Đông chí là ngày mà thiên nhiên âm dương thay đổi đặc biệt. Trong ngày Đông chí này, dương khí bắt đầu được sinh ra, là thời khắc vô cùng quan trọng.
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường của Dutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Ngày Đông chí thông thường rơi vào khoảng từ ngày 21 tới ngày 23/12 dương lịch. Vào ngày Đông chí này, tại Bắc bán cầu ban đêm dài nhất còn ban ngày lại ngắn nhất. Trong lý luận âm dương ngũ hành truyền thống, ánh sáng mặt trời chiếu nhiều và ngày kéo dài thì là dương, do đó Đông chí là tiết khí quan trọng nhằm tiêu giảm âm tăng trưởng dương, là khi dương khí bắt đầu dần dần thịnh vượng.
Ngày Đông chí còn là ngày đầu tiên của “sổ cửu hàn thiên” (quãng thời gian kéo dài chín chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài chín ngày rét), thường gọi là “Đông chí giao cửu”. Thời xưa Đông chí được cho là khởi điểm để tính 24 tiết khí, cũng là khởi điểm để tính tuổi, do đó tiết Đông chí ngày xưa được cho là ngày lễ quan trọng chỉ đứng sau ngày Tết.
Hơn nữa trong thời khắc canh tân thay cũ đổi mới của vũ trụ, xuất hiện một tình huống đặc biệt: Sau ngày Đông chí là lễ Giáng sinh của phương Tây.
Lịch pháp Đông chí, thuận thiên ứng nhân
Kể từ khi khởi đầu của triều đại nhà Hạ, người ta coi Đông chí như là một điểm khởi đầu.
Bởi vì Đông chí và Hạ chí là mấu chốt chế định lịch pháp, lịch pháp chuẩn xác, thì có thể minh chứng hoàng đế nắm giữ thiên mệnh, có tư cách thuận thiên ứng nhân, cho nên cổ nhân đặc biệt coi trọng ngày Đông chí.
Xét từ tư liệu lịch sử, Đông chí còn là ngày lễ quan trọng thể hiện Thiên nhân hợp nhất, kính Thiên thuận Thiên: Trong “Thần Sỹ – Xuân Quan Châu Lễ” viết: “Ngày đông đến, kính Thiên Thần nhân quỷ. Ngày hạ tới, kính thổ Thần vạn vật”. Cũng chính là nói, đông tới tế Trời, hạ tới thì tế Đất.
Ban đầu “Đông chí” chưa được coi là ngày hội. Vào 3.000 năm trước, Chu Công lấy “Thổ Khuê pháp” để đo “Lạc ấp” (nay là thành phố Lạc Dương) chọn làm trung tâm của thiên hạ. Về sau ông lại dùng phương pháp này trắc được “nhật ảnh” ngày dài nhất và ngắn nhất, tức là ngày Đông chí và Hạ chí ngày nay, cũng đem ngày có nhật ảnh dài nhất làm ngày bắt đầu của năm.
Từ sau khi Hán Vũ Đế dùng nông lịch, mới chính thức đem tháng Giêng và Đông chí tách ra. Khi ấy, vào ngày Đông chí quan phủ cần cử hành nghi thức chúc mừng, gọi là “hạ đông”.
Trong “Lễ Nghi – Hậu Hán Thư” viết: “Khoảng thời gian trước và sau Đông chí, quân tử an thân tĩnh thể, bách quan tuyệt gác mọi sự, không nghe chính sự, chọn ngày giờ tốt rồi sau đó ‘tỉnh sự’”.Vào ngày Đông chí, trên dưới triều đình phải giả nghỉ ngơi, nhà binh đợi lệnh, thương lữ ngừng kinh doanh, thân bằng hảo hữu thăm hỏi tặng quà lẫn nhau.
Thời kỳ Đường Tống, ngày lễ Đông chí được coi trọng nhất, hoàng đế vào ngày đó phải ra vùng ngoại thành để cử hành nghi lễ tế trời, dân chúng thì cần tế tổ, kính thăm cha mẹ và trưởng lão.
Vào đời nhà Thanh, Đông chí cũng là ngày hội phi thường trọng yếu, vào ngày Nguyên Đán, Đông chí và ngày sinh nhật hoàng đế hàng năm được gọi là “tam đại tiết” (3 ngày lễ lớn) của triều đình. Thời kỳ Thuận Trị, Triều Tiên phái sứ giả sang Thanh triều, đặc biệt định ngày Đông chí sẽ yết kiến hoàng đế triều Thanh.
Ở thành Bắc Kinh vào đời Thanh, ngày lễ Đông chí cũng được tổ chức rất long trọng, người Bát Kỳ (thuộc dân tộc Mãn, Trung Quốc) vào canh năm ngày Đông chí sẽ mời anh chị em ruột thịt cùng bạn thân thiết tề tụ ngồi trên chiếu ở sân nhà, dùng bàn thấp để đồ tế lễ “thiên địa mã nhi” hoặc bài vị, tế trời và tế “tổ tông can tử”. Tế xong, mọi người ngồi vây quanh ăn “thịt luộc”, loại thịt luộc này gọi là “thần dư” (đồ dư thừa của Thần). Vậy nên trong “thanh gia lục” gọi “Đông chí đại như niên”.
Những điển tích này đều nói rằng tới ngày Đông chí phải có những hoạt động tế tự. Tế trời, bái lạy thần linh, thờ cúng tổ tiên, chúc tết cha mẹ trưởng bối, an thân tĩnh tâm, phản tỉnh bản thân. Trong ngày lễ Đông chí này, an thân tịnh thể là điều cần thiết cho cả thân lẫn tâm, tế tự là vì cảm ơn thần linh đã ban tặng cho cuộc sống hạnh phúc, tỉnh sự là suy ngẫm lại những thiếu sót của bản thân, có thể khiến cuộc đời sau này ít đi những điều nuối tiếc và tích thêm phúc đức.
Truyền thừa văn hóa ẩm thực ngày Đông chí
Dân dĩ thực vi Thiên (lấy lương thực làm trọng), thời cổ đại cũng chính là thuận theo sự xoay chuyển khí tiết của trời đất và âm dương.
Đông chí là một trong những ngày lễ quan trọng của người Hoa, cũng là ngày hội năm mới quan trọng ở Trung Quốc, dân chúng sẽ dùng ẩm thực phong phú để ăn mừng, cho nên lại gọi là tục “Á tuế”, “phì đông”, ở dân gian cũng lưu truyền rộng rãi cách nói “Đông chí đại như niên”, “Đông chí đại tự niên”, “Đại đông như đại niên”…
Người Hồng Kông phi thường chú trọng Đông chí, vào ngày này cả nhà đều phải về nhà sum họp cùng nhau ăn cơm, tục gọi là “tố đông”. Rất nhiều món ăn được chuẩn bị từ sáng sớm, cả nhà cùng liên hoan. Trong bữa cơm đồ ăn cũng đặc biệt phong phú, trong đó không thể thiếu Poon Choi (lẩu khô). Poon Choi là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu ở Hồng Kông trong những ngày đầu xuân mới.
Hậu “tố đông” là ăn bánh trôi, đây cũng là một tập tục truyền thống của người Hồng Kông. Ngày Đông chí trước hoặc sau khi ăn cơm thì ăn bánh trôi (thang viên), “viên” ý nghĩa là “đoàn viên”, “viên mãn”, Đông chí ăn bánh trôi thì gọi là “Đông chí đoàn”, tượng trưng cho một nhà đoàn viên và sự hòa thuận hạnh phúc. Bánh trôi có thể dùng để tế tổ, cũng có thể dùng để tặng thân bằng bạn hữu. Cổ nhân có câu thơ “Mọi nhà đảo thước làm bánh trôi, biết là Minh triều đông chí thiên”.
Ở Hồng Kông, ngày Đông chí cũng có tập tục ăn gà, hơn nữa còn coi trọng “không gà không thành tiệc”. Trên bàn cơm ở Hồng Kông, gà là không thể thiếu. Người Hồng Kông thích chế biến các loại món ăn từ gà, ngoài các món truyền thống như gà nướng muối, gà sốt đậu nành thì gà mè gừng, gà Tứ Xuyên, chân gà Hải Nam cũng là những món ăn quen thuộc trên bàn ăn.
Ngày nay vào ngày Đông chí, người phương Bắc thích ăn bánh bao; người Tô Châu ăn vằn thắn nhớ Tây Thi; vùng sông nước ở Giang Nam ăn cơm nếp đậu đỏ; các gia đình Thượng Hải ăn bánh trôi; người Hàng Châu ngày 3 lần ăn bánh mật… Người Đài Loan ngày Đông chí thì dùng bánh ngọt chín tầng tế tổ.
Đông chí ở Hàn Quốc cũng là ngày hội khá quan trọng, ngày này đại biểu rằng trời đông đã đến, mùa lạnh cần đủ ấm và dinh dưỡng, cho nên người Hàn Quốc mỗi khi đến Đông chí thường ăn cháo đậu đỏ.
Nhật Bản từ xưa đã coi Đông chí là ngày Mặt Trời sinh ra, là bắt đầu một năm mới. Người Nhật Bản vào ngày Đông chí thường ăn bí đỏ.
Từ Đông chí là bắt đầu tiến vào ngày đông giá rét, người ta thường vào ngày này vẽ một bức tranh hoa mai, trên đó có 81 đóa hoa, tên là “cửu cửu tiêu hàn đồ”, mỗi ngày dùng màu đỏ tô từng bông, tô hết liền “xuất cửu” (thành 9; chín lần chín tám mươi mốt), cho nên Đông chí lại gọi là “sổ cửu”.
*****
Tôn kính quy luật vận hành của trời đất, kính Trời thủ Đức, kế thừa tập tục truyền thống, trong tư tưởng và cách làm của cổ nhân có lẽ còn hàm chứa nhiều đạo lý thâm sâu hơn nữa. Có thể nói rằng ngày nay, đại đa số con người đều xem nhẹ nội hàm của ngày Đông chí, đặc biệt là ngày lễ cảm tạ Thần linh và phản tỉnh bản thân này. Sự thay đổi trong tâm thái đối với một ngày lễ đã phản ánh ra sự khác biệt về ranh giới đạo đức xã hội tại những thời kỳ khác nhau.
Khi con người xem nhẹ quy luật vận hành của trời đất, không biết cảm ơn, không biết kính sợ Thần linh, không muốn nguyện ý phản tỉnh bản thân, thì trong nhân tính thường bộc lộ ra những thứ âm tính như tự tư, bạo ngược, v.v..
Rượu độc, sữa bột độc không phải chỉ xuất hiện trong một đêm, mà là dần dần hình thành trong quá trình ranh giới đạo đức xã hội bị băng hoại. Nhân tâm nếu hướng ác mà không hướng thiện, cuối cùng người chịu độc hại nhất lại chính là con người chúng ta.
Dương khí, chính khí trong trời đất đang bắt đầu dần dần thịnh vượng, chúng ta có thể tĩnh tâm lại nghĩ xem hy vọng chân chính ở nơi nào. Bản thân sự tĩnh tại này đã là một loại phúc phận.
Bảo An, theo epochtimes / minghui
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét