Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

KHOẢNG “1 VẠN NGƯỜI” SẼ BỊ TRUY CỨU HÌNH SỰ TRONG VỤ CÔNG AN HÀ NỘI PHÁ ĐƯỜNG DÂY RỬA TIỀN CỦA MAFIA VIỆT ( Phần kết)

Phạm Viết Đào.



1 vạn người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự là những ai ?

 

Theo thông tin của CAHN cung cấp cho báo chí ( TTXVN & Dân Trí) đã đưa trong phần 3: Hai đường dây rửa tiền bằng phương thức sử dụng hóa đơn VAT khống, số tiền lên tới 2000 tỷ VNĐ…

Đường dây “Lê Thị Kim Anh (sinh năm 1974) trú tại phường Nhật Tân, quận Tây Hồ; Nguyễn Thị Thu Hương (sinh năm 1974) trú tại phường Giảng Võ, quận Ba Đình và Ngô Thị Thu Huyền (sinh năm 1984) trú tại phường Trương Định, quận Hai Bà TrưngTheo thống kê của Cơ quan Công an, tổng giá trị số tiền ghi trên hóa đơn xuất bán khoảng 1.000 tỷ đồng, số doanh nghiệp sử dụng những hóa đơn này lên tới gần 1.000 doanh nghiệp”…” ( TTXVN)
Còn đường dây Trần Hồng Yến (SN 1972, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội):”Theo kết quả điều tra và quá trình trinh sát, đường dây do Yến điều hành hoạt động từ khoảng năm 2012, giá trị hóa đơn các đối tượng bán đặc biết lớn, ước tính trên 1.000 tỷ đồng.” -không đưa số lượng doanh nghiệp-( Dân Trí)…
Làm một phép tính đơn giản: với 2 đường giây này đã lôi kéo khoảng 2000 doanh nghiệp dính líu vào việc tiêu thụ sử dụng hóa đơn VAT khống; Số hóa đơn khống này được sử để hợp thức những khoản hàng hóa, vật tư không có thật để rút ra những khoản tiền gian lên tới hàng ngàn tỷ VNĐ để đem chia cho các loại túi.
Để hợp thức được quy trình này, mỗi mỗi doanh nghiệp chí ít phải có 4 tới 5 chữ kỹ của các chức danh sau: 1-Chủ tài khoản ( Giám đốc); 2-Kế toán trưởng; 3- Kế toán tổng hợp; 4-Thủ kho ( ký xác nhận hang hóa nhập kho); 5-Thủ quỹ ( xuất tiền chia nhau)…
Căn cứ vào Bộ Luật Hình sự, Luật Kế toán, Luật Ngân sách thì 5 đối tượng trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong vụ mua bán hóa đơn khống 2000 tỷ VNĐ kể trên...

Họ thuộc thành phần doanh nghiệp nào ?
Trước hết những tay anh chị, đâm thuê chém mướn, trộm cướp hè phố, dân đòi nợ thuê…sẽ không liên can tới đường dây hóa đơn VAT khống này vì họ thanh toán với nhau bằng dao búa, họ không cần “hóa đơn đỏ” (VAT)…
Theo các quy định của pháp luật hiện hành: khi đã đăng ký thành lập doanh nghiệp, có 1 số vốn nhất định trong tài khoản, có những hàng hóa lưu thông có chỗ đứng trên thị trường với một số lượng nhân công nhất định thì doanh nghiệp đương nhiên đăng ký với ngành thuế và được mua hóa đơn VAT. Cơ quan thuế khuyến khích, tạo điều kiện sử dụng VAT để có cở sở kiểm tra, giám sát và thu thuế…
Như vậy hóa đơn VAT không phải là mặt hàng khan hiếm, phải mua chui cửa sau. Những doanh nghiệp làm ăn nghiêm chỉnh, có chỗ đứng trên thương trường, để đảm bảo đời sống lâu bền cho doanh nghiệp; thường đó là những doanh nghiệp nhỏ và vừa này là loại doanh nghiệp gia đình, anh em họ hàng xúm với nhau sản xuất kinh doanh một mặt hàng nào đó, do đó họ không dại gì vi phạm pháp luật.
Bởi nếu họ vi phạm, bị phát hiện họ sẽ bị cơ quan chức năng “ xé xác”, bị lột sạch, tiền mất, tật mang…Trong khi đó hoạt động sản xuất kinh doanh là nguồn sống gắn với đời sống lâu bền của cả đại gia đình họ mà đội quân cảnh sát kinh tế thì dân kinh doanh thường mệnh danh là “ hổ đói”: Công an, thuế vụ, kiểm lâm…
Tôi biết, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi xuất hóa đơn VAT bán hàng hay vật tư cho một đơn đặt mua hàng nào đó thường là doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị hưởng bầu sữa ngân sách, để giữ khách hàng, họ có ghi thêm, cho gửi giá nhưng có mức độ trong phạm vi an toàn.
Họ không bao giờ xuất hóa đơn khống và dùng hóa đơn khống khi mua hàng. Bởi vì, họ mua hóa đơn khống để hợp thức những lô hàng khống để làm gì khi mà hàng hóa, tiền là của riêng anh em trong gia đình họ rồi; ăn gian khống với người nhà của họ sao ?
Như vậy 2 đối tượng này chắc chắn ít dính vào đường dây mua bán, sử dụng hóa đơn VAT trôi nổi của đám công ty ma…

Con đường lắt léo của VAT của các công ty ma

Người viết bài này trong thời gian “ đi tu nghiệp theo Điều 258” có ở chung với 1 bạn liên quan tới hoạt động kinh doanh hóa đơn VAT khống này nên có biết ít nhiều hoạt động này.
Theo bạn cùng tu nghiệp này cho biết: đường dây của bạn này đã có doanh số lên khoảng 1500 tỷ VNĐ thì bị phát hiện và bị bắt; Thế nhưng khi bị tóm thì trong các văn bản kết luận người ta chỉ công bố 150 tỷ VNĐ…Chắc người ta cũng để ngoài sổ sách doanh số 90 % để làm “ kế hoạch 3”…
Từ cách đây dăm bảy năm về trước, hoạt động ăn phần trăm hoa hồng của các dự án thuộc nguồn vốn nhà nước, nhất là dự án đầu tư xây dựng cơ bản thường lên tới 50-60 %; Người viết bài này đã trực tiếp thanh tra nhiều dự án đầu tư của Bộ Văn hóa, kiểm đếm từng chứng từ hóa đơn thấy đầy đủ, hợp lệ nhưng biết rằng số tiền của nhà nước thực sự đưa vào công trình không quá 50 %...Biết nhưng không khui ra được vì khi một công trình xây dựng xây xong, những vật tư bị bớt xén như xi-măng, sắt thép, bêtông thường chìm khuất, có khai gian, khai khống cũng khó lòng bị phát hiện, trừ khi nó bị sụp đổ…
Cách ăn bớt đó xưa và cổ rồi; hiện tại có nhiều đường dây cực mạnh, cực lớn, họ không cần xây dựng, mua sắm vật tư, thiết bị mà họ chỉ mua sắm tượng trưng, thậm chí không mua sắm gì; nhưng hồ sơ thanh quyết toán đầy đủ trong đó có cả hóa đơn VAT…Đó là trường hợp đã xảy ra tại các dự án như Vinashin, Vinaline trongg thời gian vừa qua trong một số hạng mục…
Những dự án này muốn quyết toán được phải có đầy đủ hóa đơn VAT; Do đặc thù này mà “ thị trường định hướng XHCN” đã phát sinh một loại tội phạm mới: các doanh nghiệp ma kinh doanh VAT khống để hợp thức các hồ sơ quyết toán của những dự án mua sắm tài sản ma, cò nguồn tiền ngân sách, nhà nước như trường hợp Vinashin, Vinaline…
Mới đây, các dự án ngàn tỷ như Thép Thái Nguyên, Xơ sợi Đình Vũ, Đạm Ninh Bình rất có khả năng được quyết toán bằng hóa đơn VAT trôi nổi mà CAHN vừa phát hiện được bày bán ở Chợ Trời…
Bạn cùng tu nghiệp đã hé lộ nhiều mảng miếng làm ăn: Trong việc xuất bán hóa đơn khống, tất cả đều ma trừ khâu chuyển tiền là không thể ma…Phải tiền tươi vào tài khoản, được ngân hàng xác nhận thì hóa đơn mới hợp lệ, mới có giá trị thanh quyết toán…
Ví dụ, A là đơn vị kinh doanh hóa đơn VAT, B là một doanh nghiệp phần đa là doanh nghiệp nhà nước, muốn rút ra 100 tỷ VNĐ để đem chia nhau; A sẽ giúp B lập một bồ hồ sơ Dự án mua bán một mặt hàng nào đó có giá trị 100 tỷ VNĐ, hàng sẽ do Công ty C. một công ty ma do A. lập nên và quản lý cung cấp…
Như vậy, B sẽ chuyển tiền cho C. và A qua C. sẽ cung cấp hóa đơn VAT đủ 100 tỷ VNĐ xác nhận hoạt động mua bán hàng ma này…Có hóa đơn rồi, coi như B.đã quyết toán xong 100 tỷ VNĐ, và đem chia nhau số tiền trên ngon lành…
Một vấn đề nảy sinh ở đây: đây là hoạt động chợ đen, địa điểm giao dịch là ở Chợ Trời, phố Huế Hà Nội; Còn các chủ đầu tư dự án thì có địa chỉ hình thức hoặc trà trộn với danh nghĩa các Văn phòng Tư vấn pháp luật mọc nhan nhản khắp phố phường Hà Nội…Nếu B chuyển thật 100 tỷ VNĐ về tài khoản của Công Ty C. thực chất là công ty ma do A lập nên, nhỡ A và C bùng thì B đi đòi ai; Vì pháp nhân và địa chỉ phần lớn là ma…
Để hợp thức được khâu chuyển tiền này, giới này đã dùng mẹo sau đây: A sẽ trực tiếp mang tiền của mình, mượn tài khoản của B chuyển về cho C.( tiền mình chuyển về cho mình, an toàn chỉ mất ít phí ?); Như vậy hóa đơn được ngân hàng xác nhận là B có chuyển tiền và có mua hàng của C. là có thật, thực ra chẳng mua bán gì cả…
Còn tiền, cũng theo bạn cùng tu nghiệp cho biết; ở Chợ Trời phố Huế, ngày có thể huy động vay mượn hàng tỷ USD cũng có; Hệ thống ngân hàng chìm ở đây cực mạnh…Những hoạt động chuyển tiền này thường vay nóng của hệ thống ngân hàng địa phủ này, vay đảm bảo tín chấp và tất nhiên lãi suất khá cao…Chỉ trong giới kinh doanh hóa đơn VAT khống với nhau họ có thể vay nhau hàng trăm tỷ VNĐ trong nháy mắt…
Bạn tu nghiệp cho biết, khi mãn hạn sẽ đưa người viết theo anh ta đến nhà một vị quan chức làm việc tại một cơ quan rất to phe ở khu vực Bách Thảo Hà Nội; nhà vị này ở đường Tôn Đức Thắng để kiểm chứng…
Trước khi phải đi “ tu nghiệp”, bạn này đã lo dịch vụ cho cơ quan kia một lô hàng ma 100 tỷ VNĐ; Người đứng ra lập là một Văn phòng Tư vấn luật sư… nằm trên đường Thụy Khuê.. Theo thỏa thuận, vị kia phải trả lại phần dịch vụ là 4 tỷ VNĐ, nhưng vị này chỉ trả có 3 tỷ VNĐ rồi quỵt…
Bạn này hứa sẽ đến đòi nợ nhưng thực chất để người viết có điều kiện thâm nhập, kiểm chứng thực tế cung cách làm ăn và hợp thức các khoản tiền gian theo lối Mafia của cái cơ quan hoành tráng kia đã thực hiện…
Trở lại, 2 vụ án do CAHN phát hiện có số tiền ghi trên hóa đơn khoảng 2000 tỷ; cách đây vài ngày TTXVN lại đưa tin thêm 1 vụ tương tự bị Công an Hải Phòng phá:”Theo kết quả điều tra, từ năm 2009 đến nay, Ngô Thị Mai và chồng là Hoàng Văn Tuấn đã thuê nhiều đối tượng làm giám đốc “ma” rồi cùng thực hiện hành vi mua bán trái phép hơn 2.000 hóa đơn giá trị gia tăng trị giá hơn 1.000 tỷ đồng để thu lợi bất chính…” (

Phá đường dây mua bán hóa đơn GTGT giá hơn 1.000 tỷ đồng ...

www.vietnamplus.vn › Xã hội › Pháp luật

Khó khăn thay “chuyện ta đánh ta”

Như trên đã phân tích, các đường dây này đã tiếp tay cho các “ông trùm” thật sự là những chủ tài khoản lớn nắm nguồn chi ngân sách hoặc nguồn tiền tại các doanh nghiệp nhà nước lớn, cỡ như Trịnh Xuân Thanh, Vương Đình Duy, Lê Chung Dũng…Chỉ có những ông trùm này mới nắm những khoảng tiền lớn; Còn những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chắc họ không giây, còn phọt phẹt mỗi hóa đơn hợp thức được dăm bảy triệu thì có mà làm mồi cho cơ quan chức năng, cho hổ dữ…
Những mánh khóe này không khó phát hiện, có điều do chúng mạnh cánh, thế cánh hẩu để làm tới số; Mỗi khi “bể mánh” thì tìm cách chạy ra nước ngoài như sự việc đã xảy ra…
Tóm lại: chỉ những nhóm thuộc con cha cháu ông được dắt giây theo con đường hậu duệ-tiền tệ để có khả năng lũng đoạn, thao túng túi tiền lên hàng ngàn tỷ có nguồn gốc nhà nước; còn doanh nghiệp tư nhân làm sao họ để mất hàng tỷ đồng được…Không nhẽ họ làm khống để ăn cắp của người thân…
Nhưng chủ tài khoản tham gia những đường dây ngàn tỷ này chắc chắn có nhiều kẻ thuộc diện quản lý của BCT và Ban Bí thư thì mới không mục xương…
Nếu bây giờ CAHN phanh phui, khởi tố hàng loạt thì còn người đâu người mà làm việc; nhà tù đâu đủ chỗ mà nhốt…
Jean de La Fontaine nhà văn Pháp có câu chuyện ngụ ngôn: Chị Núi trở dạ…khiến cho rung chuyển cả đất trời nhưng kết cụ cuối cùng đẻ ra mỗi con chuột nhắt…
Công cuộc “đả ruồi, diệt muỗi” của Việt Nam hiện tại cũng đang gây ầm ào như chuyện Chị Núi trở dạ ở bên Pháp; rốt cục cuối cùng chỉ tóm được mấy con chuột nhắt vì các đường dây đều là “con cha cháu ông”, “ ta đánh ta”, đánh tới nơi tới chốn thì còn đâu người làm việc, con đâu tình nghĩa anh em như lời cựu CTQH Nguyễn Sinh Hùng…
BCT mới ra một nghị quyết những việc cần chấn chỉnh cần làm ngay; Bản Nghị quyết này mới tìm cách ngăn chặn những bữa tiệc “ đập phá” hàng chục triệu, hàng trăm triệu và những chiếc phong bì dăm ba tỷ VNĐ. Nghị quyết này chưa chạm tới, chưa hình dung ra hiện tại các đường dây Mafia được cất nhắc đề bạt theo quy trình “con cha cháu ông” đã và đang tổ chức ngày càng nhiều những bữa tiệc “ đập phá” tới hàng ngàn tỷ VNĐ, mồ hôi, nước mắt và xương máu của nhân dân…
Qua vụ án phá đường dây hóa đơn khống VAT của CAHN mới thấy sự khiếm khuyết của cơ chế thị trường định hướng XHCN lấy kinh tế, tập thể, nhà nước làm chủ đạo...

P.V.Đ.

Không có nhận xét nào: