*Khuất Phong Nguyễn Đình Phùng* & Phạm Nghĩa
Những diễn biến gần đây cho thấy tình hình
càng ngày càng căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa, báo hiệu một cuộc chiến gần
kề trên vùng biển Thái Bình Dương, có thể sẽ xảy ra trong những tháng đầu sau
khi Trump nhậm chức.
Trung Hoa sau vài ngày phản ứng yếu ớt khi
Trump nhận cú điện thoại của bà tổng thống của Đài Loan và công khai đặt vấn đề
về việc tiếp tục chính sách One China policy từ thời Nixon, đã bắt đầu lồng lộn
lên.
Trump nói muốn xét lại chuyện chỉ công nhận một
xứ Trung Hoa duy nhất dưới quyền kiểm soát của cộng sản Bắc Kinh và gạt bỏ ngoại
giao với Đài Loan. Trump nói thẳng thừng là sẽ dùng chuyện này như một thứ đòn
bẫy để thương thảo với Trung Hoa về các chuyện như mậu dịch, chuyện Trung Hoa yểm
trợ Bắc Hàn.
Có nghĩa Trump đe dọa là nếu Bắc Kinh không
nhượng bộ với những đòi hỏi của Trump về mậu dịch và vẫn tiếp tục dùng Bắc Hàn
để thọc gậy bánh xe Hoa Kỳ, Trump có thể sẽ đi đến việc công nhận Đài Loan như
một quốc gia độc lập và bảo vệ xứ này nếu cộng sản Trung Hoa tấn công.
Đây là nhược điểm của Tập Cận Bình, coi rất nặng
vấn đề chủ quyền của Trung Hoa trên Đài Loan, chỉ coi Đài Loan như một vùng của
Trung Hoa và đe dọa có thể tiến chiếm bất cứ lúc nào!
Họ Tập trong mấy năm nay đã khích động rất mạnh
chủ thuyết quốc gia cực đoan trên dân Tàu, bằng những khẩu hiệu hô hào cũng như
trong chương trình giáo dục, đã kích thích rất mạnh lên tự ái dân tộc của dân
Tàu, nhấn mạnh đến cái nhục nước Tàu bị Nhật chiếm đóng, bị Tây Phương chia năm
xẻ bẩy đặt tô giới.
Nên Đài Loan có thể coi như một lằn gạch đỏ
red line, nếu Hoa Kỳ hay bất cứ quốc gia nào khác vượt qua, họ Tập sẽ phải có
thái độ ngay!
Trump đã chọc vào yếu điểm của Tập Cận Bình với
việc Đài Loan đòi độc lập. Và để giữ uy tín với dân Tàu vì đã ở vào thế cưỡi
lưng cọp khi đã kích thích tự ái dân tộc của dân Tàu lên cao độ, Tập Cận Bình
không thể nào lùi bước nhượng bộ và tỏ ra yếu ớt khi bị Trump chơi ngón đòn xóc
họng!
Tờ Global Times, cơ quan truyền thông chính
thức của đảng cộng sản Trung Hoa đã bắt đầu phản pháo, gọi Trump là ấu trĩ về
ngoại giao và chính sách, coi Trump như một thứ con nít khi đặt vấn đề về việc
thay đổi One China policy.
Nhưng đáng kể hơn cả là ngày thứ năm 15 tháng
12 vừa qua, bộ quốc phòng Trung Hoa trong một thông cáo, công bố là Trung Hoa
đã cho trang bị vũ khí trên các đảo nhân tạo Trung Hoa cho đào đất, đổ cát nới
rộng tại vùng quần đảo Trường Sa mấy năm qua.
Mặc dù Tập Cận Bình tháng 9 năm ngoái khi gặp
tổng thống Obama tại tòa Bạch Cung đã khẳng định với các ký giả là “Trung Hoa
không có ý định quân sự hóa các đảo nhân tạo này”.
Tuy nhiên những hình ảnh do vệ tinh nhân tạo
chụp được cho thấy Trung Hoa đã cho xây hải cảng, đường phi đạo cho phi cơ có
thể lên xuống, cũng như các bãi đậu có mái che cho các phi cơ quân sự có thể xử
dụng được. Nhưng với thông cáo của bộ quốc phòng Trung Hoa, đây là lần đầu tiên
Trung Hoa xác nhận có vũ khí được thiết lập trên các hòn đảo nhân tạo này.
Theo Trung Tâm Chiến Lược Quốc Tế Center for
Strategic and International Studies đặt tại Washington, D.C., các vũ khí này là
các dàn súng phòng không tầm xa cũng như các hệ thống chống hoả tiễn loại
cruise missiles.
Có nghĩa Trung Hoa sợ Hoa Kỳ sẽ cho thả bom
triệt hạ các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo này nên cho thiết lập các dàn
vũ khí phòng không và chống hoả tiễn bắn từ xa đến của Hoa Kỳ.
Những hình ảnh được công bố do cơ quan quốc tế
nói trên chụp được do chương trình Asia Transparency Maritime Initiative cho thấy
có 4 địa điểm đặt hệ thống vũ khí phòng không của Trung Hoa tại 4 góc của đảo
Fiery Cross Reef thuộc quần đảo Trường Sa. Các đảo khác như Subi và Mischief
Reefs cũng cho thấy các cơ sở quân sự tương tự của Trung Hoa.
Lý do bộ quốc phòng Trung Hoa dùng để biện
minh cho việc đặt các vũ khí phòng không trên các hòn đảo nhân tạo này là vì
Hoa Kỳ tiếp tục cho các chiến hạm đi qua đi lại gần các hòn đảo này.
Một phát ngôn nhân tuyên bố: “ Nếu có kẻ lạ
đi ngang nhà bạn khiêu khích và chọc giận, không lẽ bạn không được quyền dùng một
chiếc ná bắn để tự bảo vệ à!”.
Gần đây nhân danh quyền hàng hải tự do trên
vùng biển Đông, hải quân Hoa Kỳ vẫn cho các chiến hạm đi ngang các hòn đảo nhân
tạo này, nhưng không lại gần quá để tránh đụng độ.
Đề Đốc Harry B. Harris, chỉ huy lực lượng
quân lực Thái Bình Dương tuyên bố Hoa Kỳ không cho phép vùng biển dùng chung
cho mọi người có thể bị đóng cửa, dù cho có bao nhiêu căn cứ quân sự trên các
hòn đảo nhân tạo này, nhiều đến đâu đi nữa.
Thực sự theo các nhà phân tích quân sự, các
vũ khí phòng không của Trung Hoa hiện đặt tại các hòn đảo nhân tạo này có tầm
hoạt động giới hạn, chỉ dùng để tự vệ nếu bị tấn công trực tiếp.
Tuy nhiên điều nguy hiểm là trong tương lai
Trung Hoa có thể cho thiết lập các hệ thống tối tân với tầm xa hơn và có thể
dùng hỏa tiễn để tấn công các phi cơ dội bom của Hoa Kỳ từ đằng xa.
Một số chuyên viên quân sự còn cho rằng nếu
Trung Hoa có thời gian và có khả năng để trang bị những vũ khí tối tân hơn cũng
như có khả năng để cho các phi cơ đáp lên xuống dễ dàng, các hòn đảo nhân tạo
này có thể ví với các hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm được! Và như thế Trung
Hoa sẽ có lợi thế rất lớn cho hải quân trên vùng biển Đông Hải khi tất cả các
hòn đảo nhân tạo này được trang bị và thiết lập các căn cứ quân sự hùng hậu với
vũ khí và hỏa tiễn tầm xa tối tân.
Các chiến lược gia Hoa Kỳ cho rằng: Trung Hoa
chỉ cần 4 năm nữa đến năm 2020 để bắt kịp Hoa Kỳ về lực lượng hải quân. Và điều
rõ ràng là Trung Hoa đã dùng việc thành lập các hòn đảo nhân tạo tại quần đảo
Trường Sa cũng như Hoàng Sa để biến thành các căn cứ quân sự quan trọng, có khả
năng trấn áp lực lượng hải quân Hoa Kỳ trên vùng biển Đông, không cho Hoa Kỳ
bén mảng đến con đường hải đạo quan trọng vào bậc nhất này.
Hiện nay lực lượng hải quân của Trung Hoa gồm
có: 1 hàng không mẫu hạm, chiếc Liaoning, mua lại của Ukraine để tái trang bị.
Chiếc này được ví như con vịt què, nếu đụng trận sẽ bị Hoa Kỳ cho bắn chìm
ngay!
Ngoài ra có 48 chiến hạm loại frigates, 32
cái corvettes, 26 cái loại destroyers, 138 chiến hạm tuần duyên, 4 cái dò mìn.
Quan trọng nhất là Trung Hoa có 68 tiềm thủy đĩnh, trong đó có 55 loại attack
submarines loại thường, 9 cái loại nguyên tử và đặc biệt hơn cả là 4 tiềm thủy
đĩnh nguyên tử loại Jin class, có trang bị hỏa tiễn nguyên tử ballistic
missiles.
Căn cứ tiềm thủy đĩnh của Trung Hoa đặt tại đảo
Hải Nam. Yếu điểm của Trung Hoa là thiếu hàng không mẫu hạm, hiện đang cho xây
thêm tại căn cứ Dalian. Nhưng nếu các hòn đảo nhân tạo Trung Hoa đang cho trang
bị được đủ thời gian để hoàn thành, đây sẽ là 4 hay 5 hàng không mẫu hạm không
thể đánh chìm được, trấn áp cả vùng biển Đông Hải.
Đây là lý do các chiến lược gia Hoa Kỳ cho rằng
phải triệt hạ Trung Hoa trước khi Trung Hoa tiến đến mức này và đuổi được hải
quân Hoa Kỳ ra khỏi vùng Thái Bình Dương vào năm 2020, chỉ còn mấy năm phù du nữa!
Điều rõ ràng là Ngũ Giác Đài đã đi đến kết luận
như trên và cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa sẽ xảy đến trong thời gian ngắn
sau khi Trump lên nhậm chức tổng thống. Trung Hoa cũng đã tính toán là chiến
tranh là điều không thể tránh khỏi và tất nhiên cũng sửa soạn sẵn sàng.
Một dấu hiệu mới là Trung Hoa ngày thứ sáu 16
tháng 12 đã cho bắt giữ một chiếc drone không người lái của chiếc tàu Bowditch
là tàu về hải dương học, dùng drone dưới đáy biển để khảo cứu về hải dương. Chiến
hạm của Trung Hoa theo sát chiếc tàu Bowditch, đâu khoảng 50 hải dặm ngoài khơi
Subic Bay của Phi Luật Tân.
Hoa Kỳ yêu cầu Trung Hoa phải hoàn trả chiếc
drone này và ngày hôm sau, hải quân Trung Hoa hứa hẹn sẽ cho trả lại, dù Trump
đã dùng Twitter ngạo là Trung Hoa cứ việc giữ lấy!
Nhiều phần chiếc tàu tí hon không người lái
loại drone này được hải quân Hoa Kỳ ngụy trang là dùng cho hải dương học. Nhưng
thực ra là để theo dõi và lấy tín hiệu của các tiềm thủy đĩnh Trung Hoa lảng vảng
gần Subic Bay!
Nhưng điều này cho thấy các sự đụng độ giữa
Hoa Kỳ và Trung Hoa ngày một nhiều thêm và sẽ đến lúc trở thành những đụng chạm
về quân sự với tổn thất nhân mạng dễ dàng.
Các leo thang về quân sự đưa đến chiến tranh
là do hai bên hù nhau và bịp bợm nhau. Nhưng chỉ cần một sơ suất nhỏ và tính nhầm
sẽ đưa đến chiến tranh lớn ngay lập tức. Hiện nay Trump đang dọa Trung Hoa bằng
vụ Đài Loan và sẽ đánh thuế quan tariff 45% lên hàng hóa Trung Hoa ngày đầu nhậm
chức.
Tập Cận Bình hù lại bằng cách cho máy bay chở
bom bay vòng đảo Đài Loan, cũng như công khai hóa việc biến các hòn đảo nhân tạo
thành căn cứ quân sự.
Điều quan trọng là các chiến lược gia của Ngũ
Giác Đài đã đi đến kết luận là phải triệt hạ lực lượng hải quân của Trung Hoa
trước khi quá muộn. Và chỉ cần một tính toán sai, một khiêu khích nhỏ với đụng
chạm làm tổn thất nhân mạng sẽ là cái cớ để Ngũ Giác Đài bật đèn xanh để hai tướng
với quyền lực nhiều nhất của chính quyền Trump là tướng James N. Mattis, bộ trưởng
quốc phòng và tướng Michael T. Flynn, cố vấn an ninh quốc gia, thúc đẩy Trump bắt
đầu cuộc chiến với Trung Hoa.
Đề đốc Harris, chỉ huy lực lượng Thái Bình
Dương sẽ là người cho ra lệnh để bắn cruise missiles và dội bom loại bunker
busting bombs để phá tan các đảo Fiery Cross, Subi và Mischief Reefs thành bình
địa và chìm sâu đáy biển! Cũng như cho bắn chìm chiếc hàng không mẫu hạm vịt
què Liaoning của Trung Hoa và dội bom căn cứ Dalian cho nổ tan hàng không mẫu hạm
đang được xây cất tại đây.
Các tiềm thủy đĩnh nguyên tử của Trung Hoa đều
đã được các drones của Hoa Kỳ theo dõi và biết vị trí sẽ bị cho nổ tan cùng một
lúc. Và căn cứ tiềm thủy đĩnh nguyên tử của Trung Hoa tại đảo Hải Nam cũng sẽ bị
dội bom phá hủy thành bình địa!
Điều quan trọng để theo dõi xem Trump có đủ
gan dạ làm những chuyện này hay không là xem ngày đầu nhậm chức Trump có giữ
đúng lời hứa lúc tranh cử là sẽ đánh thuế quan tariff 45% lên hàng hóa Tàu nhập
cảng vào Hoa Kỳ hay không?
Nếu Trump làm được điều này, chiến tranh với
Trung Hoa sẽ là điều không tránh khỏi được trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ
Trump. Chúng ta hãy chờ xem!
Hoàn Cầu: “Mỹ chuẩn bị kịch bản liên quân 8 nước bao vây Trung Quốc“
VietTimes -- Khi hai nước Mỹ - Trung giao chiến, nếu Mỹ không giành được chiến thắng nhanh gọn, rất có thể Mỹ sẽ áp dụng chiến thuật truyền thống, phối hợp với Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ, Úc, Canada, Malaysia, thậm chí cả Đài Loan... tạo thành liên minh quân sự bao vây Trung Quốc, Hoàn Cầu dự báo.
Như thế, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mối nguy hiểm có một không hai từ phía “8 nước liên quân”. Đây là khả năng có thể xảy ra, Trung Quốc không nên coi thường mà cần có sự chuẩn bị từ trước – bài viết được đăng trên mạng Trung Hoa với tựa đề: Một khi Trung – Mỹ khai chiến: Rất có thể Trung Quốc sẽ phải đối mặt với 8 nước liên quân mới.
Thời báo Hoàn Cầu mới đây la lối: "Trong hai tuần tới, Mỹ dự định sẽ đưa tàu chiến vào lãnh hải trên biển Đông của Trung Quốc!". Ngày 7/6, tờ Thời báo hải quân của Mỹ đưa tin, từ tháng 5 trở lại đây, luôn có nguồn tin nói rằng Mỹ đang lên kế hoạch đưa tàu chiến vào vùng biển gần với các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông.
Ba quan chức của Lầu Năm Góc tiết lộ, hải quân Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng và đang chờ đợi lệnh phê chuẩn cuối cùng của chính quyền tổng thống Obama. Ngày 8/6, tờ Thời báo tài chính của Anh dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết, tàu chiến Mỹ sẽ tiến vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, dự định kế hoạch sẽ được triển khai trong một tuần tới.
Nhà Trắng đã từ chối bình luận về điều này đồng thời chỉ nói những hành động này thuộc phạm trù “cơ mật”. Ngày 8/6, hãng Reuters của Anh đưa tin, cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã phát biểu trong cuộc họp báo định kỳ rằng Trung Quốc đã chú ý đến bản tin này. Trước đó, Bộ ngoại giao Trung Quốc từng phát biểu rằng hoạt động tự do hàng hải không bao hàm việc tàu chiến, chiến đấu cơ nước ngoài có thể tùy tiện tiến vào lãnh hải và không phận của một quốc gia.
Hoa Xuân Oánh nói: "Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những bản tin như thế này. Trong nhiều dịp tiếp xúc song phương và trong chuyến thăm Mỹ của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã có sự trao đổi sâu rộng về vấn đề biển Đông, do đó chúng tôi tin rằng phía Mỹ đã hiểu rất rõ về lập trường nguyên tắc của Trung Quốc. Điều chúng tôi mong muốn là phía Mỹ có thể nhận thức một cách khách quan, đúng đắn về cục diện Biển Đông hiện nay, cùng Trung Quốc phát huy vai trò mang tính xây dựng thực sự cho nền hòa bình, ổn định của khu vực Biển Đông".
Ngày 8/6, Hứa Lệ Bình – chuyên gia của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế và khu vực châu Á Thái Bình Dương thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc trả lời phỏng vấn Hoàn Cầu phán một cách hết sức vô lối rằng "Nếu Mỹ làm như vậy, chắc chắn sẽ khiến cục diện Biển Đông rối như mớ bòng bong. Điều này sẽ phát đi tín hiệu sai cho Philippines và Việt Nam, khiến hai quốc gia này có thể có những hành động mạo hiểm sau khi đánh giá sai về tình hình, đe dọa đến sự ổn định của Biển Đông".
Cận cảnh một phần Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp, xây dựng thành đảo nhân tạo trái phép
Còn Dự Chí Vinh – nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu phát triển hải dương Trung Quốc quả quyết, nếu quân đội Mỹ tiến vào “lãnh hải” của Trung Quốc và có những hành động mang tính xâm phạm, Trung Quốc sẽ ngăn chặn. Nếu chỉ là hoạt động đi qua thông thường, Trung Quốc sẽ cảnh cáo và bám sát để theo dõi.
Bài viết chỉ ra rằng, từ lời phát ngôn của người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc có thể thấy, trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đã nhiều lần trao đổi với Mỹ trong các dịp tiếp xúc, nhưng Mỹ vẫn cố tình làm như vậy, đồng thời còn công khai nói với Trung Quốc, đây chẳng phải là hành vi khiêu khích ngang nhiên hay sao? Theo nguồn tin của truyền thông Mỹ, thực ra Mỹ đã nhiều lần ra tay, chỉ có điều không thông báo trước với Trung Quốc như lần này.
Nguồn tin từ báo chí Mỹ cho biết, quân đội Mỹ đã xây dựng một kế hoạch tấn công Trung Quốc, chia Trung Quốc thành các chiến khu Đông Hải, chiến khu Nam Hải, chiến khu Không Thiên. Mặt khác, Mỹ còn đưa ra những suy đoán về kết quả chiến tranh, cho rằng cho dù là giao chiến ở biển Hoa Đông hay Biển Đông, Trung Quốc đều không thể giành chiến thắng. Tạm thời chưa nói đến kết quả thực tế thế nào, nhưng những thông tin này ít nhất cho thấy chính phủ và quân đội Mỹ đã nhiều lần lên kế hoạch tấn công quân sự nhằm vào Trung Quốc.
Chỉ có điều Washington lo ngại Bắc Kinh sẽ dựa vào ưu thế về mặt địa lý tấn công căn cứ quân sự của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương bằng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Vì việc khai chiến hay không là do Mỹ quyết định, tuy nhiên tấn công thế nào, bao giờ kết thúc lại phụ thuộc vào Trung Quốc. Vì một khi súng đã nổ, với Trung Quốc là không có đường lùi, buộc phải đánh lại, báo chí Trung Quốc hô hào.
Gần đây, cho dù là phương tiện truyền thông hay lời phát ngôn của phía quân đội Mỹ hay Trung Quốc, đều đề cập rất nhiều tới chiến tranh. Trung Quốc cho rằng những hành vi mang tính khiêu khích của Mỹ ngày càng xuất hiện nhiều hơn và nghiêm trọng hơn. Hai tàu sân bay thuộc Hạm đội số 3 của Mỹ là USS Carl Vinson và Ronald Reagan cũng từ Đông Thái Bình Dương tiến vào Tây Thái Bình Dương. Bắc Kinh cho rằng, bất luận nhằm mục đích gì, ít nhất đây cũng là một lời đe dọa. Tất cả những điều này tạo cho dư luận một cảm giác rằng vùng biển xung quanh Trung Quốc ngày càng sặc mùi thuốc súng của chiến tranh. Theo lời một nhà chiến lược của Mỹ, mối quan hệ Mỹ - Trung đã đến điểm tới hạn.
Tác giả bài viết đặt ra câu hỏi rằng, chẳng lẽ mối quan hệ Trung - Mỹ đã đi tới bờ vực thẳm, buộc phải dùng chiến tranh để giải quyết ư? Trong một bài viết có tên gọi Cuộc chiến cả Mỹ và Trung Quốc đều không thể thua đã nêu rõ quan điểm này. Giả dụ Mỹ không quan tâm đến hậu quả, ngang nhiên chĩa súng vào Trung Quốc thì rất có thể cuộc chiến tranh này sẽ diễn ra rất dài, cho đến khi nào phân được thắng bại mới dừng.
Báo Trung Quốc chủ quan nhận định rằng khi chiến tranh đã nổ ra thì cả Trung Quốc và Mỹ đều không thể để bại trận. Nếu chiến bại, chắc chắn Mỹ sẽ để mất lòng tin trước các nước đồng minh, vị thế bá chủ của Mỹ sẽ rớt thảm hại, Nhật Bản, Nga sẽ thừa cơ vùng lên, Việt Nam, Philippines sẽ “ngả về” phía Trung Quốc. Mỹ bị hất cẳng ra khỏi châu Á, chính sách tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương sẽ phá sản hoàn toàn, do đó Mỹ chỉ có thể chiến thắng mà không được phép chiến bại.
Còn đối với Trung Quốc, sự thắng bại càng có mối liên hệ mật thiết với mối sinh tử tồn vong của quốc gia này. Nếu Mỹ bại trận, hậu quả nghiêm trọng nhất chỉ là rút khỏi châu Á, nhưng nếu Trung Quốc thua cuộc, đồng nghĩa với sự sụp đổ của chính quyền, bất ổn trong nội bộ quốc gia, đất nước chia tách, do đó bất luận thế nào cũng phải đánh thắng.
Bài viết nhấn mạnh, ý tưởng Mỹ muốn chiến tranh để phân định lại càn khôn là phi thực tế, là hết sức nguy hiểm. Giả dụ không thể đánh nhanh thắng nhanh, và lại không thể thỏa hiệp, chắc chắn Mỹ sẽ dùng chiêu bài cũ là bắt tay với các nước Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ, Úc, Canada, Malaysia…, thậm chí cả Đài Loan để bao vây Trung Quốc. Đây là nguy cơ Trung Quốc cần đăc biệt cảnh giác vì rất có khả năng xảy ra. Lúc này, thái độ của Nga sẽ hết sức quan trọng, nếu Nga nghiêng về bên nào, cán cân chiến thắng sẽ nghiêng về bên đó, nếu Trung Quốc bắt tay với Nga, hình thành nên mặt trận song cường, chiến tranh thế giới thứ ba sẽ ập xuống đầu nhân loại...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét