Phạm Viết Đào.
Theo VTC New:” Ngày 4/4/2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang có văn bản số 538-CV/TU
gửi Thủ tướng đề nghị bổ sung 1 Phó chủ tịch tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016. Trả lời
của Thủ tướng Chính phủ là: Giữ
nguyên số lượng Phó chủ tịch tỉnh theo quy định chung.
6
tháng sau, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang tiếp tục có văn bản số 766-CV/TU gửi
Bộ Công thương đề nghị cho bổ sung 1 Phó chủ tịch tỉnh. Tỉnh xin bổ sung ông
Trịnh Xuân Thanh, Phó chánh văn phòng Bộ Công thương về công tác, bố trí giữ
chức Phó chủ tịch tỉnh phụ trách công nghiệp.
Căn
cứ văn bản số 1159-CV ngày 1/4/2015 của Tỉnh ủy Hậu Giang đề nghị cho ông Trịnh
Xuân Thanh về nhận công tác, Bộ Công thương đã có quyết định số 3754/QD-BCT
ngày 20/4/2015 thuyên chuyển công tác đối với ông Trịnh Xuân Thanh về tỉnh Hậu
Giang.
Ngày
24/4/2015, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang có quyết định tiếp nhận ông Trịnh
Xuân Thanh, Vụ trưởng, Chánh văn phòng Ban Cán sự đảng Bộ Công thương về công
tác tại tỉnh, nhận nhiệm vụ tại Văn phòng UBND tỉnh.
Chỉ
19 ngày sau, tức ngày 13/5, HĐND tỉnh đã bầu ông Thanh khi ấy đang công tác tại
Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang giữ chức Phó chủ tịch tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016.
Cùng
ngày hôm đó, Bộ Nội vụ đã có tờ trình gửi Thủ tướng xem xét phê chuẩn bầu ông
Thanh do Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng ký.
Trong
văn bản này, sau khi thẩm định, Bộ Nội vụ khẳng định đề nghị của UBND tỉnh Hậu
Giang và thủ tục bầu bổ sung chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh của HĐND tỉnh “là
đúng quy định”.
Trong
khi, tại thông báo Kết luận tháng 10/2013, Bộ Chính trị đồng ý tiếp tục thực
hiện chủ trương tăng thêm chức danh phó chủ tịch UBND ở một số tỉnh, thành phố
trực thuộc TƯ, nhưng quy định và quán triệt: đối tượng lựa chọn tăng thêm phải
là cán bộ đương chức (phó trưởng ban đảng, thứ trưởng) hoặc trong quy hoạch cán
bộ chủ chốt.
Ông Trịnh Xuân Thanh không nằm trong diện này.
Thêm
nữa, như trên đã nói, vào tháng 7/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến giữ
nguyên số lượng Phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố, sau khi xét đề nghị của các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có tỉnh Hậu Giang…”
www.vtc.vn/ong-trinh-xuan-thanh-ve-hau-giang-con-voi-chui-lot-lo-ki...)
Qua thông tin mà VTV New đã đưa thì việc luân
chuyển Trịnh Xuân Thanh về Hậu Giang đã đi bằng con đường “tiểu ngạch” đi chui
vì về kết luận 10/2013 của Bộ Chính trị, Trịnh Xuân Thanh không nằm trong diện
luân chuyển… Còn Thủ tướng Chính phủ:
“Trả
lời công văn 538-CV/TU gửi Thủ tướng đề nghị bổ sung 1 Phó chủ tịch tỉnh nhiệm
kỳ 2011-2016 của Thủ tướng Chính phủ là: Giữ nguyên số lượng Phó chủ tịch tỉnh theo quy định chung…”
Thế mà Tờ trình số 2036/TTr-BNV ngày 13/5/2015
của Bộ Nội vụ gửi Thủ tướng báo cáo về việc “ Phê chuẩn việc bầu bổ sung chức
vụ PCTUBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016 lại viết:” Sau khi thẩm định, Bộ
Nội vụ nhận thấy đề nghị của UBND tỉnh Hậu Giang và thủ tục bầu bổ sung chức vụ
Phó Chủ tịch UBND tỉnh của HĐND tỉnh Hậu Giang là đúng quy định…” ?? ?
Qua tờ trình số 2036/TTr-BNV ngày 13/5/2015
của Bộ Nội vụ đã hé lộ các “cửa hậu, cửa
ngách” bất hợp pháp mà Trịnh Xuân Thanh đã chui qua. Xin nêu một vài dữ
liệu:
Cửa
phụ 1:
-Mặc dù tỉnh ủy Hậu Giang đã nhận được ý kiến
chính thức của Thủ tướng không đồng ý tăng thêm 1 Phó Chủ tịch nhưng “6 tháng sau, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang
tiếp tục có văn bản số 766-CV/TU gửi Bộ Công thương đề nghị cho bổ sung 1 Phó
chủ tịch tỉnh. Tỉnh xin bổ sung ông Trịnh Xuân Thanh…”
“
Cửa phụ 1” này do tỉnh ủy Hậu Giang mớ khóa ?
Cửa
phụ 2:
-VTC New viết:” Trong khi, tại thông báo Kết luận tháng 10/2013, Bộ Chính trị đồng ý
tiếp tục thực hiện chủ trương tăng thêm chức danh phó chủ tịch UBND ở một số
tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ, nhưng quy định và quán triệt: đối tượng lựa chọn
tăng thêm phải là cán bộ đương chức (phó trưởng ban đảng, thứ trưởng) hoặc
trong quy hoạch cán bộ chủ chốt.
Ông Trịnh Xuân Thanh không nằm trong diện này…”
Thế mà Ban Tổ chức TW đã ký công văn số 6149
CV/BTCTW ngày 20/1/2014 chấp nhận tăng
thêm chức danh PCTUBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016 ?
“Cửa
phụ 2” này do Ban tổ chức TW mở khóa
Cửa
phụ 3:
“Tỉnh
ủy Hậu Giang đã ra Quyết định số 4461 a-QĐ/TU ngày 24/4/2015 tiếp nhận ông
Trịnh Xuân Thanh về công tác tại tỉnh Hậu Giang, nhận nhiệm vụ tai Văn phòng
UBND tỉnh…”
Về nguyên tắc theo Điều lệ Đảng quy định; cơ
quan Đảng lãnh đạo cơ quan nhà nước bằng chủ trương, đường lối chính sách chứ
không bao biện làm thay. Việc điều động Trịnh Xuân Thanh về Hậu Giang phải do
Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định điều động căn cứ theo đề nghị xin cán bộ
của Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang…
Việc tỉnh ủy lại ký quyết định số 4461 chấp
nhận Trịnh Xuân Thanh về công tác tại Văn phòng UBND tỉnh là vi phạm luật pháp
và Điều lệ Đảng; Tỉnh ủy chỉ có quyền tiếp nhận cán bộ cho bộ máy tỉnh ủy đề
chủ trương tiếp nhận chứ không được quyền ra quyết định tiếp nhận cán bộ cho bộ
máy UBND tỉnh ?
Việc vi phạm, đá lộn sân và vượt quyền rõ ràng
như vậy mà Tờ trình của Bộ Nội vụ là viết một cách ráo hoảng:”Sau khi thẩm định, Bộ Nội vụ nhận thấy đề
nghị của UBND tỉnh Hậu Giang và thủ tục bầu bổ sung chức vụ Phó Chủ tịch UBND
tỉnh của HĐND tỉnh Hậu Giang là đúng quy định…”
Vậy đúng quy định nào, của ai ?
Dấu vết của việc chui, chen ngang của Trịnh Xuân Thanh
để lại dấu vết ngay cả trong tờ trình của Bộ Nội vụ ở “Quyết định 4461 a-QĐ/TU ngày
24/4/2015”
Như vậy trong ngày 24/4/2015 tỉnh ủy Hậu Giang
đã ký 2 quyết định số 4461, quyết định tiếp nhận Trịnh Xuân Thanh là 4461 a, có
nghĩa sẽ còn có quyết định 4461 b có nội
dung khác.
Thao tác này lòi đuôi chen ngang vì nếu không chen ngang sao lại có 2 số a và b ?
Thao tác này lòi đuôi chen ngang vì nếu không chen ngang sao lại có 2 số a và b ?
“
Cửa phụ 3” này cũng do tỉnh ủy
Hậu Giang mở…
Về trình tự và thủ tục pháp lý thì sau khi
UBND và Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang trình báo cáo lên Thủ tướng về kết quả
bầu Phó Chủ tịch đối với Trịnh Xuân Thanh, Bộ Nội vụ có Tờ trình thẩm định báo
cáo Thủ tướng; Thủ tướng phải ban hành một Quyết định phê chuẩn bổ sung ông
Trịnh Xuân Thanh làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016 thì lúc đó
Trịnh Xuân Thanh mới được chính danh và sử dụng chính danh này để làm việc trên
cương vị, chức danh Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang…
Một số vấn đề liên quan và hệ lụy tới tới trách nhiệm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người trong
thường vụ Bộ Chính trị biết rõ Trịnh Xuân Thanh không nằm trong diện được Bộ
Chính trị quy hoạch, luân chuyển và đề bạt vào chức danh Phó Chủ tịch tỉnh…
Bản thân Thủ tướng đã trả lời UBND tỉnh Hậu
Giang không đồng ý bổ sung thêm một Phó Chủ tịch tỉnh cho tỉnh này và giữ
nguyên hiện trạng cán bộ…
Mặt khác là người đứng đầu Chính phủ, trực
tiếp quản lý và chỉ đạo công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng
phải biết rõ năng lực, phẩm chất của Trịnh Xuân Thanh cũng như những gì Thanh
gây ra ở PVC…
Do vậy, chắc chắn Thủ tướng đã không ký quyết
định phê chuẩn chức danh Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang đối với Trịnh Xuân Thanh;
Do không có quyết định phê chuẩn của Thủ tướng nên chức danh Phó Chủ tịch tỉnh
của Trịnh Xuân Thanh là bất hợp pháp, là chiếm dụng…
Còn nếu Thủ tướng đã ban hành quyết định phê
chuẩn chức danh Pho Chủ tịch tỉnh Hậu Giang đối với Trịnh Xuân Thanh thì Thủ
tướng đã vi phạm Nghị quyết của Bộ Chính trị; Làm trái quyết định của Bộ Chính
trị?!
Cửa
phụ thứ 4:
Do việc Trịnh Xuân Thanh chiếm dụng bất hợp
pháp chức danh Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang nên việc đưa Thanh ra ứng cử đại
biểu Quốc hội với “ chức danh” Phó Chủ tịch cũng lại là một hành vi bất hợp
pháp của tỉnh ủy, UBND, Ban Bầu cử quốc hội tỉnh Hậu Giang và Trịnh Xuân Thanh
?!
Ai,
cơ quan nào có đủ tư cách pháp nhân trong việc luân chuyển, bổ nhiệm Trịnh Xuân
Thanh vào chiếc ghế Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang ?
Trong việc luân chuyển và quyết định việc bổ
nhiệm chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang chỉ có chữ ký có đủ tư cách
pháp nhân, được công nhận về mặt luật pháp để xác nhận việc này đó là chữ ký
của BT Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, chữ ký của các quan chức của Bộ Nội vụ, chữ ký của Thủ tướng và chữ ký của Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang!
Chữ ký của BT Vũ Huy Hoàng có hiệu lực pháp lý
và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong Quyết định điều động Trịnh Xuân Thanh
luân chuyển về UBND tỉnh Hậu Giang; Còn chữ ký của Thủ tướng có hiệu lực pháp
lý được pháp luật thừa nhận trong việc cho phép hay không cho phép UBND tỉnh
Hậu Giang được bầu thêm 1 Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang và ban hành Quyết định
phê chuẩn Trịnh Xuân Thanh đảm nhận chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang…
Thủ tướng là người duy nhất có thẩm quyền này.
Những điều này đã được quy định
tại: Điều 96, 98 ( chương VII) của Hiến pháp 2013 quy định về Chính phủ; Điều
23, 28 của Luật Tổ chức Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ và
Thủ tướng…
Hiệu lực pháp lý của BT Vũ Huy
Hoàng được quy định tại Nghị định số
95/2012/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Công Thương…
Hiệu lực pháp lý của các quan
chức Bộ Nội vụ được quy định tại Nghị định số 61/2012/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
Còn các chữ ký của các quan chức
ở Ban Tổ chức TW, tỉnh ủy Hậu Giang chỉ có giá trị “ đảng lý”, điều chỉnh quan
hệ nội bộ Đảng, không có giá trị pháp lý, không được pháp luật thừa nhận không
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật…
Do đó Tờ trình của Bộ Nội vụ báo
cáo Thủ tướng cho rằng: “Hậu Giang đã ban
hành quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm chức danh Phó Chủ tịch tỉnh đúng quy định
pháp luật" là một tờ trình láo toét !”
Để “vạch mặt chỉ tên” các sai phạm
những vi phạm của 4 cơ quan nêu trên để xử lý: Ban Tổ chức TW, Bộ Nội vụ, Bộ Công thương
và tỉnh ủy Hậu Giang thì phải phân định thành 2 khu vực, 2 kênh khác nhau:
- Xử lý quan chức Tỉnh ủy Hậu
Giang và Ban Tổ chức TW thì xử lý theo kênh Đảng, tức xử theo Điều lệ Đảng và
các quy định của Đảng;
- Xử lý BT Bộ Công thương và BT
Bộ Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, Trưởng Ban bầu cử Quốc hội tỉnh Hậu Giang
thì phải xử lý theo pháp luật trong đó có Luật Hình sự, Luật Tổ chức Chính phủ
và Hiến pháp 2013 và Luật bầu cử Quốc hội…
Chuyện này sẽ bàn tiếp ở bài sau…
P.V.Đ.
(
Còn nữa…)
Bài liên quan của P.V.Đ:
>Kỷ luật một loạt cán bộ liên quan tới Trịnh Xuân Thanh đã công minh và đủ độ ngăn chặn, răn đe kẻ xấu? ( Phần 1)
PHỤ
LỤC: MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA HIẾN PHÁP VÀ LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH PHỦ VỀ CHỨC NĂNG NHIỆM
VỤ CỦA CHÍNH PHỦ VÀ THỦ TƯỚNG:
Hiến pháp 2013 quy định
trong Chương VII: Chính phủ
Điều 96
5. Thống nhất quản lý nền
hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và
công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước;
lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban
nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định;
Điều 98
3. Trình Quốc hội phê chuẩn
đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và
thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức
vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và
quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương;
4. Đình chỉ việc thi hành
hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân
dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến
pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị
quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến
pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban
thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
LUẬT
Tổ chức Chính phủ
|
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CHÍNH
PHỦ
Điều 23. Nhiệm vụ và quyền hạn của
Chính phủ trong quản lý về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, chế độ công vụ,
cán bộ, công chức, viên chức và công tác thi đua, khen thưởng
1. Thống nhất quản lý
nhà nước về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, chế độ công vụ, công chức, viên
chức.
3. Quyết định việc thành
lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ; quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy
ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành
phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
NHIỆM
VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
7. Phê chuẩn việc bầu,
miễn nhiệm và quyết định điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch, Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới
khi không hoàn thành nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao hoặc vi phạm pháp luật….
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét