Phạm Viết Đào.
Bài liên quan:
Bài liên quan:
THỰC CHẤT VỤ CÔNG AN HÀ NỘI VỪA PHÁ MỘT ĐƯỜNG GIÂY “ RỬA TIỀN” NGÀN TỶ VNĐ CỦA MAFIA VIỆT? ( Kỳ 1)
Giữa năm 1992, từ chuyên viên theo dõi
hoạt động sáng tác của Vụ Điện ảnh-Bộ Văn hóa-Thông tin tôi được điều chuyển về
Thanh tra Bộ; Sở dĩ có sự điều chuyển này là do trước đó tôi đã can dự vào một
cuộc “hỗn chiến” trong ngành điện ảnh. Trong năm 1991 tôi đã hợp tác với các
báo: Đại Đoàn Kết, Lao Động, Thanh Niên, Tạp chí Điện ảnh…để phanh phui những
tiêu cực của Liên hiệp Điện ảnh…
Hồi đó ông N.T. Tổng Giám đốc là một
người đầy thế lực do đó nhận được một khoản tiền rất lớn 5,9 tỷ VNĐ đầu tư cho
ngành điện ảnh giai đoạn 1989-1990, là một khoản tiền lớn hồi đó nhưng đã chi
tiêu không hiệu quả…
Kết cục, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chỉ
đạo Thanh tra Bộ Tài chính vào và 4 vị cán bộ của Liên hiệp Điện ảnh Việt Nam
và Bộ Tài chính đã phải lãnh án…
Sau cuộc chiến này, ngành điện ảnh cơ
cấu lại, thành lập Cục Điện ảnh và tôi “ tụt xích” ở lại không được nhận trở
lại Cục Điện ảnh theo nghề cũ…
Tôi về Thanh tra Bộ với “ tai tiếng” của
vụ “ oánh nhau” ở điện ảnh, Chánh thanh tra Bộ hồi đó là T.L.K rất khoái vì từ
trước đến nay cơ quan này toàn bị bắt nạt, bây giờ có thêm tôi chắc sẽ đỡ tủi
hơn.
Về cơ quan thanh tra, việc đầu tiên, tôi
được giao tham gia vào đoàn thanh tra Liên hiệp Phát thanh-Truyền hình ( HALITT),
một doanh nghiệp xuất nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình đang bi nhiều
đơn và tai tiếng trong chuyện làm ăn, kinh doanh…
Tôi là người được đào tạo ở Romania
chuyên ngành ngôn ngữ tiếng Pháp-Romania, cho đến khi về điện ảnh, tôi chỉ có
kiến thức về văn học-nghệ thuật còn chưa hề biết một dòng niêm luật nào về hoạt
động tài chính, về hệ thống hạch toán tài khoản…Thế mà lại được giao trách
nhiệm vào thanh tra tài chính tại một doanh nghiệp xuất nhập khẩu…
Vào thanh tra, ngày đến HALITT, tối tranh
thủ gặp bàn bè hỏi dò cách đọc hiểu số sách tài chính và cách thức tìm ra sai
phạm đối với hoạt động tài chính…
Sau 1 tuần vào tôi bắt đầu vỡ ra và bắt
đầu lần mò tới được các mảng miếng làm ăn của đơn vị này. Không biết bị động và
ngửi thấy cái sự ghê gớm của tôi hay sao mà sau 10 ngày, cuộc thanh tra theo
quyết định Bộ trưởng Trần Hoàn ký là 1 tháng được lệnh dừng, thôi không thanh
tra nữa. Cuộc thanh tra buộc phải rút khi mà tôi đã bắt đầu lần mò ra một số
vấn đề.
May mắn trước khi BT chính thức ra lệnh
“ rút pháo ra” tranh thủ buổi trưa nghỉ, tôi nhảy lên phòng BT lật giở số báo
cáo BT về một số dữ liệu khiến ông cũng tái người: HALIT chức năng là nhập khẩu
thiết bị phát thanh và truyền hình nhưng số sách có rất nhiều khoản ghi liên
quan tới việc nhập, nhận rất nhiều vàng, USD không rõ ràng trên danh nghĩa
chuyển kiều hối, ăn hoa hồng…Nhiều hợp đồng xuất nhập khẩu bất minh…
Sau khi nghe tôi báo cáo, BT Trần Hoàn
đồng ý cho đoàn ở lại thêm vài ngày với mục đích là để hoàn thiện, ký kết một
số biên bản để có cơ sở kết luận thanh tra…
Sau khi có chỉ thị của BT, tôi lập tức
“cài” Giám đốc HALITT: Trong 10 ngày qua, đoàn nhiều lần yêu cầu cơ quan xuất
trình các hợp đồng xuất nhập khẩu nhưng cơ quan không đáp ứng…Ngày mai đoàn rút
về Bộ, tôi đề nghị ông kê khai cho tôi những mặt hàng mà đơn vị đã nhập trong
năm 1989-1990 để tôi có số liệu báo cáo.
Giám đốc HALIT thực thi ngay, lệnh cho
nhân viên làm báo cáo gửi đoàn. Nhận được báo cáo do GĐ ký, tôi lập tức tự lấy
dấu và yên tâm lui về Bộ, coi như tôi đã nắm được 1 cái đuôi của hoạt động xuất
nhập khẩu của HALITT, vì tôi nhận được nhiều nguồn tin, đơn vị này buôn lậu, dấu
doanh thu lợi nhuận thông qua hoạt động xuất nhập khẩu …Từ cái đuôi có thể lần
ngược trở lại “thân” và “đầu”…
Sau khi nhận được báo cáo chính thức và
bảng kê những hợp đồng nhập khẩu, lập tức
tôi vòng qua Bộ Thương mại, đề nghị cung cấp số nhập hàng của HALITT,
vòng qua Ngân Hàng ngoại thương kiểm tra lượng ngoại tệ HALITT ký chuyển nhập hàng
và vòng qua các cửa khẩu trong đó có Cảng Hải Phòng để kiểm tra hàng nhập của
HALITT…
Qua những mùi vu hồi này, tôi phát hiện
ra trong năm 1989, HALITT chuyển qua Ngân hang ngoại thương 247.000 USD ra nước
ngoài để nhập ủy thác cho Công ty Vật tư thiết bị toàn bộ 2 mặt hàng Tụ điện và
Than điện cực; Hợp đồng đã ký do 3 cơ quan chung vốn, tiền đã chuyển qua ngân
hang ngoại thương nhưng khi xuống kiếm tả Hải quan Hải Phòng thì không thấy
hang về?
Lập tức tôi đưa vào kết luận của đoàn
thanh tra, ngoài một số sai phạm khác, hạch toán nhập nhèm, dấu doanh thu và
lợi nhuận, năm 1989 HALITT chuyển ra nước ngoài 247.000 USD lập quỹ đen ? Dự
thảo được gửi đi nhiều cơ quan và sau 2 tuần thì hàng loạt báo lên tiếng?
Tôi bị truy: vì sao thông tin lọt qua
kênh báo chí? Tôi cãi: Dự thảo gửi cho trên 1 chục cơ quan, làm sao tôi phải
chịu trách nhiệm; mặc dù những bài đó hoặc do tôi viết hoặc cấp cho Quốc Phong
( Báo Thanh Niên), Lê Quang Vinh ( báo Lao Động), Trần Bảo Hưng ( Đại Đoàn
Kết), Đỗ Trung Lai ( báo Quân đội nhân dân)…
Vụ thanh tra này sau còn nhiều tình tiết
ly kỳ nhưng hẹn dịp khác tôi sẽ viết lại; chỉ nêu vụ này để nói về thủ đoạn tìm
cách chuyển lợi nhuận ra nước ngoài qua kênh xuất nhập khẩu đã xuất hiện từ
những năm 90 mà tôi đã phát hiện.
Bài viết này đăng trên báo Quân đội nhân dân số 10/4/1993
Sở dĩ có vụ chuyển tiền này là do: HALITT là đơn vị độc quyền nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình hồi đó. Một cái
đầu thu vệ tinh nhập nước ngoài chỉ khoảng 1300 USD nhưng HALIT bán trên thì
trường là 60 triệu VNĐ, tương đương với 6000 USD; tức la 1 vốn đến 5 lời và đắt
như tôm tươi…
Nếu khoản lợi nhuận này đưa về tài khoản
thì nhà nước sẽ thu 35 % thuế lợi tức, số còn lại được đưa vào các loại quỹ và
quỹ phúc lợi để chia cho nội bộ chỉ chiếm 1 phần trong đó. Do đó để nuốt, dấu
khoản lợi nhuận này, HALITT sử dụng “ quy trình” sau: Số doanh thu bán đầu thu
vệ tinh và các mặt hang nhập khẩu hút khách do độc quyền kinh doanh chỉ chuyển
về quỹ cơ quan đủ khoản tiền trả lương và một ít chia cho cán bộ công nhân
viên…Số doanh thu còn lại gửi và hạch toán ở “tài khoản vãng lai” ở đơn vị
khác…
Nếu Giám đốc xách cặp đến đơn vị này rút
tiền ra thì sẽ bị lộ; Do vậy nên người ta lập ra một hợp đồng ủy thác liên
doanh nhập khẩu một mặt hàng hợp pháp nào đó để có cớ chuyển ngoại tế ra nước
ngoài qua ngân hàng ngoại thương.
Khi tiền được chuyển ra nước ngoài rồi
thì người ta dùng số tiền này mua một số mặt hàng hút khách có khả năng mua bán
trao tay bằng tiền mặt, thanh lý, xóa hợp đồng cũ…
Giai đoạn những năm 90, có 2 mặt hàng
thông dụng dễ bán đó là xe máy cũ và máy photocopy đã qua sử dụng. Những thứ
này về bán ngay tại cảnh và phi tang xong một khoản hợp đồng nhập khẩu…
Đó là chuyện của những năm 90, còn hiện
nay người ta quay vòng cái khoản tiền gian này thông qua kênh kiều hối…
Qua thanh tra một số doanh nghiệp, dự án
nhập khẩu thiết bị điện ảnh, phát thanh truyền hình của Bộ Văn hóa-Thông tin
tôi phát hiện ra một điều: Rất nhiều các hợp đồng nhập khẩu từ Tây Âu nhưng rất
hiếm khi các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam ký trực tiếp với chính hãng mà
thường qua trung gian là đại diện ở khu vực Đông Nam Á?
Tại sao vậy ? Bởi vì nếu ký hợp đồng và
nhập hàng từ chính hãng thì khó lòng chuyển các khoản tiền gian, tức gửi giá
kèm vào nó vì các nước Tây Âu có hệ thống kiểm soát rửa tiền, trốn thuế rất
chặt chẽ. Còn chuyển tiền, ký kết hợp đồng qua các đại lý trung gian ở khu vực
Đông Nam Á thì chuyện gửi giá dễ dàng và muốn gửi bao nhiêu cũng được. Chính vì
thế mới có chuyện một cái máy quay của Đức Arrifflex, giá nhập khẩu thanh toán
là 190.000 USD; trong khi có nguồn tin cho tôi biết, chủ hãng Đức chỉ bán với
giá xung quanh 100.000 USD…
Theo một nguồn tin, ngay Hollywood một hãng phim lớn của Mỹ cũng chỉ có dăm bảy cái máy quay Arrifllex;
Còn Việt Nam nhập về khoảng 20 chiếc để mỗi năm quay dăm bảy phim nhựa…
Bộ Văn hóa-Thông tin là cơ quan nhập khẩu vào loại ít nhất
máy móc nhưng riêng dự án Chấn hưng điện ảnh theo chương trình đầu tư theo Nghị
định 48/ND-CP cũng đã tiêu tốn của nhà nước hơn 1000 tỷ VNĐ giai đoạn 1995-1998.
Chương trình này chủ yếu dung tiền để nhập khẩu trang thiết bị máy móc…Người ta
quan niệm điện ảnh là ngành công nghiệp nên muốn phim hay phải nhập máy đắt tiền…
Thử hình dung cái khoản trên 1000 tỷ mà Bộ Văn hóa đầu tư
mua trang thiết bị cho ngàng điện ảnh, người viết bài này đã đưa vào báo cáo
Thanh tra gửi lãnh đạo Bộ, không biết được bao nhiều dành cho việc mua máy móc,
trang thiết bị đem về xếp xó; Còn bao nhiêu khoản tiền đó biến thánh kiều hối
nhân danh bà con Việt kiều yêu nước chuyển về xây dựng đất nước?
Năm 2016, theo thông tin báo chí kiều hối nghe nói sẽ chỉ
ở mức 9 tỷ USD, teo lại so với năm ngoái. Điều này chứng tỏ nó ăn theo hoạt động
xuất nhập khẩu trong nước chứ không lệ thuộc vào túi tiền của bà con Việt kiều
hảo tâm ???
Qua kênh xuất nhập khẩu hàng xuất thì cắt xén giá thực bán còn hàng nhập thì nâng giá lớn hơn thực giá, gửi giá kèm vào rồi quay về qua con đường kiều hối hoặc đầu tư mua nhà, bất động sản ở nước ngoài; Đó là phương thức làm ăn của Mafia Việt...Với cách này họ có thể chuyển, gửi ra nước ngoài hàng chục, hàng trăm triệu USD ngon lành...
Ngoài khoản tiền trên dưới chục tỷ USD với danh
nghĩa kiều hối, Mafia Việt cón có một “quả
thực” lớn hơn, đó là khoản 20 Tỷ USD từ Mafia Tàu. Mấy năm qua theo số liệu báo
chí đưa: chênh lệch giữa số liệu hàng hóa nhập khẩu giữa Việt Nam-Trung Quốc chênh
nhau 20 tỷ USD?
Tại sao có sự chênh lệch này ? Sự chênh lệch này một phần
do hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu giữa 2 nước qua đôi chân cửu vạn vùng biên,
qua những kênh buôn lậu, các cơ quan nhà nước không kiểm soát được.
Theo người viết bài này, con số 20 tỷ USD chênh lệch về số
liệu xuất nhập khẩu giữa 2 nước thực chất là khoản tiền đen mà Mafia Tàu sử dụng
để đưa vào lũng đoạn Việt Nam một cách toàn diện, từ trên xuống dưới…Điều đó giải
thích một thời gian dài ai hơi hướng phản đối tàu là bị tóm, bị tù, bị khủng bố.
Còn bây giờ cái “lá nho” che bộ mặt đểu cáng của Trung Cộng
đã bị rách bươm nên không thể bịt mồm dân mãi được…
Qua phân tích trên để thấy: Hiện tượng rửa tiền, hiện tượng
các thế lực Mafia Việt đang thao túng xã hội Việt, kinh tế Việt, chính trường
Việt là chuyện có thật, là chuyện có thể kê tính quy đổi hối đoái ra bằng USD
và nhân dân tệ…
Các nhóm lợi ích ngoặc với các trùm làm ăn phương tây phần
lớn vì động cơ lợi ích nhóm. Còn tiền đen của Mafia Tàu mới là đồng tiền đáng sợ,
ghê gớm vì nó được giật giây bởi những ông trùm ngồi ở Trung Nam Hải nó chi phối
tới tương lại sống còn của cả dân tộc ?!
P.V.Đ.
(
Còn nữa )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét