Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Vì sao không yêu cầu ông chủ Tập đoàn Him Lam – Dương Công Minh trả đất, mà phải điều máy bay quá cảng qua đêm ở Cần Thơ?

Trước tình trạng quá tải ở sân bay Tân Sơn Nhất, mới đây Cục Hàng không Dân dụng khuyến cáo các hãng hàng không chuyển máy bay “trú đêm” từ Tân Sơn Nhất về sân bay Cần Thơ, cách đó khoảng vài trăm Km, để “chữa cháy”. Với quyết định quá lãng phí về thời gian và tiền bạc như thế này, liệu đại gia “không bao giờ thất bại” Dương Công Minh có buông sân golf Tân Sơn Nhất, trả đất lại cho sân bay, mở rộng diện tích thoát khỏi tình trạng ùn tắt hay không? Dư luận đang rất mong chờ một câu trả lời.
Ông chủ Tập đoàn Him Lam đã từng tuyên bố ” Cuộc đời tôi không có thất bại. Tôi chỉ thấy toàn thành công và may mắn”. Tập đoàn Him Lam đang là chủ sân golf Tân sơn nhất chiếm 157 ha ngay giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh. Để có được diện tích đó, thế lực và các mối quan hệ đằng sau lưng đại gia này chắc chắn không phải vừa, cho dù Him Lam phải cam kết, khi nào Nhà nước có nhu cầu lấy lại đất, sẽ trả lại không có yêu cầu bồi thường.
ly-ky-con-duong-kinh-doanh-cua-ong-trum-dia-oc-him-lam-bb-baaadx0yte-1
Đại gia không bao giờ thất bại Dương Công Minh – Ông chủ tập đoàn Him Lam sở hữu 157 ha đất làm sân golf trong sân bay tân sơn nhất
Nay, nhu cầu mở rộng sân bay đã rất cấp bách, thế nhưng phía tập đoàn này vẫn im lặng. Theo Cục Hàng không Dân dụng, hiện sân bay Tân Sơn Nhất ngày càng chật hẹp, và khuyến cáo các hãng hàng không chuyển máy bay “trú đêm” từ Tân Sơn Nhất về sân bay Cần Thơ, cách đó khoảng vài trăm Km, để “chữa cháy”. Lẽ ra cùng khuyến cáo (tạm thời) này, Cục Hàng không Dân dụng cần kiến nghị Bộ Giao Thông Vận Tải, Bộ Quốc Phòng cùng lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu tập đoàn Him Lam trả lại 157 ha này cho sân bay Tân Sơn Nhất quản lý vào mục đích hàng không.
Cận cảnh quy mô hoành tráng của sân golf Tân Sơn Nhất
Cận cảnh quy mô hoành tráng của sân golf Tân Sơn Nhất
Át hẳn Cục Hàng không Dân dụng đã nghĩ đến phương án đòi lại đất mở rộng sân bay, nhưng không hiểu vì lý do gì “tế nhị” mà phải gạt bỏ phương án tối ưu, tính đến phương án thay thế cực kỳ bất tiện và lãng phí này. Thực ra, nếu Cục Hàng không Dân dụng mạnh dạn thực hiện phương án đòi đất thì khả năng thành công rất cao. Thời gian qua, các lãnh đạo đất nước không ngừng đưa ra nhiều quyết định bảo vệ lợi ích chính đáng cho người dân và doanh nghiệp, kiên quyết chống lợi ích nhóm và nhận được sự ủng hộ cao từ dư luận. Và có lẽ nếu Cục Hàng không Dân dụng mạnh dạn hơn trong vấn đề sân bay – sân golf Tân Sơn Nhất này, kết quả sẽ khác.
Kẹt xe cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất
Kẹt xe cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất
Theo thông tin được biết, trước năm 1975 quỹ đất để phát triển lâu dài sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) có khoảng 3.600 ha, rộng gấp ba lần sân bay Changi (Singapore). Hiện Changi rộng khoảng 12km2 phục vụ 55 triệu lượt khách/năm. TSN hiện rộng 850ha (8,5km2), phục vụ 30 triệu lượt khách/năm và đang… quá tải. Vậy từ 3,600ha còn 850ha thì 2,750ha đất sân bay biến đi đâu? Nó biến thành… nhà cán bộ và sân golf.
Mới đây, Cục Hàng không Dân dụng khuyến cáo các hãng hàng không chuyển máy bay “trú đêm” từ Tân Sơn Nhất về sân bay Cần Thơ, cách đó khoảng vài trăm Km, để “chữa cháy”. Được biết, chỗ đỗ cho 1 chiếc máy bay cỡ bự như Boeing 777 mất khoảng 6,000m2. Nếu thu hồi lại đất làm sân golf của đại gia Dương Công Minh thì có thể có chổ đổ cho ít nhất 250 máy bay, gấp đôi tổng lượng máy bay dân dụng của Việt Nam (Hiện VN chỉ có khoảng 130 máy bay dân dụng)
Còn đại gia Dương Công Minh, nếu tự nguyện từ bỏ sân golf này, sẽ tiếp tục thành công và may mắn, như cuộc đời ông!
Nguồn:  Facebook Vu Hai Tran 

Không có nhận xét nào: