Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

Thu thẻ nhà báo Phó tổng biên tập báo Thanh niên; Nhà báo Lý Tiến Dũng, Lý Chánh Trung qua đời

05/12/2016 18:57 GMT+7

TTO - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã ký Quyết định thu hồi Thẻ nhà báo số hiệu IBT01621 thời hạn 2016-2020 đối với ông Đặng Ngọc Hoa (Đặng Việt Hoa), Phó Tổng Biên tập Báo Thanh niên.
Cụ thể, theo Quyết định số 2184/QĐ-BTTTT được ký ngày 5-12, ông Đặng Ngọc Hoa bị thu thẻ nhà báo vì đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo.
Cùng ngày, tại Quyết định số 2185/QĐ-BTTTT, Bộ Trưởng Trương Minh Tuấn cũng quyết định thu Thẻ nhà báo số hiệu IBT01627 của ông Võ Văn Khối, lý do ông Khối đã bị xử lý kỷ luật cách chức Ủy viên Ban Biên tập, Tổng Thư ký tòa soạn Báo in Báo Thanh niên tiếng Việt.
Báo Thanh niên có trách nhiệm thu hồi thẻ nhà báo của hai người trên và gửi về Cục Báo chí trước ngày 18-12 tới.

 

  • 3 giờ trước



Nhà báo Lý Tiến DũngImage copyrightFACEBOOK LY TIEN DUNG

Cựu Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết Lý Tiến Dũng, người từng bị thuyên chuyển vì phản bác Ban Tuyên giáo Trung ương, vừa qua đời ở tuổi 58.
Cáo phó của gia đình cho hay ông qua đời hôm 4/12. Lễ viếng được tổ chức hôm thứ Hai 5/12 và ông sẽ được an táng vào ngày 7/12.
Được biết ông bị bệnh ung thư thận.
Ông Lý Tiến Dũng, sinh năm 1959, từng là đại úy Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng kinh qua một số vị trí trước khi làm Tổng biên tập báo Đại Đoàn kết của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tháng 10/2008, ông và ông Đăng Ngọc, Phó Tổng biên tập báo này bị kỷ luật thuyên chuyển vì "vi phạm Luật Báo chí".
Một năm trước đó, Đại Đoàn Kết cho đăng lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phản đối chủ trương dỡ bỏ Hội trường Ba Đình, xây dựng tòa nhà Quốc hội mới trên khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Lời giới thiệu của tòa soạn khi ấy viết rằng lá thư của tướng Giáp bị các báo từ chối, nhưng Đại Đoàn Kết quyết định công bố để "giải tỏa những bức bối từ các vị cán bộ lão thành và nhiều bạn đọc có quan tâm".
Ban Tuyên giáo Trung ương phê phán Tổng biên tập Lý Tiến Dũng vì cho đăng lá thư trong khi Quốc hội đã biểu quyết thông qua đề án.
Trong nửa đầu năm 2008, Đại Đoàn Kết cũng đăng một số bài báo mà nhiều người cho rằng "lọt lưới kiểm duyệt".
Ông Lý Tiến Dũng hôm 10/12/2007 gửi thư lên lãnh đạo Đảng về "một số vấn đề không bình thường tại Ban Tuyên giáo Trung ương". Lá thư này sau được phát tán trên mạng internet.
Lá thư phê phán trực diện ông Hồng Vinh, lúc đó là Phó Ban Tuyên giáo, và cho rằng trong ban này "có quá nhiều người làm không được việc, không được đồng chí và nhân dân ủng hộ".
Sau lá thư này, ông Dũng đã bị mất chức.

'Dũng cảm bảo vệ sự thật'

Hôm 5/12, trả lời BBC từ bang California, Mỹ, bà Mai Hiền, cựu Tổng biên tập báo Phụ Nữ TP Hồ Chí Minh xác nhận: "Ông Dũng bị Hồng Vinh, trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương phê bình. Ông Dũng thẳng thắn phê phán Hồng Vinh trên mạng. Do đó, ông bị bãi chức Tổng biên tập."
"Nhìn chung, Lý Tiến Dũng là một nhà báo có năng lực, dũng cảm bảo vệ sự thật. Đó là điều hiếm thấy đối với người làm báo trong chế độ toàn trị."




Bà Mai Hiền cũng kể thêm: "Thời ông Dũng còn đi học ở Học viện Quân sự (trường đào tạo sĩ quan cao cấp), giữa hội trường, khi nghe ông Lê Đức Anh, bộ trưởng Bộ quốc Phòng, nhục mạ ba của Dũng là giáo sư Lý Chánh Trung (chính khách và nhân sỹ yêu nước qua đời tháng 3/2016 ), ông Dũng đã quát: "Nói láo, ba tôi luôn luôn là một nhà yêu nước".
Do đó, ông Dũng đã phải rời quân ngũ, vào làm phóng viên báo Phụ Nữ TP Hồ Chí Minh."
Một trong những đồng nghiệp cùng thời với ông Dũng, nhà báo Hoàng Linh viết trên Facebook: "Lý Tiến Dũng đã ngừng tay viết vì lẽ vô cùng của tự nhiên chứ không vì một sức mạnh nào khác, dù nhiều người muốn ông khuất phục."
"Trong ký ức của tôi, Lý Tiến Dũng là một nhà báo yêu nước đến tột độ, luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên và luôn đứng về phía người lao động nghèo, người yếu thế trong xã hội và đấu tranh không mệt mỏi cho nữ quyền."
"Từng là một người lính trực tiếp cầm súng chiến đấu, Lý Tiến Dũng hiểu rõ những giá trị mà một nhà báo phải bảo vệ vượt trên quyền lợi của những nhóm lợi ích, nói cách nào đó ông đã đi theo con đường đầy khí phách của người cha lừng lẫy giáo sư, nhà báo Lý Chánh Trung."
"Nhiều dự báo của Lý Tiến Dũng về sự chệch hướng của các nhóm lợi ích, tập đoàn kinh tế… đã trở thành sự thật, dù khi đăng tải những bài báo đó trên Đại Đoàn Kết, ông đã gặp nhiều phiền toái".

Nguyễn Hữu Thao đã chia sẻ bài viết của Truong Huy San.
5 giờ
NHÀ BÁO LÝ TIẾN DŨNG
Xin chia sẻ lên đây
Hình ảnh một con người
Một nhà báo chân chính
Phẩm chất thật tuyệt vời!
Không quỳ lụi nịnh bợ
Làm báo, sống hiên ngang
Một tổng biên tập hiếm
Trông làng báo Việt Nam!
Truong Huy SanTheo dõi
7 giờ
LÝ TIẾN DŨNG
"Tôi có nhận được văn bản số 46-BC/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương do Phó ban Hồng Vinh ký. Văn bản này đóng dấu 'Mật', nêu một số vấn đề về báo Đại Đoàn Kết, và nhận xét về Ban biên tập báo. Một văn bản với những lời lẽ ngây ngô về chính trị, lại rất hách dịch chụp mũ (kiểu thường thấy ở những người có kiến thức rất hạn chế, nhưng lại thích thể hiện quyền lực) che giấu một động cơ thiếu minh bạch".
Thật khó để tin người có những lời lẽ đanh thép trên đây là Tổng Biên tập của một tờ "lề phải": báo Đại Đoàn Kết. Làng báo từng ghi danh những TBT cương trực như Tô Hòa, Võ Như Lanh, Vu Kim HanhNguyễn Thế ThanhTam Chanh, Nguyễn Công Khế... những người luôn đối diện với những vấn đề nóng bỏng của đất nước và sẵn sàng tranh luận với các Ban Tuyên giáo, từ Trung ương tới Thành ủy, nhưng vỗ vào mặt một phó ban tuyên giáo đương nhiệm như vậy thì chỉ có Lý Tiến Dũng.
Vậy mà anh đã ra đi chiều qua, 17:42, ngày 4-12 (1959 - 2016).
Biết bệnh từ 26 Tết năm ngoái mà Dũng và gia đình giấu. Vợ anh, Nong Thanh Vannói, "Anh ấy luôn sợ phiền bạn bè". Anh trai Dũng, nhà báo Lý Chánh Dũng cho biết, khi phát hiện Dũng bị ung thư thận, bác sỹ khuyên anh, nếu mổ cắt một quả thận thì có khả năng sẽ sống thêm được 20 năm nhưng Dũng không cho Tây y can thiệp.
Lý Tiến Dũng đúng là người luôn tự mình quyết định cuộc đời mình, ghế cũng thế mà chết cũng thế.
Năm 2007, nếuTBT Lý Tiến Dũng không có bức thư phản pháo ban Tuyên Giáo có thể Dũng đã không mất chức. Năm 1992, nếu đại úy Lý Tiến Dũng không có những lời vỗ mặt khi một đại tướng xúc phạm đến gia đình anh (anh là con trai cụ Lý Chánh Trung) có thể anh đã lên tướng...
Dũng làm báo sau tôi nhưng chúng tôi, tuy có nhiều điểm khác nhau, nhanh chóng trở thành đồng nghiệp cùng "xông pha lửa đạn" với nhau. Cái cách Dũng vung bút cũng tới tận cùng như cái cách anh ôm cây đàn ghi-ta để hát "Trần Trụi 87; Chiếc Vòng Cầu Hôn hay Giấc Mơ Chapi...
58 tuổi là già hay trẻ. 58 năm là ngắn hay dài. Cuộc đời của của một con người chưa hẳn kết thúc khi họ ra đi bởi có những người sẽ còn sống rất lâu trong lòng bạn bè, đồng nghiệp.
Tâm có. Trí có. Dũng có. Lý Tiến Dũng sẽ là một tên tuổi còn được nhắc nhiều trong làng báo. Thanh thản mà đi nhé, Dũng ơi.

Giáo sư Lý Chánh Trung qua đời

  • 14 tháng 3 2016


Image copyrightFACEBOOK LY CHANH DUNG
Image captionGiáo sư Lý Chánh Trung là cây bút nổi tiếng ở Sài Gòn trước 1975

Giáo sư Lý Chánh Trung qua đời ngày 13/3 tại nhà riêng ở Thủ Đức, hưởng thọ 89 tuổi.
Ông sinh năm 1928 trại Trà Vinh, là một cây bút nổi tiếng tại Sài Gòn với các tác phẩm triết học và những bài báo viết về thanh niên Việt Nam trước 1975.
Ông Lý Chánh Trung từng giảng dạy đại học tại Văn Khoa Sài Gòn, dạy triết học tại Viện Đại học Huế và Đà Lạt.
Những tác phẩm nổi tiếng của ông trước 1975 như Ba năm xáo trộn, Tìm về dân tộc, Cách mạng và đạo đức, Tìm hiểu về nước Mỹ, Bọt biển và sóng ngầm, Tôn giáo và dân tộc.
Ông Nguyễn Quốc Thái, biên tập tờ Tạp chí Đất Nước năm 1966 nói ông Trung là người “có tư tưởng rất cách tân”. Khi đó ông Lý Chánh Trung làm chủ nhiệm tờ này.
Trả lời BBC Tiếng Việt từ Sài Gòn, ông Thái mô tả: “Cái nhìn của anh Trung được sự chú ý của giới trí thức trong nước, giới Công giáo và người ngoài Công giáo. Nhiều bài của anh gây ấn tượng với Hội đồng Giám mục lúc đó."


Image captionGiáo sư Nguyễn Đình Đầu và ông Nguyễn Quốc Thái (phía sau) tại lễ viếng

"Những bài viết của anh Lý Chánh Trung về dân tộc, sau này tập hợp trong quyển "Tìm về dân tộc" đã đánh rất mạnh vào tâm thức, tình tự dân tộc của sinh viên, học sinh và trí thức. Và ngay cả cá nhân tôi, làm việc với anh Trung nhiều năm. Qua những bài viết của anh, tôi rất xúc động và phần nào ảnh hưởng quan niệm của tôi về mặt xã hội."
Những bài báo của ông bàn nhiều về chủ đề dân tộc, yêu nước, chiến tranh. Một số bài được tập hợp và in trong các tập Ba năm xáo trộn, Tìm về dân tộc, Cách mạng và đạo đức...

Một trí thức 'bao dung'

Ông Thái nhận định: “Anh Trung là một nhà trí thức có uy tín. Các bài viết anh đặt ra có một sắc thái và tính cách riêng trong hoàn cảnh xã hội lúc đó, gây ấn tượng rất sâu sắc trong giới sinh viên học sinh, vốn đang đứng giữa một cuộc chiến tranh. Vào thời kỳ từ 1966 - 1969, anh Trung viết những bài khiến nhà cầm quyền lúc đó không vừa ý lắm. Nhưng cách đặt vấn đề của anh rất tình cảm. Anh nghiêng về ngôn ngữ đằm thắm với dân tộc, chứ không nghiêng về chủ nghĩa. Cách viết của anh thuyết phục được rất nhiều người.”
Giáo sư sử học Nguyễn Đình Đầu cùng với ông Lý Chánh Trung sáng lập tờ Sống Đạo từ năm 1962 – 1970. Ông Đầu nhận định: “Ông Lý Chánh Trung viết những bài có tính cách đời thường, giọng văn sâu sắc, hấp dẫn, về những vấn đề chiến tranh, hòa bình, về sự tranh đấu cho giáo dục tiếng Việt và tranh đấu cho người nghèo."
Nói với BBC Tiếng Việt, ông Nguyễn Đình Đầu nói ông Trung là một giáo sư triết học với “tinh thần bao dung”, “yêu dân tộc”và “tha thiết với Tiếng Việt”.
Ông Trung xuất hiện nhiều trong các phong trào học sinh, sinh viên xuống đường trước 1975.


Image captionÔng Nguyễn Thiện Nhân đến viếng ông Lý Chánh Trung

Ông Quốc Thái cho biết: "Anh Chung xuống đường với sinh viên. Khi cảnh sát có thái độ mạnh tay với Đại học Văn Khoa thì ông đứng ra phản đối công khai. Trước 1975, ở miền Nam có quyền tự trị đại học. Cảnh sát xông vào khuôn viên một trường đại học mà nếu giáo sư và ban giám hiệu trường phản đối thì cảnh sát phải ra khỏi trường. Anh Lý Chánh Trung rất quyết liệt bảo vệ sinh viên xuống đường lúc đó”.
“Cho đến hôm qua tôi vẫn thấy một số sinh viên xuống đường thời đó đến viếng ông Lý Chánh Trung.”
Ông Nguyễn Quốc Thái đã cùng nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đến tiễn đưa ông Lý Chánh Trung chiều 13/3. Cả ba người từng là những đồng nghiệp tại tờ Tạp chí Đất Nước từ 1966.

Thế giới công nhận hạt tiêu Việt Nam là số 1

Thứ 2, 19:02, 05/12/2016

VOV.VN - Theo đánh giá của trang tin "Information is Beautiful" (IIB), hạt tiêu là thứ nổi tiếng nhất tại Việt Nam.
Không phải nhân lực giá rẻ, hạt điều hay lúa gạo, hạt tiêu mới là thứ nổi tiếng nhất của Việt Nam, theo trang tin IIB.
the gioi cong nhan hat tieu viet nam la so 1 hinh 1
Hạt tiêu Việt Nam được đánh giá là số 1 thế giới
Sau khi thu thập số liệu của hàng loạt tổ chức như Cục tình báo Mỹ (CIA), Ngân hàng thế giới (WB), hãng tin Reuters và tạp chí Forbes, IIB nhận định, mỗi quốc gia đều có sở trường riêng.
IIB đánh giá các quốc gia theo nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm hàng hóa, tâm lý học, sinh thái học, ẩm thực, kinh tế, thẩm mỹ học, khoa học nhân văn, công nghệ và tệ nạn.
the gioi cong nhan hat tieu viet nam la so 1 hinh 2
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có thế mạnh riêng
Trong lĩnh vực hàng hóa, Việt Nam được IIB bình chọn là quốc gia giỏi sản xuất hạt tiêu, trong khi nước láng giềng Thái Lan nổi tiếng về gạo, Indonesia nổi tiếng về dừa, còn Malaysia thì nổi tiếng về găng tay cao su...
Singapore được biết đến với những người dân có lối sống khỏe mạnh, trong khi người dân Philippines lại giỏi về thiết lập các quan hệ xã hội.
Cường quốc kinh tế số 1 thế giới Mỹ lại được biết nhiều về thư rác điện tử chứ không phải những thành tựu khác. Hàn Quốc nổi danh về công nghệ thông tin, trong khi Nhật Bản hấp dẫn về ẩm thực.
Columbia nổi tiếng về hạnh phúc, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) lại nổi tiếng về trai đẹp, còn dân Canada được cho là nghiện Facebook nhất thế giới.../.
Trần Ngọc/VOV.VNTheo Informationisbeautiful

Mùa đông, tuyệt đối đừng để lãng phí dương khí của mình

Trong 3 tháng mùa đông, chúng ta cần phải nhiếp dưỡng tàng khí, chính là đừng dại mà lãng phí dương khí của bản thân mình. Lời khuyên này của người xưa thật không thể coi thường!

Sức Khỏe, mùa đông, dưỡng khí, Bài chọn lọc,
(Ảnh: Internet)
Trong Hoàng Đế nội kinh có nói: “Đông tam nguyệt, thử vị bế tàng. Thủy băng địa sách, vô nhiễu hồ dương; tảo ngọa vãn khởi, tất đãi nhật quang; sử chí nhược phục nhược nặc, nhược hữu tư ý, nhược dĩ hữu đắc; khử hàn tựu ôn, vô tiết bì phu, sử khí cức đoạt, thử đông khí chi ứng, dưỡng tàng chi đạo dã. Nghịch chi tắc thương thận, xuân vi nuy quyết, phụng sinh giả thiểu”.
Ý rằng, ba tháng mùa đông là lúc bế tàng. Nước đóng băng và đất nứt nẻ, chớ có quấy động dương khí; người ta nên đi ngủ sớm và dậy trễ, đợi khi mặt trời chiếu sáng rồi hãy dậy, để cho thần chí tiềm phục ẩn tàng giống như dương khí, làm như thể mình có điều bí mật (tức là để thần khí nội tàng), trong sinh hoạt tránh lạnh lẽo mà tìm ấm áp, không để lộ làn da khiến dương khí tổn, như vậy sẽ thích ứng với khí hậu mùa đông, là đạo nhiếp dưỡng tàng khí. Nếu làm ngược lại, sẽ làm hại thận, đến mùa xuân sẽ bị bệnh chân tay tê lạnh, bởi vì không đủ điều kiện sinh trưởng cho mùa xuân.
“Đông tam nguyệt, thử vị bế tàng”: Náo nhiệt, yên tĩnh; nóng nở ra, lạnh co lại đều là hiện tượng tự nhiên. Mùa đông so với mùa thu thì  lạnh hơn, cho nên cũng thu lại, phong bế và ẩn giấu hơn. Thiên nhiên, động vật thực vật đều như thế, vậy nên thể xác và tinh thần của con người chúng ta cũng tương ứng như vậy.
“Thủy băng địa sách”:  “Sách” (坼) phát âm là giống với “triệt” (彻) trong từ “triệt để” (彻底), là ý chỉ khô nứt. Nước cũng đóng băng, đất cũng nứt nẻ. Lúc này, “vô nhiễu hồ dương”, dương khí phong bế trong cơ thể.
Ý rằng chúng ta cần phải nhiếp dưỡng tàng khí, chính là đừng đem dương khí của bản thân hướng ra ngoài. Vậy nên mùa đông việc làm ngốc nghếch nhất là gì? Chính là đi bơi vào mùa đông. Người ta nói, mùa đông mà bơi lội quả là người khỏe mạnh. Đừng chỉ nhìn trộm ăn cơm mà không nhìn trộm bị đánh, bạn không biết là có bao nhiêu người chết vì đi bơi vào mùa đông.
Rất nhiều người mùa đông tắm nước lạnh hoặc thích đi bơi vào mùa đông, anh ta từ nhỏ đã dưỡng thành thói quen này, nhưng mà bạn hãy nhớ kỹ, loại thói quen này chính là làm cạn kiệt dương khí. Bạn thấy một số người Phần Lan đầu tiên vào phòng tắm hơi, sau đó ào ào nhảy ra chỗ nước đá. Có thể nói, đây là biện pháp kích thích dương khí của bản thân mình.
Mùa đông mà làm như vậy, cũng gọi là nhiễu dương. Nói đúng là dương khí vốn ẩn giấu trong người một thời gian, bạn bắt nó phát ra, đây là việc làm thật ngốc nghếch.
Mùa đông cần phải “tảo ngọa vãn khởi, tất đãi nhật quang”, nên đi ngủ sớm và dậy trễ, đợi khi mặt trời chiếu sáng rồi hãy dậy. Kê gối cao mà ngủ, vô tư mà ngủ, “tất chờ đợi ánh nắng”. Ai có thể vào 3 tháng mùa đông, sáng sớm rèn luyện, người đó là làm cạn kiệt dương khí, người trẻ tuổi thì còn có thể kích thích tiềm năng. Nhưng người già mà làm như vậy, chính là giảm thọ.
“Sử chí nhược phục nhược nặc, nhược hữu tư ý”: Ý nói rằng chí hướng của mình hoàn toàn không bộc lộ, cũng không hiển lộ ra, như có như khôn. “Nhược hữu tư ý”, lúc này chính là thời điểm dành riêng cho bản thân, yêu quý bản thân mình.
Sức Khỏe, mùa đông, dưỡng khí, Bài chọn lọc,
Thiền định là một biện pháp dưỡng khí hữu hiệu cho mùa đông. (Ảnh: Internet)
“Nhược kỷ hữu đắc”: Chúng ta nói, không màng danh lợi hư vô, cái cảm giác này là tự đắc vui vẻ, lúc này chính là thời gian tận hưởng, chính là thời gian đối diện với chính mình, chính mình nói chuyện với thời gian, chính mình trao đổi với thời gian, đây cũng là thời điểm tốt nhất để luyện công tĩnh tọa, không làm ầm ĩ.
“Khứ hàn tựu ôn” (tránh lạnh lẽo tìm ấm áp): Vì sao phải “khứ hàn tựu ôn”? Vẫn là nuôi dương khí của chúng ta. Bạn không nên đi “ngọa băng thủ lý”, làm kinh động tiêu hao dương khí của mình. Nhớ kỹ rằng tìm ấm áp nhưng cũng không nên quá nóng, “vô tiết bì phu”, không để lộ làn da, vậy nên không nên ăn mặc quần áo hở hang.
Ở Nhật Bản có rất nhiều bệnh nhân nữ, là do những bệnh tật gì? Không phải đau bụng kinh, cũng không phải vô sinh, không phải bệnh khớp, vậy thì vì sao? Vì làm đẹp, mùa đông cũng mặc váy ngắn.
Sức Khỏe, mùa đông, dưỡng khí, Bài chọn lọc,
Phụ nữ Nhật Bản mùa đông vẫn thường mặc váy ngắn. (Ảnh: Internet)
Mùa đông ở Nhật Bản trời lạnh và ẩm ướt. Vì vậy, mùa hè dùng điều hòa không khí, mùa đông lại mặc váy. Ở Nhật Bản có nhiều bệnh dị ứng, vào mùa xuân người Nhật Bản bắt đầu đeo khẩu trang, hắt hơi, cho là dị ứng với các loại phấn hoa. Tuy nhiên, nguyên nhân chính không nằm ở phấn hoa, mà là do cơ thể bị nhiễm lạnh, do đó “không để lộ làn da” trong mùa đông, phải ăn mặc thật kín đáo, ấm áp.
Thời đại ngày nay, trong giới trẻ có trào lưu mặc áo hở rốn. Rốn là một huyệt vị, gọi là thần khuyết, để hở càng nhiều thì cửa khuyết mở rộng, thất hồn lạc phách, bệnh càng nặng.
Nói đến “vô tiết bì phu”, mùa đông nên bảo vệ cổ, vùng cổ là gắn liền với bộ khí huyết yếu nhược, dễ dàng hấp thụ gió lạnh, nơi này tập trung 3 điểm huyệt gọi là phong trì, phong phủ, ế phong. Cho nên mùa đông có thể không đội mũ, nhưng nhất định phải quàng khăn bảo vệ cổ. Đây cũng là “vô tiết bì phu”.
Sức Khỏe, mùa đông, dưỡng khí, Bài chọn lọc,
3 điểm huyệt phong trì, phong phủ, ế phong. (Ảnh: Internet)
Nói như vậy, chính là “vô tiết bì phu”, để lộ làn la sẽ khiến “sử khí cức đoạt”, làm cho dương khí trên người rất nhanh hao tổn. “đông khí  chi ứng”, mùa đông chúng ta cần phải ẩn núp đi, tựa như chú mèo mùa đông vậy.
“Nghịch chi tắc thương thận”(nếu làm ngược lại sẽ làm hại thận):Nếu mùa đông bạn không “ẩn náu” như đã nói ở trên, bạn liền sẽ đánh mất tinh khí, mà đánh mất tinh khí thì tựa như một cái cây già cằn cỗi lâu năm vậy, khi mùa xuân đến, không hề có động lực, khôngc ó chất dinh dưỡng.
Vậy nên, liền gặp “xuân vi nuy quyết”, nuy là cơ thể héo rút, quyết là gì? Tay chân lạnh lẽo, huyết mạnh không thông, người khác mà cầm tay bạn sẽ phải hét lên, bởi nó lạnh như băng vậy. Nhưng bản thân bạn lại không nhận biết được, còn cảm thấy vẫn bình thường. Cái này gọi là quyết, Đông y gọi là quyết, là quyết nghịch.
Rất nhiều người không coi đó là bệnh, kỳ thực nó là một loại bệnh rất nghiêm trọng. Người tay chân lạnh thông thường tính tình đều rất nóng nảy, vì sao vậy? Là vì hỏa khí của người đó mắc kẹt ở lồng ngực, không xuống tay chân được, liền xuất hiện loại tính tình nóng nảy này, loại tính cách này rất không tốt.
Vậy nên, mùa đông nếu để mất dương khí, tới mùa xuân liền khiến cơ thể héo rút, tay chân lạnh lẽo, “phụng sinh giả thiểu”, không đủ sức sống cho mùa xuân.
Bảo An, dịch từ NTDTV

Sáng kiến "VĨ ĐẠI" của PGS-TS Trịnh Hòa Bình



Ông Cò

Tác giả: Trần Tế Xương
Hà Nam, danh giá nhất ông cò
Trông thấy ai ai chẳng dám ho
Hỏi mái trống toang đành chịu dột
Tám giờ chuông đánh phải nằm co.
Người quên mất thẻ âu trời cãi
Chó chạy ra đường có chủ lo.
Ngớ ngẩn đi xia, may vớ được
Chuyến này ắt hẳn kiếm ăn to!









Mặc hàng trăm giáo viên cả năm trời đi dạy không lương; pháo hoa TPHCM Bí Thăng đề nghị cứ NỔ

GIÁO VIÊN ĐI DẠY KHÔNG LƯƠNG?
Hàng trăm giáo viên không phải ở Sài Gòn
Mà ở thành phố Hồ Chí Minh, bí thư Thăng năng nổ
Người vừa đề xuất cuối tuần pháo hoa bắn rộ
Công giáo viên, cả năm đi dạy không lương.
Tất nhiên chuyện này ở Việt Nam đã bình thường
Nhưng giữ thành phố huy hoàng hiện đại
Thủ tướng muốn hòn ngọc Viễn Đông trở lại
Sáng chói như thuở xưa chói lọi Sài Gòn.
Thế mà hôm nay giáo viên đi dạy không có tiền nuôi con
Phải vay mượn ứng khoản này khoản khác
Giáo viên yêu nghề không nỡ lòng tìm việc khác
Đi dạy không lương nhức nhối khôi hài...
Còn nhiều tỷ đô Chính phủ vẫn cứ vay
Nợ công quốc gia ngày càng chồng chất
Hàng triệu người nhận lương, chỉ cắp ô cắp cặp
Còn thành phố Hồ Chí Minh, giáo viên đi dạy không lương!!!




Ông Đinh La Thăng gợi ý bắn pháo hoa hàng tuần, chuyên gia lo ngại

Minh Hạnh | 
Ông Đinh La Thăng gợi ý bắn pháo hoa hàng tuần, chuyên gia lo ngại

Sau khi Bí thư Đinh La Thăng đưa ra gợi ý về việc xã hội hóa bắn pháo hoa hằng tuần để thu hút khách du lịch đã nhận được rất nhiều ý kiến bàn tán từ dư luận, lo ngại của chuyên gia.

Ngoài sự thích thú của người dân khi từ nay sẽ được xem pháo hoa nhiều hơn thì các chuyên gia văn hóa, du lịch lại cho rằng đây là vấn đề lợi bất cập hại.
Bắn pháo hoa hằng tuần có khả thi?
Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng gợi ý bắn pháo hoa hàng tuần bằng nguồn xã hội hóa nhằm thu hút du lịch. Ý kiến này được ông đưa ra hôm 1/2 tại Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa X, Bí thư Thành ủy TP.HCM.
Ông Đinh La Thăng gợi ý bắn pháo hoa hàng tuần, chuyên gia lo ngại - Ảnh 1.
Bi thư Đinh La Thăng (trái) trao đổi với đại biểu tại Hội nghị
Ông Đinh La Thăng cũng cho rằng việc bắn pháo hoa vào dịp cuối tuần, lễ…là một đặc trưng của thành phố trong việc phát triển du lịch. Đồng thời ông nêu ra ví dụ việc Đà Nẵng cứ 2 năm lại thực hiện bắn pháo hoa quốc tế một lần và hiệu quả rất cao.
Gợi ý xã hội hóa bắn pháo hoa của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng nhằm thu hút tối đa nguồn vốn đầu tư từ xã hội cho đầu tư phát triển. Theo ông Thăng, TP.HCM có thể nghiên cứu để cuối tuần, mỗi dịp sinh nhật thành lập doanh nghiệp…có thể xin phép thành phố bắn pháo hoa.
Ngoài ra, ông Đinh La Thăng còn nhấn mạnh việc đầu tư giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, nước thải, chất thải, ô nhiễm môi trường, ngập nước và phòng cháy chữa cháy.
Xã hội hóa bắn pháo hoa dịp cuối tuần dù mới chỉ là gợi ý của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng được sự quan tâm của dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng nếu bắn pháo hoa mỗi cuối tuần sẽ có nhiều bất cập.
Anh Nguyễn Quốc Vương (ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) cho rằng: “Mỗi lần bắn pháo hoa là mỗi lần khói bụi mù mịt sẽ gây ô nhiễm môi trường. Nếu mỗi năm bắn một lần thì còn hứng thú, chứ mỗi tuần bắn một lần thì đảm bảo không nhiều người hào hứng.
Đó còn chưa kể đến việc bắn ở đâu, có an toàn hay không?. Đồng thời chi phí đấu thầu bắn pháo hoa sao không dành cho đấu thầu các hạng mục khác như xử lý môi trường, xử lý cống rãnh…Tình trạng kẹt đường, mất an ninh, cũng đáng phải lo ngại. Trong khi đó, có thể dùng tiền tổ chức bắn pháo hoa cho nhiều việc khác có ích hơn”.
Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng việc bắn pháo hoa mỗi cuối tuần có những mặt tích cực nhất định. Anh Nguyễn Trọng Khôi (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết: “Xã hội hóa có nghĩa là cho tư nhân vào đấu thầu những công trình, cơ sở của nhà nước, nhân dân mang lại lợi ích chung nhiều nhất.
Do đó, nhà nước sẽ bớt phần gánh nặng bỏ tiền chi phí cho việc bắn pháo hoa, đồng nghĩa với việc dùng kinh phí này để đầu tư những hạng mục khác. Đành rằng bắn pháo hoa mỗi tuần sẽ ít người coi nhưng nó sẽ tạo nét đặc trưng để du khách lúc nào cũng có thể chụp hình tại TP.HCM với cảnh pháo hoa sáng chói.
Nhưng bên Thượng Hải, người ta làm một cái cổng chạy dòng chữ chào mừng đến Thượng Hải để khách du lịch nào cũng có thể chụp hình làm kỷ niệm đẹp đẽ, mặc dù dân ở đó không hào hứng mấy. Nếu quản lý tốt, tôi tin rằng đây là một ý kiến hay để phát triển thành phố nhiều mặt”.
“Lợi bất cập hại”
TS Vũ Gia Hiền (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Uứng dụng Văn hóa – Du Lịch) cho biết: “Dước góc độ bắn pháo hoa để thu hút khách du lịch trên thế giới cũng có. Tuy nhiên, để có thể duy trì việc bắn pháo hoa hằng tuần vào dịp cuối tuần thì không phải nước nào cũng làm được. Bởi, kinh phí đầu tư cho việc bắn pháo hoa khá lớn, nhà đầu tư họ tài trợ cũng chỉ vài năm.
Nếu một ngày nào đó họ dừng tài trợ thì việc bắn pháo hoa cũng dừng. Cho nên, bản thân tôi thấy, bắn pháo hoa vào cuối tuần để thu hút khách du lịch là tốt nhưng duy trì được nó không hay làm dở chừng chỉ bắn một vài lần rồi nghỉ”.
TS Hiền cũng cho rằng: “Việc xã hội hóa việc bắn pháo hoa sẽ cần rất nhiều nhà đầu tư. Mà nhà đầu tư nào chẳng cần lợi nhuận. Họ bỏ tiền ra đầu tư cho việc bắn pháo hoa của mình thì mình cũng phải thực hiện cho họ các khoản kéo theo như quảng cáo, dự án hay những vấn đề gì cũng phải được họ đồng ý.
Đến khi họ không đồng ý nữa cũng là lúc họ rút đầu tư. Lúc đó, mình phải tiếp tục chạy khắp nơi để tìm nguồi đầu tư mới cùng những điều khoản mới vô cùng bất cập”.
Cũng vấn đề này, GS – TS Phan An (Chuyên gia văn hóa vùng Nam Bộ) bày tỏ: “Dưới góc độ văn hóa học, tôi nhận thấy không nên thực hiện việc xã hội hóa bắn pháo hoa cuối tuần chỉ để thu hút khác du lịch.
Bởi, từ trước đến nay, chúng ta chỉ bắn pháo hoa vào dịp, lễ hội để tạo thú vui chơi, sự mới mẻ trong các lễ hội văn hóa truyền thống. Nếu chúng ta sử dụng việc bắn pháo hoa thường xuyên không những gây ra sự tốn kém mà còn nhàm chán cho khách du lịch.
Ngoài ra, bắn pháo hoa không phải là văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Để thu hút khách du lịch, chúng ta có thể dùng số tiền đó đầu tư vào các hình thức lễ hội truyền thống khác như trùng tu khu di tích, ẩm thực, phong cảnh,… những nó gắn liền với văn hóa, xã hội của người Việt Nam. Vậy nên, nếu chúng ta không xem xét kỹ việc này có thể gây nên lợi bất cập hại,…”.
Bà Nguyễn Thị Thu (Phó chủ tịch UBND TP.HCM) cho biết: “Hiện tại, TP.HCM đang có những điều chỉnh về chính sách xã hội hóa đã đạt được những hiệu quả nhất định và dẫn chứng xã hội hóa trong việc bắn pháo hoa với kinh phí hàng năm khoảng 15-16 tỷ đồng.
Năm nay, nhờ xã hội hóa, cho các doanh nghiệp đấu thầu rộng rãi, TP.HCM thu được 22 tỷ đồng. Trong khi mọi năm riêng kinh phí thiết kế đã tốn gần 2 tỷ đồng. Giao thừa hàng năm, TP.HCM tổ chức gala đếm ngược, mọi năm không thu được đồng nào nhưng nay cho đấu thầu cũng thu được 12 tỷ đồng.
Tổng cộng TP.HCM thu về hơn 30 tỷ đồng. Nhờ đó, thay vì 4 điểm, năm nay TP.HCM sẽ bắn pháo hoa 5 điểm, gồm một điểm luân phiên phục vụ vùng sâu vùng xa bên cạnh 4 điểm cố định”.
theo Chính phủ

Mỹ bóng gió rời bỏ TPP, FDI vào Việt Nam đã giảm nhanh trông thấy

Dân trí Số vốn FDI tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2016 đã giảm sút khá mạnh so với tháng trước và cùng kỳ trước. Theo nhiều nhận định của chuyên gia kinh tế, việc FDI vào Việt Nam giảm là do tác động cả bên trong lẫn bên ngoài, đặc biệt hiệu ứng bầu cử Mỹ và việc nước này tuyên bố rút chân khỏi TPP.
 >> Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt: “Chúng ta vẫn đang sống mà không có TPP”
 >> "FDI lạc hậu, vốn thấp từ Trung Quốc không đáng để chúng ta quan tâm"
 >> Ngày càng nhiều doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm ở Việt Nam

Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, dù Mỹ không phải là nhà đầu tư số 1 quyết định luồng vốn FDI vào Việt Nam, nhưng do Mỹ là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam và quan hệ thương mại của Mỹ ảnh hưởng và điều phối quan hệ thương mại nhiều nước và nhà đầu tư lớn trên thế giới. Chính vì vậy, ảnh hưởng của bầu cử Tổng thống Mỹ và chính sách dưới thời ông Donal Trump sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam.
Cụ thể, tháng 11/2016, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt hơn 762 triệu USD, giảm hơn 300 triệu USD so với tháng trước. Tổng vốn FDI trong 11 tháng qua đạt 18,1 tỷ USD, giảm hơn 2 tỷ USD so với cùng kỳ trong nước.
Vốn FDI vào Việt Nam giảm mạnh thời gian qua do nhiều dự án bị thu hồi và hiệu ứng từ việc Mỹ bỏ ngỏ kế hoạch thông qua TPP
Vốn FDI vào Việt Nam giảm mạnh thời gian qua do nhiều dự án bị thu hồi và hiệu ứng từ việc Mỹ bỏ ngỏ kế hoạch thông qua TPP
Đà suy giảm thấy rõ và tháng 11 là tháng có số vốn và dự án cấp mới giảm mạnh nhất trong năm 2016. Đây thực sự là thách thức đối với mục tiêu cả năm 2016, thu hút FDI phấn đấu đạt 23 tỷ USD, nếu để hoàn thành tháng 12/2016, ít nhất phải thu hút FDI đạt gần 5 tỷ USD, nhiệm vụ này dường như không thể thực hiện được.
Trên thực tế, để hoàn thành mục tiêu thu hút 23 tỷ USD vốn FDI, mỗi tháng số vốn cấp mới và tăng thêm phải đạt trung bình 1,9 tỷ USD/tháng, nhưng với con số thu hút được 18,1 tỷ USD 11 tháng qua, mỗi tháng Việt Nam chỉ thu hút trung bình 1,5 tỷ USD, xét trên số liệu thực tế, chỉ có tháng 1 và tháng 2/2016 thu hút FDI mới đạt và vượt mức con số trung bình trên, còn hầu hết các tháng sau này đều không đạt chỉ tiêu, thậm chí giảm chỉ còn vài trăm triệu USD.
Theo TS Lê Đăng Doanh, sở dĩ FDI giảm trước hết là do tác động của tình hình kinh tế và tài chính thế giới biến động với sự kiện Brexit, các nhu cầu trên thế giới về một số mặt hàng cũng giảm sút do đó các nhà đầu tư nước ngoài thận trọng hơn. Bên cạnh đó, Hiệp định TPP gặp khó khăn, sự kiện Brexit… đã và đang dẫn tới nguồn động lực cho FDI vào đầu tư tại Việt Nam cũng giảm đi trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài tác động của yếu tố nước ngoài như sự cố Anh rời EU (Brexit) và mới nhất là Mỹ có thể sẽ rút khỏi TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) giữa 12 quốc gia, trong đó Việt Nam được coi là được hưởng lợi nhiều nhất, yếu tố trong nước cũng được xem là tác động đối với FDI.
Cụ thể, năm 2016, Việt Nam thay đổi bộ máy Chính phủ, nhiều nhà đầu tư được nhận định "ngóng chờ" chính sách để xem có những thay đổi, bổ sung khác nhau.
Bên cạnh đó, nhiều dự án tỷ USD đã và đang chậm tiến độ, chiếm đất, giữ chỗ... bị các địa phương khai tử. Điển hình nhất là Đồng Nai thu hồi dự án thép 4,5 tỷ USD Quảng Liên của nhà đầu tư Đài Loan. Trước đó, siêu dự án Lọc hóa dầu Nhơn Hội với 100% vốn FDI 20 tỷ USD của nhà đầu tư Thái Lan tại Bình Định cũng bị thu hồi giấy phép vì chủ đầu tư không thực hiện các thủ tục đầu tư, xây dựng.
Đặc biệt, mới đây UBND tỉnh Cần Thơ cũng vừa thu hồi dự án FDI vào ngành dầu khí trị giá nửa tỷ USD của liên doanh nhà đầu tư Mỹ và Brunei hợp tác thực hiện nhưng sau gần 8 năm không thực hiện triển khai, Sở Kế hoạch và Đầu tư Cần thơ đã quyết định thu hồi giấy phép đầu tư.
Theo chuyên gia Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN có vốn đầu tư nước ngoài: Xu hướng giảm vốn đầu tư có thể không tác động đến ngắn hạn song cũng có thể ảnh hưởng đến dài hạn như: môi trường đầu tư, việc làm và lợi thế của Việt Nam.
"Tuy nhiên, thời gian qua tôi vẫn thấy tỷ lệ vốn giải ngân tăng, như vậy, cũng không nên quá lo về con số FDI đăng ký mới. Việc cần làm là khắc phục các yếu kém nội tại, xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi để kéo FDI có chất lượng", ông Mại nói.
Chuyên gia Phạm Chi Lan bình luận: "Ảnh hưởng yếu tố trong và ngoài nước đã tác động đến thu hút FDI. Quan điểm của tôi rất rõ, ở trong nước, chúng ta phải loại bỏ những dự án chỉ chiếm đất, giữ đất, khi không thực hiện làm vỡ quy hoạch của Việt Nam. Hiện chúng ta quá kỳ vọng vào FDI khi trải thảm cho các nhà đầu tư và kỳ vọng phát triển vì họ. Tuy nhiên, thành tích xuất khẩu đi liền nhập khẩu, nhập siêu.".
"Điều chúng ta cần phân tích chính là hiện Mỹ có ý định rút khỏi TPP, thì xem những dự án FDI nào chỉ vào Việt Nam khi TPP thì nên xem xét lại. Ngoài ra, việc Mỹ kêu gọi nhà tư bản chính quốc về nước hoạt động và hạn chế tự do thương mại là tác động rất lớn đối với các nền kinh tế phụ thuộc vào FDI và xuất khẩu như Việt Nam", bà Lan nói.
Nguyễn Tuyền

Con gái của Fidel nói :" Cha tôi không phải là độc tài, mà là bạo chúa"