December 9, 2016
Ngày 8/12/2016, tại Trump’s Tower, ông Donald Trump lên tiếng mạnh mẽ “Hoa Kỳ cần phải có biện pháp khác hơn, khả quan hơn đối với Bắc Kinh”. Ông chỉ trích các chính sách kinh tế của Trung Quốc.
Tại trạm dừng chân để cảm ơn cử tri bầu cho ông, tiểu bang Iowa, ông nói “Quan hệ giữa Hoa Ky và Trung Quốc, là mối quan hệ quan trọng, chúng ta phải cẩn trọng. Trung Quốc không phải là một nền kinh tế thị trường. Họ như một tên gian thương không tuân thủ các quy tắc của cuộc chơi, và tôi biết đã đến lúc họ phải bắt đầu tuân thủ quy tắc”.
Cũng trong ngày 8/12/2016 – một phần trong chuyến đi tới từng tiểu bang để cảm ơn cử tri đã bỏ phiếu cho ông trong cuộc bầu cử ngày 8/11 vừa qua, tổng thống đắc cử Hoa Kỳ, ông Donald Trump lại tiếp tục chỉ trích thẳng thừng Trung Quốc, giống như trong suốt chiến dịch tranh cử Tổng thống, Trump đã liên tục phê phán Trung Quốc. Tuần trước, ông còn khiến Bắc Kinh nổi giận bằng một cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Trump mỉa mai “Trung quốc đã đánh cắp một lượng lớn tài sản trí tuệ, đánh thuế không bình đẳng đối với các công ty của chúng ta, chẳng giúp ích gì trong vấn đề Triều Tiên như lẽ ra nên làm, cố tình phá giá mạnh đồng tiền và bán phá giá hàng hóa. Ngoài những việc đó ra, thì họ thật là tuyệt, có phải không ạ?”.
Theo nội các mới, Terry Branstad, Thống đốc bang Iowa được bổ nhiệm Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc. Nhưng khi mời Branstad lên sân khấu, ông Trump nói, “Branstad luôn khuyến khích tôi không nói bất kỳ điều gì tiêu cực về Trung Quốc khi đến Iowa, bởi ông ấy có nhiều bạn bè ở Trung Quốc”.
Cũng nên nhắc lại, giữa ông Branstad và Tập Cập Bình có một mối giao hảo tốt đẹp. Branstad nói ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã một tình bạn 30 năm. Thống đốc Iowa đã thăm Trung Quốc ít nhất 6 lần, còn ông Tập đã tới Iowa hai lần.
Ông Donald Trump sẽ chính thức nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ vào ngày 20/1, chính quyền của ông sẽ đặt trọng tâm vào hai nguyên tắc: “Mua hàng Mỹ và thuê lao động Mỹ”. Ông cũng tuyên bố sẽ tiếp tục gây sức ép để các công ty Mỹ không chuyển việc làm ra nước ngoài.
Và, với tổng thống đắc cử Donald Trump luôn khẳng định thông điệp mà ông luôn đề cao và phải thực hiện chủ thuyết: “Hoa Kỳ và đời sống của người dân Hoa Kỳ là ưu tiên hàng đầu trên bất cứ phương diện nào ở địa cầu này”…
PHAN NGUYÊN LUÂN
Khí quyển đang bốc hơi khỏi Trái đất từng phút.
Anjali Tripathi, nhà vật lý thiên văn ở Đại học Harvard.
Trái đất trong tương lai xa xôi có thể trở nên cằn cỗi như sao Hỏa.
Nếu Trung Quốc không bớt tham lam, Trái Đất có thể lâm nguy vì khí quyển sắp chết
Khi quyển là màn bảo vệ Trái Đất khỏi các tia có hại của mặt trời, thiên thạch… và ngăn hơi nước bốc hơi. tuy nhiên những năm gần đây, lượng nước ở khí quyển liên tục bốc hơi, nếu tình trạng này vẫn còn tiếp diễn, sự sống trên trái đất sẽ lâm nguy. Và nguyên nhân phần lớn của thảm hoạ này bắt nguồn từ quốc gia đông dân nhất thế giới.
Theo Daily Mail, mỗi phút, khoảng 181kg khí hydro và 3kg khí heli thoát ra ngoài Trái đất. Quá trình này được biết đến nhưhiện tượng khí quyển bốc hơi, đến một ngày nào đó sẽ dẫn đến sự hủy diệt sự sống.
Khí quyển đang bốc hơi khỏi Trái đất từng phút.
Anjali Tripathi, nhà vật lý thiên văn ở Đại học Harvard, mới đây cảnh báo về hậu quả đáng sợ này đối với tương lai Trái đất.
Trong tương lai xa xôi, Mặt trời sẽ càng ngày nóng hơn, dẫn đến hiện tượng khí quyển bốc hơi khỏi Trái đất trở nên nhanh hơn.
Anjali Tripathi, nhà vật lý thiên văn ở Đại học Harvard.
“Điều mà chúng ta có thể chuẩn bị, là khả năng Trái đất sẽ giống như sao Hỏa. Hydro tách ra từ nước sẽ bốc hơi vào vũ trụ nhanh hơn, để lại một hành tinh khô cằn với sắc đỏ”,Tripathi nói. “Ít nhất điều này vẫn còn khá xa, nhân loại vẫn còn thời gian chuẩn bị”.
Khí quyển là nhân tố quan trọng giúp duy trì sự sống, tạo ra vành đai màu xanh nhạt khi các phi hành gia chụp ảnh Trái đất từ vũ trụ. “Bầu khí quyển bảo vệ Trái đất khỏi nhiều tác động tiêu cực, như thiên thạch”.
“Điều đáng lo ngại là bầu khí quyển này đang dần biến mất theo thời gian”, Tripathi nói.
Trái đất trong tương lai xa xôi có thể trở nên cằn cỗi như sao Hỏa.
Giới nghiên cứu cho rằng sao Hỏa trong quá khứ cũng có hệ thống khí hậu tương tự như Trái đất, vốn là cơ sở hình thành dạng sống và phát triển.
Tuy nhiên, quá trình thất thoát khí quyển trên sao Hỏa rất mạnh mẽ, khí hydro biến mất trong vũ trụ và khí oxy còn sót lại biến hành tinh thành màu đỏ thông qua phản ứng oxy hóa với kim loại trên mặt đất.
Nguyên nhân của tình trạng trên theo lý giải các nhà khoa học có thể do hiện tượng nóng lên toàn cầu mà khí CO2 chính là thủ phạm chính.
Cuộc cách mạng công nghiệp đưa Trung Quốc trở thành công xưởng thế giới cũng khiến Trung Quốc vượt Mỹ về lượng phát thải năm 2006. Hiện tại, Trung Quốc chiếm 28% lượng khí thải trên thế giới, tiếp đến là Mỹ chiếm 14% và EU. Trong khi Mỹ và EU đang ra sức siết chặt lượng khí thải ra, tìm các phương hướng sản xuất và nhiên liệu sạch thì Trung Quốc vẫn phát triển như vũ bão và vô tư thải khí CO2.
Nếu không có động thái tích cực thì 1 ngày không xa cả trái đất sẽ phải chịu ảnh hưởng chỉ vì 1 vài quốc gia quá ô nhiễm và tham lam.
Thanh Long tổng hợp
Xem thêm:
- Hoa hậu Thế giới Canada: Tôi không thua cuộc, chính Đảng Cộng sản Trung Quốc tự bôi nhọ hình ảnh của mình
- Trung Quốc không cần bất cứ sự xâm lược nào từ bên ngoài cũng có thể tự đi tới diệt vong
- Đại sứ quán Mỹ: Chỉ số ô nhiễm không khí Hà Nội đứng thứ nhì thế giới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét