Ảnh minh họa
Đó là khẳng định của ông Vũ Quang Các, Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Ông cho rằng kinh tế thị trường do nhiều thành phần kinh tế thực hiện nên Nhà nước không thể định ra ông này phải làm việc này, ông kia làm việc kia. Việc đầu tư vào lĩnh vực này hay lĩnh vực khác là do các nhà đầu tư.Nên bỏ quy hoạch ngành, sản phẩmThông tin mới nhất từ Bộ Công Thương, dự thảo Quy hoạch ngành thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 lần thứ 2 đã bị gác lại để hoàn thiện thêm sau khi lắng nghe sự phản biện từ giới chuyên gia. Điểm mới trong quy hoạch lần 3 này chính là có sự tham gia tư vấn của chuyên gia nước ngoài.
Tuy nhiên, dư luận cũng đang đặt ra vấn đề liệu quy hoạch lần này có chết yểu như quy hoạch các năm 2007, 2009 và 2013 không, khi mà theo dự thảo Luật Quy hoạch, dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2018 tới.
Cụ thể, dự thảo luật quy định Nhà nước sẽ không quản lý các ngành kinh tế bằng quy hoạch mà quản lý bằng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, bằng các luật khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo vệ môi trường… Do đó, việc cấp phép đầu tư trong ngành thép sẽ phải có ý kiến của các bộ ngành liên quan chứ không riêng gì Bộ Công Thương.
Như vậy, theo dự thảo luật mới chỉ còn 21 ngành được lập quy hoạch cấp quốc gia và có danh mục cụ thể. Theo danh mục này, ngành công thương chỉ còn được lập 4 quy hoạch về điện lực; cung ứng xăng dầu, khí đốt; quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến quặng phóng xạ; quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản. Trong số này không có ngành thép.
Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, ông Vũ Quang Các, Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết hiện nay, về lý thì khi Luật Quy hoạch chưa có hiệu lực thì Bộ Công Thương vẫn có quyền lập quy hoạch ngành thép, những văn bản về quy hoạch hoàn toàn có giá trị.
Tuy nhiên, ông Các khẳng định việc quy hoạch cho các sản phẩm cụ thể là không phù hợp với kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường do nhiều thành phần kinh tế thực hiện nên Nhà nước không thể định ra ông này phải làm việc này, ông kia làm việc kia. Việc đầu tư vào lĩnh vực này hay lĩnh vực khác là do các nhà đầu tư, họ sẽ quyết định đầu tư dựa vào lợi nhuận mà họ thu được chứ không phải do bản quy hoạch.
Thứ nữa, ông Các cho rằng kinh tế thị trường thì không bao giờ được khép kín nên không thể tính nhu cầu của riêng trong nước được. Ví dụ như Bộ Công Thương lập luận rằng tới đây Việt Nam sẽ thiếu 15 triệu tấn thép, làm sao có thể tính vậy được? Bộ Công Thương chỉ tính thị trường trong nước còn thị trường quốc tế thừa bao nhiêu triệu tấn thì Bộ đã tính hết chưa?
“Trong nền kinh tế thị trường, ta chỉ nên phát huy những mặt hàng mà ta có thế mạnh và cũng chỉ có thể cạnh tranh được với thế giới bằng những lợi thế của chúng ta. Ta không thể làm theo cách thị trường trong nước thiếu cái gì thì ta đầu tư làm cái đó” – ông Các nói.
Ông Vũ Quang Các nói thêm, đa số các quốc gia hiện nay lập quy hoạch theo hướng tích hợp đa ngành. Điều này có thể góp phần giải quyết xung đột về sử dụng không gian giữa các ngành trong một quốc gia. Trong khi đó, Việt Nam vẫn lập quy hoạch phương pháp cũ, riêng rẽ nên chưa phát huy được hiệu quả của quy hoạch.
Nêu quan điểm về việc lập quy hoạch ngành, sản phẩm, Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết chỉ riêng kinh phí cho việc làm quy hoạch các loại giai đoạn 2011-2020 lên đến gần 8.000 tỉ đồng. Các bộ, ngành, địa phương thi nhau làm quy hoạch nhưng chất lượng quy hoạch thấp, nhiều quy hoạch thừa thãi, lãng phí, thiếu tính khả thi và thường xuyên bị điều chỉnh hoặc bị phá vỡ.
Các ví dụ điển hình cho nhận định này của Bộ Kế hoạch - Đầu tư là quy hoạch thép các năm 2007, 2009, 2013 và hàng loạt các quy hoạch tôm, cá, mía đường, bò sữa… của các bộ ngành khác hầu hết “vỡ trận”.
Cần cân nhắc việc thuê nước ngoài làm quy hoạch
Nói với Một Thế Giới về ý muốn làm thép của Bộ Công Thương, GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài cho biết Việt Nam cần tính toán lại xem làm thép đến đâu thì vừa. Quy hoạch này bỏ sót yếu tố vật liệu thay thế thép trong tương lai.
Ông Mại nêu rõ có những thứ hiện nay sử dụng thép, nhưng trong tương lai chưa chắc đã dùng thép. Hiện nay, Việt Nam đã có những vật liệu mới như như nano, composite có thể thay thế được thép trong nhiều việc.
Ví dụ như cách đây vài năm chúng ta khuyến khích đóng tàu vỏ thép để đánh bắt xa bờ, nhưng hiện nay thì nhiều ý kiến cho rằng dùng chất liệu composite sẽ có lợi hơn nhiều. Và khi so sánh, vỏ composite nhẹ hơn, bền hơn và rẻ hơn nhiều so với thép. Nếu có thể thay thế bằng vật liệu composite thì chưa chắc nhu cầu thép đã lớn như bây giờ.
Theo chuyên gia này, hiện gang thép trên thế giới rất nhiều, Việt Nam không nên đầu tư vào công nghiệp thép. Việt Nam có thể đi vào công nghiệp hiện đại như hợp kim cao cấp, vật liệu nano sau đó bán ra thị trường thế giới và mua thép. Việt Nam nên bỏ qua những ngành công nghiệp cổ điển và đầu tư công nghệ hiện đại để tránh những vết xe đổ của các quốc gia đi trước.
Theo ông Mại, việc thuê nước ngoài tư vấn về quy hoạch thép thì Bộ Công Thương cũng cần phải có tính toán. Chúng ta có đến nỗi không làm được quy hoạch thép hay không, hay là cứ người nước ngoài là làm tốt hơn?
Ông Mại cũng dẫn ra, chúng ta đã từng có 2 quy hoạch thuê nước ngoài, đó là quy hoạch Ninh Thuận và Hà Nội. Với quy hoạch phát triển Ninh Thuận chúng ta thuê Monitor, còn quy hoạch Hà Nội chúng ta cũng thuê chuyên gia Mỹ và Hàn Quốc, mất rất nhiều tiền nhưng không đến đâu.
“Nước ngoài hơn chúng ta nhiều về công nghệ, về thị trường nhưng thuê nước ngoài quy hoạch không phải lúc nào cũng tốt. Quy hoạch của chúng ta phải phù hợp với văn hóa, tập quán, dân sinh của người Việt Nam. Tôi nghĩ tốt nhất vẫn là tập hợp tài năng của người Việt Nam để là quy hoạch” – ông Mại cho hay.
Trình quy hoạch thép đến Thủ tướng vào quý 4/2016
Hiện nay, dự thảo Quy hoạch ngành thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 mới thực hiện được giai đoạn đầu. Trong đó, giữa tháng 11.2016, Bộ Công Thương tổ chức lấy ý kiến các bộ ngành, đơn vị có liên quan về dự thảo lần 1. Dự thảo lần 2 được ban hành và tổ chức lấy ý kiến vào ngày 13.12 và so với dự thảo lần 1, Bộ Công Thương đã loại bỏ 12 dự án có quy mô nhỏ, hoạt động kém hiệu quả, chưa triển khai hoặc do địa phương đề xuất.
Bộ Công Thương sẽ hoàn thiện dự thảo lần 3 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Theo yêu cầu của Thủ tướng tại công văn số 2822 ngày 7.12.2016, Bộ Công Thương cần hoàn thiện dự thảo Quy hoạch ngành thép để trình Thủ tướng xem xét vào quý 4/2017.
Bộ Công Thương sẽ hoàn thiện dự thảo lần 3 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Theo yêu cầu của Thủ tướng tại công văn số 2822 ngày 7.12.2016, Bộ Công Thương cần hoàn thiện dự thảo Quy hoạch ngành thép để trình Thủ tướng xem xét vào quý 4/2017.
Thuê chuyên gia ngoại quy hoạch ngành thép
Thứ sáu, 23/12/2016, 03:30 (GMT+7)
(SGGP).- Thông tin từ Bộ Công thương ngày 22-12 cho biết, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh vừa ký phê duyệt nhiệm vụ và đề cương đánh giá dự thảo Quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.
Formosa Hà Tĩnh chỉ được sản xuất khi hoàn thành các hạng mục xử lý chất thải. Trong ảnh: Hệ thống xử lý nước thải của Formosa Hà Tĩnh. Ảnh: T.L
Điểm nổi bật trong quyết định mới của Bộ Công thương là sẽ thuê một công ty tư vấn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam để làm rõ xu hướng phát triển ngành thép thế giới và khu vực, đồng thời đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành thép Việt Nam so với khu vực và trên thế giới cũng như tiêu chuẩn lựa chọn nhà thầu, công nghệ và những đánh giá tác động về môi trường cho ngành thép Việt Nam khi đưa ra dự thảo. Thời gian hoàn thành trong quý 2-2017.
Việc đặt hàng một công ty tư vấn nước ngoài để đánh giá dự thảo Quy hoạch hệ thống sản xuất thép Việt Nam của Bộ Công thương được đánh giá là một việc làm mới để có đánh giá độc lập, nhìn nhận khách quan, cầu thị trong việc xây dựng quy hoạch của ngành thép.
Thông điệp mà Bộ trưởng Trần Tuấn Anh truyền đạt tới Ban soạn thảo dự thảo quy hoạch là “không đánh đổi môi trường để lấy dự án”.
Đây là dự thảo lần hai về quy hoạch hệ thống sản xuất thép tại Việt Nam. Sau lần dự thảo thứ ba, Bộ Công thương sẽ trình Thủ tướng xem xét, quyết định. Trước đó, tại văn bản số 283 ngày 7-9-2016 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng khẳng định để thành công trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, cần đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, trong đó có công nghiệp thép. Năm 2015, Việt Nam đã trở thành nước tiêu thụ nhiều thép nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Đây là dự thảo lần hai về quy hoạch hệ thống sản xuất thép tại Việt Nam. Sau lần dự thảo thứ ba, Bộ Công thương sẽ trình Thủ tướng xem xét, quyết định. Trước đó, tại văn bản số 283 ngày 7-9-2016 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng khẳng định để thành công trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, cần đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, trong đó có công nghiệp thép. Năm 2015, Việt Nam đã trở thành nước tiêu thụ nhiều thép nhất trong khu vực Đông Nam Á.
PHÚC HẬU
- See more at: http://www.sggp.org.vn/kinhte/2016/12/444667/#sthash.VQmbDfOY.dpufChuyên gia phản pháo chính sách “trên trời” của Cục Hàng không
(GDVN) - Theo ông Trần Đình Bá việc Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu đưa tàu bay qua đêm về sân bay Cần Thơ là kiểu làm chính sách “trên trời” làm khó doanh nghiệp.
Máy bay Vietnam Airlines không thể hạ cánh ở Cam Ranh, Cục Hàng không nói gì?Nếu hàng không chậm phát triển, nhiều người dân cả đời không được đi máy bay"Siết chặt hàng không để đường sắt phát triển là không công bằng""Không thể bắt ngành hàng không vừa phát triển vừa chờ các ngành vận tải khác"
Đưa tàu bay đậu qua đêm về sân bay Cần Thơ
Ngày 23/12/2016 trên trang web Cục Hàng không Việt Nam đăng tải thông tin cho biết Cục này vừa có văn bản gửi các hãng hàng không: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Vasco về việc nghiên cứu, báo cáo kế hoạch đậu lại tàu bay qua đêm tại Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ (sân bay Cần Thơ).
Nguyên nhân yêu cầu các hãng hàng không đưa tàu bay qua đêm tại sân bay Cần Thơ được Cục Hàng không Việt Nam lý giải do mật độ khai thác bay tiếp tục tăng cao, đặc biệt là tăng chuyến và mở mới các đường bay nội địa, số lượng tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam ngày càng nhiều, gây áp lực rất lớn lên kết cấu hạ tầng hàng không, đặc biệt tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ - ảnh nguồn Cục Hàng không |
Tại sân bay Tân Sơn Nhất, số lượng tàu bay các hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Vasco) đậu lại qua đêm thường cao hơn số lượng được sân bay Tân Sơn Nhất điều phối.
“Vì vậy, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị các hãng hàng không Việt Nam tổ chức nghiên cứu, xây dựng kế hoạch khai thác, theo đó đưa tàu bay đậu lại qua đêm tại sân bay Cần Thơ (ngoài các cảng hàng không căn cứ hiện tại Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Cát Bi).
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không triển khai thực hiện và báo cáo Cục trước ngày 30/01/2017”, Cục Hàng không đưa ra yêu cầu.
Có thể thấy việc Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không đưa tàu bay qua đêm về sân bay Cần Thơ do sân bay Tân Sơn Nhất quá tải hiểu nôm na giống như việc do bến xe Mỹ Đình quá chật nên nhà xe phải tự tìm nơi đỗ xe qua đêm. Đến giờ chạy xem số chuyến quy định đưa xe về bến xe Mỹ Đình đón khách.
Tuy nhiên với đặc thù riêng của hàng không, việc yêu cầu các hãng hàng không đưa tàu bay qua đêm về “ngủ” tại sân bay Cần Thơ cách xa sân bay Tân Sơn Nhất liệu có phải giải pháp phù hợp. Quy định này ảnh hưởng đến các hãng hàng không ra sao?.
Ông Trần Đình Bá cho rằng việc Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu đưa tàu bay qua đêm về sân bay Cần Thơ là kiểu làm chính sách “trên trời” làm khó cho các hãng hàng không - ảnh nguồn Infonet. |
Liên quan đến vấn đề này trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Trần Đình Bá – chuyên gia nghiên cứu hàng không độc lập nêu quan điểm: “Tôi hoàn toàn bất ngờ và thất vọng về tư duy của lãnh đạo ngành hàng không khi họ yêu cầu hãng hàng không đưa tàu bay qua đêm về “ngủ” tại sân bay Cần Thơ.
Điều này cho thấy tư duy yếu kém chưa hiểu về công nghệ hàng không nên đưa ra những quy định “trên trời “ có thế khiến nhiều hãng hàng không phải lãng phí, lao đao và dẫn đến phá sản”.
Ông Trần Đình Bá phân tích, phương tiện hàng không là máy bay không giống với ôtô hay tàu hỏa mà cho đi “ngủ đêm” tại các gara, ban ngày mới mang ra hoạt động. Máy bay mỗi lần cất hạ cánh là tốn thời gian, tốn nhiền liệu, phải chịu sự điều hành của đài chỉ huy.
Sân bay Tân Sơn Nhất đã quá tải đường băng do tần suất cất hạ cánh. Nếu đưa máy bay về sân bay Cần Thơ để ngủ qua đêm thì số lần cất hạ cánh sẽ tăng cấp số nhân. Hơn nữa từ Tân Sơn Nhất bay đến Cần thơ rồi quay về mất 400Km.
Nếu hàng không chậm phát triển, nhiều người dân cả đời không được đi máy bay"Không thể bắt ngành hàng không vừa phát triển vừa chờ các ngành vận tải khác" |
“Làm như yêu cầu của Cục Hàng không thì nhiều hãng hàng không sẽ sạt nghiệp vì hao phí nhiên liệu và thời gian bay trên trời. Mỗi lần cất hạ cánh là mỗi lần “sinh tử”, càng cất hạ cánh nhiều lần thì xác suất mất an toàn lại cao hơn, điều này làm khó các phi công và tốn phí sân bay”, ông Trần Đình Bá nói.
“Gây thiệt hại Cục Hàng không phải chịu trách nhiệm”
Theo ông Trần Đình Bá Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không đưa tàu bay qua đêm về sân bay Cần Thơ là cách làm chính sách “trên trời”.
Cục Hàng không là cơ quan quản lý nhà nước mà quản lý hàng không vô tội vạ, đưa ra chính sách “trên trời” làm khó các hãng hàng không. Đây là “tối kiến” mà Cục Hàng không Việt Nam sẽ phải chịu trách nhiệm nhà nước trước Bộ Giao thông vận tải, Chính phủ và nhân dân.
Nói về việc yêu cầu đưa tàu bay qua đêm về sân bay Cần Thơ ảnh hưởng đến hãng hãng không, ông Bá cho biết, các hãng hàng không sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề đó là bay lòng vòng trên bầu trời lãng phí 30 phút bay, lại mang máy bay đi “ngủ đêm” quay về mất cả 1 giờ bay thì hãng hàng không chỉ còn cách phá sản vì lãng phí.
Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan quản lý Nhà nước về hàng không dân dụng tham mưu cho Bộ Giao thông vận tải và Chính phủ về việc chấp hành Luật Hàng không dân dụng, cấp phép nhập máy bay, cấp phép từng chuyến bay và phải đảm bảo an toàn và quyền lợi của hành khách và các hãng hàng không, quy hoạch phát triển hàng không có tổ chức.
“Mọi quyết định của Cục hàng không đưa ra làm ảnh hưởng, gây thiệt hại kinh tế cho các hãng hàng không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật theo Luật Doanh nghiệp.
Nếu để xẩy ra mất an toàn hàng không thì cục hàng không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật do ban hành sai luật, sai quy định an toàn”, ông Trần Đình Bá nhấn mạnh.
Mai Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét