Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

AI CHỊU TRÁCH NHIỆM TRƯỚC VIỆC 3 VỊ BỊ LOẠI RA KHỎI QUY HOẠCH CHỨC DANH THỨ TRƯỞNG TẠI BỘ CÔNG THƯƠNG ?; Nhân sự 'tai tiếng' Bộ Công thương giờ ở đâu? ( 2 trốn, 1 ở tù...)

Phạm Viết Đào.
Kết quả hình ảnh cho Pha Đình Đồng đá phản lưới nhà
Trung vệ Đình Đồng đá phản lưới nhà trong trận Việt Nam-Indonesia trận lượt về...

Chiều 28-12, Bộ Công thương chính thức ban hành nghị quyết xử lý một số trường hợp cán bộ được bổ nhiệm không đúng quy định đã được nêu tại kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương.
Theo đó, Ban cán sự đảng Bộ Công thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng của bộ triển khai rà soát và thống nhất báo cáo Ban tổ chức trung ương đưa ba trường hợp Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Xuân Sơn và Võ Thanh Hà ra khỏi quy hoạch chức danh thứ trưởng Bộ Công thương giai đoạn 2016-2021.
Đồng thời, Ban cán sự Đảng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công thương thu hồi các quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm, điều động cán bộ không đúng quy định, bao gồm các trường hợp:
Ông Trịnh Xuân Thanh: Thu hồi quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm chức vụ phó chánh Văn phòng Bộ Công thương, trưởng đại diện Văn phòng bộ tại TP Đà Nẵng; quyết định bổ nhiệm chức vụ vụ trưởng, chánh Văn phòng Ban cán sự Đảng, thường trực Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ Công thương.
Ông Vũ Quang Hải: Thu hồi quyết định bổ nhiệm kiểm soát viên kiêm nhiệm tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; quyết định bổ nhiệm hàm phó vụ trưởng; quyết định đồng ý điều động ông Vũ Quang Hải đến nhận công tác tại Tổng công ty cổ phần Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và đề cử tham gia hội đồng quản trị Sabeco.”
Qua thông tin trên, một vấn đề tất yếu nẩy sinh tiếp theo, các cơ quan chức năng phải chịu trách nhiệm xử lý và công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng: Ai, cơ quan nào phải chịu trách nhiệm và trách nhiệm đến đâu: hành chính hay hình sự trước việc loại bỏ 3 vị được quy hoạch chức danh thứ trưởng ở Bộ Công thương?
Hệ lụy của việc xóa bỏ quy hoạch không chỉ ảnh hưởng tới Bộ Công thương, Ban Tổ chức trung ương, Bộ Nội vụ tới uy tín của công tác tổ chức trong bộ máy lãnh đạo cao cấp của Đảng; ảnh hưởng xấu tới toàn bộ hệ thống chính trị ?
Vụ đổ bể công tác quy hoạch tại Bộ Công thương cho thấy biểu hiện “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” mang màu sắc lợi ích nhóm công khai, nhỡn tiền và nghiêm trọng tại Bộ Công thương, Bộ Nội vụ, Ban Tổ chức TW ?
Vấn đề là ứng xử và điều chỉnh nó như thế nào để giữ nghiêm phép nước. Nếu không xử nghiêm và bạch hóa chuyện này, ù xọe với nhau thì hệ lụy sẽ gây ra khó lường, sẽ loạn nước, loạn Đảng, luật pháp, quy định của Đảng sẽ bị khinh nhờn…Nghị quyết TW khóa XI, XII bị vô hiệu ?
Vụ quy hoạch bẩn thỉu xảy ra tại Bộ Công thương này đã vi phạm nghiêm trọng, có hệ thống, có tổ chức Hướng dẫn 15-HD/BTCTW công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý thuvienphapluat.vn/.../Huong-dan-15-HD-BTCTW-cong-tac-quy-hoach-...được ban hành 5/11/2012 do Trưởng ban Tô Huy Rứa ký…
Vụ quy hoạch bẩn thỉu này không chỉ vi phạm các quy định của Đảng mà còn vi phạm nghiêm trọng pháp luật nhà nước vì: 4 vị này đều đảm nhận các vị trí cao cấp trong bộ máy của Bộ Công thương, một cơ quan quản lý nhà nước do Quốc hội thành lập và phê chuẩn cấp Bộ trưởng; Thủ tướng ký quyết định bổ nhiệm cấp Thứ trưởng?
Một dấu hỏi đặt ra: Do Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn vì liên quan tới khoản lỗ 3000 VNĐ tỷ tại PVC và vì có chỉ thị của đích thân TBT Nguyễn Phú Trọng; do Quốc hội đã bác bỏ tư cách đại biểu Quốc hội của Nguyễn Xuân Thanh và ra nghị quyết phê phán BT Vũ Huy Hoàng; do Ủy ban Kiểm tra TW đã có kiểm tra và kết luận về Trịnh Xuân Thanh nên cái bản quy hoạch nhớp nhúa này mới buộc phải phơi ra ?
Xin hỏi: còn có bản quy hoạch nào nữa không, còn bao nhiêu đồng chí “chưa bị lộ, đang trốn trong đống rơm … quy hoạch” theo quy trình rất chi là khoa học, đang chuẩn bị nhảy tót vào những cái ghế uy quyền, béo bổ thuộc độc quyền sắp đặt của Đảng ?
Vậy vụ “ quy hoạch bẩn thỉu ” tại Bộ CT đã vi phạm các quy định nào của Đảng và pháp luật của nhà nước; Người viết này xin được chiểu theo những điều đã được các cơ quan Đảng và pháp luật nhà nước công bố và đang được phổ biến rộng rãi trên mạng để phân tích, đối chứng.
Căn cứ thảo HƯỚNG DẪN VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT SỐ 42-NQ/TW NGÀY 30/11/2004 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) VÀ KẾT LUẬN SỐ 24-KL/TW NGÀY 05/6/2012 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA XI)
(thay cho Hướng dẫn số 22-HD/BTCTW ngày 21-10-2008 của Ban Tổ chức Trung ương) ( Tạp gọi tên HD 15) do Trưởng ban Tô Huy Rứa ký…
Tại Mục 1 Điều 1 quy định về Những yêu cầu chung về công tác quy hoạch:
3.1. Nội dung đánh giá: Căn cứ để lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào quy hoạch là tiêu chuẩn chức danh cán bộ, bao gồm tiêu chuẩn chung của cán bộ nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ, theo các nội dung cơ bản sau:
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: nhận thức, tư tưởng chính trị; việc chấp hành chủ trương, đường lối, quy chế, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc giữ gìn đạo đức, lối sống, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác; tinh thần tự học tập nâng cao trình độ; tính trung thực, công bằng, khách quan, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác; việc chấp hành chính sách, pháp luật của vợ, chồng, con; mối quan hệ với nhân dân...
- Năng lực thực tiễn: thể hiện ở kết quả, hiệu quả công tác; tính chủ động, sáng tạo; mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; khả năng đoàn kết, tập hp, quy tụ cán bộ; năng lực điều hành, tổ chức thực hiện; khả năng dự báo tình hình, xử lý những tình huống phức tạp phát sinh trong ngành, lĩnh vực, địa phương công tác.
- Uy tín: thể hiện thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm và kết quả đánh giá cán bộ.
- Sức khoẻ: bảo đảm sức khoẻ để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh quy hoạch.
- Chiều hướng, triển vọng phát triển, khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi được bố trí vào chức vụ cao hơn.
Tại  phần B. QUY HOẠCH CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CÁC BAN, BỘ, NGÀNH, CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG của Chương II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH CÁN BỘ ( HD 15) đã quy quy định tại:Mục 2. Quy định Quy trình xây dựng quy hoạch có các bước sau đây: 2.1. Chuẩn bị; 2.2. Các bước tiến hành quy hoạch; Bước 1: Phát hiện, giới thiệu nguồn quy hoạch
Những công việc trên được triển khai theo trình tự sau đây:
“- Lãnh đạo ban, bộ, ngành, cơ quan chủ trì, quán triệt mục đích, yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu cán bộ đưa vào quy hoạch các chức danh.
- Vụ (ban) tổ chức cán bộ phát danh sách kèm thông tin v cán bộ dự kiến đưa vào quy hoạch để cán bộ dự hội nghị nghiên cứu. Các đại biểu dự hội nghị có thể giới thiệu thêm nguồn quy hoạch ngoài danh sách đã được chuẩn bị.
- Các đại biểu dự hội nghị bỏ phiếu giới thiệu; ban tổ chức thu phiếu, kiểm phiếu.
Bước 2. Tổ chức lấy ý kiến ban chấp hành đảng bộ cơ quan:
Hội nghị ban chấp hành đảng bộ cơ quan thảo luận, ghi phiếu giới thiệu cán bộ đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo bộ, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và các chức danh lãnh đạo các đơn vị trực thuộc.
Bước 3. Ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định quy hoạch cán bộ:
Trên cơ sở nghiên cứu kết quả giới thiệu của các bước trên, hội nghị ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, ghi phiếu quyết định:
- Giới thiệu cán bộ quy hoạch các chức danh lãnh đạo ban, bộ, ngành thuộc diên Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương).
- Quyết định quy hoạch các chức danh lãnh đạo các đơn vị trực thuộc do ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan, đơn vị quản lý.
Các đồng chí được trên 50% tổng số thành viên tp thể lãnh đạo bỏ phiếu tán thành thì đưa vào danh sách quy hoạch. Kết quả quy hoạch phải bảo đảm mỗi chức danh lãnh đạo có ít nhất 2-3 cán bộ dự nguồn. Các tập thế lãnh đạo cần quan tâm xem xét, đưa vào quy hoạch để đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ có triển vọng phát triển chưa là đảng viên. ( HD 15)

Tại mục 1 của phần B chương II Thẩm quyền và đối tượng quy hoạch đã quy định như sau:
“1.1. Cấp có thẩm quyền quyết định quy hoạch cán bộ:
- Ban cán sự đảng, đảng đoàn (nơi có ban cán sự đảng, đảng đoàn);
- Ban thường vụ đảng ủy khối trực thuộc Trung ương;
Các cơ quan có thẩm quyền nêu trên, dưới đây gọi chung là tập thể lãnh đạo.
1.2. Thẩm quyền quy hoạch được th hiện thông qua các công việc cụ thể sau:
(1) Xây dựng để đề xuất, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương) phê duyệt quy hoạch các chức danh cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý công tác tại cơ quan, đơn vị, bao gồm:
- Cấp trưởng và cấp phó của các ban, ngành, mặt trận, đoàn thể và tương đương; chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc; chủ nhiệm, phó chủ nhiệm văn phòng và các ủy ban của Quốc hội; Tổng Kiểm toán, phó tổng Kiểm toán. Nhà nước; cấp trưởng các ban, cơ quan khác trực thuộc Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Bộ trưởng, thứ trưởng và tương đương…


3 ông voi kèm " hậu duệ"...lọt qua lỗ kim quy hoạch
Như vậy vụ “3 ông voi” được quy hoạch vào chức danh Thứ trưởng Bộ CT đã lọt qua được quy trình quy hoạch rất chi là chặt chẽ, công khai, minh bạch, khoa học, dân chủ…của nhiều tầng nấc từ cơ sở đảng bộ Bộ Công thương lên tới Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Tổ chức TW, Bộ Nội vụ?
Bây giờ thì Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn và tuyên bố đếch thèm ở lại cái đảng đã quy hoạch anh ta làm thứ trưởng ? Vậy thì các vị đã từng bỏ phiếu, thẩm định, phê duyệt và chấp nhận cái bản quy hoạch có tên 3 cái vị thứ trưởng kia bây giờ trả lời sao đây với bàn dân thiên hạ khi cả thiên hạ thấy các vị bị hố ?
Căn cứ vào chương IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ( HD15) thì Ban Tổ chức Trung ương khóa XI có các chức trách nhiệm vụ sau đây trong công tác quy hoạch:
“- Nghe báo cáo và tham gia ý kiến về quy hoạch cán bộ của các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy, ban, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương;
- Được sự ủy quyền của Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, phê duyệt quy hoạch và bổ sung nhân sự từ nơi khác vào quy hoạch các chức danh cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thông báo lại cho địa phương, cơ quan, đơn vị; phê duyệt kế hoạch luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sắp xếp các chức danh cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý…
Như vậy, Bản quy hoạch “ 3 ông voi” thứ trưởng Bộ Công thương đã được Ban Tổ chức TW ký phê duyệt và giờ đây Ban Tổ chức TW khóa XII buộc phải ký hủy bản phê duyệt đó ?
Sự vi phạm nghiêm trọng các quy định của Đảng trong việc phê duyệt quy hoạch bẩn thỉu này chắc chắc không thuộc trách nhiệm cấp phó (của ông Trần Lưu Hải) ? Việc phê duyệt này không chỉ chỉ bị xử lý kỷ luật Đảng là coi xong ?
Về phần kỷ luật Đảng đối với tập thể đảng bộ Bộ Công thương: Các cơ quan chức năng cần phải xem xét để rút lại, xóa bỏ các hình thức, danh hiệu khen thưởng đối với tập thể cá nhân có liên quan tới Bản quy hoạch nhớp nhúa, dối trá trình lên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tổ chức TW phê duyệt trong các năm 2014-2015…
Vì để có bản quy hoạch này, 3 vị  được quy hoạch thứ trưởng kia đã nhận được số phiếu ủng hộ trên 50 % như Hướng dẫn 15 đã quy định…
Về phía Ban Tổ chức TW đến đâu khi UBKTTW có kết luận như sau bằng giấy trắng mực đen về Trịnh Xuân Thanh và bản quy hoạch của Bộ Công thương do BT Vũ Huy Hoàng ký:
Theo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016 đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ.
Trong đó, đáng chú ý là việc tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh và một số cán bộ vi phạm nguyên tắc, quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện.
Cụ thể, Ban Cán sự Đảng Bộ Công thương đã đánh giá, quy hoạch cán bộ một số trường hợp không đúng nguyên tắc, quy trình; để ông Vũ Huy Hoàng, Bí thư Ban Cán sự Đảng tự ý đề nghị phê duyệt bổ sung quy hoạch chức danh Thứ trưởng Bộ Công thương đối với Trịnh Xuân Thanh.
Ông Trịnh Xuân Thanh đã có một thời gian dài làm việc tại Bộ Công thương với nhiều vị trí khác nhau. Trước đó, ông Thanh từng là Chủ tịch HĐQT của Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) thuộc PVN từ tháng 2/2009 đến tháng 5/2013.
Đến tháng 9/2013, thời điểm con số lỗ của PVC lên tới hàng nghìn tỷ, ông Trịnh Xuân Thanh bất ngờ rời khỏi vị trí chủ tịch PVC và được bổ nhiệm giữ chức Phó chánh văn phòng Bộ Công thương - Trưởng đại diện Văn phòng miền Trung của Bộ Công thương tại Đà Nẵng.
Không lâu sau đó, ông Trịnh Xuân Thanh tiếp tục được Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm giữ chức vụ Vụ trưởng - Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Công thương. Đến tháng 5/2015, ông Thanh tiếp tục được luân chuyển làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016.
Liên quan đến việc bổ nhiệm ông Thanh, Ban Bí thư từng kết luận: Đồng chí Trịnh Xuân Thanh là người chịu trách nhiệm chính về các khuyết điểm, vi phạm và thua lỗ ở Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ và cho thôi các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty.
Mặc dù đồng chí không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch các chức vụ cao hơn và không thuộc diện cán bộ luân chuyển theo Thông báo kết luận số 146-TB/TW, ngày 04/10/2013 của Bộ Chính trị khóa XI. Nhưng đồng chí vẫn đề nghị và để các cơ quan chức năng làm quy trình tiếp nhận, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo ở Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang là thể hiện sự thiếu trung thực, thiếu trách nhiệm và thiếu gương mẫu…”
Ở đây có 2 vấn đề mà Ban Tố chức TW, BT Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Công thương, Bí thư tỉnh ủy Hậu Giang đã vi phạm các quy định của Ban chấp hành TW Đảng và vi phạm ngay HD 15 do ông Tô Huy Rứa ký ở 2 điểm sau đây:
-Thứ nhất: Từ 4/10/2013 Bộ chính trị đã Thông báo kết luận: “đồng chí ( Trịnh Xuân Thanh không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch các chức vụ cao hơn và không thuộc diện cán bộ luân chuyển theo Thông báo kết luận số 146-TB/TW…”,
Thông báo này chắc chắn Ban Tổ chức TW phải biết, BT Bộ Nội vụ, BT Bộ Công thương phải nhận được;
- Thứ 2: “ Ông Vũ Huy Hoàng, Bí thư Ban Cán sự Đảng tự ý đề nghị phê duyệt bổ sung quy hoạch chức danh Thứ trưởng Bộ Công thương đối với Trịnh Xuân Thanh…” ( Kết luận của UBKT TW )
Khi BT Vũ Huy Hoàng “ tự ý” không tiến hành các bước quy hoạch, lấy phiếu thăm dò, tín nhiệm đối với trường hợp Trịnh Xuân Thanh, ( về 2 vị được quy hoạch thứ trưởng khác đó là Nguyễn Xuân Sơn và Võ Thanh Hà cùng bị loại đợt này, người viết chưa có thông tin…) như HD 15 quy định vậy mà tại sao Ban Tổ chức TW vẫn ký phê duyệt quy hoạch; chắc chắn việc phê duyệt phải hoàn thành trong các năm 2014-2015 trước khi tổ chức Đại hội Đảng XII ?
Vậy trách nhiệm của Trưởng ban Tổ chức TW Tô Huy Rứa, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đến đâu trước bản quy hoạch bị phá sản tại Bộ CT?
Phải chăng do ông Tô Huy Rứa mải chăm lo cho mối quan hệ Việt-Nhật và giao cho cấp phó là ông Trần Lưu Hải lo việc phê duyệt quy hoach này nên bị sai, bị hố, “phạm luật” ? ( Ông Tô Huy Rứa vừa được Đại sứ Nhật trao cái huân chương gì đó rất cao quý được TV đưa 19 h tối 28/12 chắc do thành tích bỏ bê công việc tại Ban tổ chức TW để lo cho quan hệ Việt- Nhật ? )…
Không có nhẽ cái dàn “ trung vệ” được bố trí tại Ban Tổ chức TW, Bộ Nội vụ vừa qua đã hành xử công vụ giống như trung vệ Đình Đồng trong trận đội tuyển Việt Nam gặp trận Indonesia trong trận lượt về tại sân Mỹ Đình: tự đá vào lưới nhà ?!
Người viết bài này xin đưa Điều 285, Điều 284, Điều 313, Điều 314 của Bộ luật hình sự  1999 để các cơ quan có trách nhiệm làm căn cứ để xem xét, xử lý BT Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng và các quan chức ở Ban Tổ chức TW:
Điều 284. Tội giả mạo trong công tác
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
b) Làm, cấp giấy tờ giả;
c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Điều 285: Tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
"1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".



Điều 313. Tội che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:
2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 314. Tội không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.


P.V.Đ.


Thu hồi quyết định bổ nhiệm: Nhân sự 'tai tiếng' Bộ Công thương giờ ở đâu?



- Ban cán sự đảng Bộ Công Thương vừa chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ này triển khai rà soát và thống nhất xử lý một số trường hợp cán bộ được bổ nhiệm không đúng quy định nêu tại Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.


Những cái tên tai tiếng
Trong đó, những cái tên được bổ nhiệm sai là các ông/ bà Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Xuân Sơn, Vũ Đình Duy, Vũ Quang Hải, Vũ Thúy Huệ, Võ Thanh Hà.
Trong số những cái tên kể trên, một loạt nhân vật đã xuất hiện dày đặc trên mặt báo suốt năm 2016.
Điển hình là Trịnh Xuân Thanh. 26 năm trước, Trịnh Xuân Thanh bắt đầu sự nghiệp của mình với vị trí cán bộ Xí nghiệp xây dựng, Công ty phát triển kinh tế kĩ thuật Việt Nam vào năm 1990. Từ đó, Trịnh Xuân Thanh được thăng chức ở nhiều DN khác nhau.
Cuộc đời của Trịnh Xuân Thanh thực sự đổi vận khi gắn liền với Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Từ 11/2007 - 2/2009, Trịnh Xuân Thanh là Tổng giám đốc PVC. Từ 5/2010 - 5/2013 là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT PVC.
Thu hồi quyết định bổ nhiệm: Nhân sự 'tai tiếng' Bộ Công thương giờ ở đâu?
Trong số những cái tên được bổ nhiệm sai, một loạt nhân vật đã xuất hiện dày đặc trên mặt báo suốt năm 2016.
Sau khi rời PVC để lại khoản lỗ 3.200 tỷ, Trịnh Xuân Thanh lại được bổ nhiệm ở nhiều vị trí. Trịnh Xuân Thanh được ông Vũ Huy Hoàng, khi đó là Bộ trưởng Bộ Công Thương “nhấc” lên làm Phó Chánh văn phòng rồi phụ trách văn phòng Bộ Công Thương từ 9/2013 - 3/2015.
Tiếp đó, Trịnh Xuân Thanh được làm Vụ trưởng, Chánh văn phòng Ban cán sự, Thường trực Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ Công thương. Nhưng chiếc ghế này Trịnh Xuân Thanh chỉ ngồi có 1 tháng.
Đến tháng 5/2015 Trịnh Xuân Thanh bất ngờ được bầu bổ sung là Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016. Trên đà quan lộ hanh thông, tháng 6/2016 trúng cử Đại biểu Quốc hội với 75% phiếu bầu.
Trước đó, Trịnh Xuân Thanh còn được quy hoạch làm Thứ trưởng Bộ Công Thương, và Bộ Công Thương hôm 28/12 đã phải hủy bỏ quyết định này vì không đúng quy định.
Thế nhưng, từ vụ chiếc Lexus biển xanh, Trịnh Xuân Thanh đã bị phát hiện có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật. Khi Bộ Công an còn đang điều tra, thì Trịnh Xuân Thanh xin đi nước ngoài chữa bệnh, rồi trốn hẳn. Hiện Bộ Công an đã khởi tố vụ việc tại PVC và truy nã quốc tế Trịnh Xuân Thanh.
Một cái tên thứ hai cũng được quy hoạch Thứ trưởng Bộ Công Thương và vừa bị hủy bỏ là ông Nguyễn Xuân Sơn.
Thu hồi quyết định bổ nhiệm: Nhân sự 'tai tiếng' Bộ Công thương giờ ở đâu?
Ông Nguyễn Xuân Sơn.
Ông Sơn nguyên là Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Sinh năm 1962, ông Sơn có 30 năm gắn bó với ngành dầu khí. Từ 1984, ông là cán bộ Vụ Tài chính Kế toán Tổng cục Dầu khí sau đó là Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam.Từ năm 2003 – 12/2008, ông giữ chức Phó Tổng Giám đốc Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC), Tổng Giám đốc PVFC, Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Ocean Bank) và nắm giữ chức vụ này đến tháng 11/2010. Điều hành Ocean Bank chính là bước ngoặt trong sự nghiệp của ông này.
Đến đầu năm 2011, ông Sơn thôi chức Tổng Giám đốc của Ocean Bank, làm Phó Tổng Giám đốc PVN. Đến tháng 7/2014, ông Nguyễn Xuân Sơn được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thay cho người tiền nhiệm là ông Phùng Đình Thực nghỉ hưu theo chế độ (1/6/2014).
Nhưng ở vị trí này được tròn 1 năm, đến tháng 7/2015 ông Sơn bị Cơ quan điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can và bắt giữ ông vì là đồng phạm với Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch HĐQT Ocean Bank.
Đường thăng tiến chóng mặt của những người trẻ
Cũng không thể không nhắc đến ông Vũ Quang Hải (sinh năm 1986), Phó Tổng giám đốc SABECO, con trai cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng.
Từ một người chưa từng kinh doanh, khi mới 25 tuổi (2011), ông Vũ Quang Hải được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí VN (PVFI) trong ngành công thương do ông Vũ Huy Hoàng phụ trách. Rồi là ở Cục Xúc tiến thương mại của Bộ này.
Thu hồi quyết định bổ nhiệm: Nhân sự 'tai tiếng' Bộ Công thương giờ ở đâu?
Cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng và con trai Vũ Quang Hải (sinh năm 1986), Phó Tổng giám đốc SABECO.
Đầu năm 2015, khi mới 28 tuổi, ông Vũ Quang Hải được lãnh đạo Bộ Công Thương ký quyết định điều động về SABECO, ở vị trí Hàm phó Vụ trưởng để đảm đương chức Phó tổng giám đốc, thành viên HĐQT SABECO.
Sau những lùm xùm, mới đây ông Hải đã có đơn rút khỏi vị trí này. Nhưng không được “toại nguyện” vì Bộ Công Thương đã cho rằng việc điều động ông Hải vào vị trí này là không đúng quy định nên đã hủy bỏ quyết định.
Một cái tên tai tiếng không kém được nhắc đến nhiều trong năm 2016 là Vũ Đình Duy, cựu sếp nhà máy xơ sợi Đình Vũ – Hải Phòng (PvTex) vốn 7.000 tỷ, lỗ 1.700 tỷ.
Làm sếp ở PVTex được gần 5 năm (từ tháng 7/2009 đến 2/2014), tháng 12/2014 ông Vũ Đình Duy được chủ tịch UBND TP. Hải Phòng bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng.
Nhưng ông Duy không ngồi ở chiếc ghế này quá lâu. Bởi chỉ 6 tháng sau, vào 6/2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương khi đó là ông Vũ Huy Hoàng đã bổ nhiệm ông Duy làm Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp.
Việc bổ nhiệm này đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ ra là sai quy định, Bộ Công Thương hôm 28/12 đã thi hành hủy bỏ quyết định bổ nhiệm này.
Vị trí này ông Duy cũng ngồi có hơn 11 tháng. Sau đó, ông này lại được cựu Bộ trưởng Hoàng ký quyết định cho giữ chức Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) kể từ ngày 8/4/2016. Vậy là, chỉ trong chưa đầy 2 năm, cựu “sếp” PVTex đã 3 lần được bổ nhiệm vào nhiều chiếc ghế khác nhau.
Khi còn đang làm ở Vinachem, Vũ Đình Duy đã “trốn đi nước ngoài chữa bệnh” từ tháng 10/2016 và đến nay vẫn chưa về.
Một cán bộ trẻ khác của Bộ Công Thương nằm trong diện bị thu hồi quyết định bổ nhiệm là ông Vũ Hùng Sơn (1984). Ông Sơn xuất thân trong một gia đình và dòng họ kinh doanh vàng bạc nổi tiếng số 1 ở Hà Nội, từng tham gia kinh doanh nhiều lĩnh vực trước khi vào làm việc ở Bộ Công Thương.
Ông Vũ Hùng Sơn là con ông Vũ Mạnh Hải. Nhà ông Hải cũng có một thương hiệu kinh doanh vàng bạc có tiếng là Bảo Tín Mạnh Hải.
Năm 2011-2012, ông Vũ Hùng Sơn là chủ một công ty chuyên nhập khẩu xe siêu sang nổi tiếng ở Hà Nội là Sơn Tùng Auto. Sau đó, ông Sơn đã trở thành Phó Tổng biên tập Báo Đời sống và tiêu dùng. Đây là một tờ báo còn khá trẻ, ít được nhiều người biết đến, mới thành lập năm 2011 của Hiệp hội chè Việt Nam.
Đến tháng 6/2014, khi tròn 30 tuổi, ông Sơn giữ chức danh Phó Tổng biên tập Tạp chí Công Thương. Tháng 2/2015, ông trở thành Giám đốc Trung tâm Thông tin và Công nghiệp của Bộ Công Thương nhờ trúng tuyển trong kỳ thi tuyển chức danh lãnh đạo của Bộ này. Chỉ 6 tháng sau, ông là thư ký cho ông Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng. Tháng 10/2015, ông Vũ Hùng Sơn được trao quyết định làm Phụ trách Văn phòng Bộ.
Lương Bằng


Bài liên quan của P.V.Đ:

>

Không có nhận xét nào: