Chinese economics professor Zhang Weiying at the World Economic Forum in Davos, Switzerland, Jan. 26, 2011. Zhang believes Chinese state companies have many obstacles to innovation. (AP Photo/Virginia Mayo)
Giáo sư kinh tế Trung Quốc Trương Duy Nghênh tại Hội thảo kinh tế Thế Giới ở Davos, Thụy Sỹ ngày 26 tháng 1 năm 2011. Ông Trương tin rằng các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức để đổi mới (Ảnh – AP Photo/Virginia Mayo).
Nền kinh tế Trung Quốc đang chao đảo. Mô hình kinh doanh cũ hàng thập kỷ theo định hướng xuất khẩu hàng hóa rẻ và bắt chước, được chi phối bởi các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), đã được diễn ra một cách tự nhiên. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nhận thấy rằng họ phải sáng tạo hơn để có thể cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. Một kế hoạch cải cách do Ủy ban trung ương ĐCSTQ và Quốc vụ Viện ban hành, cũng đã đề xuất các thay đổi đối với các hoạt động của DNNN. Nhưng, theo bài viết dưới đây của Trương Duy Nghênh , một nhà kinh tế Trung Quốc, tất cả các kế hoạch này là không khả thi trong thời đại ngày nay của Trung Quốc vốn bị tác động sâu rộng bởi môi trường chính trị.
Rất nhiều người Trung Quốc có niềm tin rằng khi mà các DNNN tham gia vào thị trường chứng khoán, và các công ty mẹ với sở hữu chéo được thành lập, Trung Quốc cũng sẽ vận hành một nền kinh tế giống như tư bản Phương Tây. Người Trung Quốc cũng tin rằng với sự tách bạch giữa quản lý và sở hữu, họ sẽ có các doanh nhân theo đúng nghĩa. Dưới đây là 5 lý do tại sao tôi nói điều này là không thể.

1. Sự chi phối của chính quyền

Dưới hệ thống (chính trị) Trung cộng ngày nay, người ta không thể tách rời chi phối của nhà nước ra khỏi quản lý doanh nghiệp. Hãy đừng tin rằng việc tách rời thực sự giữa nhà nước và kinh doanh có thể đạt được ở các DNNN.
Quảng cáo
Hãy nhìn lại những năm 1980, phương hướng cải cách DNNN là tách rời (quản lý) nhà nước khỏi kinh doanh. Nhưng cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa đạt được mục tiêu này. Không chỉ có vậy, Trung Quốc không thể tách rời ĐCSTQ khỏi các doanh nghiệp, mà việc này thực hiện tương đối dễ dàng hơn. Không có cách nào để lãnh đạo điều hành các DNNN đưa ra các quyết định phù hợp với thị trường.

2. Thiếu động lực

Tại các DNNN của Trung Quốc, không có người có thẩm quyền sở hữu hoặc sự thúc ép, và do đó không có áp lực để đổi mới. Trong một nền kinh tế thị trường, các thành viên của một doanh nghiệp kinh doanh phải sáng tạo và cố gắng phấn đấu để kinh doanh thành công bởi vì họ chịu trách nhiệm trước chủ doanh nghiệp.
Nhưng, khi có các quan chức nhà nước với chức năng là người đại diện sở hữu, thì sẽ không thể ép buộc hoặc thúc đẩy những người đang điều hành doanh nghiệp tương tự như cách mà các nhà tư bản thực hiện.

3. Quản lý thiển cận

Tính thiển cận trong quản lý là một vấn đề nữa ở Trung Quốc, mà không thể giải quyết triệt để. Tất cả các DNNN đều gặp phải vấn đề này. Lãnh đạo các DNNN chỉ nghĩ về những vấn đề ngắn hạn. Họ không quan tâm về bất kỳ vấn đề gì quá 3 năm.
Trung Quốc không thể có kinh doanh sáng tạo và thành công nếu thiếu chiến lược dài hạn. Đổi mới là một quá trình phát triển liên tục. Nó có thể mất 3 đến 5 năm, hoặc thậm chí một hoặc hai thập kỷ, cho một sản phẩm phát triển từ khi bắt đầu cho đến khi thị trường chấp nhận, hoặc cho một phát minh công nghệ quan trọng ra đời. Nếu một doanh nhân không tính toán dài hạn, anh ta không thể quản lý kinh doanh một cách sáng tạo trong một nền kinh tế thị trường thực sự.
Tại sao các nhà lãnh đạo DNNN không cân nhắc đến dài hạn? Bởi vì họ được các quan chức nhà nước bổ nhiệm dựa trên các tiêu chuẩn không liên quan tới tính sáng tạo và tinh thần của một doanh nhân hay việc điều hành kinh doanh dài hạn như một người chủ doanh nghiệp. Những người đã bổ nhiệm những lãnh đạo (DNNN), họ không bổ nhiệm vì thành tích thực hiện công việc tốt, họ cũng không trừng phạt nếu thực hiện công việc kém. Vị trí của những lãnh đạo DNNN là phụ thuộc nhiều hơn vào các nhân tố chính trị và mối quan hệ. Sự hoán đổi các lãnh đạo DNNN là một trong các ví dụ cho vấn đề này.
Tôi đã nói rằng để một lãnh đạo DNNN có được vị trí ổn định, tốt nhất là anh ta có một doanh nghiệp làng nhàng. Tại sao? Nếu như làm doanh nghiệp trở nên lớn mạnh, những người có kênh quan hệ tốt hơn sẽ giành lấy vị trí này. Tất nhiên, nếu như việc kinh doanh quá tồi, với nhiều năm thua lỗ, thì đó cũng sẽ là vấn đề.
Sau đây là một ví dụ: Có một DNNN rất lớn, với 5 chi nhánh khác nhau. Lãnh đạo của một chi nhánh rất có năng lực. Khi chi nhánh này đã gần như phá sản, ông đã giúp nó trở thành chi nhánh số 1. Sau đó, lãnh đạo doanh nghiệp đã thay thế lãnh đạo chi nhánh này bằng một thư ký của ông ta, người này đã khiến chi nhánh này đang từ vị trí ố 1 quay trở lại vị trí cuối cùng. Có rất nhiều các ví dụ như vậy. Vì thế tôi nói là không thể cho các lãnh đạo DNNN thực sự đưa ra các mục tiêu dài hạn.

4. Chi tiêu ngân sách tùy tiện

Không thể thực hiện việc kiểm soát ngân sách một cách chặt chẽ tại các DNNN của Trung Quốc. Ở các doanh nghiệp sở hữu tư nhân, việc kiểm soát ngân sách rất chặt chẽ. Nếu như thu nhập không bù được chi phí trong một thời gian dài, doanh nghiệp sẽ phá sản.
Vậy kiểm soát ngân sách linh hoạt là gì? Nó có nghĩa là nếu thu ít hơn chi, thì DNNN vẫn tiếp tục tồn tại bởi vì nó vẫn tiếp tục có được hỗ trợ tài chính từ chính phủ.
Kể từ năm 1980, nhà nước Trung cộng đã đang cố gắng thực hiện ngân sách chặt chẽ đối với các DNNN, nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện được. Khi một DNNN có vấn đề, nhà nước phải cứu nó. Doanh nghiệp càng lớn, thì các cố gắng của nhà nước càng lớn. Hiện nay, các khoản tiền hỗ trợ cho các DNNN vẫn là một phần của khoản chi ngân sách của nhà nước. Thậm chí một số DNNN có lãi lớn cũng đang nhận được hàng chục tỷ Nhân dân tệ mỗi năm trong cái gọi là hỗ trợ chính sách.

5. Lạm phát lương

Một vấn đề nữa, không thể thực hiện được ở các DNNN Trung Quốc, là hệ thống kiểm tra kiểm soát giữa quản lý và lao động. Trong những năm 1980, rất nhiều người quản lý và nhân viên đã thông đồng với nhau liên tục tăng lương và tiền thưởng cho mình, phân chia tài sản của DNNN cho nhau. Vấn nạn này vẫn chưa được giải quyết. Công nhân trong các DNNN, dựa vào tính độc quyền, đang được trả tiền lương và tiền công cao hơn so với thị trường. Thực tế, một phần lương của họ phải được coi là thu nhập vốn, chứ không phải là thu nhập từ lao động.
Ngoài 5 điểm trên, hệ thống giám sát tài sản DNNN cũng cản trở DNNN đổi mới. Xét cho cùng, đổi mới là một lực lượng không thể đoán trước. Nó có thể mang lại thành công và thất bại. Điều gì sẽ xảy ra nếu như một kế hoạch đổi mới được lãnh đạo một DNNN thực hiện, nhưng kết thúc trong thất bại?
Nếu như nhà nước quyết định tha thứ, lãnh đạo các DNNN sẽ thực hiện rất nhiều các hoạt động vô dụng, bao gồm việc mua các bằng sáng chế từ các cá nhân, đơn giản là sử dụng hết tiền nhà nước.
Tuy nhiên, nếu như một ai đó phải chịu trách nhiệm cá nhân, nếu như dự án đổi mới thất bại, thử hỏi có lãnh đạo DNNN nào sẽ tham gia trong dự án đó? Họ sẽ không tham gia. Ngay cả khi họ có 100 thành công, chỉ một thất bại cũng có thể dẫn đến không những họ bị kỷ luật mà còn thậm chí bị bỏ tù. Hiện nay, có rất nhiều ví dụ như vậy.
Vì thế, các lãnh đạo DNNN có ý tưởng đổi mới, sẽ không thực sự thực hiện đổi mới. Duy trì hiện trạng, thay vì thực hiện đổi mới, là lựa chọn hợp lý nhất đối với các lãnh đạo DNNN Trung Quốc hiện nay.
Trương Duy Nghênh  là một nhà kinh tế xuất chúng của Trung Quốc, nguyên hiệu trưởng trường quản trị kinh doanh Quảng Hoa của Đại học Bắc Kinh.
Bài viết này là bản dịch được tóm tắt và hiệu đính của bài thuyết trình mà ông Trương đã trình bày tại một hội thảo tiêu đề Kỷ nguyên Bắt đầu Kinh doanh Mới: Người khởi nghiệp và Vốn. Toàn bộ bản thảo của bài thuyết trình được đăng tải đầu tiên trên  Sohu’s Business website vào ngày 23 tháng 9 năm 2015.