Quy định pháp luật về tội đào nhiệm
Tội đào nhiệm là hành vi cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác của cán bộ, công chức gây hậu quả nghiêm trọng cho lợi ích Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
I. Cơ sở pháp lí
"1. Người nào là cán bộ, công chức mà cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Lôi kéo người khác đào nhiệm;
b) Phạm tội trong hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai hoặc trong những trường hợp khó khăn đặc biệt khác của xã hội;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm".
II. Cấu thành tội phạm
- Chủ thể: chủ thể đặc biệt. Người phạm tội là cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội
- Lỗi: cố ý
- Hành vi khách quan: hành vi từ bỏ nhiệm vụ công tác. Từ bỏ nhiệm vụ công tác là tự mình không thực thi công việc được giao. Trong thực tế, hành vi từ bỏ nhiệm vụ công tác thường là không thực hiện nhiệm vụ được giao và rời bỏ nơi đang công tác. Trong trường hợp không chấp hành lệnh điều động, thuyên chuyển sang công tác khác hoặc địa điểm khác cũng được coi là từ bỏ nhiệm vụ công tác.
Tội đào nhiệm hoàn thành khi hành vi từ bỏ nhiệm vụ công tác đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng là những thiệt hại đáng kể cho lợi ích của nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
III. Hình phạt
- Khung cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm
- Khung tăng nặng: phạt tù từ hai năm đến bảy năm, áp dụng đối với trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 2
- Hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Trân trọng!
CV Nguyễn Thơ - Công ty Luật Minh Gia
I. Cơ sở pháp lí
"1. Người nào là cán bộ, công chức mà cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Lôi kéo người khác đào nhiệm;
b) Phạm tội trong hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai hoặc trong những trường hợp khó khăn đặc biệt khác của xã hội;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm".
II. Cấu thành tội phạm
- Chủ thể: chủ thể đặc biệt. Người phạm tội là cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội
- Lỗi: cố ý
- Hành vi khách quan: hành vi từ bỏ nhiệm vụ công tác. Từ bỏ nhiệm vụ công tác là tự mình không thực thi công việc được giao. Trong thực tế, hành vi từ bỏ nhiệm vụ công tác thường là không thực hiện nhiệm vụ được giao và rời bỏ nơi đang công tác. Trong trường hợp không chấp hành lệnh điều động, thuyên chuyển sang công tác khác hoặc địa điểm khác cũng được coi là từ bỏ nhiệm vụ công tác.
Tội đào nhiệm hoàn thành khi hành vi từ bỏ nhiệm vụ công tác đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng là những thiệt hại đáng kể cho lợi ích của nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
III. Hình phạt
- Khung cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm
- Khung tăng nặng: phạt tù từ hai năm đến bảy năm, áp dụng đối với trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 2
- Hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Trân trọng!
CV Nguyễn Thơ - Công ty Luật Minh Gia
Điều 285-Bộ Luật Hình sự: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
Đây là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao của người có chức vụ, quyền hạn và gây ra hậu quả nghiêm trọng cho lợi ích nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
I. Cơ sở pháp lí
Điều 285 Bộ luật hình sự quy định:
"1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".
II. Cấu thành tội phạm
- Chủ thể: chủ thể đặc biệt, người có chức vụ, quyền hạn
- Lỗi: vô ý
- Hành vi khách quan:
+ Không thực hiện nhiệm vụ được giao: là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn không làm những việc theo đúng quy định pháp luật hoặc điều lệ công tác.
+ Thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn không thực thi đúng nghĩa vụ, quyền hạn của mình.
Việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ phải gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng là những thiệt hại đáng kể về vật chất như tiền, tài sản… hoặc thiệt hại tinh thần như uy tín của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
III. Hình phạt
- Khung cơ bản: mức phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm
- Khung tăng nặng: phạt tù từ ba năm đến mười hai năm trong trường hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
- Hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Trân trọng!
CV Nguyễn Thơ - Công ty Luật Minh Gia
Đây là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao của người có chức vụ, quyền hạn và gây ra hậu quả nghiêm trọng cho lợi ích nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
I. Cơ sở pháp lí
Điều 285 Bộ luật hình sự quy định:
"1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".
II. Cấu thành tội phạm
- Chủ thể: chủ thể đặc biệt, người có chức vụ, quyền hạn
- Lỗi: vô ý
- Hành vi khách quan:
+ Không thực hiện nhiệm vụ được giao: là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn không làm những việc theo đúng quy định pháp luật hoặc điều lệ công tác.
+ Thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn không thực thi đúng nghĩa vụ, quyền hạn của mình.
Việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ phải gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng là những thiệt hại đáng kể về vật chất như tiền, tài sản… hoặc thiệt hại tinh thần như uy tín của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
III. Hình phạt
- Khung cơ bản: mức phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm
- Khung tăng nặng: phạt tù từ ba năm đến mười hai năm trong trường hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
- Hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Trân trọng!
CV Nguyễn Thơ - Công ty Luật Minh Gia
Buộc thôi việc đối với ông Vũ Đình Duy
(NLĐO)- Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký quyết định buộc thôi việc đối với ông Vũ Đình Duy do đã vi phạm nghiêm trọng kỷ luật lao động và vi phạm quy định về quản lý đoàn đi nước ngoài.
Ông Vũ Đình Duy thời kỳ còn là lãnh đạo PVtex - Ảnh: PVtex
Bộ Công Thương vừa có thông báo về việc kỷ luật đối với ông Vũ Đình Duy, thành viên Hội đồng thành viên (HĐTV) Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem), nguyên tổng giám đốc Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex).
Theo Bộ này, báo cáo của Vinachem, báo cáo của Tổ công tác của Bộ Công Thương cho thấy ông Vũ Đình Duy đã vắng mặt tại cơ quan kể từ ngày 24-10 đến nay. Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an, cũng cho biết ông Vũ Đình Duy đã xuất cảnh từ ngày 22-10 và chưa nhập cảnh trở lại.
Ông Vũ Đình Duy đã vi phạm nghiêm trọng kỷ luật lao động và vi phạm quy định về quản lý đoàn đi nước ngoài. Do đó, bộ Công Thương đã có Quyết định số 4510/QĐ-BCT ngày 14-11 vừa qua về việc thành lập Hội đồng kỷ luật người quản lý doanh nghiệp để tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Công Thương việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với ông Vũ Đình Duy. Đồng thời, trong thời gian chờ Hội đồng kỷ luật làm việc theo quy định, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết định số 4518/QĐ-BCT ngày 15-11 tạm đình chỉ công tác đối với ông Duy từ ngày 15 đến hết ngày 30-11.
Bộ Công Thương cho biết Hội đồng kỷ luật đã thực hiện đúng các quy định tại Nghị định 97/2015/NĐ-CP ngày 19-10-2015 của Chính phủ quy định về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Hội đồng kỷ luật đã có văn bản đề xuất hình thức kỷ luật “Buộc thôi việc” đối với ông Vũ Đình Duy, thành viên HĐTV Vinachem.
Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng kỷ luật, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã thống nhất áp dụng hình thức kỷ luật “Buộc thôi việc” đối với ông Vũ Đình Duy. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký quyết định số 4698/QĐ-BCT, theo đó buộc thôi việc đối với ông Vũ Đình Duy.
Ông Vũ Đình Duy sinh năm 1975, có học vị Thạc sĩ Công nghệ hóa học. Ông Vũ Đình Duy được điều động và bổ nhiệm về Vinachem hồi giữa tháng 4-2016. Trước đó, ông Duy giữ chức Tổng giám đốc Công ty PVtex từ ngày 15-7-2009 đến tháng 2-2014.
Liên quan tới PVTex, đầu tháng 10-2016, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận thanh tra về việc đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Đình Vũ do PVTex làm chủ đầu tư tại Khu công nghiệp Đình Vũ (quận Hải An, TP Hải Phòng) với tổng vốn đầu tư gần 325 triệu USD (tương đương khoảng 5.437 tỉ đồng tính theo tỉ giá tại thời điểm phê duyệt dự án năm 2008). Dự án này đã thua lỗ hơn 1.470 tỉ đồng sau 3 năm hoạt động từ năm 2012-2014 và hiện đã dừng hoạt động.
Tại kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành hữu quan xử lý về kinh tế 54 tỉ đồng và hơn 22.000 USD do nghiệm thu thanh toán sai, trùng lắp, đồng thời, yêu cầu PVTex xử lý dứt điểm các tranh chấp do thay đổi nguồn gốc xuất xứ thiết bị, vật tư. Thanh tra Chính phủ cũng đã kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Ph.Nhung
Phá sản nhà máy đóng tàu Dung Quất: Kiên quyết, thận trọng...
(Doanh nghiệp) - Chỉ có phương án cho phá sản DQS, với hai phương án còn lại thì hầu như rất khó thực hiện nếu không nói là bất khả thi.
PGS.TS Nguyễn Hồng Nga - Trường Dại học Kinh tế - Luật, TP.HCM nói rõ về thông điệp Bộ Công thương chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí trong việc xem xét 3 phương án xử lý những tồn tại tại nhà máy đóng tàu Dung Quất.
Cụ thể 3 phương án đó là: Tái cơ cấu; Chuyển nhượng công ty và tính cả phương án phá sản nhà máy này.
Chỉ có phương án cho phá sản DQS mới giải quyết được dứt điểm những tồn tại. Ảnh minh họa |
PV: - Ông bình luận sao về các phương án xử lý tồn tại của DQS mà Bộ Công thương vừa đề xuất? Với bối cảnh ngành đóng tàu như hiện nay, theo ông, mức độ khả thi của các phương án trên như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Hồng Nga: - Theo quan điểm của cá nhân tôi, chỉ có phương án cho phá sản DQS mới mang tính khả thi. Với hai phương án còn lại thì hầu như rất khó thực hiện nếu không nói là bất khả thi.
PGS.TS Nguyễn Hồng Nga: - Theo quan điểm của cá nhân tôi, chỉ có phương án cho phá sản DQS mới mang tính khả thi. Với hai phương án còn lại thì hầu như rất khó thực hiện nếu không nói là bất khả thi.
VN không có lợi thế cạnh tranh về đóng tàu cả về công nghệ, nhân lực và vốn. Do vậy nếu tái cơ cấu thì vẫn chỉ là "bình mới rượi cũ", "mèo vẫn hoàn mèo". Còn phương án chuyển nhượng công ty thì hầu như không thể tìm được đối tác sẵn lòng chi trả để tiếp tục hoạt động.
PV: - Thực tế, từ cuối năm 2015, Bộ Công thương đã xây dựng phương án xử lý các tồn tại của DQS. Khi đó, Bộ Tài chính cũng đặt thẳng vấn đề cho phá sản DQS theo quy định của Luật Phá sản năm 2014. Nhưng đề xuất trên cũng không thực hiện được do vấp phải khó khăn thực tại. Vậy đó là những khó khăn gì? Tới thời điểm hiện tại, những khó khăn trên đã được giải quyết chưa và như vậy tiếp tục đưa ra phương án phá sản DQS có thực hiện được không, thưa ông?
PGS.TS Nguyễn Hồng Nga: - Thực chất ở đây Bộ tài chính sợ trách nhiệm và sự lo ngại về tiền lệ xấu. Khó khăn ở đây là còn nhiều rào cản từ các cơ quan chức năng và bản thân lãnh đạo DQS. Tôi xin nhắc lại là chúng ta chưa có một nghị định và thông tư hướng dẫn cụ thể cho việc thực thi phá sản DNNN. Vấn đề cha chung không ai khóc và bi kịch tài sản công đang xuất hiện tại DQS. Việc thất thoát tài sản nhà nước là điều hiển nhiên, việc đẩy nhanh quá trình phá sản sẽ làm giảm tổn thất cho nhà nước và trong trường hợp này kinh tế học gọi là tối thiểu hóa thua lỗ hay tổn thất xã hội.
Đến thời điểm hiện nay, những khó khăn trong việc thực hiện phá sản vẫn chưa được giải quyết thấu đáo cả về kinh tế, luật pháp và chỉ đạo của cấp trên.
Cần phải kiên quyết tiếp tục phương án phá sản DQS với các bước thận trọng. Các bộ ban ngành liên quan cần có các hội nghị liên ngành để xem xét trình chính phủ phương án phá sản hợp lý nhất cả về kinh tế, an ninh kinh tế, luật pháp và các vẫn đề xã hội kéo theo.
PV: - Đến thời điểm ngày 30/3/2016, nợ phải trả của DQS lên 6.953 tỷ đồng, trong khi tổng tài sản là 5.912 tỷ đồng. Nếu phá sản hay áp dụng các phương án khác, dù DQS có bán thanh lý hết tài sản với giá trị theo giá trị sổ sách, vẫn còn thiếu nợ hơn 1.000 tỷ đồng.
Hiện nay, DQS đang nợ PVN hơn 3.100 tỷ đồng, trong trường hợp phá sản, khoản nợ này sẽ bị “bốc hơi” không thể thu hồi, vốn điều lệ 1.990 tỷ đồng do PVN cấp cũng “bốc hơi” theo.
Ngoài ra, chi phí khấu hao tài sản cố định được khoanh lại trong các năm 2014 và 2015 khoảng 340 tỷ đồng; vốn ngân sách nhà nước cấp đầu tư xây dựng nhà máy 575 tỷ đồng cũng mất, không thể thu hồi. Đó là chưa kể hệ quả về mặt xã hội như 1.300 lao động của DQS đồng thời mất việc làm, không có thu nhập...
Tình huống này cần phải được cân nhắc ra sao? Liệu có xảy ra tình trạng, phải huy động xóa nợ và trả nợ cho DQS thì mới tiếp tục thực hiện được các phương án đã nêu? Nếu như vậy thì có hợp lý hay không và vì sao?
PGS.TS Nguyễn Hồng Nga: - Việc DQS nợ quá nhiều là hậu quả của việc tắc trách trong đầu tư và kinh doanh, trong đó có phần trách nhiệm của các cơ quan chủ quản khi bổ nhiệm lãnh đạo và thực thi các hoạt động của DQS.
Việc DQS là DNNN và hầu hết các khoản nợ của nó đều thuộc các DNNN khác, cho nên chúng ta không cần phải huy đông vốn để xử lý nợ. Hơn nữa nếu lấy từ NSNN thì sẽ là vấn đề lớn về thâm hụt, còn nếu huy động vốn thì huy động từ nguồn nào, ai đưa và như vậy là bất khả thi.
Suy cho cùng cũng đành phải thực hiện phương án tối ưu hiện nay là tiến hành các thủ tục phá sản cho dù điều này có thể gây ra đau đớn trong ngắn hạn. Nhưng vì mục tiêu dài hạn là đảm bảo cơ thể kinh tế khỏe mạnh và chống chọi được với cạnh tranh.
Ba kịch bản cho nhà máy đóng tàu lỗ nghìn tỷ
Do những khó khăn tồn tại từ thời Vinashin, nhiều năm qua, nhà máy đóng tàu Dung Quất chìm trong thua lỗ, nợ lương...
DQS được thành lập ngày 20/2/2006, là thành viên của SBIC (tiền thân là Vinashin). Thực hiện chiến lược tái cơ cấu SBIC của Chính phủ, năm 2010, nhà máy được chuyển giao về Petro Vietnam quản lý, khai thác.
KIỀU CHÂU
Báo cáo định hướng phát triển công nghiệp 3 tháng cuối năm của Bộ Công Thương đã định hướng phát triển ngành dầu khí trong bối cảnh giá dầu vẫn ở mức thấp.
Cụ thể, Bộ Công Thương cho biết, ngành dầu khí năm nay cần phấn đấu khai thác vượt kế hoạch 1 triệu tấn dầu. Đồng thời, xử lý các tồn tại của Công ty TNHH Một thành viên Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS), các dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ, dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, các dự án nhiên liệu sinh học có vốn góp của đơn vị thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam).
Đối với dự án nhà máy đóng tàu Dung Quất thuộc DQS, Bộ Công Thương đã đưa ra các phương án giải quyết.
Thứ nhất, tiến hành tái cơ cấu nhà máy đóng tàu Dung Quất theo hướng xử lý các tồn tại, căn cứ pháp lý, thẩm quyền quyết định, đánh giá hiệu quả của nhà máy sau khi tái cơ cấu. Trong đó, nhà máy có thể trực thuộc Petro Vietnam hoặc tách khỏi Petro Vietnam.
Phương án thứ hai là chuyển nhượng công ty. Petro Vietnam sẽ lên kế hoạch, hình thức, điều kiện và khả năng thực hiện.
Phương án ba là cho phá sản nhà máy theo quy định. Petro Vietnam đánh giá các pháp lý liên quan, khả năng thực hiện, thiệt hại về vốn đầu tư tài sản của nhà nước… để trình Chính phủ xem xét.
Đặc biệt, Bộ Công Thương yêu cầu tiến hành đánh giá, làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan trách nhiệm của tổ chức, cá nhân dẫn đến tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn trong thời gian qua.
Đồng thời, khẩn trương thống nhất với Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (SBIC) về phương án chuyển giao tàu 104.000 DWT.
DQS được thành lập ngày 20/2/2006, là thành viên của SBIC (tiền thân là Vinashin). Thực hiện chiến lược tái cơ cấu SBIC của Chính phủ, năm 2010, nhà máy được chuyển giao về Petro Vietnam quản lý, khai thác.
Do những khó khăn tồn tại từ thời Vinashin, nhiều năm qua, nhà máy chìm trong thua lỗ, nợ lương. Mặc dù gần đây tình hình kinh doanh có cải thiện, nhưng vẫn chưa thể xóa bỏ được khoản lỗ lũy kế lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính của Petro Vietnam, tính đến cuối năm 2015, tập đoàn vẫn nắm 100% vốn tại DQS, tương ứng 1.990 tỷ đồng. Tuy nhiên, do nhà máy liên tục thua lỗ khiến Petro Vietnam đã phải trích lập dự phòng rủi ro đầu tư 100%.
Với dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Bộ Công Thương yêu cầu Petro Vietnam xây dựng phương án tiêu thụ sản phẩm dự án, chỉ đạo việc nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm phục vụ chạy thử dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Đặc biệt, dự án sẽ được thành lập các chi nhánh phân phối sản phẩm Nghi Sơn sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đối với dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ gần 7.000 tỷ, Bộ Công Thương yêu Petro Vietnam tiếp tục theo dõi và bám sát chỉ đạo của Thủ tướng về các đề xuất phương án xử lý khó khăn vướng mắc đối với dự án để triển khai thực hiện.
Đồng thời, chủ động đàm phán với đối tác tiềm năng để triển khai phương án hợp tác với các đối tác khác để cùng sản xuất, vận hành nhà máy.
Đối với các dự án nhiên liệu sinh học, Bộ Công Thương tiếp tục theo dõi và bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các đề xuất phương án xử lý khó khăn vướng mắc đối với dự án để triển khai thực hiện.
Đồng thời, chỉ đạo Petro Vietnam và PVOil chủ động thúc đẩy việc ký thỏa thuận hợp tác với các địa phương, các doanh nghiệp... triển khai phân phối xăng E5. Tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng phần vốn của PVOil tại Công ty Cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí (PVB)...
Cụ thể, Bộ Công Thương cho biết, ngành dầu khí năm nay cần phấn đấu khai thác vượt kế hoạch 1 triệu tấn dầu. Đồng thời, xử lý các tồn tại của Công ty TNHH Một thành viên Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS), các dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ, dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, các dự án nhiên liệu sinh học có vốn góp của đơn vị thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam).
Đối với dự án nhà máy đóng tàu Dung Quất thuộc DQS, Bộ Công Thương đã đưa ra các phương án giải quyết.
Thứ nhất, tiến hành tái cơ cấu nhà máy đóng tàu Dung Quất theo hướng xử lý các tồn tại, căn cứ pháp lý, thẩm quyền quyết định, đánh giá hiệu quả của nhà máy sau khi tái cơ cấu. Trong đó, nhà máy có thể trực thuộc Petro Vietnam hoặc tách khỏi Petro Vietnam.
Phương án thứ hai là chuyển nhượng công ty. Petro Vietnam sẽ lên kế hoạch, hình thức, điều kiện và khả năng thực hiện.
Phương án ba là cho phá sản nhà máy theo quy định. Petro Vietnam đánh giá các pháp lý liên quan, khả năng thực hiện, thiệt hại về vốn đầu tư tài sản của nhà nước… để trình Chính phủ xem xét.
Đặc biệt, Bộ Công Thương yêu cầu tiến hành đánh giá, làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan trách nhiệm của tổ chức, cá nhân dẫn đến tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn trong thời gian qua.
Đồng thời, khẩn trương thống nhất với Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (SBIC) về phương án chuyển giao tàu 104.000 DWT.
DQS được thành lập ngày 20/2/2006, là thành viên của SBIC (tiền thân là Vinashin). Thực hiện chiến lược tái cơ cấu SBIC của Chính phủ, năm 2010, nhà máy được chuyển giao về Petro Vietnam quản lý, khai thác.
Do những khó khăn tồn tại từ thời Vinashin, nhiều năm qua, nhà máy chìm trong thua lỗ, nợ lương. Mặc dù gần đây tình hình kinh doanh có cải thiện, nhưng vẫn chưa thể xóa bỏ được khoản lỗ lũy kế lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính của Petro Vietnam, tính đến cuối năm 2015, tập đoàn vẫn nắm 100% vốn tại DQS, tương ứng 1.990 tỷ đồng. Tuy nhiên, do nhà máy liên tục thua lỗ khiến Petro Vietnam đã phải trích lập dự phòng rủi ro đầu tư 100%.
Với dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Bộ Công Thương yêu cầu Petro Vietnam xây dựng phương án tiêu thụ sản phẩm dự án, chỉ đạo việc nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm phục vụ chạy thử dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Đặc biệt, dự án sẽ được thành lập các chi nhánh phân phối sản phẩm Nghi Sơn sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đối với dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ gần 7.000 tỷ, Bộ Công Thương yêu Petro Vietnam tiếp tục theo dõi và bám sát chỉ đạo của Thủ tướng về các đề xuất phương án xử lý khó khăn vướng mắc đối với dự án để triển khai thực hiện.
Đồng thời, chủ động đàm phán với đối tác tiềm năng để triển khai phương án hợp tác với các đối tác khác để cùng sản xuất, vận hành nhà máy.
Đối với các dự án nhiên liệu sinh học, Bộ Công Thương tiếp tục theo dõi và bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các đề xuất phương án xử lý khó khăn vướng mắc đối với dự án để triển khai thực hiện.
Đồng thời, chỉ đạo Petro Vietnam và PVOil chủ động thúc đẩy việc ký thỏa thuận hợp tác với các địa phương, các doanh nghiệp... triển khai phân phối xăng E5. Tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng phần vốn của PVOil tại Công ty Cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí (PVB)...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét