Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

BBC đưa tin và hình ảnh: Những phụ nữ Việt Nam chiến đấu cho Tổ quốc

  • 6 tháng 12 2016
Bảo tàng Lịch sử Quân đội, Hà NộiImage copyrightLEE KAREN STOW
Sau lần gặp mặt các cựu chiến binh Mỹ ở Washington gần đây, nhiếp ảnh gia Lee Karen Stow vừa đến Việt Nam gặp những người phụ nữ đã chiến đấu cho tổ quốc trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh đạo cộng sản miền Bắc Việt Nam lúc đó, nói rõ phụ nữ sẽ được huy động chiến đấu để thống nhất đất nước.
Nhiều phụ nữ đã gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam và đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng như làm y tá trên trận tuyến và đánh trận, còn nhiều phụ nữ khác chiến đấu sau chiến tuyến đối phương ở miền Nam, trong các nhiệm vụ đặc nhiệm và dưới đường hầm.
Những bức ảnh của Stow chụp các nữ anh hùng quân đội cũng như những người mẹ chịu mất mát trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Grey line 2 pixels
Nguyễn Thị NghiImage copyrightLEE KAREN STOW

Nguyễn Thị Nghi

Sinh năm 1918 và sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thị Nghi là một giao liên trong cuộc chiến tranh chống Pháp, kết thúc vào năm 1954. Nhiệm vụ của bà là đưa thức ăn và tìm nơi nghỉ cho những chiến sĩ chiến đấu giành tự do cho Việt Nam từ tay đô hộ Pháp.
Sau đó, trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, bà mất đi hai người con trai. Bà là một trong 50,000 phụ nữ được trao tặng danh hiệu Bà mẹ Anh hùng Việt Nam vì những mất mát trong chiến tranh.
Grey line 2 pixels
Đỗ Thị NếtImage copyrightLEE KAREN STOW

Đỗ Thị Nết

Một Bà mẹ Anh hùng khác là bà Đỗ Thị Nết, trong ảnh chụp cùng hai con gái là Nguyễn Thị Tên và Nguyễn Thị Sen ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Bà Nết trải qua cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Chồng bà và một trong hai người con trai bà hy sinh năm 1968, một năm ác liệt nhất trong Chiến tranh Việt Nam. Người con trai thứ hai của bà lúc đó 16 tuổi và muốn đi nhập ngũ, nhưng bà đã không cho anh đi.
Grey line 2 pixels

Ngô Thị Loan

Ngô Thị LoanImage copyrightLEE KAREN STOW
Ngô Thị Loan là giáo viên cấp một khi bà xung phong gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1971. Sau đó bà làm y tá ở Lữ đoàn 559.
Bà kể: "Ai cũng đi nhập ngũ để đánh Mỹ. Có khi các chiến sĩ bị thương nhiều quá làm tôi mất tinh thần".
Tuy nhiên, bà thấy rất may mắn vì con trai bà không bị ảnh hưởng vì chất độc hóa học, như nhiều người bạn của bà đã có con bị dị tật bẩm sinh vì Chất độc màu da cam.
Grey line 2 pixels

Nguyễn Thị Vân

Nguyễn Thị VânImage copyrightLEE KAREN STOW
Bà Nguyễn Thị Vân, trong ảnh chụp cùng chồng, được cha động viên nhập ngũ và gia nhập Lữ đoàn 559 năm 1971. Bà hoạt động trên đường mòn Hồ Chí Minh, con đường được quân đội miền Bắc Việt Nam dùng để vận chuyển hàng tiếp tế cho các đơn vị ở miền Nam.
Nhiệm vụ của bà là giữ đường thông tin liên lạc và sửa đường điện thoại.
"Chúng tôi không sợ vì chúng tôi có quá nhiều việc", bà kể. "Chúng tôi không sợ gì cả, kể cả cái chết. Kể cả khi chúng tôi phải làm nhiệm vụ lúc nửa đêm trong rừng một mình, chúng tôi cũng không sợ".
Grey line 2 pixels

Nguyễn Thị Tiến

Nguyễn Thị TiếnImage copyrightLEE KAREN STOW
Bà Nguyễn Thị Tiến, chụp trong ảnh cùng chồng, cũng là một cựu chiến binh. Bà gia nhập Trung đoàn Đặt đường ống 592 khi bà còn là học sinh trung học sau đợt làng bà bị ném bom.
"Chúng ném bom xuống và người nông dân và dân làng chết," bà kể. "Tôi thấy những quả bom rơi, Chúng làm tôi hết sức tức giận."
Bà đảm nhận việc đưa xăng dầu qua đường ống giữa cánh rừng độc địa ở dãy núi Trường Sơn.
"Chúng tôi lúc nào cũng có nhiều đe dọa: kẻ địch, dịch bệnh, thú dữ. Tóc chúng tôi rụng vì bị sốt rét và chúng tôi không có đủ thức ăn. Nhưng sức mạnh tinh thần trở thành sức mạnh thể xác. Chúng tôi không bao giờ bỏ cuộc."
Grey line 2 pixels

Hà Thị Mạc

Bà Hà Thị MạcImage copyrightLEE KAREN STOW
Bà Hà Thị Mạc, giờ đã hơn 60, cũng là một cựu chiến binh làm cấp dưỡng ở Lữ đoàn 559.
"Chúng tôi trồng sắn để lấy lá ăn vì thiếu rau xanh và vitamin, nhiều khi chúng tôi thấy người rất yếu. Nhiều người chết vì mắc bệnh sốt rét khi đi hái lúa. Tôi nghĩ là chúng tôi bị ảnh hưởng Chất độc Da cam vì chúng tôi sống ở vùng bị nhiễm độc."
Sau chiến tranh, bà tiếp tục học và giờ đây bà làm ở phòng quan hệ quốc tế của Hội Nạn nhân Chất độc Da cam tại Hà Nội.
"Tôi thấy nhiều bạn bè hy sinh và tôi biết mình thật may mắn là còn sống sót. Tôi quay lại học tập sau chiến tranh. Nhưng bạn bè tôi gặp khó khăn vì chất độc màu da cam."
"Rất nhiều trẻ em đang sống thực vật, các cháu nằm trên giường cả ngày và mắc rất nhiều bệnh. Chúng tôi không muốn chiến tranh lại xảy ra. Vì thế chúng tôi phải nói cho người dân trên toàn thế giới liên kết và phản đối chiến tranh, bất kể chiến tranh gì, đặc biệt là chiến tranh hóa chất."
Ảnh của Lee Karen Stow

CTQH Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên bố: Lập lại một trật tự bị lãng quên

06/12/2016 12:18 GMT+7

  • Lời bàn của Hai Xe Ôm: CTQH VIỆT NAM NÊN NOI GƯƠNG BÀ THATCHER
TTO - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vừa tái khẳng định với cử tri TP Cần Thơ: “Cán bộ mất chức rồi vẫn bị xử, không có trường hợp nào hạ cánh an toàn”.
Đây là lời tuyên bố chính thức của một lãnh đạo cao cấp về việc chấm dứt cái lề thói bất thành văn lâu nay vẫn tồn tại: không xử lý hoặc nương nhẹ đối với người nghỉ hưu khi có sai phạm trong quá trình công tác.
Nhiều năm qua, lề thói bất thành văn nêu trên trở thành tấm khiên che cho không ít cán bộ, tạo điều kiện cho những người này “tung hoành ngang dọc” khi còn đương chức đương quyền, nhất là ở thời điểm “hoàng hôn nhiệm kỳ”.
Lối tư duy “hạ cánh an toàn” như một động lực thúc đẩy những hành vi khinh nhờn pháp luật, rồi sau đó cứ yên tâm cho rằng về hưu rồi chẳng còn ai “sờ gáy” nữa.
Tình trạng này kéo dài khá lâu, nó chỉ bắt đầu tan băng khi ông Trần Văn Truyền - nguyên Tổng thanh tra Chính phủ - bị kỷ luật sau mấy năm thôi chức, sống vui thú điền viên.
Ông Truyền có khuyết điểm trong việc thực hiện chính sách nhà đất và công tác cán bộ, phải “lãnh án” cảnh cáo, bị thu hồi một số tài sản là nhà đất.
Nối tiếp ông Truyền là vụ kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng - nguyên bộ trưởng Bộ Công thương cùng một số người có liên quan đến việc đề bạt ông Trịnh Xuân Thanh làm phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Tuy còn có ý kiến khác nhau, nhưng nhìn chung dư luận tỏ ra đồng tình với việc truy cứu trách nhiệm đối với ông Vũ Huy Hoàng cũng như những người khác.
Vụ kỷ luật cách chức ông Vũ Huy Hoàng là khởi đầu một thông điệp mạnh mẽ của Đảng thể hiện quyết tâm chống tham nhũng, tiêu cực trên tinh thần “không có vùng cấm”.
Nếu thông điệp này được duy trì nghiêm túc, thường xuyên thì giấc mơ “hạ cánh an toàn” sẽ không còn nữa, những ai “tay nhúng chàm” sẽ thắc thỏm sống trong nỗi lo có ngày bị “đưa ra ánh sáng”.
Việc xử lý ông Trần Văn Truyền hay ông Vũ Huy Hoàng và những người khác trên thực chất là lập lại một trật tự bị lãng quên, điều đó đồng nghĩa với việc siết chặt kỷ luật để bịt lỗ hổng đang bị nhiều người lợi dụng. Nhưng dù sao đây vẫn chưa phải là “thượng sách”.
Trên tất cả là phải có cơ chế kiểm soát quyền lực nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế sự lạm dụng về sức mạnh quyền lực cá nhân.
Nói cách khác, mọi việc làm sai trái phải được theo dõi, phát hiện kịp thời, giải quyết rốt ráo ngay, tốt hơn là “hạ cánh” rồi mới vạch mặt. Có như vậy mới tránh khỏi những lời xầm xì đại loại như “đánh vuốt đuôi”, “còn chức đâu mà cách”...
LÊ THANH TÂM

TÔI HOAN HÔ VÀ ỦNG HỘ SỰ TRUNG THỰC CỦA TT NGUYỄN XUÂN PHÚC, KHÔNG NÉ TRÁNH SỰ THẬT: 5 triệu tỷ đồng “chôn” vào doanh nghiệp nhà nước khiến cho nợ công, nợ xấu tăng cao

06:23 ngày 07 tháng 12 năm 2016

TP - Chiều 6/12, chủ trì Hội nghị toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thẳng thắn cho rằng, việc “chôn” đến 5 triệu tỷ đồng ở các DNNN đã khiến cho nợ công, nợ xấu tăng cao. Do đó, tới đây, nếu bộ trưởng và lãnh đạo các doanh nghiệp không thực hiện cổ phần hóa (CPH) theo lộ trình sẽ bị xử lý nghiêm. 
5 triệu tỷ đồng “chôn” vào doanh nghiệp nhà nước
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện nghiêm lộ trình sắp xếp, đổi mới, CPH. Ảnh: Văn Kiên

Hạ giá doanh nghiệp vì nhóm lợi ích
Theo ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, sau 15 năm sắp xếp lại theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 3 khóa 9, DNNN đã giảm mạnh từ  6.000 xuống còn 718 DN.“Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thúc đẩy sự cạnh tranh bình đẳng, tạo môi trường lành mạnh cho mọi thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là doanh nghiệp khu vực tư nhân”, ông Hà nói.
Tuy vậy, ông Hà cho biết, dù đã giảm mạnh về số lượng nhưng DNNN và DN do Nhà nước giữ cổ phần chi phối, đặc biệt là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước vẫn còn nhiều. Một số DNNN tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao. Theo báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty thì hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu bình quân năm 2015 là 1,23 lần. Đồng thời còn tình trạng lãng phí, thất thoát nguồn lực trong khai thác, chế biến, xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản, trong đầu tư xây dựng cơ bản.
“Bộ, ngành nào, Chủ tịch, Tổng giám đốc tập đoàn, tổng công ty nào làm chậm, làm thất thoát, tư tưởng không làm theo lộ trình đã phê duyệt thì phải đuổi thôi”.

Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc
Theo ông Trần Quang Nghị, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dệt may Việt Nam, việc CPH chậm là do tâm lý người đứng đầu DNNN muốn “làm ông chủ giả”, xài vốn nhà nước khỏe hơn ông chủ thật bỏ tiền ra để kinh doanh”. Bởi chỉ cần bảo toàn vốn là được nên không cần phải đẩy nhanh CPH để “chiến đấu” với thương trường... 

Ông Nghị cũng thẳng thắn đưa ra cảnh báo về tình trạng “làm xấu doanh nghiệp đi để bán giá thấp cho nhóm lợi ích. “CPH cũng như bán một cái nhà, trước khi bán cần phải chống thấm, chống dột, chỉnh trang để đẹp hơn và bán được với giá cao nhất. Tuy nhiên, thực tiễn lại có DNNN cố tình “làm cái nhà xấu đi” để bán  giá thấp cho nhóm lợi ích...”, ông Nghị cảnh báo.   
Ông Trần Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tài chính cũng chỉ ra một thực tế,  trước đây khi triển khai CPH, Chính phủ các bộ, ngành đều nói “anh nào không làm được thì thay” nhưng rồi cũng chưa thực hiện được. “Thay người thì khó nên tôi đề nghị thực hiện theo cách, nếu cấp trưởng nào thực hiện chậm thì bàn giao để cho cấp phó làm CPH. Chứ nói thật, thay lãnh đạo thì ở mình cũng khó lắm, không dễ”, ông Hiếu nói. Ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đề nghị khi lựa chọn lãnh đạo vào các DNNN, cần phải chọn những người có đạo đức, chuyên môn.
Xử lý nghiêm cán bộ chậm cổ phần hóa
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, việc đổi mới, sắp xếp, cổ phần hóa DNNN là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhưng kết quả đạt được còn rất hạn chế, mới CPH được số vốn 8%, còn 92% số vốn của nhà nước vẫn nằm trong các DNNN. Trong khi báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, 350 doanh nghiệp sau khi được CPH, kết quả, lợi nhuận, nộp ngân sách đều tăng…  
Điều đó cho thấy, việc CPH, sắp xếp DNNN tạo ra lợi ích rất lớn. “Hiệu quả rõ ràng như vậy mà sao chúng ta cứ ngại, chúng ta không làm. Chúng ta cứ để mãi như vậy thì không biết đến bao giờ sắp xếp, CPH thành công được DNNN. Cái chúng ta cần phải tích cực sắp xếp, đổi mới DNNN đúng lộ trình, đúng cách làm để thay đổi quản trị doanh nghiệp, tạo môi trường minh bạch, công bằng, tạo niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân cùng phát triển mạnh mẽ”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng chia sẻ rằng, tài sản và vốn ở DNNN theo báo cáo là còn đến hơn 5 triệu tỷ đồng. Trong khi nợ công của đất nước rất cao, cần huy động vốn xã hội vào đầu tư, cần tiền làm việc khác, nhất là đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng quan trọng, thông qua huy động vốn xã hội. “Vậy vì sao một chính sách tốt như vậy chúng ta lại không làm? Chúng ta cần thống nhất, lộ trình và kiên quyết thực hiện”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân khiến cho việc sắp xếp, đổi mới, CPH DNNN chậm trễ là do còn vướng mắc về thể chế và cách làm. Tuy nhiên cái mắc lớn nhất được Thủ tướng chỉ ra là lợi ích và động lực. “Lợi ích cục bộ chính là rào cản lớn đối với tiến trình CPH, chưa tạo động lực để đẩy mạnh việc CPH. 
Chưa kể đến tư tưởng của các Bộ là không muốn CPH, chậm CPH để dễ quản lý, dễ tăng lương, dễ làm những việc này, kia. Chưa kể giữ lại để dễ huy động. Hôm nay tôi có khách này, ông DNNN à, đãi ngộ cho tôi. Chứ cái ông đã CPH rồi thì còn lâu mới có việc đó”, Thủ tướng nói.
Do đó Thủ tướng đề nghị phải tạo ra môi trường cạnh tranh cả đầu vào, đầu ra trong khu vực DNNN. Vì thực tế, lâu nay DNNN không có động lực, hoạt động ít cạnh tranh, ít phải tìm đầu vào, đầu ra. “Khu vực DNNN phải nhỏ đi, nhưng từng DNNN phải mạnh và hiệu quả phải cao hơn. Giảm quy mô nhưng hiệu quả tăng lên, vốn phải được bảo toàn phát huy tác dụng tốt hơn”, Thủ tướng nói và khẳng định: “Ngân sách khó khăn như thế mà cứ chôn vốn vào đây thì nợ công, nợ xấu không tăng lên sao được”.
Thủ tướng khẳng định tới đây sẽ giao trách nhiệm cá nhân các bộ trưởng, bộ ngành, địa phương phải thực hiện được lộ trình về sắp xếp, đổi mới, CPH DNNN như quyết định đề ra. “Bộ, ngành nào, Chủ tịch, Tổng giám đốc tập đoàn, tổng công ty nào làm chậm, làm thất thoát, tư tưởng không làm theo lộ trình đã phê duyệt thì phải đuổi thôi. 
Các đồng chí không làm thì phải đuổi các đồng chí thôi”, Thủ tướng khẳng định đó là thái độ cương quyết, rõ ràng. Ngoài ra Thủ tướng cũng lưu ý, việc CPH phải bán đúng giá trị thị trường, không để lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, nhất là vấn đề liên quan đến đất đai. Không để xảy ra tình trạng, bán mấy héc ta đất có giá trị rất lớn mà chỉ được vài chục tỷ đồng.

Văn Kiên

Vì sao người Mỹ không hay..." sĩ diện "; Người thông minh sẽ không nói 4 lời này, nói ra tất hại chính mình…

Vì sao người Mỹ thường không thể hiện sự giàu có?

Nếu bạn có cơ hội được tiếp xúc với người Mỹ, bạn sẽ thấy rằng đa số người dân ở đây đều không thể hiện sự giàu có, họ tập trung chăm lo cho đời sống gia đình hơn là khoác lên mình một bộ đồ hàng hiệu…

nguoi my, không khoa trương, giản dị, Bài chọn lọc,
Tổng thống Mỹ Obama và con gái ăn mặc giản dị. (Ảnh: Internet)
Gia đình Cameron sống ở căn nhà đối diện nhà tôi là một gia đình trung lưu điển hình ở Mỹ. Người chồng Antony là quản lý cấp trung của một công ty tài chính, vợ anh Meryl là giáo viên tiểu học, thu nhập thuộc giai cấp trung lưu. Nhưng mỗi lần nhìn thấy đôi vợ chồng này, tôi luôn nhận thấy cách ăn mặc của họ đều không khác gì người bình thường cả.
Cuối năm 2008, những người ở khu tôi sống muốn tổ chức tiệc mừng năm mới, đây cũng là lần đầu tiên tôi tham gia các hoạt động xã giao, vì thế tôi đặc biệt bỏ 300USD thuê một bộ lễ phục thương hiệu Prada (một thương hiệu trời trang cao cấp và xa xỉ bậc nhất nước Ý), hy vọng cách này có thể giúp tôi hòa nhập.
Tôi nghĩ hẳn Meryl cũng sẽ thể hiện “thực lực” ẩn giấu của cô ấy ở nơi như vậy. Nhưng tối hôm đó, cô ấy chỉ mặc một bộ lễ phục thương hiệu CK màu xanh nhạt khiến tôi rất bất ngờ. Và Meryl giải thích việc cô ấy chọn hiệu CK là vì nó phù hợp với tầng lớp trung lưu như cô ấy.
Meryl đã dùng một phép ẩn dụ như sau: dù chim trĩ có khoác lên mình một bộ lông sặc sỡ thì nó cũng sẽ không trở thành chim công được.
Thật ra, người Mỹ cũng không phải là không thích các nhãn hiệu đắt tiền, nhưng người tiêu dùng đa số chỉ hạn chế trong một nhóm người nhất định mà thôi, ví dụ như giám đốc công ty, những quý bà trong giới thời trang, minh tinh điện ảnh, vận động viên chuyên nghiệp v.v… Người Mỹ không có cách nói “sĩ diện”, người ta sẽ không vì lòng hư vinh mà tốn nhiều tiền lương mua một đôi giày hiệu LV. Không chỉ người trưởng thành như vậy mà giới trẻ cũng hoàn toàn không quá xem trọng hình thức.
Có một lần tôi gặp con trai Mike của Meryl ở siêu thị, thấy cậu bé đang chăm chú chọn những quần jean giảm giá. Tôi hỏi cậu vì sao không đến cửa hàng chuyên bán để mua những kiểu mới ra, câu trả lời của Mike khiến tôi ấn tượng rất sâu sắc:
“Mẹ cháu không phải là người giàu có gì, dù cho cháu có mặc quần Levis kiểu mới nhất thì cũng sẽ không trở thành ‘cậu ấm’. Hơn nữa sau 18 tuổi cháu còn phải kiếm tiền tự nuôi bản thân mình nữa, khi đó càng sẽ không có tiền mua đồ hiệu nữa đâu, cho nên như bây giờ rất tốt rồi ạ”.
Thấy Mike thản nhiên mà thỏa mãn như vậy, tôi cũng bắt đầu tiếc số tiền 300USD mà tôi đã dùng để thuê bộ đồ hiệu Prada kia, thích thể diện quả thật là lãng phí.
Cá tính và phẩm giá
Dần dần tôi nhận ra sở dĩ người Mỹ không quá ham mê hàng hiệu còn có một nguyên nhân khác, đó chính là ở Mỹ thật sự mua hàng hiệu quá dễ dàng, người ta có rất nhiều sự lựa chọn. Có một năm trước Giáng sinh, tôi đi mua sắm ở trung tâm thương mại Macy cùng cô đồng nghiệp Jenny. Bởi vì từ lâu đã nghe nói Jenny thừa hưởng tài sản lớn từ gia đình, bình thường cách tiêu tiền của cô ấy cũng không giống người bình thường, vì thế tôi rất tò mò cô ấy sẽ mua quà đắt tiền gì cho chồng và con trai. Cô ấy nhanh chóng chọn được hai cái khăn quàng cổ cho nam.
Tôi cầm mác giá xem thử, quả thật là không hề rẻ, không hề thua kém nhãn hiệu Burberry nổi tiếng gần đó. Tôi hỏi Jenny:“Giá đã tương đương nhau, sao cô không mua khăn hiệu Burberry cho chồng?”.
Jenny nhìn tôi bằng ánh mắt khó hiểu, cô ấy lấy chiếc khăn ra, nói một hồi về màu sắc, hoa văn, kiểu dáng cho đến chất liệu. Cuối cùng, cô ấy hỏi tôi:“Giá thì tương đương nhau, nhưng giá trị thì không hề giống, nếu là cô thì cô sẽ chọn cái nào? Đương nhiên là cái có chất lượng tốt rồi. Tại sao tôi lại phải bỏ tiền ra mua những món hàng có giá nhãn hiệu đắt tận trời như thế làm gì?”.
Cô ấy nói khiến tôi không biết nói gì hơn, người Mỹ chú trọng hiện thực, không quan tâm đến hư vinh, điều này thật sự tôi phải học hỏi.
Thật ra, người Mỹ không muốn dùng hàng hiệu để phủ lên người còn do một nguyên nhân sâu xa nữa, đó là từ khi sinh ra, họ đã đặt cái tôi cá nhân cao hơn mọi thứ, họ thích thể hiện cá tính, nổi trội, thích làm cho mình càng không giống với người khác càng tốt. Nếu chọn những món hàng hiệu đó thì hiển nhiên sẽ không thể giúp họ thể hiện được mục đích này.
Tháng 6/2012, công ty của chồng tôi tổ chức một buổi tiệc từ thiện, tôi cũng được mời. Vì nghe nói 2 nhân vật nổi tiếng lừng lẫy Warren Buffetts và Bill Gates đều có tên trong danh sách khách quý, nên tối hôm đó tôi đã nhân cơ hội hai lần đứng gần để quan sát cẩn thận cách ăn mặc của hai “nhân vật chính” này, tôi nhận ra dù là Buffets hay Bill Gates thì đều chọn những bộ vest đứng đắn, phù hợp.
nguoi my, không khoa trương, giản dị, Bài chọn lọc,
Warren Buffetts và Bill Gates. (Ảnh: Internet)
Tôi kéo tay Sophie là vợ của đồng nghiệp chồng tôi, hỏi cô ấy thương hiệu đồ vest của Buffetts và Bill Gates là gì, kết quả là biên tập thâm niên của tạp chí thời trang này cũng không biết, không tìm được xuất xứ của chúng. Nhưng mà Sophie cũng đã phân tích và giải thích một cách rất có lý: những nhân vật như Buffetts và Bill Gates, hoàn toàn không cần mặc những bộ quần áo thương hiệu nổi tiếng để khẳng định danh tính, họ đều là những người trầm tính trong giới từ thiện, nếu mặc quần áo của thương hiệu Zegna thì lại quá tầm thường rồi.
Cá nhân và gia đình
Càng tìm hiểu về cuộc sống của người Mỹ, tôi càng cảm thấy giá trị quan về tiền bạc của họ không giống người khác. So với những người Trung Quốc thích dùng những thứ xa xỉ thì người Mỹ lại thích dùng tiền để “đầu tư” vào việc thắt chặt tình cảm gia đình và xây dựng nền tảng gia đình.
Tiffany là huấn luyện viên ở phòng tập mà tôi hay tới, trong cuộc sống hằng ngày, cô ấy luôn mặc quần áo rất giản dị, rẻ tiền, vì thế tôi đã tròn mắt há miệng khi cô ấy nói với tôi rằng đã mua cho mỗi người trong nhà một bộ đồ bóng bầu dục có giá 400 USD để đi xem trận đấu của đội Denver Broncos.
Tôi hỏi: “Tiffany, chẳng lẽ cô không muốn dùng số tiền đó để mua cho mình bộ quần áo và giày mới hay sao?”
Cô ấy chớp chớp đôi mắt xanh cười nói: “So với việc tự làm đẹp cho mình, tôi sẵn sàng dùng tiền để làm điều gì đó cho người thân hơn”.
Có rất nhiều người cho rằng quan niệm tình thân của người Mỹ rất mờ nhạt, khái niệm về gia đình cũng không mạnh mẽ. Tuy nhiên, trên thực tế, người Mỹ là những người vô cùng xem trọng tình cảm gia đình.
Sau này, tôi nhận ra rằng dù cho thu nhập có hạn, những người Mỹ trung lưu sống tiết kiệm cũng sẽ không tích góp tiền dùng để mua hàng hiệu cho mình mà sẽ mua mới, thay thế đồ dùng trong gia đình.
Có một lần, cô Lucy giúp việc cho gia đình tôi xin nghỉ, nói là cô ấy đi mua cho gia đình một cái tủ lạnh, tôi hỏi tủ lạnh hiệu gì, Lucy tự hào nói: “Kenmore”. Thương hiệu tủ lạnh này không hề rẻ.
“Đối với tôi, để chồng được sảng khoái uống bia ướp lạnh sau giờ làm, để các con được ăn kem ngon sau giờ tan học là những việc hạnh phúc nhất trên thế gian”. Nhìn nụ cười thật thà chất phác của Lucy, tôi đã quyết định: vài ngày nữa tôi cũng sẽ đổi tủ lạnh tốt cho gia đình mình.
Thế nào mới là hạnh phúc thật sự? Có những người tiêu rất nhiều tiền để mua hàng hiệu mặc lên người, còn người Mỹ lại dùng tiền để trang trải cuộc sống, đầu tư cho người thân và gia đình. Cái nào có giá trị hơn? Câu trả lời của bạn là gì?
*Bài viết của một người Trung Quốc chuyển đến Mỹ sinh sống, được đăng tải lại trên trang Secret China.
Theo Trithucvn.net

Người thông minh sẽ không nói 4 lời này, nói ra tất hại chính mình…

Người xưa vẫn thường nói: “Cái miệng hại cái thân”, một lời nói vô ý có thể gây xung đột hiểm họa, một lời nói nóng giận có thể làm hỏng cả một cuộc đời. Vậy nên, người thông minh cần phải biết kiểm soát cái miệng của mình, có những lời không thể tùy tiện nói.

tu khẩu, ngông cuồng, lời nói, Bài chọn lọc,
Người thông minh sẽ biết kiểm soát tốt cái miệng của mình. (Ảnh: Internet)
1. Nói lời oán hận
Đừng chỉ gặp một chút chuyện nhỏ, đã phàn nàn với thế giới rằng ông trời bất công. Bạn có thể thỉnh thoảng phàn nàn, nhưng không thể cả ngày cứ làm như thế.
Không ai thích cả ngày phải đối diện với khuôn mặt oán hận của bạn. Bạn phải hiểu được rằng, than phiền chỉ là hành động vô ích.
Phàn nàn một ngày chi bằng cố gắng một ngày. Hãy nỗ lực! Đem tất cả những phàn nàn cùng bất mãn hóa thành động lực. Mạnh mẽ để nhìn thế giới này.
2. Nói lời vô nghĩa
Một số người gặp phải chút sự tình, thường hay nghĩ ngợi lung tung, hơn nữa càng nghĩ càng không giải quyết được gì, càng nghĩ càng chán nản.
Dưới sự khống chế của loại cảm xúc bi quan này, rất dễ nói ra một số lời bất lịch sự. Những lời này, đối với bạn mà nói, có lẽ chỉ là sự bộc phát nhất thời, sự tình qua đi thì căn bản không nhớ được mình đã nói những gì.
Nhưng đối với người nghe mà nói, tất sẽ sinh ra những ảnh hưởng tiêu cực. Lâu dần, ai còn dám thân thiết với bạn nữa đây?
tu khẩu, ngông cuồng, lời nói, Bài chọn lọc,
Cao nhân chân chính xưa nay đều là những người im lặng không mấy nổi trội. (Ảnh: Internet)
Cho nên, gặp vấn đề, phương pháp giải quyết tốt nhất, chính là nhanh chóng tìm ra vấn đề đó, rồi đi giải quyết nó.
3. Nói chuyện phiếm
Đố kỵ là tật xấu của rất nhiều người. Một số người khi thấy mọi người xung quanh nhận được điểm tốt, đạt được thành tựu, liền bắt đầu bàn tán, thậm chí nói ra những lời châm chọc.
Những người như vậy trong mắt họ đều có vấn đề. Họ không có khả năng chuyên tâm vào sự nghiệp của mình, mà lại đem hết tinh lực đặt vào việc theo dõi nhất cử nhất động của người khác. Cuối cùng, tổn thương lớn nhất lại là chính mình.
4. Nói lời ngông cuồng
Con người ta khi đã có được một chút thành tựu thường rất dễ đánh mất phương hướng của mình bởi những tiếng vỗ tay, những đóa hoa, những lời tâng bốc…
Bạn đã có thể thành công, chứng tỏ trong phương diện này bạn đích thực là một người ưu tú. Nhưng tuyệt đối không thể chỉ vì vài lời a dua nịnh hót bên ngoài mà mất đi phương hướng.
Lời ngông cuồng càng không thể nói, cần phải biết: “Thiên ngoại hữu thiên, nhân ngoại hữu nhân”, người giỏi còn có người giỏi hơn, cao thủ chân chính xưa nay đều là những người im lặng không mấy nổi trội. Người thông minh đều biết thu hồi lại hào quang của chính mình.
Nỗ lực, mới là thái độ đúng đắn để làm người! Tin rằng, bạn có thể kiên trì, cố gắng, đến một ngày bạn cũng sẽ được thành công như mong đợi!

Tuệ Tâm, theo Cmoney

"Thừa giấy làm gì chẳng vẽ voi; Đứa nào cười tớ, chúng ăn b..."( Thơ Trạng Quỳnh )

Hà Nội sẽ xây cột phun nước cao tương đương tòa nhà 50 - 60 tầng ở Hồ Tây


Trong phiên họp HĐND TP Hà Nội, chủ tịch Nguyễn Đức Chung tiết lộ sẽ xây dựng cột nước phun cao từ 180 đến 200m (tương đương với tòa nhà 50-60 tầng) ở Hồ Tây nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch của thủ đô Hà Nội.
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, trên thế giới hiện nay có 2 công ty làm được cột phun nước, thành phố đã làm việc và dự kiến đoàn khảo sát sẽ đến để đưa ra đề xuất theo hướng làm cột nước phun ở Hồ Tây cao từ 180m - 200m để tạo điểm nhấn.
Hà Nội sẽ xây cột phun nước cao tương đương tòa nhà 50 - 60 tầng ở Hồ Tây
Hà Nội sẽ xây cột phun nước cao tương đương tòa nhà 50 - 60 tầng ở Hồ Tây để thu hút khách du lịch.
Ông Chung cho biết, Thành phố đã làm việc với Câu lạc bộ đua thuyền Hồ Tây, Chủ tịch câu lạc bộ này cùng với tất cả các nhà đua thuyền có công văn xin tặng cho thành phố một cầu tầu để phục vụ đua thuyền.
Thành phố cũng mời một vận động viên đua thuyền lướt ván người Mỹ vào nghiên cứu, sẽ mở lớp dạy học sinh lướt ván hồ Tây.
Theo Vntinnhanh