Tống Khánh Linh, vợ của Tôn Trung Sơn, từng là trợ thủ đắc lực của chồng trong việc xây dựng Quốc Dân đảng. Thế nhưng, sau khi Tôn Trung Sơn mất, Tống Khánh Linh lại không tiếp tục theo con đường của chồng, mà bước theo con đường hoàn toàn đối nghịch.
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường của Dutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Tống Khánh Linh được biết đến với vẻ đẹp diễm lệ, thường được những người trong Quốc Dân đảng gọi là “quốc mẫu”. Nghe nói, đương thời ai lần đầu gặp cũng đều say đắm bởi nét kiều diễm của cô.
Cũng vì cái đẹp ấy, khiến cho Tôn Trung Sơn bất chấp tuổi tác sai biệt, bất chấp miệng đời, kiên quyết ly hôn với vợ để lấy cô. Trong mười năm chung sống, Tống Khánh Linh không ngại gian khổ, vì sự nghiệp của dân tộc, đã cùng Tôn Trung Sơn bôn ba khắp xứ. Cô không chỉ là trợ thủ đắc lực của Tôn Trung Sơn mà còn được người trong Quốc Dân đảng tôn trọng.
Thế nhưng, sau khi Tôn Trung Sơn chết đi, Tống Khánh Linh lại dần dần đi vào con đường bội phản “Chủ nghĩa tam dân”, thậm chí còn gia nhập vào hàng ngũ Cộng sản Quốc tế, tiếp nhận chỉ lệnh từ Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cực lực phản đối chính phủ dân quốc.
Năm 1925, sau khi Tôn Trung Sơn chết, năm 1926, Tống Khánh Linh được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành trong Quốc Dân đảng, cô bất chấp Quốc Dân đảng đang bị nguy hiểm bởi ĐCSTQ mưu mô lấn quyền lãnh đạo, vẫn tiếp tục áp dụng chính sách “liên Nga dung cộng” mà còn theo phe tả trong Quốc Dân đảng, đứng về phía ĐCSTQ, bởi cô tin rằng chỉ có Đảng Cộng sản mới phát dương được nguyện ý của Tôn Trung Sơn.
Đáng tiếc là cô đã sai, chỉ có ĐCSTQ mới không tuân thủ chính sách “liên Nga dung cộng” của Tôn Trung Sơn. Tống Khánh Linh càng ngày càng bị hãm sâu vào con đường sai lầm ấy.
Năm 1927, Tưởng Giới Thạch thành lập chính phủ tại Nam Kinh, rồi tại Thượng Hải phát động phong trào làm trong sạch đảng. Tháng 7, Tống Khánh Linh có bài phát biểu: “Kháng nghị làm rõ việc đi ngược lại chính sách và nguyên tắc cách mạng của Tôn Trung Sơn”, nói rõ “có vài nhà lãnh đạo cách mạng đã đi lầm đường” và từ đó chống đối quyết liệt với Tưởng Giới Thạch.
Cũng trong tháng đó, khi thấy rõ mặt thật của ĐCSTQ, Uông Tinh Vệ cũng bắt đầu làm trong sạch đảng, Tống Khánh Linh liền rời Trung Quốc đi Mát-xcơ-va rồi sang Âu châu.
Trong thời gian tại Mát-xcơ-va, Tống Khánh Linh rất được Đảng Cộng sản Liên Xô hậu đãi. Vào lúc này, vì Liên Xô ủng hộ cuộc vũ trang bạo động của Đảng Cộng sản tại Nam Xương cùng các nơi khác, nên chính phủ Nam Kinh đoạn giao với Liên Xô.
Tại Mát-xcơ-va, Tống Khánh Linh cùng những người như Trần Hữu Nhân lên tiếng trách cứ chính phủ Quốc Dân đảng. Lúc này tại Mạc Tư Khoa, Tống Khánh Linh lần đầu tiên gặp gỡ Sử Mạt Đặc Lai cũng là người làm việc cho Cộng sản Quốc tế.
Năm 1929, tại lăng Trung Sơn ở Lạc Thành, chính phủ Nam Kinh tổ chức nghi lễ quốc táng cho Tôn Trung Sơn, Tống Khánh Linh về nước làm chủ lễ táng, Sử Mạt Đặc Lai đọc điếu văn quốc táng.
Lúc này Tống Khánh Linh lại một lần nữa chỉ trích chính phủ Quốc Dân, rằng: “Người lãnh đạo Quốc Dân đảng đã phản cách mạng, mang bản chất bội tín bội nghĩa, xưa nay chưa ai bộc lộ sự vô sỉ trước nhân dân như thế này. Sau khi bội phản cách mạng dân quốc, họ sẽ trở thành công cụ của chủ nghĩa đế quốc, khởi ra cuộc chiến tranh với nước Nga”.
Do lời nói của Tống Khánh Linh có người ủng hộ, nên cô ấy chỉ phải rời quê hương đi Âu châu thêm lần nữa, mãi đến năm 1931 mới về nước chịu tang mẹ, lần này cô bắt đầu chấp hành nhiệm vụ của Cộng sản Quốc tế để nhuộm đỏ Trung Quốc.
Trong thời gian trước lúc về nước từ 1929 đến 1931, lý lịch của Tống Khánh Linh không có gì cả, cũng có thể trong thời gian đó cô đã bí mật nhận sự huấn luyện của Cộng sản Quốc tế. Dù gì đi nữa, lần về nước này, cô rất mau lẹ đã trở thành đảng viên bí mật của Cộng sản Quốc tế.
Sự thật về việc Tống Khánh Linh gia nhập Đảng Cộng sản, ta có thể tìm hiểu trong hồi ký của Liêu Thừa Chí – lãnh đạo của ĐCSTQ viết, rằng khoảng Tháng 5/1933, Tống Khánh Linh đột nhiên đến gặp Liêu tại nhà riêng, nói với ông ta rất rõ ràng: “Tôi đại diện cho phương diện tối cao mà đến đây”. Cái gọi là “phương diện tối cao” đó chính là Cộng sản Quốc tế.
Lúc ấy Tống Khánh Linh hỏi Liêu Thừa Chí hai vấn đề: “Thứ nhất: công tác bí mật tại Thượng Hải còn tiếp tục hay không? Thứ hai: danh sách những người phản bội”.
Sau khi nhận được câu trả lời, Tống Khánh Linh liền ra đi. Liêu Thừa Chí viết: “Dù đã gần 50 năm qua đi, nhưng khoảng thời gian ngắn ngủi không đầy một phút, tôi vẫn nhớ rất rõ”. (Liêu Thừa Chí – “Hồi ức của tôi”), như vậy lúc đại diện cho “mặt tối cao” đến gặp Liêu, Tống Khánh Linh đã gia nhập Đảng Cộng sản.
Ngoài ra, sau khi Xô Viết giải thể, qua một số tư liệu đem ra công bố của Cộng sản quốc tế cho thấy Tống Khánh Linh đã sớm gia nhập Đảng Cộng sản vào khoảng 30 năm đầu của thế kỷ trước. Trong tư liệu này cho thấy Cộng sản Quốc tế muốn có một đại biểu cho các Đảng Cộng sản tại vùng Viễn Đông, để Tháng 5/1934 có người phụ trách công bố “Bị vong lục” ra thảo luận.
Trong phần cuối của cuộc thảo luận, đặc biệt khi đề cập đến sự liên hệ của Tống Khánh Linh với cục Cộng sản Quốc tế tại Viễn Đông, người báo cáo nói: “Liên quan đến vấn đề Tôn phu nhân, cô ấy là một đồng chí tốt, có thể giữ lại trong đảng, nhưng để cô ấy gia nhập đảng là một sai lầm lớn. Đây là đại biểu (người đại diện cho Cộng sản Quốc tế trú đóng tại Trung Quốc) đưa ra việc để Tống Khánh Linh gia nhập đảng… Một khi thành đảng viên, cô sẽ làm mất đi cái giá trị đặc biệt của nó”.
Một trong những mệnh lệnh trọng yếu mà Tống Khánh Linh nhận từ Cộng sản Quốc tế, đó là cứu viện cho gián điệp tại Thượng Hải có hộ chiếu Thụy Sĩ với tên Bảo La và Cách Đặc Lỗ Đức (vợ chồng Ngưu Lan).
Vợ chồng Ngưu Lan là nhân viên công tác bí mật của Cộng sản Quốc tế nằm vùng tại Trung Quốc, phụ trách tiến hành tư trợ cho các hoạt động của Đảng Cộng sản tại Trung Quốc và các nước ở Đông Nam Á. Tháng 6/1931, vợ chồng Ngưu Lan bị bắt tại Thượng Hải và Tháng 8 bị áp giải đến Nam Kinh.
Lời nói của vợ chồng Ngưu Lan rất trọng yếu đối với Cộng sản Quốc tế, nên Liên Xô và ĐCSTQ mới tìm cách cứu viện. Vào Tháng 7/1931, vì chạy tang mẹ, Tống Khánh Linh từ Đức đi qua Mát-xcơ-va để trở về, giữa đường nhận được chỉ thị của Tư Đại Lâm, tìm gặp Tưởng Giới Thạch mà thỏa thuận trao đổi vợ chồng Ngưu Lan lấy Tưởng Kinh Quốc (con trai Tưởng Giới Thạch) – đang bị giữ tại Liên Xô. Nhưng đã bị Tưởng Giới Thạch từ chối.
Trong cuốn “Hồ sơ bí mật của dòng họ Tưởng và chân tướng của Tưởng Giới Thạch” của học giả Dương Thiên Thạch tại Trung Quốc đại lục, có dẫn ra nhật ký của Tưởng vào ngày 16/12/1931: “Bộ trưởng Đông phương của Đảng Cộng sản Nga, gây tội đã rõ ràng. Tôn phu nhân muốn đem Kinh Quốc để trao đổi. Thà Kinh Quốc bị đầy ải hoặc bị Nga Xô sát hại, quyết không trao đổi để trở thành có tội với đất nước. Tất cả là do trời, không dám mong cầu. Kinh Quốc đã giữ được danh dự cho cha mẹ, thật không hổ thẹn với kiếp sống này”.
Dương Thiên Thạch cũng cho rằng: “Điều kiện mà Tống Khánh Linh đề xuất, cho thấy Tống đã có liên hệ mật thiết với Mát-xcơ-va. Có tài liệu nói, Tống Khánh Linh là đảng viên bí mật do Cộng sản Quốc tế phát triển”.
Sau khi bị Tưởng Giới Thạch từ chối, Tống Khánh Linh tiếp tục bôi nhọ đảng Quốc Dân, và đến thăm vợ chồng Ngưu Lan tại nhà giam, còn mời luật sư từ Thụy Sĩ đến biện hộ, đồng thời thành lập tổ chức đồng minh, tự mình làm chủ tịch, nghĩ biện pháp cứu các ủy viên trong hội.
Do thấy xã hội không phản ứng gì nhiều, nên dần dần đổi tên thành “Hội bảo vệ dân quyền”, đã thu hút được một số lớn nhân sĩ trí thức, nhưng mục đích chính vẫn là tìm cách cứu vợ chồng Ngưu Lan. Nhưng bởi danh xưng và thực chất không tương đồng nhau, nên không bao lâu hội này bị tan rã. Mãi đến năm 1937 sau khi kháng chiến bộc phát, Tống Khánh Linh cùng một số người mới giải phóng được cho vợ chồng Ngưu Lan.
Một chứng cứ khác cho thấy Tống Khánh Linh đứng cùng phe với Cộng sản Quốc tế là bức thư cô viết cho Vương Minh – một lãnh đạo ĐCSTQ, lúc đó đang ở tại Mát-xcơ-va. Trong thư, Tống Khánh Linh tố cáo Sử Mạt Đặc Lai đã làm lộ bí mật của đảng đồng thời còn làm lộ ra thân phận thực sự của mình trong Cộng sản Quốc tế.
Sau đó Tống Khánh Linh – quân tốt thí, được Cộng sản Quốc tế và Trung Cộng đưa lên nắm chính quyền. Do Trung Cộng không biết Tống Khánh Linh đã bí mật gia nhập Cộng sản Quốc tế, nên Tống đã xin nhập đảng Trung Cộng, nhưng Mao Trạch Đông cho rằng Tống có tác dụng lớn khi ở ngoài đảng, nên Mao không chấp nhận.
Trong thời kỳ “Đại Cách mạng Văn hóa” phần mộ của cha mẹ Tống Khánh Linh bị khai quật lên, bản thân cô cũng bị bức hại. Sau khi “văn cách” kết thúc, Tống Khánh Linh viết cho trung ương ĐCSTQ một lá thư dài, biểu lộ sự bất mãn,lên án sự sai lầm của “Đại Cách mạng Văn hóa”.
Vào Tháng 5/1981, Tống Khánh Linh bị bệnh chết. Theo tài liệu của ĐCSTQ, thì trước khi chết, cô cương quyết đòi gia nhập đảng và cô đã được đảng chấp nhận. Tuy nhiên Hà Phương – chuyên gia về lịch sử đảng Trung Cộng đã viết trong“Cuối đời, Tống Khánh Linh nói không thể cưỡng cầu” rằng: khi nghe đảng Trung Cộng định chấp nhận cho mình nhập đảng, Tống Khánh Linh đã mỉm cười nói: “Không nên cưỡng cầu nữa! 31 năm qua, tim tôi đã nguội lạnh, kiếp người tôi đã đi trọn rồi”.
Lời sau cùng của Tống Khánh Linh trước lúc chết là: “Xin đừng chôn tôi bên cạnh mộ chồng tôi, tôi thấy mình không đủ tư cách”.Cũng có thể lúc ấy cô đã có phần tỉnh ngộ, hiểu rằng đi theo ĐCSTQ là theo con đường làm loạn nước hại dân, là đã bội phản Tôn Trung Sơn, không ai tha thứ được, nên cô thấy không đủ tư cách được an táng cạnh mộ chồng mình.
Tinh Hoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét