Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

26 điềm báo cho biết chuyện dữ hay lành đang đến nhà bạn

Việc lành dữ, tốt xấu, may mắn hay rủi ro thường có những điềm báo trước. Có những điều không thể nào giải thích, nhưng trong dân gian đã được người xưa đúc kết lại.

điềm báo, vận may, tâm linh, lành dữ,
(Ảnh minh họa)
Trải qua hàng ngàn năm, qua những quan sát trong cuộc sống, người xưa đã đúc kết thành những kinh nghiệm về những điềm báo lành dữ. Sau đây là những điềm xấu theo quan niệm được lưu truyền ở Tây phương cho biết bạn sắp gặp việc rủi ro.
1. Khi có tiếng cú kêu gần nhà người bị bệnh nặng thì cái chết đã gần kề. Nếu một bé gái nghe tiếng cú kêu thì bé phải ở nhà đừng đi đâu vì rất nguy hiểm.
2. Bỗng nhiên có một con bồ câu trắng lạc lối đi thẳng vào trong nhà bạn thì đó là điềm gở, xấu.
3. Khi bạn đi lấy bất cứ tổ chim nào tức là bạn đã chuốc lấy điều đau khổ. Sự kiện bất lợi này sẽ đến sau đó nhanh lắm.
4. Bắn hay làm bị thương một con chim bồ câu thì sự buồn rầu sẽ đến ngay.
5. Bỗng nhiên từ đâu một con chim bay đến đụng vào cửa là điềm xấu. Nếu nó chỉ vỗ cánh bay lượn không thôi trước cửa và như cố ý muốn vào nhà thì đó là điềm nguy hiểm gần kề.
6. Vào trong một nhà nào đó thấy ủ rũ, tối tăm không có sinh khí: ắt bệnh sắp đến hoặc sẽ có sự lo buồn hao tán, suy vi, ưu sầu.
7. Vào nhà nghe mùi tanh, hôi là điềm báo bệnh tật, ưu sầu.
8. Vào nhà thấy người trong nhà đầu bù tóc rối, áo quần xốc xếch, vẻ mặt tối ám là điềm ưu sầu, suy sụp.
9. Trước mặt nhà rêu phong cây cối rủ kín hoặc vách tường đổ nát là điềm báo gia đạo nhà ấy hồi suy vi sầu thảm.
10. Nhà nuôi gà và tự nhiên có gà mái gáy sáng chiều là điềm báo gia đạo xáo động.
11. Nếu tự nhiên con chó trong nhà đứng ngay giữa nhà tru lên từng hồi là điềm rất xấu.
12. Nếu tự nhiên có rắn rết vào nhà là sắp có tai nạn cho người nhà.
13. Nếu có bầy chim bay đến cắn mổ nhau loạn xạ là điềm có tranh cãi trong nhà.
14. Trong nhà có người ngủ ngày ngủ đêm liên miên là điềm báo suy vong, hao tán, không phát đạt.
15. Thắp đèn dầu để giữa nhà ban ngày là điềm báo sắp có sự chết chóc bệnh hoạn.
16. Chuột xuất hiện trong nhà vào ban trưa là điềm báo sẽ hao tài.
17. Trong nhà nơi bàn thờ tổ tiên hay chỗ thờ Thần Tài tự nhiên lư hương bốc cháy là điềm báo sắp hỏa hoạn trong nhà nên cẩn thận.
18. Vòi nước trong nhà chảy rỉ rỉ là điềm báo hao tán.
19. Hồ nước trong vườn cạn khô là điềm tàn tạ, kiệt quệ.
20. Đôi dép: điều tối kỵ là để dôi dép trên ngăn kệ, ngăn tủ cao quá đầu bạn.
21. Khi một bức tranh trong nhà tự nhiên rơi xuống là điềm xấu. Nếu tranh đó là tranh vẽ hay ảnh chụp người trong nhà thì đó là dấu hiệu bất ổn đối với người đó.
22. Mèo vào nhà xui; Chó đến nhà là tốt, thịnh vượng.
điềm báo, vận may, tâm linh, lành dữ,
(Ảnh minh họa)
23. Tự nhiên con chó rên rỉ dưới cửa là điềm báo sự không may.
24. Con chó đến nằm dài trước cửa ra vào, mặt quay ra trước là dấu hiệu có người trong nhà sẽ rời khỏi gia đình
25. Nếu dơi bay đụng vào cửa hay vào trong nhà bạn là điềm xấu đến cho bạn hay người thân thuộc. Nếu tự nhiên con dơi bay đến gần bạn là điềm báo có kẻ bạc tình hay phản bội bạn, cần phải lưu ý cẩn thận.
26. Khi chuột kéo nhau bỏ chạy ra khỏi nhà nào đó thì trong nhà đó sẽ có bất hạnh như có người chết chẳng hạn.
Trên đây là những điều được đúc kết lại lưu truyền trong dân gian, các bạn có thể chiêm nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, người xưa vẫn luôn nhắc nhở chúng ta rằng, may mắn sẽ mỉm cười với những người lương thiện, miệng hay mỉm cười và biết quan tâm giúp đỡ người khác… Cũng chính là hành thiện tích âm đức, ở hiền gặp lành.
Vậy nên, nếu có gặp phải những điềm xấu nói trên, bạn cũng chớ vội âu sầu lo lắng, hãy điềm tĩnh lạc quan, giữ tâm mình thật tốt, sống tùy kỳ tự nhiên. Bởi mọi sự ắt đã có an bài, ông trời sẽ không phụ lòng người tốt.
Theo pureside.co
Xem thêm:

Nỗi bi ai của Tống Khánh Linh khi phản bội Tôn Trung Sơn

Tống Khánh Linh, vợ của Tôn Trung Sơn, từng là trợ thủ đắc lực của chồng trong việc xây dựng Quốc Dân đảng. Thế nhưng, sau khi Tôn Trung Sơn mất, Tống Khánh Linh lại không tiếp tục theo con đường của chồng, mà bước theo con đường hoàn toàn đối nghịch.

tống khánh linh, tôn trung sơn, Quốc Dân Đảng, phản bội,
Trong ảnh, đứng kế bên tiên sinh Tôn Trung Sơn là Tống Khánh Linh – một cô gái ôn nhu văn nhã, diễm lệ từ trong đến ngoài. (Ảnh: Internet)
Tống Khánh Linh được biết đến với vẻ đẹp diễm lệ, thường được những người trong Quốc Dân đảng gọi là “quốc mẫu”. Nghe nói, đương thời ai lần đầu gặp cũng đều say đắm bởi nét kiều diễm của cô.
Cũng vì cái đẹp ấy, khiến cho Tôn Trung Sơn bất chấp tuổi tác sai biệt, bất chấp miệng đời, kiên quyết ly hôn với vợ để lấy cô. Trong mười năm chung sống, Tống Khánh Linh không ngại gian khổ, vì sự nghiệp của dân tộc, đã cùng Tôn Trung Sơn bôn ba khắp xứ. Cô không chỉ là trợ thủ đắc lực của Tôn Trung Sơn mà còn được người trong Quốc Dân đảng tôn trọng.
Thế nhưng, sau khi Tôn Trung Sơn chết đi, Tống Khánh Linh lại dần dần đi vào con đường bội phản “Chủ nghĩa tam dân”, thậm chí còn gia nhập vào hàng ngũ Cộng sản Quốc tế, tiếp nhận chỉ lệnh từ Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cực lực phản đối chính phủ dân quốc.
Năm 1925, sau khi Tôn Trung Sơn chết, năm 1926, Tống Khánh Linh được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành trong Quốc Dân đảng, cô bất chấp Quốc Dân đảng đang bị nguy hiểm bởi ĐCSTQ mưu mô lấn quyền lãnh đạo, vẫn tiếp tục áp dụng chính sách “liên Nga dung cộng” mà còn theo phe tả trong Quốc Dân đảng, đứng về phía ĐCSTQ, bởi cô tin rằng chỉ có Đảng Cộng sản mới phát dương được nguyện ý của Tôn Trung Sơn.
Đáng tiếc là cô đã sai, chỉ có ĐCSTQ mới không tuân thủ chính sách “liên Nga dung cộng” của Tôn Trung Sơn. Tống Khánh Linh càng ngày càng bị hãm sâu vào con đường sai lầm ấy.
Năm 1927, Tưởng Giới Thạch thành lập chính phủ tại Nam Kinh, rồi tại Thượng Hải phát động phong trào làm trong sạch đảng. Tháng 7, Tống Khánh Linh có bài phát biểu: “Kháng nghị làm rõ việc đi ngược lại chính sách và nguyên tắc cách mạng của Tôn Trung Sơn”, nói rõ “có vài nhà lãnh đạo cách mạng đã đi lầm đường” và từ đó chống đối quyết liệt với Tưởng Giới Thạch.
Cũng trong tháng đó, khi thấy rõ mặt thật của ĐCSTQ, Uông Tinh Vệ cũng bắt đầu làm trong sạch đảng, Tống Khánh Linh liền rời Trung Quốc đi Mát-xcơ-va rồi sang Âu châu.
Trong thời gian tại Mát-xcơ-va, Tống Khánh Linh rất được Đảng Cộng sản Liên Xô hậu đãi. Vào lúc này, vì Liên Xô ủng hộ cuộc vũ trang bạo động của Đảng Cộng sản tại Nam Xương cùng các nơi khác, nên chính phủ Nam Kinh đoạn giao với Liên Xô.
Tại Mát-xcơ-va, Tống Khánh Linh cùng những người như Trần Hữu Nhân lên tiếng trách cứ chính phủ Quốc Dân đảng. Lúc này tại Mạc Tư Khoa, Tống Khánh Linh lần đầu tiên gặp gỡ Sử Mạt Đặc Lai cũng là người làm việc cho Cộng sản Quốc tế.
Năm 1929, tại lăng Trung Sơn ở Lạc Thành, chính phủ Nam Kinh tổ chức nghi lễ quốc táng cho Tôn Trung Sơn, Tống Khánh Linh về nước làm chủ lễ táng, Sử Mạt Đặc Lai đọc điếu văn quốc táng.
Lúc này Tống Khánh Linh lại một lần nữa chỉ trích chính phủ Quốc Dân, rằng: “Người lãnh đạo Quốc Dân đảng đã phản cách mạng, mang bản chất bội tín bội nghĩa, xưa nay chưa ai bộc lộ sự vô sỉ trước nhân dân như thế này. Sau khi bội phản cách mạng dân quốc, họ sẽ trở thành công cụ của chủ nghĩa đế quốc, khởi ra cuộc chiến tranh với nước Nga”.
Do lời nói của Tống Khánh Linh có người ủng hộ, nên cô ấy chỉ phải rời quê hương đi Âu châu thêm lần nữa, mãi đến năm 1931 mới về nước chịu tang mẹ, lần này cô bắt đầu chấp hành nhiệm vụ của Cộng sản Quốc tế để nhuộm đỏ Trung Quốc.
Trong thời gian trước lúc về nước từ 1929 đến 1931, lý lịch của Tống Khánh Linh không có gì cả, cũng có thể trong thời gian đó cô đã bí mật nhận sự huấn luyện của Cộng sản Quốc tế. Dù gì đi nữa, lần về nước này, cô rất mau lẹ đã trở thành đảng viên bí mật của Cộng sản Quốc tế.
Sự thật về việc Tống Khánh Linh gia nhập Đảng Cộng sản, ta có thể tìm hiểu trong hồi ký của Liêu Thừa Chí – lãnh đạo của ĐCSTQ viết, rằng khoảng Tháng 5/1933, Tống Khánh Linh đột nhiên đến gặp Liêu tại nhà riêng, nói với ông ta rất rõ ràng: “Tôi đại diện cho phương diện tối cao mà đến đây”. Cái gọi là “phương diện tối cao” đó chính là Cộng sản Quốc tế.
Lúc ấy Tống Khánh Linh hỏi Liêu Thừa Chí hai vấn đề: “Thứ nhất: công tác bí mật tại Thượng Hải còn tiếp tục hay không? Thứ hai: danh sách những người phản bội”.
Sau khi nhận được câu trả lời, Tống Khánh Linh liền ra đi. Liêu Thừa Chí viết: “Dù đã gần 50 năm qua đi, nhưng khoảng thời gian ngắn ngủi không đầy một phút, tôi vẫn nhớ rất rõ”. (Liêu Thừa Chí – “Hồi ức của tôi”), như vậy lúc đại diện cho “mặt tối cao” đến gặp Liêu, Tống Khánh Linh đã gia nhập Đảng Cộng sản.
Ngoài ra, sau khi Xô Viết giải thể, qua một số tư liệu đem ra công bố của Cộng sản quốc tế cho thấy Tống Khánh Linh đã sớm gia nhập Đảng Cộng sản vào khoảng 30 năm đầu của thế kỷ trước. Trong tư liệu này cho thấy Cộng sản Quốc tế muốn có một đại biểu cho các Đảng Cộng sản tại vùng Viễn Đông, để Tháng 5/1934 có người phụ trách công bố “Bị vong lục” ra thảo luận.
Trong phần cuối của cuộc thảo luận, đặc biệt khi đề cập đến sự liên hệ của Tống Khánh Linh với cục Cộng sản Quốc tế tại Viễn Đông, người báo cáo nói: “Liên quan đến vấn đề Tôn phu nhân, cô ấy là một đồng chí tốt, có thể giữ lại trong đảng, nhưng để cô ấy gia nhập đảng là một sai lầm lớn. Đây là đại biểu (người đại diện cho Cộng sản Quốc tế trú đóng tại Trung Quốc) đưa ra việc để Tống Khánh Linh gia nhập đảng… Một khi thành đảng viên, cô sẽ làm mất đi cái giá trị đặc biệt của nó”.
Một trong những mệnh lệnh trọng yếu mà Tống Khánh Linh nhận từ Cộng sản Quốc tế, đó là cứu viện cho gián điệp tại Thượng Hải có hộ chiếu Thụy Sĩ với tên Bảo La và Cách Đặc Lỗ Đức (vợ chồng Ngưu Lan).
Vợ chồng Ngưu Lan là nhân viên công tác bí mật của Cộng sản Quốc tế nằm vùng tại Trung Quốc, phụ trách tiến hành tư trợ cho các hoạt động của Đảng Cộng sản tại Trung Quốc và các nước ở Đông Nam Á. Tháng 6/1931, vợ chồng Ngưu Lan bị bắt tại Thượng Hải và Tháng 8 bị áp giải đến Nam Kinh.
Lời nói của vợ chồng Ngưu Lan rất trọng yếu đối với Cộng sản Quốc tế, nên Liên Xô và ĐCSTQ mới tìm cách cứu viện. Vào Tháng 7/1931, vì chạy tang mẹ, Tống Khánh Linh từ Đức đi qua Mát-xcơ-va để trở về, giữa đường nhận được chỉ thị của Tư Đại Lâm, tìm gặp Tưởng Giới Thạch mà thỏa thuận trao đổi vợ chồng Ngưu Lan lấy Tưởng Kinh Quốc (con trai Tưởng Giới Thạch) – đang bị giữ tại Liên Xô. Nhưng đã bị Tưởng Giới Thạch từ chối.
Trong cuốn “Hồ sơ bí mật của dòng họ Tưởng và chân tướng của Tưởng Giới Thạch” của học giả Dương Thiên Thạch tại Trung Quốc đại lục, có dẫn ra nhật ký của Tưởng vào ngày 16/12/1931: “Bộ trưởng Đông phương của Đảng Cộng sản Nga, gây tội đã rõ ràng. Tôn phu nhân muốn đem Kinh Quốc để trao đổi. Thà Kinh Quốc bị đầy ải hoặc bị Nga Xô sát hại, quyết không trao đổi để trở thành có tội với đất nước. Tất cả là do trời, không dám mong cầu. Kinh Quốc đã giữ được danh dự cho cha mẹ, thật không hổ thẹn với kiếp sống này”.
Dương Thiên Thạch cũng cho rằng: “Điều kiện mà Tống Khánh Linh đề xuất, cho thấy Tống đã có liên hệ mật thiết với Mát-xcơ-va. Có tài liệu nói, Tống Khánh Linh là đảng viên bí mật do Cộng sản Quốc tế phát triển”.
Sau khi bị Tưởng Giới Thạch từ chối, Tống Khánh Linh tiếp tục bôi nhọ đảng Quốc Dân, và đến thăm vợ chồng Ngưu Lan tại nhà giam, còn mời luật sư từ Thụy Sĩ đến biện hộ, đồng thời thành lập tổ chức đồng minh, tự mình làm chủ tịch, nghĩ biện pháp cứu các ủy viên trong hội.
Do thấy xã hội không phản ứng gì nhiều, nên dần dần đổi tên thành “Hội bảo vệ dân quyền”, đã thu hút được một số lớn nhân sĩ trí thức, nhưng mục đích chính vẫn là tìm cách cứu vợ chồng Ngưu Lan. Nhưng bởi danh xưng và thực chất không tương đồng nhau, nên không bao lâu hội này bị tan rã. Mãi đến năm 1937 sau khi kháng chiến bộc phát, Tống Khánh Linh cùng một số người mới giải phóng được cho vợ chồng Ngưu Lan.
Một chứng cứ khác cho thấy Tống Khánh Linh đứng cùng phe với Cộng sản Quốc tế là bức thư cô viết cho Vương Minh –  một lãnh đạo ĐCSTQ, lúc đó đang ở tại Mát-xcơ-va. Trong thư, Tống Khánh Linh tố cáo Sử Mạt Đặc Lai đã làm lộ bí mật của đảng đồng thời còn làm lộ ra thân phận thực sự của mình trong Cộng sản Quốc tế.
Sau đó Tống Khánh Linh – quân tốt thí, được Cộng sản Quốc tế và Trung Cộng đưa lên nắm chính quyền. Do Trung Cộng không biết Tống Khánh Linh đã bí mật gia nhập Cộng sản Quốc tế, nên Tống đã xin nhập đảng Trung Cộng, nhưng Mao Trạch Đông cho rằng Tống có tác dụng lớn khi ở ngoài đảng, nên Mao không chấp nhận.
Trong thời kỳ “Đại Cách mạng Văn hóa” phần mộ của cha mẹ Tống Khánh Linh bị khai quật lên, bản thân cô cũng bị bức hại. Sau khi “văn cách” kết thúc, Tống Khánh Linh viết cho trung ương ĐCSTQ một lá thư dài, biểu lộ sự bất mãn,lên án sự sai lầm của “Đại Cách mạng Văn hóa”.
Vào Tháng 5/1981, Tống Khánh Linh bị bệnh chết. Theo tài liệu của ĐCSTQ, thì trước khi chết, cô cương quyết đòi gia nhập đảng và cô đã được đảng chấp nhận. Tuy nhiên Hà Phương – chuyên gia về lịch sử đảng Trung Cộng đã viết trong“Cuối đời, Tống Khánh Linh nói không thể cưỡng cầu” rằng: khi nghe đảng Trung Cộng định chấp nhận cho mình nhập đảng, Tống Khánh Linh đã mỉm cười nói: “Không nên cưỡng cầu nữa! 31 năm qua, tim tôi đã nguội lạnh, kiếp người tôi đã đi trọn rồi”.
Lời sau cùng của Tống Khánh Linh trước lúc chết là: “Xin đừng chôn tôi bên cạnh mộ chồng tôi, tôi thấy mình không đủ tư cách”.Cũng có thể lúc ấy cô đã có phần tỉnh ngộ, hiểu rằng đi theo ĐCSTQ là theo con đường làm loạn nước hại dân, là đã bội phản Tôn Trung Sơn, không ai tha thứ được, nên cô thấy không đủ tư cách được an táng cạnh mộ chồng mình.
Tinh Hoa

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

Tập Cận Bình: Thay đổi thể chế để bắt 3 hổ to nhất, xóa bỏ dần vai trò ĐCS Trung Quốc; Tổng thống Hàn Quốc có thể lĩnh án tù chung thân

Những thay đổi của ông Tập Cận Bình được xem là ngày càng gần giống như phương tây hơn, và ngày càng xa rời với mô hình truyền thống mà ĐCS Trung Quốc đã xây dựng từ trước đến nay.

Tập Cận Bình
Tập Cận Bình đang nhắm tới 3 con hổ to nhất (Ảnh: Internet)
Trao quyền tối thương cho Vương Kỳ Sơn nhằm bắt 3 con hổ to nhất trong Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị

Ngày 7/11 vừa qua, ông Tập Cận Bình đã thí điểm thay đổi thể chế giám sát tại Bắc Kinh, Sơn Tây, Chiết Giang, và tuyên bố “đây là cuộc cải cách chính trị trọng đại có ảnh hưởng đến toàn cục”.

Hội nghị toàn thể lần thứ 6 đưa ra nhũng thay đổi, đưa “Cơ quan Giám sát” ngang hàng với Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, Chính phủ và Cơ quan Tư pháp.

Có thể nói đây cũng là một đòn giáng mạnh vào Trương Đức Giang (người nắm quyền lực của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc).

Những thí điểm này cho thấy việc thay đổi hiến pháp sẽ không còn xa. Trong Hiến pháp chỉ có “Cơ quan xét xử” (tòa án) và “Cơ quan Kiểm sát” (viện kiểm sát). Đây là cách làm sao chép mô hình của Liên Xô trước đây. Tòa án và Viện Kiểm sát là đặc trưng của chính thể Liên Xô cũ.

Trong báo cáo của Hội nghị toàn thể lần thứ 6 có nhắc đến 4 hệ thống ngang hàng nhau: Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, Chính phủ, Cơ quan Giám sát, Cơ quan Tư pháp, trong đó hai cơ quan là Cơ quan Giám sát và Cơ quan Tư pháp không tồn tại trong Hiến pháp Trung Quốc hiện hành.

Chính vì thế mà giới quan sát cho rằng những thay đổi này sẽ mang đến thay đổi trong hiến pháp Trung Quốc sắp tới.

Ủy ban Giám sát Quốc gia sẽ bao trùm hệ thống Ủy ban Kỷ luật từ Trung ương từ trung ương đến địa phương. Quyền kiểm tra kỷ luật của Ủy ban Kỷ luật sẽ được gộp chung với quyền lực giám sát, cơ quan Kiểm tra Kỷ luật trở thành cơ quan Giám sát Quốc gia. Tức là các cơ quan ỷ luật, kiểm tra giám sát khác đều nhập chung vào Ủy ban Giám sát Quốc gia.

Như vậy là Vương Kỳ Sơn người phụ trách Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương giờ đây sẽ lãnh đạo Ủy ban Giám sát Quốc gia

Ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn đều công khai thừa nhận ĐCSTQ sắp sụp đổ (Ảnh: Internet)
Ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn đều công khai thừa nhận ĐCSTQ sắp sụp đổ (Ảnh: Internet)
Vương Kỳ Sơn là cánh tay phải của Tập Cận Bình, người chuyên trách chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” giờ đây sẽ được tăng thêm quyền lực nhằm truy bắt nhũng con hổ to hơn trong các ủy viên thường trực Bộ chính trị.

Cụ thể các con hổ to nhất còn lại là “nhị Trương nhất Lưu” thuộc phe cánh Giang Trạch Dân là Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ, Trương Đức Giang.

Hiện tại Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn đã có được các bằng chứng phạm tội của phe “nhị Trương nhất Lưu”, nhưng để bắt được 3 hổ to này Vương Kỳ Sơn cần có đủ quyền lực. Nay Ủy ban Giám sát Quốc gia được hình thành với quyền lực tối thượng, có quyền điều tra không trừ một ai, hẳn rằng 3 hổ lớn này đang đứng ngồi không yên.


Về quân đội, Trung Quốc xóa bỏ mô hình quân đoàn của Liên Xô cũ, xây dựng 25 – 30 sư đoàn theo kiểu Mỹ nhằm tác chiến nhanh và linh hoạt hơn.

Nghi thức tuyên thệ xóa bỏ vai trò ĐCS Trung Quốc

Ngoài việc phế bỏ hệ thống cưỡng bức lao động, vào ngày 1/7/2015, ông Tập Cận Bình xây dựng “Quy chế tuyên thệ theo Hiến pháp”, thực thi từ ngày 1/1/2016.

Trong quá khứ, nghi thức tuyên thệ này bị giới chính trị ĐCS Trung Quốc xem là sản phẩm của “chủ nghĩa tư bản”

Thế nhưng ông Tập Cận Bình lại yêu cầu thực hiện tại Trung Quốc. Trong Quy chế tuyên thệ do ông Tập Cận Bình đưa ra có câu “Trung với đất nước, trung với nhân dân”, “chịu sự giám sát của nhân dân”

Điều đáng chú ý là trước đây ở Trung Quốc vẫn có các khẩu hiệu “trung thành tuyệt đối với Đảng” thì nay hoàn toàn không có tuyên thệ này, Tập Cận Bình yêu cầu phải trung thành với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân, xóa bỏ vai trò của ĐCS Trung Quốc

ĐCS Trung Quốc từ trước đến nay vẫn luôn cố gắng gắn mình với Trung Quốc và nhân dân. Văn hóa Đảng đưa ra là: Chống Đảng tức là chống lại đất nước, chống lại nhân dân; một khi Đảng không còn thì đất nước cũng mất, người dân sẽ sống cảnh nô lệ.

Tập Cận Bình hiểu rất rõ điều này, vì thế mà trong các trường hợp ông đều tách riêng Đảng, Trung Quốc, và nhân dân. ĐCS Trung Quốc không phải là Trung Quốc và cũng không phải là nhân dân.

Vì vậy quy chế tuyên thệ mà Tập Cận Bình đưa ra hoàn toàn không có vai trò gì của ĐCS Trung Quốc cả. Chỉ phục vụ cho đất nước và nhân dân

Ngày 11/11 vừa qua, ông Tập Cận Bình tổ chức lễ kỷ niệm long trọng 150 năm ngày sinh Tôn Trung Sơn, gọi Tôn Trung Sơn là “Anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà yêu nước vĩ đại, nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc tiên phong vĩ đại”.

Đây cũng lại được xem là bất ngờ nữa, vì trước đây ở Trung Quốc, người được xem là “anh hùng” hay “quang minh” “vĩ đại” chỉ có Mao Trạch Đông và các lãnh đạo ĐCS khác. Nay Tập Cận Bình đã thay đổi khi trao các danh hiệu cho Tôn Trung Sơn. 

Ánh Sáng

(Đa Chiều)

Tổng thống Hàn Quốc có thể lĩnh án tù chung thân

Ngọc Như | 
Tổng thống Hàn Quốc có thể lĩnh án tù chung thân
Tổng thống Park Geun-hye đang đối mặt với yêu cầu từ chức. Ảnh: Korea Times

Nghị sĩ Yun Ho-jung thuộc đảng Dân chủ của Hàn Quốc tuyên bố Tổng thống Park Geun-hye có thể sẽ lĩnh án tù chung thân nếu bà bị đem ra xét xử với tất cả cáo buộc.

Theo Korea Times, nghị sĩ Yun Ho-jung thuộc đảng Dân chủ, đảng đối lập chính ở Hàn Quốc, tuyên bố nếu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bị luận tội và đưa ra xét xử với mọi cáo buộc, bà có thể đối mặt với án tù chung thân.
“Bà Park có thể bị kết án với án tù chung thân nếu bà bị kết tội với mọi cáo buộc” - nghị sĩ Yun nói.
Ông Yun cho biết tuyên bố trên của ông là có cơ sở, dựa vào các ý kiến từ các cố vấn pháp lý của ông.
Nghị sĩ với ba nhiệm kỳ này cho biết thêm Tổng thống Park khó có thể tránh khỏi việc ngồi tù khi bà rời khỏi chức tổng thống dù là theo cách từ chức hay bị phế truất.
Giới công tố Hàn Quốc đã liệt bà Park vào diện “nghi phạm hình sự” vì có liên quan tới một loạt hành vi phạm tội, trong đó có tội tống tiền và lạm dụng quyền lực.
Nữ tổng thống Hàn Quốc có thể đối mặt thêm nhiều cáo buộc khác bởi vì bên công tố đang tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng vào những trợ lý thân cận của bà Park.
Ngoài ra họ cũng điều tra nhằm vào các doanh nhân, những người đút lót cho bà Choi Soon-sil, bạn thân lâu năm của bà Park, nhằm kiếm lợi ích trong kinh doanh.
Luật sư độc lập Park Young-soo tuyên bố cuộc điều tra nhằm vào vụ bê bối của Tổng thống Park Geun-hye do một tổ gồm 100 thành viên tiến hành, sẽ không có sự thỏa hiệp. Vì vậy, có khả năng nhiều bằng chứng chống lại bà Park sẽ được phát hiện thêm.
theo Pháp luật TPHCM

Ông Nguyễn Đức Chung nói UBND quận Tây Hồ không hút bùn Hồ Tây là không chính xác; Chủ tịch Hà Nội: “Tôi nêu vấn đề nạo vét bùn không có hàm ý nói tiêu cực”

Chủ tịch Hà Nội: “Tôi nêu vấn đề nạo vét bùn không có hàm ý nói tiêu cực”

Dân trí “Cá nhân tôi khi nêu về vấn đề này không có hàm ý nói về tiêu cực. Chỉ nêu xung quanh vấn đề hiệu quả chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn”, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói về thông tin "chi 128 tỷ đồng mà không thấy khối bùn nào".
 >> "Chi 128 tỷ đồng mà không nạo được tí bùn nào thì có mà đi tù!"
 >> “Ban Quản lý Hồ Tây chi 128 tỷ đồng nhưng tôi không thấy một khối bùn nào”

Chiều 7/12, đăng đàn làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến phiên chất vấn, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, chiều ngày 6/12, ông đã nhận được báo cáo của UBND quận Tây Hồ về vấn đề hút bùn ở Hồ Tây.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung làm rõ một số vấn đề tại phiên chất vấn HĐND
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung làm rõ một số vấn đề tại phiên chất vấn HĐND
Ông Chung cho biết, trong 4 gói dự án (nạo vét bùn) thực hiện từ năm 2011 đến nay trị giá 128 tỷ đồng, trị giá quyết toán hơn 80 tỷ đồng. Riêng dự án nạo vét khu vực đường Thanh Niên, sau khi xảy ra sự cố cá chết Hồ Tây, thành phố đã yêu cầu tạm dừng dự án để nghiên cứu đánh giá lại.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, báo cáo của UBND quận Hồ Tây nêu rõ đã nạo vét được 440.000 m3 bùn và được đổ ở 2 nơi Vĩnh Quỳnh, Đông Anh và Thanh Trì. Trong thời gian tới, khi khảo sát lại, thành phố sẽ có đánh giá tổng thể.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Chung, với kết quả khảo sát thực tế, việc nạo vét thời gian qua chưa đáp ứng nhu cầu là làm sạch toàn bộ Hồ Tây. Chính vì vậy, thành phố đang thuê đơn vị tư vấn đánh giá, xây dựng dự án tổng thể, biến Hồ Tây thành nơi đua thuyền, hút khách du lịch trọng tâm cho thành phố.
“Cá nhân tôi khi nêu về vấn đề này không có hàm ý nói về tiêu cực. Chỉ nêu xung quanh vấn đề hiệu quả mà khối lượng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn”, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói.
Trước đó, chiều ngày 5/12, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, Ban quản lý Hồ Tây từ năm 2011 đến nay chi 128 tỷ đồng nạo vét Hồ Tây mà không thấy mét khối bùn nào. Trả lời báo chí bên hành lang HĐND, Bí thư Quận ủy Tây Hồ Nguyễn Văn Thắng khẳng định “không thể có việc này” và sẽ báo cáo cụ thể với Chủ tịch UBND thành phố.
Quang Phong

Ý KIẾN CỦA BLOGGER PHẠM VIẾT ĐÀO:

"Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết 4 năm qua, Ban Quản lý Hồ Tây đã dùng hết 128 tỉ đồng nhưng ông không thấy hút được một khối bùn" là không chính xác.
Là một cư dân sống ở phường Bưởi, quận Tây Hồ tôi xác nhận trong năm 2015, quận Tây Hồ có tổ chức nạo vét hút bùn Hồ Tây; tôi nhớ công việc này kéo dài khoảng 5-6 tháng gì đó vì sáng nào tôi cũng đạp xe đạp thể dục quanh Hồ Tây nên nhìn thấy...
Số lượng cụ thể bao nhiêu tôi không nắm được, tôi chỉ nghe một số ông bạn dân thể dục buổi sáng cho biết: TP chi 50 tỷ để làm công việc này...Doanh nghiệp tổ chức hút bùn là Tổng Công ty Xây dựng 319...
Tôi đã chụp được một số ảnh và xin đưa lên để minh oan cho UBND quận Tây Hồ...
Đống bùn hút từ Hồ Tây được tập kết tại khu vực đường Vệ Hồ, trước cửa Công ty Viettel quân đội:








Khu vực tập kết bùn tại đường Nhật Chiêu






Tốn 128 tỉ đồng, chưa thấy hút được khối bùn nào ở Hồ Tây
05/12/2016 18:45

(NLĐO)- Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết 4 năm qua, Ban Quản lý Hồ Tây đã dùng hết 128 tỉ đồng nhưng ông không thấy hút được "một khối bùn".


Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết Sở Xây dựng sẽ thực hiện dự án Hồ Tây tổng thể - Ảnh: Hà Phương
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết Sở Xây dựng sẽ thực hiện dự án Hồ Tây tổng thể - Ảnh: Hà Phương
Trong phiên thảo luận về quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỉ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020 tại kỳ họp thứ 3, HĐND TP Hà Nội khoá XV chiều 5-12, đại biểu HĐND Nguyễn Văn Thắng, Bí thư – Chủ tịch HĐND quận Tây Hồ, cho hay trong kế hoạch của UBND TP, Hồ Tâyđược xác định là điểm đến của Thủ đô và sẽ được xã hội hoá, kêu gọi đầu tư để phát triển du lịch trong những năm tới. Tuy vậy, hiện nay mới chỉ thực hiện xong 18 km đường ven hồ, còn gói thầu thầu 23 (hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây - PV) thì đang ngưng trệ.
Diễn giải cụ thể, vị đại biểu quận Tây Hồ cho biết dự án này bị tạm dừng năm 2014 do TP quá khó khăn về nguồn vốn. Sau đó, tháng 5-2016, sau khi lãnh đạo quận Tây Hồ kiến nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã đồng ý giao cho sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Tài chính và các ngành tiếp tục bố trí nguồn vốn đã bị tạm dừng. Tuy nhiên, đến tháng 7-2016, trong buổi giao ban của Lãnh đạo TP, TP đã thông báo dừng dự án này. Tiếp đến buổi giao ban tháng 9-2016, quận Tây Hồ tiếp tục có ý kiến và Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã đồng ý cho quận thực hiện gói thầu này.
“Nhưng vừa rồi phân bổ không thấy đâu, mà cứ để thế thì không khai thác được. Đã đầu tư rồi, chỉ cần hơn 100 tỉ đồng thôi là xong, phương án các hộ dân đã đồng ý rồi, còn cần tiền giải phóng mặt bằng. Vậy mà dừng suốt từ năm 2014 và nếu năm 2017 không làm thì để 2018 là quá chậm. Đề nghị UBND TP nghiên cứu” – đại biểu Nguyễn Văn Thắng băn khoăn.
Giải đáp ý kiến của đại biểu Thắng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết sau sự cố liên quan đến cá chết ở Hồ Tây, thực hiện chỉ đạo của Bí thư, Ban cán sự UBND TP Hà Nội đã mời một số công ty tư vấn trong và ngoài nước khảo sát lại.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng cho biết bản thân ông đã trực tiếp kiểm tra lại và thấy từ năm 2011 đến nay, quận Tây Hồ đã thực hiện 4 dự án nạo vét Hồ Tây có tổng vố đầu tư khoảng 128 tỉ đồng. Trong đó, có gói liên quan đến nạo vét ở khu vực đường Thanh Niên hơn 33 tỉ đồng nhưng hiện nay vẫn chưa làm.
Tuy nhiên, ông Chung cho hay theo con số khảo sát của 3 công ty độc lập, nếu muốn làm sạch Hồ Tây, phải nạo vét khoảng 1,2 triệu m3 bùn, có những khu vực hiện nay nước còn độ sâu 0,5 m và bùn sâu 1,7m. Cho nên, muốn biến Hồ Tây thành khu du lịch trong tương lai của TP thì phải có kế hoạch tổng thể.
“Trên tinh thần đó, chúng tôi giao nhiệm vụ cho Sở Xây dựng. Thời gian tới mong đại biểu giải thích cho cử tri rằng muốn biến Hồ Tây thành khu du lịch lớn của TP thì quận không thể đảm đương được mà TP phải đứng ra cái việc này” – Chủ tịch TP nhấn mạnh.
Cụ thể, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho hay cần phải làm 4 việc. Thứ nhất, phải nạo vét Hồ Tây. Thứ 2, làm sạch nước môi trường Hồ Tây. Thứ 3, làm nốt hệ thống để thu gom 8 cửa xả nước thải Hồ Tây vào hệ thống Công ty Phú Điền để xử lý nước thải thì nước Hồ Tây mới sạch. Cuối cùng, cột nước phun ở Hồ Tây cao từ 180 m đến 200 m tạo điểm nhấn.
Ông Nguyễn Đức Chung cũng cho hay TP đã làm việc với Câu lạc bộ đua thuyền Hồ Tây và Câu lạc bộ này cùng với tất cả các nhà đua thuyền sẽ tặng cho TP một cầu tầu để phục vụ đua thuyền. Thời gian qua, TP cũng mời một vận động viên đua thuyền người Mỹ vào nghiên cứu mở lớp lướt ván hồ Tây nhằm thu hút phát triển du lịch.
“Với những lý do như vậy mà TP không thể bố trí vốn cho Ban quản lý Hồ Tây được. Nếu hút 1,2 triệu m3 bùn, các nhà khảo sát đưa ra số tiền từ 170 -180 tỉ đồng, nhưng trong 4 năm vừa qua, Ban Quản lý Hồ Tây đã dùng hết 128 tỉ đồng nhưng tôi không thấy một khối bùn ở đâu cả. Tôi đề nghị anh giải thích cho cử tri là sẽ giao cho Sở Xây dựng khởi động làm lại dự án Hồ Tây tổng thể” – Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh.
Thuỳ Dương

Tờ tiền lưu niệm mệnh giá 100 Đ mới bị lỗi: Thống đốc Ngân hàng nhà nước 2016 là ông Lê Minh Hưng không phải ông Nguyễn Văn Bình ?

Cận cảnh đồng tiền mới mệnh giá 100 đồng sắp phát hành

Ngọc Linh -


(Kiến Thức) - Đồng tiền 100 đồng mẫu của ngân hàng nhà nước có kích thước 82mm x 163mm, chất liệu sản xuất bằng giấy cotton chất lượng cao.



Đồng tiền 100Đ dễ gây nhầm lẫn cho người dân- đáng lẽ phải ghi "TIỀN LƯU NIỆM", không lưu thông...


Nhân kỷ niệm 65 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951- 6/5/2016), Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức in và phát hành đồng tiền lưu niệm “Kỷ niệm 65 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam”. Đồng tiền này có mệnh giá 100 đồng. Hình ảnh mặt trước tờ tiền 100 đồng mẫu.


(http://m.kienthuc.net.vn/kinh-doanh/can-canh-dong-tien-moi-menh-gia-100-dong-sap-phat-hanh-661533.html )