Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

THỰC CHẤT VỤ CÔNG AN HÀ NỘI VỪA PHÁ MỘT ĐƯỜNG GIÂY “ RỬA TIỀN” NGÀN TỶ VNĐ CỦA MAFIA VIỆT? ( Kỳ 1); 'Cán bộ tẩu tán hàng triệu USD ra nước ngoài sao vẫn trót lọt?'

Phạm Viết Đào.


Chợ Trời-phố Huế- Hà Nội: hình thức kinh doanh phụ tùng điện máy; bề chìm: là địa bàn các nhóm lợi ích, mafia dùng để rửa tiền lớn nhất Việt Nam...

Theo thông tin báo chí, Công an Hà Nội vừa phá một vụ mua bán hóa đơn hơn 1000 tỷ VNĐ (Hà Nội: Phá đường dây mua bán hóa đơn hơn 1.000 tỷ - VietNamNet ); Theo người viết bài này: hoạt động mua bán “hóa đơn khống” ở Hà Nội hiện nay thực chất là hoạt động “rửa tiền” rất phổ biến hiện nay tại Việt Nam…

Khác với hoạt động rửa tiền của mafia thế giới: rửa từ “tiền đen”, (nguồn tiền phát sinh từ buôn bán ma túy, buôn lậu vũ khí, tiền bảo kê các doanh nghiệp, tiền trốn thuế…) thành “tiền trắng”, tiền hợp pháp do hoạt động kinh doanh hợp pháp để đưa vào lưu thông trong thị trường.Tại Việt Nam lại có quy tình rửa tiền lại làm ngược với thế giới: biến từ “tiền trắng” thành “tiền đen”…

“ Tiền trắng” ở Việt Nam là những dòng tiền được rút từ nguồn ngân sách nhà nước, những khoản lợi tức từ các doanh nghiệp nhà nước được chuyển thành tiền cá nhân, chui vào túi cá nhân, tức hóa thành “tiền đen”…

Hoạt động hóa “tiền trắng” thành “tiền đen” tại Việt Nam, theo người viết bài này hiện nay chủ yếu thông qua hai phương  thức:

-Thông qua hoạt động kiều hối;

-Thông qua hệ thống mua bán, chuyển khoản bằng các dự án ma, hợp thức bằng hệ thống sổ sách, chứng từ hóa đơn khống ( không phải giả) mà vụ CAHN phát hiện là 1 ví dụ…

Tức hóa đơn, chứng từ, số sách đều đúng quy định của ngành tài chính và do chính hệ thống của Bộ tài chính phát hành; Song những thứ này được sử dụng, chứng thực cho những hoạt động kinh doanh ma, thu chi ma, sản xuất,mua, bán những mặt hàng của những “ dự án ma” để rút tiền của ngân sách, tiền từ các doanh nghiệp nhà nước cho vào các loại túi của các nhóm lợi ích…

Vừa qua Wiki Leaks đã bạch hóa nhiều thông tin liên quan tới hoạt động rửa tiền ở Panama liên qua tới nhiều quan chức của nhiều Chính phủ trên thế giới; Thế nhưng lạ lùng thay, trong số này không thấy có tên tuổi của quan chức, nhóm lợi ích nào của Việt Nam ?
Phải chăng các nhóm lợi ích Việt Nam không rửa tiền ? Không phải, quan chức Việt có miếng võ rửa tiền riêng, không cần tới các doanh nghiệp Panama nên Wiki Leaks không lần ra…
Các trùm mafia Việt đã sử dụng hoạt kiều hối và hoạt động buôn bán hóa đơn khống tại Chợ Trời, phố Huế Hà Nội để rửa tiền, hiệu quả hơn qua kênh Panama; Một sự sáng tạo tài tình của mafia Việt, các nhóm lợi ích Việt…
Ông Mai Sơn - Phó Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội cho biết đã triển khai hàng loạt giải pháp để ngăn chặn việc mua bán trái phép hóa đơn GTGT
Vị Thượng tá CAHN, ( cạnh vị áo trắng đứng) đánh vụ án ngàn tỷ... cũng là người chỉ huy 1 trung đội bao vây, bắt sống P.V.Đ tại nhà riêng chiều 13/6/2013 vì viết bài trên blog xâm phạm lợi ích của nhà nước...

Vụ phá án buôn bán hóa đơn khống ngàn tỷ VNĐ của CAHN là vụ đụng chạm tới  “một sợi lông” của “ CON VOI-SIÊU THỊ HÓA ĐƠN KHỐNG”-CHỢ TRỜI-PHỐ HUẾ Hà Nội…

Rửa tiền qua hoạt động kiều hối

Rửa tiền qua hoạt động kiều hối của các nhóm lợi ích, mafia Việt Nam là một sáng tạo phi thường của mafia nhờ dựa vào 2 đặc điểm: Do chiến tranh và nhiều hoàn cảnh nên người Việt ra nước ngoài định cư nhiều, chủ yếu là Mỹ và một số nước Tây Âu phát triển…
Đặc điểm thứ 2 đó là: người Việt thường nặng tình nặng nghĩa với người thân ruột thịt, do vậy nên “ dù có đi bốn phương trời” nhưng lòng dạ vẫn cánh cánh nhớ tới người thân ở quê hương bản quán… Do vậy, khi ra nước ngoài, làm ăn khá giả, có điều kiện họ thường tìm cách gửi tiền về giúp đỡ người thân, ruột thịt…
Qua kênh này mà các nhóm lợi ích, mafia Việt và thế giới chen chân vào kênh gửi tiền kiều hối; qua kênh này để chuyển hóa tiền bất hợp pháp vào Việt Nam để cho chính phủ sử dụng. Sở dĩ người viết bài này dám khẳng định: trong số tiền hàng năm chuyển về Việt Nam có một phần đáng kể tiền của Mafia Việt vì lý do sau đâu:
-Theo số liệu của WikiPedia thì hiện nay có 4 triệu người Việt đang sinh sống tại nước ngoài; Theo số liệu báo chí: trong năm 2015, số tiền chuyển về Việt Nam qua kênh kiều hối hơn 12 tỷ USD ?
Làm một phép tính chia đơn giản: 12 tỷ USD : 4 triệu người Viêt = 3000 USD / người ?
Liệu bình quân mỗi năm người Việt ở nước ngoài gửi về cho người thân số tiền 3000 USD có xác thực ?
Bà con Việt Kiều ở ngay những nước phát triển phần lớn họ có cuộc sống vật chất, an sinh xã hội đảm bảo; Còn số giàu có, khá giả chắc không nhiều…Nếu nói có những gia đình hàng năm gửi về cho người thân dăm bảy ngàn USD là có nhưng nếu chia bình quân đầu người thì con số này khó tin ?
Như vậy, con số 12 tỷ USD gửi về Việt Nam trong năm 2015 theo người viết bài này thì đó là số tiền “mạo kiều hối”. Theo người Viết bài này, trong số 12 tỷ có phần kiều hối, cò có phần của mafia thế giới dùng kênh này để đầu tư kinh doanh tại Việt Nam vì thấy hoạt động kiểm soát rửa tiền tại Việt Nam lỏng lẻo. Trong số 12 tỷ USD này có nguồn tiền của mafia và các nhóm lợi ích Việt sử dùng kênh này để rửa tiền trắng thành tiền đen, thành tiền túi cá nhân…
Vậy cách thức rửa tiền này như thế nào?
-Cách 1: Hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam đang phát triển phong phú, hàng hóa được đem mang bán ra nhiều quốc gia trên thế giới. Số hàng này đối với các doanh nghiệp nhà nước: xuất bán được bao nhiêu nhận tiền về bấy nhiêu qua chuyển khoản thì những vị “đầy tớ” ( thực ra là chủ hờ) đang làm thuê cho các doanh nghiệp này, dù có công lớn thì cùng lắm cũng chỉ nhận thêm mấy tháng lương là cùng…Chưa nói chính phủ sẽ căn cứ vào doanh thu và lợi nhuận mà thu thuế cao…
Một số nhà kinh tế thế giới đã đúc kết: các doanh nghiệp nhà nước ở các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam không có động lực phát triển doanh nghiệp thật sự vì các người đứng đầu đó là các công chức hưởng lương, thưởng theo chế độ nhà nước mặc định sẵn nên doanh nghiệp của họ có phát triển đến đâu, họ cũng chỉ được hưởng đến nức độ nào đó. Chính do mới sinh ra tham ô, tham nhũng từ trên xuống dưới, có điệu ăn cắp, ăn bớt là xơi…
Rất nhiều doanh nghiệp nhà nước khi xuất bán hàng ra nước ngoài, khi đàm phán, ký kết họ đều tìm cách trừ lại một khoản cho cá nhân họ, cho phe nhóm của họ…Số tiền này chắc chắn sẽ chuyển về qua kênh kiều hối…Đó là một trong số lý do khiến lượng kiều hối tăng lớn so với thực chất số tiền được chuyển.
Xin kể một vụ thanh tra mà người viết bài này đã tham gia với tư cách là Phó đoàn thanh tra một đơn vị xuất nhập khẩu của Bộ Văn hóa-Thông tin vào năm 1992; Đó là thời điểm sơ khai của hoạt động xuất nhập khẩu mà đã hé lộ cung cách cách dấu tiền lợi nhuận tại nước ngoài của các nhóm lợi ích Việt Nam…
Để tiếp sức cho cuộc thanh tra này, chủ blog đã sát cánh, lôi kéo 4 tờ báo lớn hỗ trợ để “oánh” một đơn vị của Bộ làm bậy đó là: nhà báo Quốc Phong ( Báo Thanh niên) nhà báo Đỗ Trung Lai ( báo Quân đội nhân dân), nhà báo Trần Bảo Hưng ( Đại Đoàn Kết) và nhà báo Lê Quang Vinh ( báo Lao động ), Trần Quang Thành ( Đài tiếng nói VN, hiện ở SEC)…Đó là 5 tờ báo nổi tiếng giai đoạn đó về chống tiêu cực…
Sẽ kể tiếp vụ Phạm Viết Đào phanh phui một đơn vị của Bộ Văn hóa-Thông tin trong các năm 1990-1991 đã chuyển hàng trăm ngàn USD ra nước ngoài lập quỹ đen như thế nào rồi tìm cách chuyển về như thế nào trong bài viết sau…
Những thông tin này đã chấn động dư luận thời đó qua các bài đã đăng trên 4 tờ báo trên…

P.V.Đ.

( Còn nữa…)


'Cán bộ tẩu tán hàng triệu USD ra nước ngoài sao vẫn trót lọt?'

Có trường hợp chuyển hàng triệu USD ra nước ngoài mua nhà nhưng không kiểm soát được. Có lẽ vì thế mà có cán bộ “đi khám bệnh” rồi không về.
Ông Nguyễn Sỹ Cương – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho rằng, cơ chế thì có nhưng các cơ quan không thực hiện hết trách nhiệm của mình nên không kiểm soát được tài sản của cán bộ và người ta có thể chuyển tài sản ra nước ngoài.
“Họ tẩu tán tài sản lâu rồi”
PV: Qua một số vụ việc cán bộ xin đi khám bệnh rồi không trở về vừa qua, liệu chăng cần xem xét trách nhiệm của cơ quan quản lý cán bộ, thưa ông?
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương: Người ta đi khám bệnh thì không nhất thiết phải có bệnh. Đôi khi cán bộ nói rằng đi ra nước ngoài kiểm tra sức khỏe mà nghỉ đúng quy định thì vẫn phải giải quyết.
Theo quy định thì nếu không có quyết định khởi tố thì không thực hiện được biện pháp ngăn chặn, tức là cấm xuất cảnh. Trong lúc đó người ta lợi dụng tranh thủ đi được vì anh không có quyền cấm, trừ khi đi mà không xin phép hay không về đúng hạn thì có thể tiến hành kỷ luật.
'Can bo tau tan hang trieu USD ra nuoc ngoai sao van trot lot?' - Anh 1
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương
Trong trường hợp đối tượng vi phạm pháp luật trốn ra nước ngoài, với nước mà Việt Nam có ký hiệp định về hỗ trợ tương trợ tư pháp thì thuận lợi hơn trong việc truy nã và dẫn độ. Còn với các nước chưa ký hiệp định thì phải thông qua tổ chức quốc tế như Interpol để truy bắt nhưng khó hơn.
Tuy nhiên, thông thường trường hợp trốn đi nước ngoài với mục đích lẩn trốn tội đã phạm trong nước thì trước sau cơ quan chức năng cũng tìm mọi cách can thiệp để có thể bắt được.
PV: Có ý kiến đặt vấn đề rằng nếu không có tài sản ở nước ngoài thì những cán bộ vi phạm cũng không dễ dàng ra nước ngoài rồi không về vì khó tồn tại được?
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương: Kiểm soát tài sản của chúng ta kém, kê khai tài sản và thu nhập còn hình thức nên không biết người ta đã tẩu tán tài sản ra nước ngoài lâu rồi. Cơ chế thì có nhưng các cơ quan không thực hiện hết trách nhiệm của mình nên không kiểm soát được.
Ví dụ mình mang quá mấy nghìn USD qua sân bay là bị ách lại để xử lý rồi, trong khi đó người khác chuyển hàng trăm tỷ đồng ra nước ngoài thì có chuyện sơ hở ở đâu? Gửi cho con học ở nước ngoài mấy trăm USD bằng đường chính thống ở ngân hàng qua rất nhiều thu tục, nhưng tôi không hiểu tại sao có trường hợp chuyển hàng triệu USD ra nước ngoài để mua nhà cửa mà vẫn thực hiện trót lọt! Cần tìm ra đường dây chuyển bằng cách nào, chuyển ra làm sao để từ đó có biện pháp kiểm soát.
Kê khai tài sản phải làm đến nơi đến chốn
PV: Việc cán bộ gây thua lỗ hàng nghìn tỷ hay tham nhũng rồi ôm tiền bỏ trốn ra nước ngoài như vậy rõ ràng đặt ra nhiều vấn đề, thưa ông?
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương: Đối tượng tham nhũng bao giờ cũng có động thái tẩu tán tài sản để tránh việc bị kiểm soát, bị thu hồi… Đương nhiên khi thực hiện hành vi phạm tội thì người ta đã phải nghĩ đến chuyện tài sản.
Tuy nhiên, qua chuyện này cho thấy việc kiểm soát tài sản, thu nhập hay chuyển tiền ra nước ngoài của cán bộ công chức của mình là quá yếu. Nhiều vụ việc khi phát hiện thì người ta tẩu tán rồi, có trường hợp mua nhà cửa, chuyển tiền vào tài khoản nước ngoài. Hệ thống cơ quan có cả nhưng không kiểm soát được điều này.
PV: Thực tế lâu nay kê khai tài sản thì rất nhiều nhưng việc xác minh bản kê khai đó còn ít. Quan điểm của ông thế nào về việc cần xác minh tài sản với cán bộ trước khi bổ nhiệm?
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương: Tôi từng phát biểu rất nhiều lần là kê khai mà không xác minh để chốt tài sản thì kê khai để làm gì. Kê khai rồi đút ngăn kéo thì chả giải quyết vấn đề, không có ý nghĩa gì cả.
PV: Dự luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) cũng nhấn mạnh kiểm soát tài sản, tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng giải pháp chưa khả thi. Theo ông, vấn đề này cần được quan tâm như thế nào trong việc sửa luật sắp tới?
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương: Mình cứ đưa ra biện pháp nhưng còn hình thức, không hiệu quả. Kê khai nay mở rộng, mai thu hẹp nhưng cái thực chất kiểm soát và trách nhiệm cơ quan quản lý cán bộ công chức không được phát huy một cách cụ thể. Biện pháp đưa ra nói rất hay nhưng bấy lâu nay không tực hiện được.
Bao nhiêu trường hợp phát hiện ra là tham nhũng như thế nhưng rồi cuối cùng qua kê khai tài sản lại không phát hiện được. Hàng triệu bản kê khai chỉ phát hiện mấy trường hợp kê khai sai, thế thì thể hiện việc kê khai chỉ là hình thức.
Việc mở rộng hay thu hẹp đối tượng không nên quá quan tâm, mà quan trọng là nếu xác định dối tượng nào phải làm cho đến nơi đến chốn. Tôi chưa biết sắp tới dự luật PCTN sẽ được điều chỉnh như thế nào, nhưng vừa qua chưa trình Quốc hội được một phần do chất lượng chưa đảm bảo.
PV: Xin cảm ơn ông./.
Ngọc Thành/VOV.VN (thực hiện)

Không có nhận xét nào: