Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Toàn cầu bất ổn nhưng Việt Nam rất ổn định; Tố cáo tham nhũng qua đường dây nóng tăng đột biến

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và văn bản

Các định chế tài chính đánh giá cao về những thành tựu đạt được trong ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam, đặc biệt trong điều hành chính sách tiền tệ trong năm qua.

Điều hành chính sách tiền tệ: Kiên định với các mục tiêu
Thống đốc chỉ đạo giải pháp điều hành chính sách tiền tệ những tháng cuối năm
Citi Việt Nam đánh giá cao việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN
Tại buổi gặp cuối năm giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) với đại diện các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, các đại sứ quán, các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài vừa diễn ra tại Hà Nội, nhìn chung các định chế tài chính đã đánh giá cao về những thành tựu đạt được trong ổn định kinh tế vĩ mô (KTVM) của Việt Nam, đặc biệt trong điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) trong năm qua.
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng phát biểu tại buổi gặp mặt
 “Việt Nam đã duy trì được nền tảng KTVM ổn định và tăng trưởng kinh tế tốt trong năm 2016. Rất nhiều nước rất ngưỡng mộ và muốn có được một tốc độ tăng trưởng GDP 6% như Việt Nam hiện nay. Bởi vậy, chúng tôi xin được chúc mừng Việt Nam vì những thành quả này, trong đó có sự đóng góp rất lớn của NHNN” - ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhận định.
Trong khi đó đại diện cho nhóm Công tác Ngân hàng (BWG), ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC trong phát biểu của mình đã chúc mừng NHNN vì những thành công trong năm qua - năm mà kinh tế toàn cầu và khu vực trải qua nhiều bất ổn, từ việc đồng nhân dân tệ giảm giá mạnh hồi đầu năm, đến sự kiện Brexit vào tháng 6, hay bầu cử Tổng thống Mỹ gần đây.
“Mặc dù có những biến động bên ngoài như vậy nhưng NHNN đã quản lý, điều hành thị trường ngoại hối một cách chủ động và hiệu quả. NHNN đã rất đúng đắn khi thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá từ đầu năm 2016 (sang điều hành tỷ giá trung tâm theo ngày) để cho phép sự chuyển động của thị trường ngoại tệ linh hoạt và phù hợp hơn về cung - cầu. Điều này đã giúp tránh được các cú sốc về tỷ giá cho hệ thống. Mặt bằng lãi suất cũng ổn định và giảm dần giúp các DN giảm chi phí đi vay và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế lành mạnh. Cung tiền được quản lý một cách thận trọng cũng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát. Ổn định KTVM cũng có thể nói đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam tiếp tục thu hút được luồng vốn FDI trong năm qua” – ông Phạm Hồng Hải phân tích.
Chúc mừng NHNN vì những nỗ lực không mệt mỏi trong tái cơ cấu (TCC) hệ thống ngân hàng và những kết quả bước đầu đạt được, ông Hải nhận định, TCC là nhiệm vụ không dễ dàng nhưng rất quan trọng cho sự phát triển bền vững của khu vực ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. “Năm 2017 sẽ còn nhiều thách thức và khó khăn, nhưng chúng tôi hoàn toàn tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục tiến lên trong những nấc thang phát triển tiếp theo nhờ các nền tảng tích cực hiện nay cũng như những cải cách sẽ được thực hiện trong thời gian tới” – ông Phạm Hồng Hải kỳ vọng.
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng nhận định: dù có nhiều cơ hội và thách thức ở phía trước nhưng với những nỗ lực tự thân trong nước, cùng với đó là sự tham gia đồng hành, hỗ trợ của các đối tác phát triển, các Chính phủ, các ngân hàng nước ngoài thì Việt Nam sẽ thành công trong ổn định KTVM cũng như trong tái cơ cấu 5 năm tới.
“Chúng tôi cũng mong muốn, các bạn sẽ đóng góp một vai trò lớn hơn nữa trong quá trình chuyển đổi và cải cách của Việt Nam. Và chúng tôi tin tưởng rằng, sự đóng góp tích cực hơn của các bạn vào quá trình này sẽ mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta” - Thống đốc Lê Minh Hưng kỳ vọng.
Vui mừng được đón tiếp các đồng nghiệp, khách mời tới dự buổi gặp mặt cuối năm, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho rằng, việc Việt Nam đạt được nhiều thành quả lớn và đáng kể trong năm 2016 trong bối cảnh có nội các Chính phủ mới vào nửa đầu năm cho thấy những dấu hiệu rất tốt cho thị trường, các thành viên thị trường trong đó có các ngân hàng nước ngoài và đối tác phát triển tại Việt Nam. Về hoạch định điều hành CSTT trong năm 2017 và những năm tới, Thống đốc cho biết NHNN tiếp tục cam kết các nỗ lực để đóng góp vào ổn định KTVM, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý.
Tại buổi gặp này, Thống đốc cũng thông tin, NHNN đã hoàn tất xây dựng và trình Chính phủ Đề án TCC hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu, xử lý các ngân hàng yếu kém còn lại giai đoạn 2016-2020 và khi được Chính phủ phê duyệt sẽ sớm bắt tay thực hiện từ đầu năm tới.
Một trong những trọng tâm của kế hoạch TCC hệ thống ngân hàng 5 năm tới là sẽ hiện đại hóa hệ thống pháp luật hiện tại với các đề xuất sửa đổi các luật, quy định liên quan để tạo hành lang pháp lý cho xử lý nợ xấu trong những năm tới. Bên cạnh đó là đề xuất các điều tiết và hành lang pháp lý để giải quyết các NH yếu kém vì với khung khổ pháp luật hiện tại thì rất khó để giải quyết được vấn đề này.
 Một cấu phần cũng rất quan trọng khác là đề xuất điều chỉnh Luật Các tổ chức tín dụng, trong đó sẽ đưa vào nhiều các tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng được các yêu cầu của quốc tế đối với khung khổ phát triển của hệ thống ngân hàng, qua đó giúp hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng lành mạnh, an toàn, ổn định và minh bạch hơn. Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu của NHNN trong triển khai Đề án TCC hệ thống 5 năm tới.
Bà Natasha Olegovna Answell, Tổng Giám đốc CitiBank Việt Nam: “Ổn định là cụm từ chính mà chúng ta thấy ở Việt Nam năm 2016, năm mà Việt Nam có Chính phủ mới, năm mà thế giới có nhiều bất ổn nhưng ở đây, mọi thứ đều trong tầm kiểm soát. Điều đó tạo cho chúng tôi – các ngân hàng nước ngoài – một cảm giác rất yên tâm rằng, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn.
Nếu nhìn vào tầm nhìn 2020, nhiều mục tiêu hoài bão được đặt ra. Một trong số đó là đẩy mạnh thanh toán điện tử, thương mại điện tử, giảm tỷ trọng tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán xuống dưới 10% và nâng tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản tại ngân hàng lên mức ít nhất 70% vào cuối năm 2020… Những mục tiêu như vậy có hoài bão không? Tôi cho là rất hoài bão.
Nhưng ngạn ngữ tiếng Anh có câu: “Hãy nhắm tới mặt trăng. Dù trượt, bạn cũng sẽ hạ cánh giữa những vì sao”. Như vậy, việc đặt ra những mục tiêu như vậy là rất quan trọng vì nó sẽ gửi thông điệp đến mọi người về sự quyết tâm của NHNN trong việc nỗ lực để đạt được mục tiêu ở các lĩnh vực cụ thể.
Có thể đến mặt trăng, hay chỉ đến được những vì sao thì chúng ta còn phải chờ xem nhưng ít nhất với việc có tầm nhìn và niềm tin sẽ thực hiện được tầm nhìn đó thì các bạn đã thuyết phục được chúng tôi rằng, đây chính là thị trường, là nền kinh tế mà chúng tôi muốn đồng hành, hỗ trợ.
Các ngân hàng trong nước và nước ngoài vừa là những đối tác, vừa là những đối thủ cạnh tranh nhưng chúng ta đều có nhiều “đất để diễn” trên sân chơi ấy.
Với các ngân hàng nước ngoài, chúng tôi cam kết sẽ mang tới thị trường này những công nghệ mới nhất, sáng tạo nhất, an toàn bảo mật nhất để đảm bảo rằng Việt Nam sẽ tiếp tục là thị trường ổn định và tiếp tục tăng trưởng, phát triển trong những năm tới”.


Ông Phạm Trọng Đạt ( nhìn con mắt ông này rất gian?)

Tố cáo tham nhũng qua đường dây nóng tăng đột biến
06:44 ngày 24 tháng 12 năm 2015
TP - Đường dây nóng về phòng chống tham nhũng vừa triển khai, nhưng số lượng tố cáo đã tăng đột biến, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, cho biết.

Ông Phạm Trọng Đạt cho biết: Năm nay tuy mới công bố đường dây nóng nhưng số lượng phản ánh, tố cáo tham nhũng qua đường dây nóng của Cục Chống tham nhũng đã tăng đột biến, so với năm trước. Đến nay Cục đã nhận được khoảng gần 200 nguồn tin phản ánh về tham nhũng liên quan đến nhiều lĩnh vực. Qua phân tích thì có khoảng 1/3 số nguồn tin người dân phản ánh đến đường dây nóng là có cơ sở, và Cục Chống tham nhũng đang tiến hành nắm tình hình và phối hợp với các cơ quan khác để làm rõ.
Lĩnh vực nào được quan tâm, phản ánh nhiều nhất, thưa ông?
Qua sàng lọc các thông tin, chúng tôi nhận thấy lĩnh vực được quan tâm phản ánh nhiều nhất là tình trạng tham nhũng vặt tại các cấp cơ sở, địa phương, thôn, xã, quận huyện; chủ yếu là liên quan đến đất đai, chính sách đền bù, lợi dụng chức vụ quyền hạn,...Tuy thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương nhưng người dân vẫn phản ánh rất nhiều qua đường dây nóng. Có thể vì địa phương giải quyết chưa triệt để, vụ việc bị kéo dài. Người dân không tin tưởng vào việc giải quyết của địa phương nên họ gọi điện thoại, nhắn tin, chuyển tài liệu lên đường dây nóng. Tiếp nữa nội dung được phản ánh nhiều là tố cáo lực lượng tham gia làm công tác trên đường phố, vấn đề mãi lộ cũng diễn ra phổ biến, đối tượng phản ánh chủ yếu là người hành nghề trên đường phố ví dụ như lái xe, hay người dân chứng kiến sự việc.
Trước việc người dân tố cáo như vậy, Cục có triển khai thanh tra đối với các vụ việc nổi cộm, có dấu hiệu vi phạm?
Đối với những thông tin thuộc thẩm quyền giải quyết, thì Cục sẽ thu thập, nắm tình hình tiến tới có thể thanh tra. Những việc không thuộc thẩm quyền thì phải bàn giao, phối hợp, chuyển cơ quan chức năng. Ngoài ra, trong quá trình trao đổi Cục cũng giải thích và hướng dẫn người phản ánh để họ hiểu và thực hiện đúng pháp luật. Dự kiến, từ bây giờ đến Tết Nguyên đán số lượng phản ánh qua đường dây nóng sẽ tăng vì Tết thường liên quan đến việc tặng quà, nhận quà, sử dụng xe công vào việc riêng.
Việc tiếp nhận nguồn phản ánh, tố cáo tham nhũng qua đường dây nóng là nguồn tin quan trọng để phục vụ quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng.
Thực tế phản ánh qua đường dây nóng cũng cho thấy, việc tự phát hiện tham nhũng trong cơ quan, đơn vị hiện nay đang còn rất yếu.
Cảm ơn ông.
Số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận phản ánh, tố cáo hành vi tham nhũng, tặng quà Tết trái quy định: 080.48228, 0902.386.999, 0125.698.6688.

Minh Quang

Không có nhận xét nào: