Trong 3 tháng mùa đông, chúng ta cần phải nhiếp dưỡng tàng khí, chính là đừng dại mà lãng phí dương khí của bản thân mình. Lời khuyên này của người xưa thật không thể coi thường!
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường của Dutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Trong Hoàng Đế nội kinh có nói: “Đông tam nguyệt, thử vị bế tàng. Thủy băng địa sách, vô nhiễu hồ dương; tảo ngọa vãn khởi, tất đãi nhật quang; sử chí nhược phục nhược nặc, nhược hữu tư ý, nhược dĩ hữu đắc; khử hàn tựu ôn, vô tiết bì phu, sử khí cức đoạt, thử đông khí chi ứng, dưỡng tàng chi đạo dã. Nghịch chi tắc thương thận, xuân vi nuy quyết, phụng sinh giả thiểu”.
Ý rằng, ba tháng mùa đông là lúc bế tàng. Nước đóng băng và đất nứt nẻ, chớ có quấy động dương khí; người ta nên đi ngủ sớm và dậy trễ, đợi khi mặt trời chiếu sáng rồi hãy dậy, để cho thần chí tiềm phục ẩn tàng giống như dương khí, làm như thể mình có điều bí mật (tức là để thần khí nội tàng), trong sinh hoạt tránh lạnh lẽo mà tìm ấm áp, không để lộ làn da khiến dương khí tổn, như vậy sẽ thích ứng với khí hậu mùa đông, là đạo nhiếp dưỡng tàng khí. Nếu làm ngược lại, sẽ làm hại thận, đến mùa xuân sẽ bị bệnh chân tay tê lạnh, bởi vì không đủ điều kiện sinh trưởng cho mùa xuân.
“Đông tam nguyệt, thử vị bế tàng”: Náo nhiệt, yên tĩnh; nóng nở ra, lạnh co lại đều là hiện tượng tự nhiên. Mùa đông so với mùa thu thì lạnh hơn, cho nên cũng thu lại, phong bế và ẩn giấu hơn. Thiên nhiên, động vật thực vật đều như thế, vậy nên thể xác và tinh thần của con người chúng ta cũng tương ứng như vậy.
“Thủy băng địa sách”: “Sách” (坼) phát âm là giống với “triệt” (彻) trong từ “triệt để” (彻底), là ý chỉ khô nứt. Nước cũng đóng băng, đất cũng nứt nẻ. Lúc này, “vô nhiễu hồ dương”, dương khí phong bế trong cơ thể.
Ý rằng chúng ta cần phải nhiếp dưỡng tàng khí, chính là đừng đem dương khí của bản thân hướng ra ngoài. Vậy nên mùa đông việc làm ngốc nghếch nhất là gì? Chính là đi bơi vào mùa đông. Người ta nói, mùa đông mà bơi lội quả là người khỏe mạnh. Đừng chỉ nhìn trộm ăn cơm mà không nhìn trộm bị đánh, bạn không biết là có bao nhiêu người chết vì đi bơi vào mùa đông.
Rất nhiều người mùa đông tắm nước lạnh hoặc thích đi bơi vào mùa đông, anh ta từ nhỏ đã dưỡng thành thói quen này, nhưng mà bạn hãy nhớ kỹ, loại thói quen này chính là làm cạn kiệt dương khí. Bạn thấy một số người Phần Lan đầu tiên vào phòng tắm hơi, sau đó ào ào nhảy ra chỗ nước đá. Có thể nói, đây là biện pháp kích thích dương khí của bản thân mình.
Mùa đông mà làm như vậy, cũng gọi là nhiễu dương. Nói đúng là dương khí vốn ẩn giấu trong người một thời gian, bạn bắt nó phát ra, đây là việc làm thật ngốc nghếch.
Mùa đông cần phải “tảo ngọa vãn khởi, tất đãi nhật quang”, nên đi ngủ sớm và dậy trễ, đợi khi mặt trời chiếu sáng rồi hãy dậy. Kê gối cao mà ngủ, vô tư mà ngủ, “tất chờ đợi ánh nắng”. Ai có thể vào 3 tháng mùa đông, sáng sớm rèn luyện, người đó là làm cạn kiệt dương khí, người trẻ tuổi thì còn có thể kích thích tiềm năng. Nhưng người già mà làm như vậy, chính là giảm thọ.
“Sử chí nhược phục nhược nặc, nhược hữu tư ý”: Ý nói rằng chí hướng của mình hoàn toàn không bộc lộ, cũng không hiển lộ ra, như có như khôn. “Nhược hữu tư ý”, lúc này chính là thời điểm dành riêng cho bản thân, yêu quý bản thân mình.
“Nhược kỷ hữu đắc”: Chúng ta nói, không màng danh lợi hư vô, cái cảm giác này là tự đắc vui vẻ, lúc này chính là thời gian tận hưởng, chính là thời gian đối diện với chính mình, chính mình nói chuyện với thời gian, chính mình trao đổi với thời gian, đây cũng là thời điểm tốt nhất để luyện công tĩnh tọa, không làm ầm ĩ.
“Khứ hàn tựu ôn” (tránh lạnh lẽo tìm ấm áp): Vì sao phải “khứ hàn tựu ôn”? Vẫn là nuôi dương khí của chúng ta. Bạn không nên đi “ngọa băng thủ lý”, làm kinh động tiêu hao dương khí của mình. Nhớ kỹ rằng tìm ấm áp nhưng cũng không nên quá nóng, “vô tiết bì phu”, không để lộ làn da, vậy nên không nên ăn mặc quần áo hở hang.
Ở Nhật Bản có rất nhiều bệnh nhân nữ, là do những bệnh tật gì? Không phải đau bụng kinh, cũng không phải vô sinh, không phải bệnh khớp, vậy thì vì sao? Vì làm đẹp, mùa đông cũng mặc váy ngắn.
Mùa đông ở Nhật Bản trời lạnh và ẩm ướt. Vì vậy, mùa hè dùng điều hòa không khí, mùa đông lại mặc váy. Ở Nhật Bản có nhiều bệnh dị ứng, vào mùa xuân người Nhật Bản bắt đầu đeo khẩu trang, hắt hơi, cho là dị ứng với các loại phấn hoa. Tuy nhiên, nguyên nhân chính không nằm ở phấn hoa, mà là do cơ thể bị nhiễm lạnh, do đó “không để lộ làn da” trong mùa đông, phải ăn mặc thật kín đáo, ấm áp.
Thời đại ngày nay, trong giới trẻ có trào lưu mặc áo hở rốn. Rốn là một huyệt vị, gọi là thần khuyết, để hở càng nhiều thì cửa khuyết mở rộng, thất hồn lạc phách, bệnh càng nặng.
Nói đến “vô tiết bì phu”, mùa đông nên bảo vệ cổ, vùng cổ là gắn liền với bộ khí huyết yếu nhược, dễ dàng hấp thụ gió lạnh, nơi này tập trung 3 điểm huyệt gọi là phong trì, phong phủ, ế phong. Cho nên mùa đông có thể không đội mũ, nhưng nhất định phải quàng khăn bảo vệ cổ. Đây cũng là “vô tiết bì phu”.
Nói như vậy, chính là “vô tiết bì phu”, để lộ làn la sẽ khiến “sử khí cức đoạt”, làm cho dương khí trên người rất nhanh hao tổn. “đông khí chi ứng”, mùa đông chúng ta cần phải ẩn núp đi, tựa như chú mèo mùa đông vậy.
“Nghịch chi tắc thương thận”(nếu làm ngược lại sẽ làm hại thận):Nếu mùa đông bạn không “ẩn náu” như đã nói ở trên, bạn liền sẽ đánh mất tinh khí, mà đánh mất tinh khí thì tựa như một cái cây già cằn cỗi lâu năm vậy, khi mùa xuân đến, không hề có động lực, khôngc ó chất dinh dưỡng.
Vậy nên, liền gặp “xuân vi nuy quyết”, nuy là cơ thể héo rút, quyết là gì? Tay chân lạnh lẽo, huyết mạnh không thông, người khác mà cầm tay bạn sẽ phải hét lên, bởi nó lạnh như băng vậy. Nhưng bản thân bạn lại không nhận biết được, còn cảm thấy vẫn bình thường. Cái này gọi là quyết, Đông y gọi là quyết, là quyết nghịch.
Rất nhiều người không coi đó là bệnh, kỳ thực nó là một loại bệnh rất nghiêm trọng. Người tay chân lạnh thông thường tính tình đều rất nóng nảy, vì sao vậy? Là vì hỏa khí của người đó mắc kẹt ở lồng ngực, không xuống tay chân được, liền xuất hiện loại tính tình nóng nảy này, loại tính cách này rất không tốt.
Vậy nên, mùa đông nếu để mất dương khí, tới mùa xuân liền khiến cơ thể héo rút, tay chân lạnh lẽo, “phụng sinh giả thiểu”, không đủ sức sống cho mùa xuân.
Bảo An, dịch từ NTDTV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét