Trọng Thành
Ông Peter Navarro, được đề cử làm chủ tịch Hội Đồng Thương Mại Mỹ. Ảnh chụp từ Internet.
Ngày hôm qua, 21/12/2016, tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump quyết định bổ nhiệm một kinh tế gia có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc vào chức vụ lãnh đạo Hội Đồng Thương Mại của Nhà Trắng.
Ông Peter Navarro, 67 tuổi, vốn là cố vấn của Donald Trump trong thời gian tranh cử, có chủ trương xem xét lại toàn diện các quan hệ thương mại và chính trị với Trung Quốc. Trong thông báo về ý định bổ nhiệm, tổng thống tân cử Mỹ ca ngợi Peter Navarro là một người ''đầy viễn kiến'', có thể ''tiến hành các chính sách thương mại giúp cho nước Mỹ giảm thâm hụt thương mại, thúc đẩy tăng trưởng và ngăn chặn tình trạng việc làm của người Mỹ bị hút ra nước ngoài''.
Ông Peter Navarro là tác giả nhiều cuốn sách về Trung Quốc, đặc biệt nổi tiếng là “Death by China : How America Lost its Manufacturing Base” (Chết dưới tay Trung Quốc), trong đó ông nhấn mạnh đến các đe dọa Trung Quốc đối với nền kinh tế Mỹ và tham vọng của Bắc Kinh trở thành thế lực kinh tế và quân sự thống trị châu Á.
Chủ tịch tương lai Hội Đồng Thương Mại Mỹ cũng là người chủ trương xiết chặt quan hệ với Đài Loan, và kêu gọi xem xét lại ‘‘nguyên tắc một nước Trung Hoa’’, vốn được coi là một nền tảng trong quan hệ Mỹ-Trung, cho dù không đi đến mức đề nghị công nhận nền độc lập của Đài Loan.
Cũng ngày hôm qua, Donald Trump chỉ định thêm một tỉ phú khác vào cương vị cố vấn. Ông Carl Icahn, 80 tuổi, sẽ không đảm nhiệm một chức vụ nào trong chính quyền liên bang, mà chỉ là cố vấn riêng của tổng thống trong các vấn đề tài chính hay môi trường. Tỉ phú Carl Icahn sẽ không nhận lương hay thù lao của chính quyền.
Vẫn về quan hệ Mỹ - Trung, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi), trong một trả lời phỏng vấn, được tờ Nhân Dân Nhật Báo đăng tải hôm nay, cho biết quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang đứng trước nhiều bất trắc mới. Tuy nhiên, ngoại trưởng Trung Quốc cũng bày tỏ hy vọng, nếu hai bên tôn trọng ''các lợi ích cốt lõi'' của nhau, quan hệ hai bên sẽ được bền vững, ổn định và cùng có lợi.
Theo các nhà quan sát, việc Donald Trump quyết định bổ nhiệm ông Peter Navarro – một người có quan điểm xiết chặt quan hệ với Đài Loan - vào chức vụ nói trên có thể gây khó khăn cho Bắc Kinh, vốn đã khó xử sau khi tổng thống tân cử Mỹ có cuộc điện đàm với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), phá đi một quy ước ngầm giữa Bắc Kinh và Washington từ năm 1979.
Trump chọn tướng Mattis cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng
Tướng Mattis luôn nói với các binh sĩ. (Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ)
Trump chọn Tướng có biệt danh ‘Chó điên’ làm Bộ trưởng Quốc phòng, Trung Quốc nên cẩn trọng?
LỜI BÀN: NHÀ BÁO NÀO MÀ ĐẶT HỖN DANH " CHÓ ĐIÊN" CHO BT BỘ 4 T THÌ COI CHỪNG...
Tổng đắc cử Donald Trump đã quyết định chọn tướng James Mattis làm Bộ trưởng Quốc phòng. Vị tướng này có quan điểm về Trung Quốc như thế nào?
Hôm 5/12, ông Trump chia sẻ trên mạng xã hội rằng: “Ngày mai, chúng tôi sẽ chính thức thông báo Tướng James Mattis ‘Chó điên’ là đề cử cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng”.
Trump chọn tướng Mattis cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng
Ông Matt Mattis (66 tuổi) được coi là huyền thoại của Thuỷ quân lục chiến Mỹ. Ông gia nhập lực lượng này năm 19 tuổi và từng tham gia các cuộc chiến lớn như Chiến tranh vùng Vịnh, Afghanistan và Iraq. Năm 2007, ông được bổ nhiệm làm lãnh đạo Bộ chỉ huy các lực lượng liên quân Mỹ. Thiếu tướng Robert H. Scales, cựu giám đốc Trường Pháo binh Mỹ mô tả về Mattis: “Ông ấy là một trong những người đàn ông tao nhã và tinh tế nhất mà tôi từng biết”.
Tên tuổi của Mattis bắt đầu nổi tiếng trong Thủy quân lục chiến cũng như quân đội Mỹ khi ông được bổ nhiệm chỉ huy lực lượng đặc nhiệm trong Chiến tranh Afghanistan. Lính Thủy quân lục chiến rất thán phục Mattis khi ông thường trực tiếp xuống vị trí chiến đấu để nói chuyện với binh lính.
Tướng Mattis luôn nói với các binh sĩ. (Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ)
Tháng 8/2010, Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm ông làm Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm. Tuy nhiên, chính quyền Obama không thực sự tín nhiệm Mattis vì ông có quan điểm cứng rắn và hướng đến cuộc đối đầu quân sự với Iran.
Ông Trump từng gọi ông Mattis là người mạnh mẽ, rất đáng được tôn trọng. Hai người có điểm chung là có lập trường cứng rắn đối với những nước đối địch với Mỹ, đặc biệt là Iran. Ông Mattis phản đối thoả thuận hạt nhân Iran và từng nói chế độ Iran là mối đe doạ lâu dài nhất đối với sự ổn định và hoà bình ở Trung Đông.
Tại sao có biệt danh “Chó điên”?
Ông Trump đã từng vài lần đề cập đến Tướng Mattis bằng biệt danh “Chó Điên”. Trong lần phát biểu ở Ohio, Trump nói với đám đông ủng hộ: “Chúng ta sẽ chỉ định Mattis Chó Điên làm Bộ trưởng Quốc phòng”. Vậy tại sao vị tướng 4 sao này lại có biệt danh như vậy?
Hãng tin CNN cho biết biệt danh này xuất hiện vào năm 2004, sau khi Mattis dẫn đầu đoàn quân Mỹ và Anh đánh thắng quân nổi dậy ở Iraq. Còn báo Sun nói ông có biệt danh đó sau một trận đánh khốc liệt vào năm 2003 tại Iraq.
Trong khi đó trang tin Vox lại mô tả Mattis là “một chiến lược gia nghiêm túc được cả trong và ngoài Lầu Năm Góc tôn trọng vì trí tuệ của ông”.
Trung Quốc nên cẩn trọng?
Tuy ít phát biểu về Trung Quốc, nhưng tướng Mattis cũng có một số lần thể hiện quan điểm về nước này.
Năm 2015, viên tướng về hưu đã chỉ trích chính sách an ninh của Obama và nói rằng: “Vì các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông ngày càng rõ rệt, Mỹ cần xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh và có nhiều tàu chiến hơn”.
Ông tuyên bố: “Dù chúng ta nỗ lực duy trì quan hệ tốt ở Thái Bình Dương với Trung Quốc, nhưng nếu Trung Quốc tiếp tục bành trướng ở biển Đông và các khu vực khác, chúng ta buộc phải đưa ra chính sách có đối trọng tương ứng”. Ông còn nhận định Trung Quốc “đang tìm cách khai thác mối bất hòa giữa các đồng minh của Mỹ, như Hàn Quốc và Nhật Bản”.
Trong hàng loạt bài bình luận về sự bổ nhiệm của Trump, các báo ở Trung Quốc không có nhận định rõ ràng về cục diện khu vực dưới thời Mattis. Thời báo Hoàn cầu chỉ đưa ra cảnh báo, dù thế nào Bắc Kinh cũng nên cẩn trọng bởi chiến lược “xoay trục châu Á” của Mỹ sẽ không dừng lại.
Tuy nhiên, để trở thành ông chủ Lầu Năm Góc, ông Mattis cần thêm sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ vì luật liên bang 1947 quy định một viên tướng cần chờ 7 năm sau khi về hưu để giữ cương vị bộ trưởng Quốc phòng. Quốc hội Mỹ chỉ từng một lần cho phép ngoại lệ khi tướng George C. Marshall được bổ nhiệm năm 1950.
Xem: Những thông tin và hình ảnh về tướng Mattis ‘Mad Dog’
Dương Minh
Xem thêm:
- Donald Trump có thể chọn người bạn lâu năm của ông Tập làm Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc
- Trump nói đúng, Trung Quốc đã xây tổ hợp quân sự lớn trên Biển Đông và một sân bóng đá
- Chỉ với 10 phút điện thoại, ông Trump khiến Trung Quốc phải dè chừng ra sao?
Clip hay:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét