Phạm Viết Đào.
Ông già Noel và Cây thông Noel là
những “thiết lễ” thường xuất hiện trong dịp lễ Giáng sinh đối với người theo
đạo Thiên Chúa; vậy thiết lễ này ra đời từ đâu và có bao huyền thoại, truyền
thuyết được người đời thêu dệt về nhân vật Ông già Noel và Cây thông Noel đã
làm cho những thiết lễ này trở nên lung linh, huyền ảo và được lưu truyền tại
nhiều quốc gia khác nhau...
Ông già Noel thời nay, sản phẩm sáng
tạo của Tập đoàn Coca-Cola...
Ông già Noel là người ngồi trên chiếc xe tuần lộc kéo, thường bí mật mang quà tặng cho trẻ em trên toàn thế giới vào dịp lễ Giáng Sinh hàng năm; Ông già Noel thường có bộ mặt hồn hậu, vui vẻ với chiếc mũi màu đỏ. Vậy ông già Noel là ai?
Theo truyền thuyết Thiên Chúa, ông
già Noel là một con người tàn bạo, ông đã tự chặt tay vợ mình để được Đức Mẹ
Maria chấp nhận cho thuê một chỗ trú chân trong ngôi nhà của Đức Chúa. Khi biết
được tình cảnh, việc làm của ông già Noel, Đức Mẹ đã dùng phép thánh nối lại
cánh tay cho vợ của Noel. Cảm phục trước phép thánh và đức độ của Đức Mẹ Maria,
ông già Noel đã tình nguyện đầu quân làm tín đồ của đạo Thiên Chúa...
Để ăn mừng sự việc này, ông già Noel
sau khi về nhà mình đã cho mang nhiều củi chất ra sân nhà đốt lên và cho gia
nhân đến nhảy múa; sau đấy, ông già Noel đã đem chia thức ăn cho mọi người;
Noel từ một con người đang tâm chặt tay vợ đã trở thành một ông già hảo tâm,
xởi lởi với mọi người...
Hình ảnh ông già Noel được truyền bá
rộng rài khắp thế giới như hiện nay được khởi đầu từ năm 1931 trong một chiêu
thức quảng cáo của Tập đoàn nước giải khát Coca-Cola. Sáng kiến quảng cáo này
là của Haddon Sundblom, sử dụng một ông già phúc hậu, xởi lởi và vui tính,
có bộ râu trắng như cước và rậm, cũng ngồi trên chiếc xe tuần lộc kéo, thường
ghé thăm mọi nhà vào dịp lễ Giáng sinh và mang theo món quà của Tập đoàn
Coca-Cola...
Thực ra motiv ông già Noel có cội
nguồn xuất phát từ các truyền thuyết của những người theo đạo Thiên chúa
về Thánh Nicolae, xuất hiện tại nhiều quốc gia châu Âu từ thế ký thứ IV; Thánh
Nicolae cũng giống như các ông Tiên, ông Bụt trong các truyện cổ phương đông:
một con người tốt bụng, quyền lực và tiền của vô biên có thể cứu giúp tất cả
mọi người tất cả những gì mà chúng sinh cầu nguyện...
Hình tượng về Thánh Nicolae của
người theo đạo Thiên Chúa được “nhập khẩu” vào Mỹ từ thế kỷ XVII-XVIII;
nhưng phải vào đầu thế kỷ XX, huyền thoại Thánh Nicolae và ông già Noel này mới
được Hãng Coca-Cola tận dụng, tổ hợp sáng chế thành phương tiện quảng cáo sản
phẩm cho hãng mình.
Nói cách khác, Tập đoàn Coca-Cola đã
có công vừa kế thừa, vừa phát triển, vừa hiện đại hóa hình tượng Thánh Nicolae
và ông già Noel trước tiên để phục vụ cho mục đích kinh doanh của họ. Huyền
thoại này đã được Coca-Cola cải biên để mang theo những nó những nội dung công
việc và nhu cầu tâm linh của người hiện đại: người mang phúc lộc đến cho mọi
nhà, niềm vui cho con trẻ... Rất nhiều quốc gia hiện nay đã sử dụng “bản
quyền sáng chế” ông già Noel của Tập đoàn Coca-Cola để thứ nhất mua vui cho
con trẻ và làm cho ngày lễ Giáng sinh vừa thêm phần vui vẻ...
Hình vẽ về ông già Noel xuất hiện
đầu tiên trên Tạp chí Harper’s Weekly vào năm 1860 do họa sĩ người Đức là
Thomas Nast thể hiện, bức họa này được in trên tạp chí kéo dài trong suốt 20
năm. Bức họa đầu tiên này vẽ một ông già mặc một bộ áo khoác lông màu đỏ, những
chiếc cúc màu đen và một chiếc thắt lưng da to bản...
Bắt đầu từ năm 1865, đa số người Mỹ
chấp nhận tổ chức lễ Giáng sinh và coi hình tượng ông già Noel là biểu tượng
của dư giả và hạnh phúc. Biểu tượng của Lễ Giáng sinh đó là cây thông Noel.
Theo thống kê của một Hãng truyền
hình Italia, hiện nay ông già Noel có thể nói được 2700 thứ tiếng, 7000 thổ ngữ
chưa kể loại ngôn ngữ trong thế giới Thiên đường của ông...
Những truyền thuyết về Cây thông Noel...
Cũng giống như cây đào của người Việt
Nam, người dân tại nhiều nước phương Tây, những nước có nhiều cư dân theo đạo
Thiên Chúa thường rất chú trọng mua sắm và trang trí cho Cây thông Noel trong
những ngày lễ trọng này.
Theo truyền thuyết của người
phương Tây, Thánh Boniface, một thầy tu người Anh, người đã sáng lập ra nhà thờ
đạo Cơ Ðốc ở Pháp và Ðức kể rằng, một hôm trên đường hành hương, ngài tình cờ
bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái đang tập trung quanh một cây sồi
lớn, dùng một đứa trẻ tế thần. Ðể dừng buổi tế thần và cứu đứa trẻ, Boniface đã
hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm. Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ.
Vị Thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó
tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế.
Một truyền thuyết khác kể rằng:
tương truyền, một lần Thánh Martin Luther, người sáng lập đạo Tin Lành dạo bước
qua những cánh rừng vào một đêm Noel khoảng năm 1500. Trời quang và lạnh, hàng
triệu vì sao sáng lấp lánh qua kẽ lá. Ngài thực sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của
một loài cây nhỏ, trên cành cây tuyết trắng phủ đầy, lung linh dưới ánh trăng.
Cảnh vật hôm đó đã làm Luther thực sự rung động. Vì thế, khi trở về ngài đã đặt
một cây thông nhỏ trong nhà và kể lại câu chuyện này với lũ trẻ. Ðể tái tạo ánh
sáng lấp lánh của muôn ngàn ánh sao ngài đã treo nến lên cành cây thông và thắp
sáng những ngọn nến ấy với lòng tôn kính ngày Chúa Giáng sinh.
Một truyền thuyết khác lại kể rằng,
vào một đêm Noel cùng một người tiều phu nghèo khổ đang trên đường trở về nhà
thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi vì đói. Mặc dù nghèo khó nhưng người tiều
phu đã dành lại cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi của mình và che chở cho nó yên
giấc qua đêm.Vào buổi sáng khi thức dậy, ông nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy
ngoài cửa. Hoá ra đứa trẻ đói khát tối hôm trước chính là Chúa cải trang. Chúa
đã tạo ra cây để thưởng cho lòng nhân đức của người tiều phu tốt bụng.
Tại Riga, từ năm 1510 cây thông bắt
đầu trang trí, gắn thêm những vật thắp sáng, đó là những ngọn nến để đêm đến trẻ
em có thể nhìn thấy những ngọn nến này lấp lánh như những ngôi sao trên trời,
nơi trú ngụ của Thượng đế.
Cây thông Noel xuất hiện lần đầu
tiên cách đây 1000 năm tại nước Đức, một số người Đức đã dựng cây thông như là
một biểu tượng tôn thờ Thượng đế. Bước sang thế kỷ XII, cây thông bắt đầu được
trang trí trong dịp Noel.
Sang thế kỷ XVI, tại nước Đức đã
xuất hiện những khu phố chuyên bán những món ăn được treo trên các cây Thông
Noel, một thứ quà ban phát của Thượng đế. Đến thế kỷ XIX, từ năm 1841 thì cây
Thông Noel đã xuất hiện phổ cập hầu khắp các nước châu Âu và tại các quốc gia
có nhiêu cư dân theo đạo Thiên Chúa. Tại Mỹ thì cây Thông Noel bắt đầu xuất
hiện vào năm 1830 tại Pennsylvania do những kiều dân Đức khởi xướng.
Bước sang thế kỷ XX, trên cây Thông
Noel, người ta bắt đầu gắn thêm các quả cầu, những chiếc chuông, những ngôi
sao, những cánh chim, những đứa trẻ mang những đôi cánh của thiên thần…
Nguồn gốc thực của Cây thông Giáng
sinh có thể gắn liền với những vở kịch vê cuộc sống ở chốn thiên đường. Vào
thời Trung Cổ, những vở kịch về đạo đức được biểu diễn khắp châu Âu, thông qua
các vở kịch, người ta có thể truyền bá các bài kinh Thánh. Những vở kịch nói về
nguồn gốc của loài người và sự dại dột của Adam và Eva ở vườn địa đàng Eden, thường
được diễn vào ngày 24 tháng 12 hàng năm. Cây táo là một đạo cụ trong vở kịch
(vì câu chuyện ăn trái táo cấm xảy ra dưới gôc cây táo), nhưng vì các vở kịch
được diễn vào mùa đông, các loài cây đều chưa kết trái nên các diễn viên phải
treo những quả táo giả lên cành cây thông.
Vào giữa thế kỷ 19, Hoàng tử
Albert-chồng tương lai của Nữ hoàng Victoria ra đời. Chính ông đã phổ biến rộng
rãi phong tục cây Giáng sinh vào nước Anh. Năm 1841, đôi vợ chồng Hoàng gia này
đã trang hoàng cây Giáng sinh đầu tiên của nước Anh tại lâu đài Windson bằng
nến cùng với rất nhiều loại kẹo, hoa quả và bánh gừng.
Khi cây Giáng sinh trở thành
thời thượng ở Anh thì những gia đình giàu có đã dùng tất cả những đồ vật quý
giá để trang trí cho nó. Vào những năm 1850, theo sự mô tả của đại văn hào
Charles Dickens thì cây Giáng sinh ở Anh được trang hoàng bằng búp bê, những
vật dụng nhỏ bé, các thiết bị âm nhạc, đồ trang sức, súng và gươm đồ chơi, hoa
quả và bánh kẹo. Sau khi đã tồn tại ở Anh thì phong tục cây Noel cũng trở nên phổ
biến trên khắp các vùng thuộc địa của đế chế Anh, tới cả những vùng đất mới như
Canada...
Giáng sinh trắng đang lùi dần vào cổ tích, kỷ niệm...
Đó là nhận định của Hãng thông tấn
Reuter về những mùa Giáng sinh trong những năm gần đây. Do nhiệt độ trái đất đã
nóng lên 0,7 độ bách phân trong những năm cuối thế kỷ XX và trái đất trở nên
nóng nhất trong gần 100 năm qua là nguyên nhân đẩy Giáng sinh trắng lùi vào cổ
tích, kỷ niệm.
Sở dĩ có thuật ngữ Giáng sinnh trắng
vì lễ Giáng sinh thường diễn ra trong những ngày mùa đông giá lạnh và có tuyết,
các gia đình quây quần bên lò sưởi; còn ông già Noel thì ngồi trên chiếc xe
trượt tuyết do tuần lộc kéo.Theo nhà nghiên cứu Friedrich-Wilhelm Gerstengarber
về các vấn đề khí hậu thuộc Viện ngiên cứu thích nghi khí hậu tại Potsdam-Đức;
hiện tượng tuyết rơi trong những ngày lễ Giáng sinh ngày cáng trử nên thưa vắng
trong vòng 50 năm qua…
Tại Oslo Nauy, là vùng lạnh nhất Bắc
Âu, nhiệt độ cũng đã cao hơn các năm khác là 1 độ bách phân. Nếu như tại Oslo
vào năm 1900, tuyết phủ thành phố này 150 ngày trong một năm thì hiện nay tuyết
chí còn xuất hiện trong 100 ngày...
(Theo hnv.vn )
Lenin từng cấm lễ Giáng sinh nhưng không thành
Lenin, nhà lãnh đạo cộng sản Liên Xô là một
trong số khá nhiều nhân vật từng ra lệnh cấm ngày lễ Giáng sinh nhưng
không thành, theo Gerry Bowler trong cuốn sách ra mắt dịp lễ Giáng
sinh 2016 tại Anh.
Lenin từng cấm lễ Giáng Sinh nhưng không thành. (Ảnh: Internet)
Cuốn Christmas in the Crosshairs: Two Thousand Years of
Denouncing and Defending the World’s Most Celebrated Holiday (Giáng
sinh trong tầm ngắm: Hai nghìn năm bài trừ và bảo vệ cho dịp lễ trọng thể nhất
thế giới) nhắc lại “cuộc chiến” chống lễ Giáng sinh qua nhiều thế kỷ.
Nhìn lại thế kỷ trước, tác giả người
Canada viết rằng các chế độ toàn trị đều ‘thi đua’ bài xích hoặc cố biến lễ
Giáng Sinh thành một thứ lễ hội phục vụ chính trị.
Gerry Bowler cho hay khi những người
Bolshevik lên nắm quyền tại Nga, Lenin đã ra lệnh cho công an mật bắn chết ai
dám bỏ ngày đi làm để ở nhà mừng lễ Giáng sinh.
Tuy nhiên, nỗ lực cấm và bài trừ Giáng
sinh không thành khiến Liên Xô cho sống lại “Ông già Tuyết”.
Sau đó, hình ảnh Stalin cũng được xây dựng
tương tự ông già Giáng Sinh: Một cụ già đôn hậu, đem quà cho trẻ con, theo
Gerry Bowler.
Chế độ phát-xít Đức không cấm hẳn Giáng
sinh nhưng thay đổi lời bài hát về lễ này để ca ngợi Hitler.
Ngày nay hiếm có chuyện bài trừ Giáng
sinh nhưng vẫn có hai xu hướng nhìn nhận lễ này: Giáng Sinh là dịp mừng Thiên
Chúa trong không khí trang nghiêm, sùng kính, hay chỉ là dịp ăn chơi, tiêu
dùng, và mua sắm?
Lễ Giáng sinh qua các thời kỳ
Lễ Giáng sinh có nguồn gốc tiền Ki Tô
giáo, vốn là lễ hội vui chơi giữa mùa đông và lễ thờ thần Mặt trời ở các xứ
sở Bắc Bán cầu.
Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã đã chọn
ngày đó làm lễ Thánh Nicolas, sau là Santa Claus, nhằm kết hợp hai truyền thống
này vào làm một.
Nhưng các dịp vui chơi, có cả bia rượu, ăn
uống quá nhiều, lại liên tục bị giới tăng lữ phê phán, thậm chí bài trừ.
Cuốn sách của Gerry Bowler kể lại cuộc
chiến chống Giáng Sinh qua nhiều thế kỷ.
Scotland và New England, Mỹ đã từng cấm cả
Giáng Sinh, và đến cuối thế kỷ 18, lễ này gần như đã bị khai tử ở nhiều nơi.
Ý tưởng của phái Thanh giáo là đề cao tính
sùng đạo của lễ mà hạn chế càng nhiều càng tốt hội hè ăn uống, trong tiếng Anh
gọi là “fasting, not feasting” (ăn kiêng chứ không ăn uống chè chén).
Trong sách có đoạn: “Giáo hội ở
Glasgow vào năm 1583 ra lệnh rút phép thông công những ai vui Lễ Giáng Sinh,
và năm 1593, các cha xứ ở Errol coi hát thánh ca xấu ngang tội tình dục… Ở
một số thành phố của Scotland, các cha xứ đi gõ cửa từng nhà vào ngày Giáng
Sinh để xem giáo dân có ăn uống gì không…”
Nhưng sang đầu thế kỷ 19, Giáng sinh đã
được phục hồi tưng bừng tại Paris lại sau thời kỳ cấm cả đạo Công giáo và cả lễ
Giáng sinh thời Cách mạng Pháp.
Theo BBC
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét