương Đức Giang khẳng định, Trung Quốc cam kết tiếp tục thúc đẩy kết nối một vành đai một con đường với hai hành lang, một vành đai, tạo không gian mở cho sự hợp tác hai bên, cùng phát triển.
Hai nước cũng cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương như Mekong-Lan Thương; thống nhất phương án tổng thể chung về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới.
Trung Quốc phát hành tem bưu chính vi phạm chủ quyền của Việt Nam
Bưu chính Trung Quốc vừa phát hành bộ tem bưu chính gồm 5 mẫu tem mang tên “Trung Quốc Hải đăng” (Đèn biển Trung quốc) có hình ảnh vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.
Toàn cảnh mặt chính diện đảo Trường Sa lớn nhìn từ phía cầu cảng. (Ảnh minh họa) |
Sáng nay, 2/11/2016, Câu lạc bộ Vietstamp đã có công văn số 294 gửi Bộ TT&TT, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Hội Tem Việt Nam kiến nghị về tem bưu chính Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.
Công văn nêu rõ: Ngày 28/10/2016, Bưu chính Trung Quốc phát hành bộ tem bưu chính gồm 5 mẫu tem mang tên “Trung Quốc Hải đăng” (Đèn biển Trung quốc) thể hiện hình ảnh 5 công trình đèn biển do Trung Quốc xây dựng trái phép trên 5 bãi đá nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam (đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1988 và năm 1995).
Các mẫu tem cụ thể gồm: Mẫu tem 5-1, giá mặt 1,2 tệ: Thể hiện hình ảnh công trình đèn biển do Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Châu Viên (Tên quốc tế: Cuarteron Reef, Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1988 và gọi là: Hoa Dương Tiêu/Huayang Jiao).
Mẫu tem 5-2, giá mặt 1,2 tệ: Thể hiện hình ảnh công trình đèn biển do Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Gạc Ma (Tên quốc tế: Johnson South Reef, Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1988 và gọi là: Xích Qua Tiêu/Chigua Jiao).
Mẫu tem 5-3, giá mặt 1,2 tệ: Thể hiện hình ảnh công trình đèn biển do Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Xu Bi (Tên quốc tế: Subi Reef, Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1988 và gọi là: Chử Bích Tiêu/Zhubi Dao).
Mẫu tem 5-4, giá mặt 1,5 tệ: Thể hiện hình ảnh công trình đèn biển do Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập (Tên quốc tế: Fiery Cross Reef, Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1988 và gọi là: Vĩnh Thử Tiêu/Yongshu Jiao).
Mẫu tem 5-5, giá mặt 1,5 tệ: Thể hiện hình ảnh công trình đèn biển do Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Vành Khăn (Tên quốc tế: Mischief Reef, Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1995 và gọi là: Mỹ Tế Tiêu/Meiji Jiao).
“Hành động này của Bưu chính Trung Quốc đã vi phạm luật quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Bưu chính Trung Quốc đã mượn cớ phát hành tem bưu chính về đèn biển để tuyên truyền rộng rãi cho cái gọi là “chủ quyền của Trung Quốc” đối với những bãi đá nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, nhằm đánh lừa dư luận trong và ngoài nước về hành động phi pháp của mình”, ông Hoàng Anh Thi, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Vietstamp nhấn mạnh.
Đây là lần thứ ba Bưu chính Trung Quốc phát hành tem bưu chính vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước đó, năm 2004 họ đã phát hành bộ tem “Phong cảnh biên giới Trung Quốc”, trong đó có 1 mẫu tem thể hiện hình ảnh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà họ gọi là “quần đảo Tây Sa”. Và năm 2013, họ đã phát hành bộ tem phổ thông “Trung Quốc xinh đẹp”, trong đó có 1 mẫu tem thể hiện hình ảnh một nhóm đảo nằm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà họ gọi là “Tam Sa Thất Liên Dữ”.
Ngay sau khi Bưu chính Trung Quốc phát hành mẫu tem vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa năm 2013, Cơ quan Bưu chính Việt Nam đã lên tiếng phản đối hành động sai trái này của Bưu chính Trung Quốc và yêu cầu Bưu chính Trung Quốc tôn trọng sự thật, hủy ngay mẫu tem, phong bì và bưu ảnh in hình các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, không để tái diễn hành động tương tự, góp phần xây dựng mối quan hệ giữa hai ngành Bưu chính nói riêng và hai nước Việt Nam - Trung Quốc nói chung.
Thế nhưng, Bưu chính Trung Quốc vẫn ngoan cố, không tôn trọng sự thật là Việt Nam có đầy đủ cơ sở và pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tiếp tục có hành động sai trái qua việc phát hành bộ tem “Trung Quốc Hải đăng” vào ngày 28/10/2016 vừa qua.
Trong Công văn số 294, Câu lạc bộ Viet Stamp đề nghị Bộ TT&TT, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Hội Tem Việt Nam xem xét, chính thức có ý kiến kịch liệt phản đối Bưu chính Trung Quốc, Hội Tem Trung Quốc về hành động phát hành và lưu hành tem bưu chính vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.
Bên cạnh đó, thể theo nguyện vọng của đông đảo người sưu tập tem Việt Nam trong và ngoài nước, Câu lạc bộ Viet Stamp đề nghị Bộ TT&TT xem xét, quyết định phát hành một bộ tem phổ thông thể hiện hình ảnh bản đồ Việt Nam với 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục tình yêu nước, yêu biển đảo với đông đảo công chúng; khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam với thế giới thông qua tem bưu chính.
Truyền thông nhà nước hôm 3/11 vừa qua đồng loạt đưa tin: cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng bị Ban Bí thư TW Đảng, dưới sự chủ trì của TBT Nguyễn Phú Trọng, kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương giai đoạn 2011 - 2016. Đồng thời, Ban Bí thư còn đề nghị bên Chính phủ, Quốc hội cùng chỉ đạo thực hiện quy trình xử lý kỷ luật về hành chính với ông Vũ Huy Hoàng đồng bộ với kỷ luật Đảng.
Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam đang bước vào giai đoạn quyết định, nếu không tìm ra được một “con dê” nào để “tế thần” thì e rằng nó sẽ như quả bóng bị xì hơi. Và cho dù đã về hưu được mấy tháng nhưng một cựu bộ trưởng như ông Vũ Huy Hoàng vẫn được xếp vào diện “hổ nhỡ”.
Chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” của TBT Nguyễn Phú Trọng được cho là lấy “cảm hứng” từ những gì đang diễn ra ở Trung Quốc dưới “triều đại” Tập Cận Bình. Ông Nguyễn Phú Trọng là một nhân vật thân Tàu đến mức hầu như ai ai cũng biết, và bản thân ông ta cũng chẳng thèm che dấu điều đó. Trong đoàn quan chức tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Trung Quốc từ ngày 10 đến 15/9/2016 có sự hiện diện của ông Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Việc một Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương có mặt trong phái đoàn của Tổng Bí thư công du nước ngoài là chuyện bình thường, nhưng việc ông ta hiện diện trong phái đoàn của Thủ tướng là điều bất thường, xưa nay chưa từng xẩy ra. Ông Trần Quốc Vượng được coi là cánh tay mặt của TBT Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” ở Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa, chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” là một phần quan trọng trong chương trình nghị sự giữa lãnh đạo hai nước.
Chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” của TBT Nguyễn Phú Trọng được cho là lấy “cảm hứng” từ những gì đang diễn ra ở Trung Quốc dưới “triều đại” Tập Cận Bình. Ông Nguyễn Phú Trọng là một nhân vật thân Tàu đến mức hầu như ai ai cũng biết, và bản thân ông ta cũng chẳng thèm che dấu điều đó. Trong đoàn quan chức tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Trung Quốc từ ngày 10 đến 15/9/2016 có sự hiện diện của ông Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Việc một Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương có mặt trong phái đoàn của Tổng Bí thư công du nước ngoài là chuyện bình thường, nhưng việc ông ta hiện diện trong phái đoàn của Thủ tướng là điều bất thường, xưa nay chưa từng xẩy ra. Ông Trần Quốc Vượng được coi là cánh tay mặt của TBT Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” ở Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa, chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” là một phần quan trọng trong chương trình nghị sự giữa lãnh đạo hai nước.
Vì vậy, người ta có cơ sở để tin rằng việc ông Vũ Huy Hoàng bị xử lý là có sự đồng thuận, nếu không muốn nói là sự chỉ đạo, của Bắc Kinh. Và theo một số người, chẳng hạn như blogger Người Buôn Gió, lý do là vì ông Vũ Huy Hoàng nằm dưới trướng cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (một nhân vật được cho là “thân Mỹ”, “bài Tàu”), đồng thời là người thay mặt chính phủ Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Do đó, ông ta là đối tượng mà Bắc Kinh cũng như đám tay sai ở Việt Nam muốn trừng trị. Tuy nhiên, thực tế thì thế nào? Liệu ông Vũ Huy Hoàng có phải là một nhân vật có tư tưởng chống Trung Quốc hay không?
Ông Vũ Huy Hoàng được Quốc hội khoá XII phê chuẩn làm Bộ trưởng Công Thương từ ngày 2/8/2007 và chính thức rời khỏi chiếc ghế này từ ngày 8/4/2016. Trong cơ cấu bộ máy chính phủ ở Việt Nam, Bộ Công Thương là một bộ trọng yếu, quán xuyến hai lĩnh vực quan trọng bậc nhất của nền kinh tế là công nghiệp và thương mại. Trong các cuộc gặp giữa các bộ trưởng kinh tế các nước thì đại diện của chính phủ Việt Nam chính là Bộ trưởng Công Thương. Chừng đó đủ cho thấy vai trò của Bộ trưởng Công Thương đối với nền kinh tế Việt Nam.
Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc thể hiện rõ nét nhất qua số liệu xuất nhập khẩu giữa hai nước, lĩnh vực thuộc quyền quản lý của ông Vũ Huy Hoàng. Vậy trong gần 9 năm làm Bộ trưởng Công Thương ông Vũ Huy Hoàng đã thể hiện tinh thần “bài Tàu” như thế nào?
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2000 – 2015. (Số liệu do tác giả tập hợp và tính toán từ niên giám thống kê 2000 – 2012 và báo chí nhà nước.)
Năm 2007, năm ông Vũ Huy Hoàng bắt đầu ngồi lên chiếc ghế Bộ trưởng Công Thương, đánh dấu sự gia tăng đột biến của kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc: kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 72% so với năm 2006; nhập siêu từ Trung Quốc tăng 118,5% so với năm 2006; tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu tăng từ 16,5% lên 20,3%. Từ năm 2008 đến 2015, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng với tốc độ chóng mặt. Năm 2015, nhập siêu từ Trung Quốc lên đến gần 33 tỷ USD, tăng gần 8 lần so với năm 2006, còn tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm đến gần 30% trong tổng kim ngạch nhập khẩu (tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu hầu như không thay đổi qua các năm, luôn xấp xỉ 10%). Gần 9 năm dưới thời Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, Việt Nam gần như trở thành thị trường độc quyền của hàng hoá “made in China”.
Chưa hết, Bộ Công Thương cũng là bộ chủ quản của hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia, mà hầu hết trong số đó đều rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc. Xin đơn cử, ngành công nghiệp xi măng với 24 nhà máy thì có đến 23 nhà máy do Trung Quốc làm tổng thầu EPC.
Trong bài “Phải truy cứu hình sự cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng” ngày 24/4/2016, TS kinh tế Phạm Chí Dũngkhẳng định ông Vũ Huy Hoàng là một trong những kẻ tận trung với giặc, nối giáo cho Trung Quốc, và “cựu Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng còn phải chịu trách nhiệm về một thực tế quá khốn quẫn: Nền kinh tế và sản xuất của Việt Nam đã phụ thuộc ghê gớm vào Trung Quốc”.
TPP được coi là chiếc phao cứu sinh cho nền kinh tế Việt Nam, trong bối cảnh nợ công đã tăng đến ngưỡng báo động, ngân khố trung ương ngày càng cạn kiệt, còn động lực tăng trưởng dựa trên khai thác tài nguyên và nhân công giá rẻ thì càng lúc càng đuối sức. Việc ông Vũ Huy Hoàng ký kết TPP chỉ thuần tuý là vấn đề thủ tục, hiện thực hoá ý chí của ban lãnh đạo Việt Nam dưới áp lực của cả nền kinh tế, nên không thể coi đó là bằng chứng về tư tưởng “bài Tàu” của ông ta.
Tóm lại, việc cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng bị “lên thớt” là kết cục của một Hán nô trung thành, tận tuỵ: khi đã hết thời cung cúc phục vụ các ông chủ Trung Nam Hải thì bị biến thành con dê tế thần hầu giúp gỡ gạc “uy tín” và đánh bóng "tên tuổi" cho ông trùm Hán nô ở Việt Nam.
* Blog của nhà báo Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Trung Quốc khánh thành hải đăng phi pháp ở Trường Sa
Trung Quốc hôm qua hoàn thành và đưa vào sử dụng ngọn hải đăng cỡ lớn nước này xây phi pháp tại đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngọc Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét