Hoàng Hải |
Vì gia đình có hoàn cảnh quá khó khăn nên sau khi anh L. mất, mọi người trong nhà đã phải đi vay mượn khắp nơi mới có tiền mua quan tài cho anh.
Đưa thi thể con về, mẹ chạy ra chợ mua chịu quần áo cho con...
Từ gần 10 năm nay, cuộc sống của bà Bùi Thị Chiệng (58 tuổi, trú tại xóm Việng, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình), mẹ của anh Bùi Văn L. (SN 1983, người được gia đình cuốn chăn khiêng từ bệnh viện về nhà sau khi tử vong) vô cùng khó khăn.
Không chỉ phải chăm sóc chồng, 2 người con trai bị bệnh nặng mà bà Chiện còn chăm nuôi cho con trai của vợ chồng anh L. từ khi cháu mới được 6 tháng tuổi.
Hiện tại, con trai của vợ chồng anh L. là Bùi Đình D. đang theo học lớp 2 tại trường tiểu học Yên Phú.
Tâm sự với PV về câu chuyện đau buồn vừa xảy ra với gia đình, bà Bùi Thị Chiệng nghẹn ngào cho biết, sáng 11/12, bà thuê xe đưa con trai (là anh Bùi Văn L.) vào Bệnh viện Đa khoa Lạc Sơn để cấp cứu, điều trị.
Đến khoảng 16h, sau khi nghe các bác sỹ giải thích về tình trạng sức khỏe của con trai và khuyên phải chuyển lên tuyến trên, bà Chiệng xin đưa con về nhà để tự điều trị vì gia đình kinh tế quá khó khăn. Tuy nhiên, chỉ mấy phút sau, anh L. tử vong ngay tại bệnh viện.
"Khi thằng L. mất, chỉ có mình tôi ở viện cùng cháu. Một lúc sau, tôi gọi điện thông báo cho thằng con trai út thì nó cùng với một số anh em trong họ lên viện để bàn phương án và tìm cách đưa thằng L. về.
Lúc hỏi xe, bệnh viện nói đã hết vì đang đưa người bệnh đi cấp cứu. Sau đó, gia đình quyết định cuốn chăn khiêng con tôi về nhà.
Giờ nghĩ lại, tôi thấy buồn lắm, nhưng lúc đó không còn cách nào khác cả vì lúc đó thi thể của thằng L. cũng đã để ở viện hơn 1 tiếng đồng hồ rồi gia đình mới quyết định đưa về… ", bà Chiệng rưng rưng nước mắt tâm sự.
Bà Chiệng cũng chia sẻ, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trong nhà không có tiền nên sáng ngày hôm qua (12/12), người thân trong gia đình mới đi vay mượn và mua tấm áo quan cho anh L.
"Khi đưa thằng L. từ viện về nhà, vì không có tiền, chính tôi đã phải chạy ra chợ để mua chịu quần áo, và một số đồ đạc, vật dụng cần thiết để về thay cho nó…", bà Bùi Thị Nhung (bác anh L.) nói.
Chia sẻ với PV về quá trình học tập tại trường tiểu học Yên Phú của cháu D., cô Bùi Thị Thơm, giáo viên chủ nhiệm cho biết, D. là một học sinh giỏi, ngoan, có thành tích xuất xắc trong học tập. Đặc biệt, em rất ham học và rất ít khi bỏ học.
"Tôi biết hoàn cảnh của gia đình em khó khăn nhưng cũng không giúp gì được, chỉ biết động viên học sinh của mình cố gắng, chịu khó học tập để không phụ công nuôi dưỡng của bà và mọi người.
Sáng nay (11/12) cháu có xin nghỉ học để ở nhà chịu tang bố nhưng đến chiều cháu lại xin đi học vì đến ngày hôm sau (12/12) gia đình mới bắt đầu tổ chức các nghi lễ. Khi xin đi học vào buổi chiều, cháu nói: "Con sợ nghỉ cả ngày thì sẽ mất 6 tiết học, sẽ không theo kịp các bạn"",vừa nói dứt câu, cô Thơm khóc lớn ôm chặt em D.
Cô thơm cũng chia sẻ, em D. là một học sinh rất ham học, học giỏi, thông minh nhưng hiện tại hoàn cảnh gia đình em quá khó khăn, thiếu thốn nên rất cần sự chung tay, giúp đỡ của các tấm lòng hảo tâm để có thể giúp đỡ cho em.
Cơm có thịt ăn được 3 bát
Trong cuộc trò chuyện với PV, cậu bé đang theo học lớp 2 này cho biết, sau khi đi học về em có thể phụ bà làm việc nhà như nấu cơm, rửa bát.
Ban đêm, hai bà cháu ngủ cùng với nhau còn bố và cậu ngủ giường bên cạnh. Ngày thường, hai bố con cũng thường xuyên tâm sự với nhau, anh L. luôn dặn con phải chăm chỉ học hành để mai sau phụng dưỡng bà nội và bố.
"Nếu ngày nào mà bà mua thịt thì cháu ăn được 3 bát cơm, còn bà mua đậu với rau cháu chỉ ăn được 1 bát hoặc 2 bát", lời tâm sự của em D. khiến PV và cô giáo chủ nhiệm nghẹn lòng, xót xa.
Ông Bùi Văn Đức - Chủ tịch UBND xã Yên Phú cho biết, gia đình anh L. là người dân tộc Mường. Sau khi đi cai nghiện trở về địa phương vào giữa năm 2016, anh L. ở với con trai 7 tuổi và mẹ già.
Gia đình anh thuộc diện hộ nghèo, kinh tế gia đình chỉ phụ thuộc vào mấy sào ruộng nên rất vất vả.
Vào sáng 11/12, anh Bùi Văn L. (SN 1983, trú tại xóm Việng, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) vào bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình cấp cứu.
Đến khoảng 15h30 phút cùng ngày, anh L. đã tử vong.
Do hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn nên gia đình đã quyết định cuốn chăn khiêng thi thể anh L. về nhà.
Mọi sự quan tâm, giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn xin gửi về Quỹ Tấm lòng Thiện, Báo điện tử Trí Thức Trẻ.
Tài khoản: 1912.832.546.5015
Báo Điện tử Trí Thức Trẻ - Techcombank Hai Bà Trưng - Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 21 Toà nhà Center Building, Hapulico. Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Tòa soạn sẽ là nhịp cầu nối Tấm lòng thiện của độc giả tới những hoàn cảnh khó khăn.
theo Trí Thức Trẻ
Bỏ 500 triệu mua sâm Ngọc Linh ngâm rượu thưởng Tết
13/12/2016 05:00 GMT+7
Bên cạnh những cuộc săn lùng cá khủng, gà quý khắp Bắc Bộ để chuẩn bị cho Tết sắp tới, nhiều đại gia còn mạnh tay chi 200-300 trăm triệu cho đến nửa tỷ đồng để mua sâm Ngọc Linh về ngâm rượu uống và tiếp khách quý dịp Tết Nguyên đán.
Ngày cuối tuần, đang tự tay ngồi cọ rửa từng củ sâm, ông Trần Văn Công ở khu đô thị Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) khoe: “Đây là sâm Ngọc Linh, tôi phải bỏ ra 150 triệu đồng mới mua được mấy củ sâm này về ngâm rượu uống đấy, mà khi đặt mua còn phải chờ rất lâu mới có hàng”.
Ông Công cho biết, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sâm, nhưng sâm Ngọc Linh thuộc hàng quý hiếm và đắt đỏ nhất bởi chúng đang được đánh giá là loại sâm tốt nhất thế giới, ai cũng mong muốn được dùng thử một lần vì công dụng của nó cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Đơn cử, sâm Ngọc Linh có tác dụng chống stress, kích thích hệ miễn dịch, chống oxy hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan, giúp ăn ngon, ngủ tốt, tăng cường thị lực, cải thưởng suy nhược sinh dục,...
Khi sâm Ngọc Linh đem ngâm rượu uống sẽ có tác dụng bồi bổ sức khỏe, đặc biệt là với nam giới, những người phải uống rượu nhiều thì rượu sâm Ngọc Linh có thể đảm bảo cho gan, thận không bị ảnh hưởng gì.
Biết vậy, nhưng tìm mua được sâm Ngọc Linh trồng đã khó, mua được sâm Ngọc Linh tự nhiên còn khó hơn. Lần nào ông cũng phải đặt ít nhất 1 tháng, không thì 2 tháng mới có sâm. Hồi tháng 6 năm nay, ông lên kế hoạch mua sâm Ngọc Linh về ngâm rượu để uống và đãi khách trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, bởi ông sợ uống nhiều rượu ta, rượu tây sẽ hại sức khỏe.
Tuy nhiên, trên thị trường rất nhiều sâm Ngọc Linh giả nên ông phải nhờ bạn bè giới thiệu mới tìm được mối uy tín và được để đặt mua. Sau khi đặt ông cũng phải chờ một thời gian mới mua được 300 triệu tiền sâm Ngọc Linh nguyên cây về để ngâm rượu.
“Bình thường người ta chỉ ngâm khoảng 100 ngày là uống được, nhưng rượu sâm Ngọc Linh ngâm càng lâu uống càng ngon”. Ông Công nói và cho biết, mẻ sâm 150 triệu ông mới mua về dịp này đem ngâm rượu thì phải ra Tết mới uống được, còn Tết thì đem 2 bình kia ra dùng.
Tương tự, anh Nguyễn Ngọc Minh ở Tây Hồ (Hà Nội) cũng chia sẻ, anh vừa mua gần 500 triệu đồng tiền sâm Ngọc Linh về để ngâm rượu (4kg sâm Ngọc Linh rừng). Đến nay bình rượu sâm Ngọc Linh đã ngả sang màu hơi vàng, và đúng đến Tết Nguyên đán anh có thể đem bình rượu sâm của mình ra tiếp khách quý.
Anh Minh tâm sự, anh là dân kinh doanh, bạn bè làm ăn rất nhiều nên Tết là thời điểm để mọi người giao lưu tăng cường mối quan hệ. Song, tiếp khách nhiều thì phải uống rượu bia nhiều cực kỳ hại cho sức khoẻ, mà dùng bia, rượu ngoại tiếp khách mãi cũng nhàm chán. Vì thế, Tết năm nay anh muốn tìm kiếu loại đồ uống nào đó vừa tốt cho sức khoẻ, vừa lạ và hiếm để tiếp khách.
Suy đi tính lại, anh quyết định mua mấy kg sâm Ngọc Linh rừng tự nhiên để ngâm hẳn một bình rượu lớn. Khách đến uống 1-2 ly vừa quý, vừa vui mà không lo ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Theo anh Trần Thế Cường, một đầu mối buôn sâm Ngọc Linh có tiếng ở khu vực Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội), mấy tháng giáp Tết Nguyên đán, ngoài tam thất vip thì sâm Ngọc Linh là loại mặt hàng bán rất chạy vào cận Tết. Các đại gia đặt mua mặt hàng sâm Ngọc Linh tương đối nhiều.
Theo anh Cường, trên thị trường hiện có hai loại sâm Ngọc Linh là sâm trồng và sâm Ngọc Linh rừng tự nhiên. Với sâm Ngọc Linh trồng, hàng không quá hiếm nên mức giá sâm thường được bán ở mức 40-50 triệu đồng/kg loại 10 củ; loại 5 củ/kg giá dao động ở mức 60-70 triệu đồng/kg. Riêng loại sâm Ngọc Linh rừng tự nhiên giá siêu đắt bởi loại rẻ nhất cũng lên tới 120 triệu đồng/kg, loại cao hơn (củ nhiều tuổi, trọng lượng 1,5kg trở lên) giá ở mức 400 triệu đồng/kg, còn những loại vip hơn thường được bán theo củ.
Dù đắt nhưng khách mua sâm Ngọc Linh đều thuộc giới giàu và siêu giàu. Họ mua về vì thích, mua về để ngâm rượu uống với số lượng vài kg/khách. Hồi cuối tháng 11 anh vừa mới giao sâm Ngọc Linh cho hai khách hàng, trong đó, một khách lấy 500 triệu đồng, một khách lấy 400 triệu đồng tiền sâm Ngọc Linh.
Anh Cường cho hay, sâm Ngọc Linh có thể trực tiếp ngậm trong miệng, ngâm tẩm mật ong, nấu cháo, pha trà uống... đều rất bổ và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cách phổ biến nhất mà các đại gia hay làm là đem sâm Ngọc Linh ngâm rượu uống.
Tuy nhiên, anh Cường cũng lưu ý, do sâm Ngọc Linh rất đắt đỏ nên trên thị trường xuất hiện khá nhiều sâm giả. Đơn cử, với loại sâm Ngọc Linh trồng thì các mối buôn thường lấy củ tam thất bắc về cắt bớt rễ cái, chỉ để lại dễ con để đánh lừa là sâm Ngọc Linh vì chúng có hình thức tương đối giống nhau. Tương tự, dân buôn cũng thường lấy tam thất hoang về đánh lừa thành sâm Ngọc Linh rừng tự nhiên vì hình thức loại tam thất hoang giống tới 80% hình thức của sâm Ngọc Linh rừng.
Do đó, theo anh Cường, khi mua sâm cần mua ở những địa chỉ uy tín để tránh bị lừa bởi giá sâm Ngọc Linh thường cao gấp 10 lần so với giá tam thất.
Băng Dương
Lý giải về mức giá đắt đỏ của loại đặc sản này này, anh Giáp cho rằng: “Ngỗng trời tự nhiên ngày càng hiếm. Bên cạnh đó, chúng có đặc tính sinh sản rất ít. Mỗi năm, một con ngỗng mái chỉ đẻ từ 4 – 7 trứng. Tỉ lệ ấp thành công lại không cao như các giống khác. Đặc biệt, ngỗng được nuôi ở trang trại theo quy trình sạch nên thịt rất ngon, thơm, giàu đạm nên khách rất ưa chuộng”.
Theo anh Giáp, khách thích ăn ngỗng trời một phần cũng bởi loài ngỗng thương phẩm này thường có cân nặng từ 2 đến hơn 4kg rất phù hợp cho các gia đình, cơ quan trong buổi liên hoan, tổng kết cuối năm.
Anh Phương, một chủ trại gia cầm đặc sản ở Vĩnh Phúc cho biết: “Hiện, tôi nuôi chủ yếu là giống ngỗng trời tự nhiên, đây là loài ngỗng có thịt chắc, hàm lượng dinh dưỡng cao, ăn ngon nên cứ vào dịp cuối năm khách lại tấp nập gọi, đến đặt hàng, tiếp không xuể”.
“Trong số các khách mua ngỗng của trại, có một khách là đại gia có tiếng ở tỉnh đặt mua ngỗng loại 1 trị giá lên đến gần 10 triệu đồng/con và thuê gia đình nuôi đến 20 tháng Chạp mới về bắt mang đi biếu Tết đối tác làm ăn” – anh Phương tiết lộ.
Ngỗng trời giá tiền triệu/kg “cháy hàng” trước Tết
Hải Đăng Thứ Bảy, ngày 10/12/2016 06:30 AM (GMT+7)
(Dân Việt) So với ngày thường, thời điểm này giá ngỗng trời thương phẩm đã lên đến trên 1 triệu đồng/kg, song theo các chủ trang trại nếu khách không đặt hàng mua nhanh đợi cận ngày sẽ “cháy hàng”.
Công nhân đang kiểm tra chất lượng ngỗng trước khi xuất bán cho khách tại trang trại của anh Giáp. Ảnh: Hải Đăng
Anh Giáp, chủ trang trại Vườn chim Việt ở Đông Mỹ, huyện Thanh Trì (Hà Nội) cho biết, hiện giá ngỗng trời thương phẩm tại trang trại đã lên đến trên 1 triệu đồng/kg song do khách đặt hàng nhiều, số lượng hàng lại có hạn, nên rất có thể đến cận Tết âm lịch dù giá ngỗng lên cao hơn nữa trang trại cũng không còn hàng để bán.Lý giải về mức giá đắt đỏ của loại đặc sản này này, anh Giáp cho rằng: “Ngỗng trời tự nhiên ngày càng hiếm. Bên cạnh đó, chúng có đặc tính sinh sản rất ít. Mỗi năm, một con ngỗng mái chỉ đẻ từ 4 – 7 trứng. Tỉ lệ ấp thành công lại không cao như các giống khác. Đặc biệt, ngỗng được nuôi ở trang trại theo quy trình sạch nên thịt rất ngon, thơm, giàu đạm nên khách rất ưa chuộng”.
Theo anh Giáp, khách thích ăn ngỗng trời một phần cũng bởi loài ngỗng thương phẩm này thường có cân nặng từ 2 đến hơn 4kg rất phù hợp cho các gia đình, cơ quan trong buổi liên hoan, tổng kết cuối năm.
Anh Phương, một chủ trại gia cầm đặc sản ở Vĩnh Phúc cho biết: “Hiện, tôi nuôi chủ yếu là giống ngỗng trời tự nhiên, đây là loài ngỗng có thịt chắc, hàm lượng dinh dưỡng cao, ăn ngon nên cứ vào dịp cuối năm khách lại tấp nập gọi, đến đặt hàng, tiếp không xuể”.
Đàn ngỗng trời tại trại anh Phương (Vĩnh Phúc) đều đã có khách đặt hàng. Ảnh: Hải Đăng
Anh Phương cho biết thêm, hiện anh đang nuôi hơn 30 con ngỗng trời, trong đó có 20 con ngỗng thương phẩm đều đã được khách quen đặt hàng trên 1,5 triệu đồng/kg. “Đến thời điểm này, tôi còn nhận đơn hàng của một số khách quen nữa nên phải đi gom ngỗng ở một số trang trại khác trong và ngoài tỉnh nhưng cũng không có nhiều, dù giá ngỗng đã đẩy lên cao gấp đôi ngày thường” – anh Phương chia sẻ.“Trong số các khách mua ngỗng của trại, có một khách là đại gia có tiếng ở tỉnh đặt mua ngỗng loại 1 trị giá lên đến gần 10 triệu đồng/con và thuê gia đình nuôi đến 20 tháng Chạp mới về bắt mang đi biếu Tết đối tác làm ăn” – anh Phương tiết lộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét