Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

Quăng con ra khỏi tổ lúc mới sinh: Đó là bài học "sống hoặc chết" mà đại bàng mẹ dạy con

Hoa Hướng Dương | 

Quăng con ra khỏi tổ lúc mới sinh: Đó là bài học "sống hoặc chết" mà đại bàng mẹ dạy con

Bài học đầu tiên và duy nhất nhưng sẽ theo đại bàng con suốt cuộc đời.

Chúa tể bầu trời và bài học cuộc sống
Đại bàng là loài chim thống lĩnh bầu trời ngày nay, không phải tự nhiên mà chúng lại có được cái uy quyền to lớn ấy. Chúng bay ở độ cao mà các loài chim khác gần như không chạm tới hay làm tổ ở những vách núi cheo leo, đỉnh thân cây lớn.
Đại bàng có lẽ cũng là loài chim duy nhất thích những cơn bão, khi mà các loài chim khác tìm nơi trú ẩn thì chúng vui mừng bay lượn trên những cơn bão như thách thức sức mạnh và sự bền bỉ của đôi cánh, giúp nó mạnh mẽ hơn.
Quăng con ra khỏi tổ lúc mới sinh: Đó là bài học sống hoặc chết mà đại bàng mẹ dạy con - Ảnh 1.
Bài học từ vua bầu trời. Ảnh Internet.
"Chim sẻ làm sao hiểu được cái chí của đại bàng", chính vì hoài bão lớn, tầm nhìn rộng đã giúp loài chim này trở nên khác biệt và truyền cảm hứng cho nhiều người bằng những bài học thiết thực.
Bài học đầu tiên và cuối cuối cùng mà chim Đại Bàng bố mẹ dạy con
Hãy xem bài học đầu tiên mà chim bố mẹ dạy cho chim non trước khi biết bay là như thế nào nhé!
Đại Bàng bố mẹ thường làm tổ ở những vị trí rất cao như ngọn cây cao hay vách đá, điều này giúp chúng đảm bảo an toàn cho chim non chứ không phải là một quyết định mạo hiểm.
Khi Đại Bàng con tập bay (khoảng 10 đến 13 tháng tuổi), chúng sẽ được học bài học mà có lẽ sẽ theo chúng suốt cuộc đời, giúp chúng thành những con Đại bàng dũng mãnh sải cánh trên bầu trời bao la.
Cách dạy con của Đại Bàng có thể hơi tàn nhẫn và thô bạo, độc ác nhưng chính nhờ cách làm này Đại Bàng con có thể tự tin trong suốt cuộc đời còn lại của mình.
Xem video:
Cú hích của Đại Bàng mẹ.
Đại Bàng mẹ sẽ hất con non ra khỏi tổ và để chúng rơi từ độ cao chóng mặt ngay trong lần tập bay đầu tiên, điều này thật tàn nhẫn khi không cho Đại Bàng con cơ hội tập luyện.
Quay vào tổ ư? Đại Bàng mẹ đã vứt bỏ lớp lót mềm êm ấm để lộ ra phần gai nhọn phía dưới, chúng sẽ khiến Đại Bàng con bị đâm chảy máu nếu quay đầu. Như vậy chúng chỉ có một con đường sống, vỗ cánh bay nhằm tiếp đất an toàn.
Tất nhiên Đại Bàng con sẽ cảm thấy sợ hãi, chới với và cố gắng đập đôi cánh yếu ớt của mình. Ranh giới giữa sự sống và cái chết không cho phép chúng suy nghĩ hay chọn lựa nhiều mà chỉ làm theo bản năng.
Nhưng khi Đại Bàng con quá hoảng sợ, bà mẹ này cũng không nhẫn tâm để mặc chúng như vậy! Đại Bàng mẹ sẽ cắp chúng trở lại tổ nhưng như vậy cũng không có nghĩa là kết thúc bài học.
Ngày hôm sau chúng sẽ tiếp tục theo cách này đến khi có thể bình tĩnh tự vỗ cánh bay. Ngày qua ngày, Đại Bàng bố mẽ kiên nhẫn chờ đợi sự trưởng thành từ con mình, chờ đợi giây phút chúng có thể vỗ cánh bay trên bầu trời.
Theo ngày tháng, cơ bắp được tập luyện, tinh thần vững vàng hơn, Đại Bàng con đã có thể bay dù chưa thuần thục, để lại dưới chân là cả những loài chim và động vật khác đang ngước nhìn đôi cánh của chúng chao lượn trên bầu trời rộng lớn.
Khi Đại Bàng con hoàn thành bài học này, đó cũng là bài học đầu tiên và duy nhất mà bố mẹ để lại cho chúng. Vì ngay sau đó, chúng sẽ lại nhẫn tâm bỏ mặc con mình, để chúng có thể tự lập và bắt đầu một cuộc sống không còn phụ thuộc bố mẹ.
Bài học cuộc sống từ bài học bay của Đại Bàng con
Quăng con ra khỏi tổ lúc mới sinh: Đó là bài học sống hoặc chết mà đại bàng mẹ dạy con - Ảnh 3.
Không phải tự nhiên Đại Bàng lại có thể làm chúa tể bầu trời! Ảnh Internet.
Để có thể thống lĩnh bầu trời, Đại Bàng phải có ý chí vượt trội và sức mạnh phi thường không loài nào có được, nhưng đó là những thứ chúng phải tự mình trau dồi tập luyện chứ không phải khi sinh ra đã có.
Đại Bàng con ngay lần đầu tập bay cũng cố gắng quay lại tổ ấm, nới an toàn với mình hay hoảng sợ kêu lên khi rơi từ độ cao chóng mặt.
Chúng không có gì ngoài bản năng và đôi cánh yếu ớt. Thế nhưng tin vào bản năng cũng như tin vào chính bản thân mình, vào khả năng tiềm ẩn bên trong Đại Bàng con đã làm được điều mà không phải loài chim nào cũng có thể thực hiện.
Ngoài ra, phải kể đến công ơn của ông bố bà mẹ khá nhẫn tâm và lạnh lùng, nhưng ẩn sâu là tình yêu con cái mãnh liệt, muốn giúp chúng thành những chú chim trưởng thành và mạnh mẽ để có thể đương đầu khó khăn.
Cuộc sống đôi khi cần một "cú hích", như cú hích của chim Đại Bàng mẹ dành cho con mình vậy.
Hai tác giả Richard H. Thaler, được xem là cha đẻ của kinh tế học hành vi, và Cass R. Sunstein, giáo sư hàng đầu về luật học tại trường Luật thuộc Đại học Chicago, Mỹ đã viết nên cuốn sách "cú hích" mà theo đó mỗi người trong cuộc sống cần một cú hích như vậy.
Daniel Kahneman, nhà kinh tế đoạt giải Nobel năm 2002, nhận xét rằng:
"Bên trong quyển sách này là viên ngọc sáng nhất của kinh tế học hành vi.
Đây là cuốn sách phải đọc đối với những ai muốn nhìn thấy trí tuệ con người và xã hội của chúng ta vận hành hiệu quả hơn. Chắc chắn nó sẽ nâng tầm các quyết định của bạn và làm cho cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn".
Cú hích sẽ giúp chúng ta tạo nên động lực để làm những điều phi thường, tạo nên sự khác biệt. Ngoài ra, nếu thật sự yêu quí người khác, chúng ta lại phải trao cho họ những "cú hích" như Đại Bàng bố mẹ vậy, có thể tàn nhẫn những thật sự cần thiết.
Để đạt được những điều bạn chưa từng có, hãy dám thực hiện những điều bạn chưa từng làm.
Đại Bàng con nếu chỉ quẩn quanh trong tổ, nơi mà chúng cảm thấy an toàn thì sẽ chẳng bao giờ có được những trải nghiệm như vậy. Chúng sẽ bị chết đói vì bố mẹ sẽ bỏ mặc chúng khi đôi cánh đã cứng cáp.
Chúng sẽ chẳng có biết được mình thật sự là ai và có thể làm được những gì cũng như sẽ có được những gì, là khả năng bay lượn phi thường, là sức mạnh của đôi cánh, móng vuốt và những con mồi hấp dẫn khi tìm tới không gian mới.
Bài học đầu tiên và duy nhất này sẽ theo Đại Bàng con suốt cuộc đời và giúp chúng trở thành những chú Đại Bàng mạnh mẽ, ngạo nghễ nhìn các sinh vật khác từ trên cao.
theo Trí Thức Trẻ

Cuba sẽ cấm xây dựng các tượng đài mang tên Fidel Castro; Chủ tịch Cuba cam kết bảo vệ di sản của lãnh tụ Fidel Castro; Cái chết của Fidel 'đóng lại một thời kỳ lịch sử'



Phương Thảo | 

Cuba sẽ cấm xây dựng các tượng đài mang tên Fidel Castro
Chủ tịch Cuba Raul Castro trước bức ảnh Fidel Castro trong lễ tưởng niệm cố lãnh tụ diễn ra tại Santiago de Cuba hôm 3/12. Ảnh: Reuters.

Cuba sẽ cấm việc đặt tên đường phố, công trình tưởng niệm hoặc tượng đài mang tên cố lãnh tụ Fidel Castro để tránh sự sùng bái cá nhân.

Ngày 3/12, phát biểu trước đám đông người dân đến đưa tiễn lãnh tụ Fidel Castro tại thành phố Santiago, Chủ tịch Cuba Raul Castro thông báo quốc hội nước này sẽ bỏ phiếu vào tuần tới để thông qua một dự luật theo ý nguyện của lãnh tụ Fidel Castro.
"Lãnh đạo cách mạng khước từ mọi hình thức sùng bái cá nhân, đến những giờ phút cuối cùng của đời mình, ông vẫn kiên định rằng sau khi chết, tên tuổi và hình ảnh ông sẽ không được sử dụng trong các cơ quan, đường phố, công viên và các công trình công cộng khác; tượng đài và các công trình tưởng niệm sẽ không bao giờ được dựng lên", AP dẫn lời ông Raul, em trai của Fidel Castro.
Trong hơn nửa thế kỷ nắm quyền của mình ở Cuba, lãnh tụ Castro đã không để tên tuổi cũng mình xuất hiện ở các công trình công cộng nhằm tránh sự sùng bái cá nhân.
Trong những ngày Cuba tổ chức quốc tang cho ông Fidel Castro, các hoạt động tưởng niệm diễn ra trên khắp đất nước, đặc biệt là tại vùng nông thôn phía đông Cuba. Người dân ở đây xếp hàng hai bên đường, hô vang tên Castro khi chiếc xe chở hài cốt ông chạy qua.
"Chúng tôi muốn đặt tên Fidel cho mọi thứ ở Cuba, nhưng Fidel chính là Cuba. Đó là quyết định của Fidel, không phải Raul, và tôi nghĩ chúng ta phải tôn trọng ông ấy", Juan Antonio Gonzalez, một nhà kinh tế 70 tuổi, cho biết.
Lãnh tụ Fidel Castro qua đời ngày 25/11 ở tuổi 90. Ông sẽ được an táng vào ngày 4/12 tại nghĩa trang Santa Ifigenia, kết thúc 9 ngày đất nước để tang ông.
theo Zing


Chủ tịch Cuba cam kết bảo vệ di sản của lãnh tụ Fidel Castro

Dân trí Tại lễ tưởng niệm lãnh tụ Fidel Castro, Chủ tịch Cuba Raul Castro cam kết sẽ không ngừng đấu tranh để bảo vệ di sản nền xã hội chủ nghĩa tại Cuba mà người anh đã thực hiện trong nhiều năm qua.
 >> Tổ chức lễ truy điệu lãnh tụ Cuba Fidel Castro
 >> Fidel Castro - Người viết nên huyền thoại Cuba
 >> Tro cốt của lãnh tụ Fidel Castro bắt đầu hành trình vượt 800km trở về "cái nôi" cách mạng Cuba



Chủ tịch Cuba Raul Castro. (Ảnh: Reuters)
Chủ tịch Cuba Raul Castro. (Ảnh: Reuters)
Ngày 4/12, người dân cùng các nhà lãnh đạo Cuba và thế giới đã tham gia lễ mít tinh tưởng niệm lãnh tụ cách mạng Fidel Castro tại thành phố Santiagio.
Phát biểu mở đầu lễ tưởng niệm, Chủ tịch Cuba Raul Castro cam kết sẽ không ngừng đấu tranh để bảo vệ di sản nền xã hội chủ nghĩa tại Cuba mà người anh Fidel Castro đã thực hiện trong nhiều năm qua.
Chủ tịch Raul Castro nói: “Điều đó giúp chúng ta luôn nhớ về hình ảnh Fidel Castro không bao giờ khuất phục. Vâng, chúng ta sẽ vượt qua bất cứ trở ngại, khó khăn hay mối đe dọa nào trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa tại Cuba”.
Chủ tịch Cuba khẳng định: “Tổng tư lệnh Fidel Castro qua đời không có nghĩa việc quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cuba bị trì hoãn. Chúng ta sẽ tiếp tục di sản của lãnh tụ Fidel Castro”.
Tham dự sự kiện bắt đầu buổi lễ tưởng niệm tại thành phố Santiago de Cuba cùng với Chủ tịch Raul Castro còn có nhiều nhà lãnh đạo cấp cao thế giới như Tổng thống Bolivia Evo Morales, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, Tổng thống Haiti Jocelerme Privert, hai cựu Tổng thống của Brazil là Luiz Inácio Lula và bà Dilma Roussef cùng nhiều nhân vật nổi tiếng khác.
Sau hai ngày tổ chức tang lễ tại thủ đô Habana, đoàn xe rước tro cốt của lãnh tụ Fidel Castro đã bắt đầu chuyến đi có tên gọi “Hành trình Tự do”. Trong suốt 4 ngày qua, đoàn xe rước tro cốt của lãnh tụ Fidel đã đi dọc chiều dài đất nước, tái hiện đúng hành trình tự do mà nhà cách mạng Fidel đã thực hiện trước đây.
Trên quãng đường dài từ Habana tới Santiago, người dân Cuba luôn dõi theo vị lãnh tụ kính yêu. Hàng chục nghìn người dân đứng dọc hai bên đường vẫy cờ và giơ cao di ảnh và hô vang các khẩu hiệu ca ngợi lãnh tụ của Cuba. Sau khi đi qua 13 tỉnh ở Cuba, đoàn xe đã về tới thành phố Santiago de Cuba, nơi tro cốt của vị lãnh tụ huyền thoại Fidel Castro sẽ được an táng tại nghĩa trang Santa Ifigenia.
Ngọc Anh
Tổng hợp

Cái chết của Fidel 'đóng lại một thời kỳ lịch sử'

  • 2 tháng 12 2016

Fidel Castro, 26 de mayo de 2003Image copyrightAFP/GETTY IMAGES
Image captionQuyết định của Hà Nội về việc tổ chức quốc tang cho cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro gây tranh cãi ở Việt Nam
Một nhà báo tự do từ Paris, người đã gặp Fidel Castro và tiếp xúc nhiều với quan chức Cuba, cho rằng việc ông Fidel Castro qua đời là điều kiện thuận lợi để khép lại một thời kỳ lịch sử.
Ông Bùi Tín nói trong Bàn tròn thứ Năm 01/12 của BBC Tiếng Việt rằng người Việt cần đánh giá lại về nhân vật Fidel Castro.

"Cần đánh giá đa chiều"

"Theo tôi người Việt Nam nhìn có thể có nhiều ông Castro khác nhau. Một ông Castro được coi như thần thánh, hết sức tích cực theo quan điểm của Bộ Chính trị như hiện nay. Nhưng còn có một ông Castro khác."
Ông Bùi Tín giải thích rằng trong 20 năm ở nước ngoài, tới Cuba tìm hiểu, gặp gỡ giới trí thức và nhà báo cũng như những trải nghiệm qua các lần gặp trực tiếp ông Fidel Castro đã khiến ông có cách nhìn "hoàn toàn khác".
Nhà báo tự do Bùi TínImage copyrightPHẠM CAO PHONG
Image captionNhà báo tự do Bùi Tín
"Theo tôi, một cách khách quan, và theo đánh giá của nhiều người bạn Cuba là những nhà báo rất chân thực, thì họ đánh giá ông Fidel là nhân vật tiêu cực đối với phong trào cách mạng ở Cuba cũng như đối với phong trào cách mạng ở châu Mỹ Latin, cũng như ở châu Phi."
"Ông cũng là nhân vật tiêu cực trong việc làm cho xã hội trì trệ với xã hội chủ nghĩa viển vông, cũng như kết bạn giúp đỡ cho các nước xã hội chủ nghĩa khác theo con đường mà tôi nghĩ là ảo tưởng," ông Bùi Tín nói.
Vị cựu đại tá quân đội Việt Nam cho rằng, ông Fidel đến trước khi qua đời vẫn còn giữ "quan điểm đã lỗi thời" về chủ nghĩa Marx-Lenin.
Ông cũng liệt kê một số ví dụ như Fidel Castro có năm nhà nghỉ mát khác nhau, tám du thuyền, có những sở thích như đi săn lợn lòi, "chơi gái", luôn uống rượu cognac và whisky v.v...
Khi được hỏi liệu đây có phải là những khía cạnh ít được nhắc tới trên truyền thông, ông nói chính vì thế mà người dân cần tìm hiểu và thấy rằng "ở Cuba người ta đánh giá Fidel mất là điều thuận lợi để đóng lại một thời kỳ lịch sử.
"Và đây là dịp tốt để ông Raul Castro và những người kế thừa bắt tay với thế giới dân chủ ở bên ngoài, chấm dứt Cuba bị phong tỏa lâu năm, hòa nhập với thế giới."

'Cái xác ý thức hệ'?

Febrary 23, 2003 shows CubaImage copyrightHOANG DINH NAM/AFP/GETTY
Image captionÔng Castro phát biểu tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2003
Trả lời câu hỏi của Bàn tròn thứ Năm về việc liệu quan hệ Việt Nam - Cuba có thay đổi sau khi Fidel Castro qua đời, nhà quan sát, nhà hoạt động Nguyễn Quang A cho rằng quan hệ này sẽ khác đi khi hai bên rời khỏi ý thức hệ Marx-Lenin.
Ông lấy ví dụ, "giữa Việt Nam và Nicaragua hay Việt Nam và Chile chẳng hạn, một thời quan hệ nồng ấm, khi Nicaragua còn phong trào cánh tả mạnh mẽ. Nhưng khi nó thay đổi thì tất cả quan hệ cũng khác đi rất đáng kể."
Tiến sỹ Quang A giải thích thêm: "Những ảnh hưởng về ý thức hệ, những ảnh hưởng mà thực sự là của lợi ích một nhóm nhất định, tức là nhóm cầm quyền, sẽ chi phối rất lớn mối quan hệ giữa các nước với nhau."
"Tôi nghĩ rằng không còn ông Castro mà Cuba sẽ chuyển quan hệ bình thường với các nước khác, và sẽ không còn ai nói rằng Cuba thức cho Việt Nam ngủ hay Việt Nam thức cho Cuba ngủ nữa."
Trò chuyện sâu hơn với BBC về việc khi nào Việt Nam sẽ có đổi mới về ý thức hệ, dù đổi mới kinh tế đã được thực hiện từ 30 năm nay, ông Quang A nói Việt Nam đã có sự đổi mới về ý thức hệ "rất sâu sắc".
"Sở dĩ người ta vẫn phải níu vào cái gọi là ý thức hệ đấy vì nó phục vụ cho lợi ích của nhóm lãnh đạo bây giờ. Nếu bảo lãnh đạo Việt Nam theo chủ nghĩa Marx-Lenin, thì Marx-Lenin không ai đi phát triển kinh tế tư nhân như thế này."
"Việt Nam thực sự bây giờ là nền kinh tế tư bản man rợ không còn một chút gì là xã hội chủ nghĩa nữa. Nhà nước đã bỏ dần cam kết của mình về các vấn đề xã hội như giáo dục, y tế, đó cũng là sự xa rời tư tưởng xã hội chủ nghĩa, từ lâu lắm rồi. Nhưng họ vẫn phải bám vào cái 'xác' ý thức hệ đấy để biện minh cho sự tồn tại của mình."
Người được đề cử giải Hoa Tulip về nhân quyền cho rằng, thay đổi về ý thức hệ ở Việt Nam diễn ra từ từ, và "đến một lúc nào đó áp lực của người dân, tiếng nói của người dân mạnh đến mức cái xác ấy phải vứt đi, thì đến lúc đó thực sự có sự thay đổi chế độ, không còn chế độ độc tài như bây giờ nữa mà là chế độ dân chủ".
"Đó là một quá trình rất khó khăn, hoàn toàn phụ thuộc vào nội lực của tương quan lực lượng, là ý thức của người dân." Tuy nhiên, quá trình ấy sẽ kéo dài "nếu người dân cam chịu, không quan tâm lắm", ông Quang A nói trong chương trình.
Nhà quan sát, nhà hoạt động Nguyễn Quang AImage copyrightHOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES
Image captionNhà quan sát, nhà hoạt động Nguyễn Quang A

'Tình cảm đặc biệt'

Có nhiều ý kiến trái ngược trong việc Việt Nam tổ chức quốc tang cho ông Fidel Castro, dự kiến vào ngày 04/12.
Anh Lê Quang Trung, một người dân ở Hà Nội nói trong chương trình: "Với người Việt Nam, lãnh tụ Cuba Fidel Castro vừa là người bạn, vừa là một người thầy và là người có nhiều chính sách giúp đỡ Việt Nam.
"Tôi không biết là quan điểm của toàn bộ người dân Việt Nam có thế không nhưng tôi thấy rất nhiều người, trong đó có những người từ thế hệ của cha mẹ tôi, ông bà tôi đều rất yêu quý lãnh tụ Fidel Castro."
"Với họ cũng như với chúng tôi, Fidel Castro không phải là nguyên thủ quốc gia một cách xa lạ, mà giống như một người thân, chúng tôi có một tình cảm rất đặc biệt với vị lãnh tụ."
"Về việc Việt Nam tổ chức quốc tang, chuyện đấy không có vấn đề gì vì nó có thể là tình cảm giữa các dân tộc với nhau. Nói một cách đơn giản như khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mất thì bên Cuba họ cũng đã để tang trong vòng bảy ngày."
September 1973 shows Cuban president Fidel Castro (R) looking at a rifle during a visit in North VietnamImage copyrightAFP/GETTY IMAGES
Image captionÔng Fidel Castro thử một khẩu súng trường trong chuyến thăm Bắc Việt Nam vào tháng 9/1973
'Chỉ miền Bắc được giúp'
Tuy nhiên, có những ý kiến khác cho rằng, chỉ có miền Bắc Việt Nam được hưởng sự giúp đỡ của Cuba
"Lúc bấy giờ miền Bắc xã hội chủ nghĩa nên Cuba giúp một số thứ như tham gia làm Đường mòn Hồ Chí Minh, rồi giúp đỡ về mặt y tế, thuốc men, nhưng cũng có những sự giúp đỡ mà bây giờ tôi nghĩ lại là không phải bổ ích," nhà báo Bùi Tín nói.
"Như tôi đã từng tham dự một số cố vấn quân sự Cuba giúp vấn đề khai thác tù binh Mỹ thì họ có quan điểm khác với Việt Nam, là khi cần lấy tin tức thì có thể thô bạo một chút như tát, đấm, đánh, chửi một chút mà những điều đó lúc bấy giờ tôi đã không hoàn toàn đồng ý. "
Tiến sỹ Nguyễn Quang A giải thích thêm, "tôi không nghĩ rằng việc Nhà nước Việt Nam làm quốc tang cho Fidel Castro là việc hay vì nó trái với quy định của bản thân nhà nước này."
"Vì nếu bản thân Đảng Cộng sản làm cho ông Castro lễ tang của đảng thì hợp hơn, cũng khó có thể so sánh chuyện có đi có lại giữa tang của ông Hồ Chí Minh với tang của ông Fidel Castro."
Lê Quang Trung, người dân Hà NộiImage copyrightLÊ QUANG TRUNG
Image captionAnh Lê Quang Trung, một người dân Hà Nội bày tỏ lòng thương tiếc và biết ơn sự giúp đỡ của cựu lãnh đạo Cuba với Việt Nam
Đáp lại, anh Lê Quang Trung cho rằng những công trình hỗ trợ của Cuba ở Việt Nam đều có ích cho nhiều người.
"Họ đã có các bác sỹ Cuba, đã có người dân Cuba sang đây làm việc giúp đỡ chúng ta. Họ làm như thế có phải là riêng của người Đảng Cộng sản được hưởng hay là của người dân được hưởng? Đây là công trình công cộng hay chỉ giành riêng cho con cháu đảng viên được hưởng? Dân tộc Việt Nam uống nước nhớ nguồn, phải biết báo ơn. Đây là việc rất bình thường."
Xem lại toàn bộ thảo luận đã được phát trực tiếp hôm 01/12 tại:https://www.youtube.com/watch?v=uvDW4PClhsk