Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

BBC đưa tin và hình ảnh: Những phụ nữ Việt Nam chiến đấu cho Tổ quốc

  • 6 tháng 12 2016
Bảo tàng Lịch sử Quân đội, Hà NộiImage copyrightLEE KAREN STOW
Sau lần gặp mặt các cựu chiến binh Mỹ ở Washington gần đây, nhiếp ảnh gia Lee Karen Stow vừa đến Việt Nam gặp những người phụ nữ đã chiến đấu cho tổ quốc trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh đạo cộng sản miền Bắc Việt Nam lúc đó, nói rõ phụ nữ sẽ được huy động chiến đấu để thống nhất đất nước.
Nhiều phụ nữ đã gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam và đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng như làm y tá trên trận tuyến và đánh trận, còn nhiều phụ nữ khác chiến đấu sau chiến tuyến đối phương ở miền Nam, trong các nhiệm vụ đặc nhiệm và dưới đường hầm.
Những bức ảnh của Stow chụp các nữ anh hùng quân đội cũng như những người mẹ chịu mất mát trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Grey line 2 pixels
Nguyễn Thị NghiImage copyrightLEE KAREN STOW

Nguyễn Thị Nghi

Sinh năm 1918 và sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thị Nghi là một giao liên trong cuộc chiến tranh chống Pháp, kết thúc vào năm 1954. Nhiệm vụ của bà là đưa thức ăn và tìm nơi nghỉ cho những chiến sĩ chiến đấu giành tự do cho Việt Nam từ tay đô hộ Pháp.
Sau đó, trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, bà mất đi hai người con trai. Bà là một trong 50,000 phụ nữ được trao tặng danh hiệu Bà mẹ Anh hùng Việt Nam vì những mất mát trong chiến tranh.
Grey line 2 pixels
Đỗ Thị NếtImage copyrightLEE KAREN STOW

Đỗ Thị Nết

Một Bà mẹ Anh hùng khác là bà Đỗ Thị Nết, trong ảnh chụp cùng hai con gái là Nguyễn Thị Tên và Nguyễn Thị Sen ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Bà Nết trải qua cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Chồng bà và một trong hai người con trai bà hy sinh năm 1968, một năm ác liệt nhất trong Chiến tranh Việt Nam. Người con trai thứ hai của bà lúc đó 16 tuổi và muốn đi nhập ngũ, nhưng bà đã không cho anh đi.
Grey line 2 pixels

Ngô Thị Loan

Ngô Thị LoanImage copyrightLEE KAREN STOW
Ngô Thị Loan là giáo viên cấp một khi bà xung phong gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1971. Sau đó bà làm y tá ở Lữ đoàn 559.
Bà kể: "Ai cũng đi nhập ngũ để đánh Mỹ. Có khi các chiến sĩ bị thương nhiều quá làm tôi mất tinh thần".
Tuy nhiên, bà thấy rất may mắn vì con trai bà không bị ảnh hưởng vì chất độc hóa học, như nhiều người bạn của bà đã có con bị dị tật bẩm sinh vì Chất độc màu da cam.
Grey line 2 pixels

Nguyễn Thị Vân

Nguyễn Thị VânImage copyrightLEE KAREN STOW
Bà Nguyễn Thị Vân, trong ảnh chụp cùng chồng, được cha động viên nhập ngũ và gia nhập Lữ đoàn 559 năm 1971. Bà hoạt động trên đường mòn Hồ Chí Minh, con đường được quân đội miền Bắc Việt Nam dùng để vận chuyển hàng tiếp tế cho các đơn vị ở miền Nam.
Nhiệm vụ của bà là giữ đường thông tin liên lạc và sửa đường điện thoại.
"Chúng tôi không sợ vì chúng tôi có quá nhiều việc", bà kể. "Chúng tôi không sợ gì cả, kể cả cái chết. Kể cả khi chúng tôi phải làm nhiệm vụ lúc nửa đêm trong rừng một mình, chúng tôi cũng không sợ".
Grey line 2 pixels

Nguyễn Thị Tiến

Nguyễn Thị TiếnImage copyrightLEE KAREN STOW
Bà Nguyễn Thị Tiến, chụp trong ảnh cùng chồng, cũng là một cựu chiến binh. Bà gia nhập Trung đoàn Đặt đường ống 592 khi bà còn là học sinh trung học sau đợt làng bà bị ném bom.
"Chúng ném bom xuống và người nông dân và dân làng chết," bà kể. "Tôi thấy những quả bom rơi, Chúng làm tôi hết sức tức giận."
Bà đảm nhận việc đưa xăng dầu qua đường ống giữa cánh rừng độc địa ở dãy núi Trường Sơn.
"Chúng tôi lúc nào cũng có nhiều đe dọa: kẻ địch, dịch bệnh, thú dữ. Tóc chúng tôi rụng vì bị sốt rét và chúng tôi không có đủ thức ăn. Nhưng sức mạnh tinh thần trở thành sức mạnh thể xác. Chúng tôi không bao giờ bỏ cuộc."
Grey line 2 pixels

Hà Thị Mạc

Bà Hà Thị MạcImage copyrightLEE KAREN STOW
Bà Hà Thị Mạc, giờ đã hơn 60, cũng là một cựu chiến binh làm cấp dưỡng ở Lữ đoàn 559.
"Chúng tôi trồng sắn để lấy lá ăn vì thiếu rau xanh và vitamin, nhiều khi chúng tôi thấy người rất yếu. Nhiều người chết vì mắc bệnh sốt rét khi đi hái lúa. Tôi nghĩ là chúng tôi bị ảnh hưởng Chất độc Da cam vì chúng tôi sống ở vùng bị nhiễm độc."
Sau chiến tranh, bà tiếp tục học và giờ đây bà làm ở phòng quan hệ quốc tế của Hội Nạn nhân Chất độc Da cam tại Hà Nội.
"Tôi thấy nhiều bạn bè hy sinh và tôi biết mình thật may mắn là còn sống sót. Tôi quay lại học tập sau chiến tranh. Nhưng bạn bè tôi gặp khó khăn vì chất độc màu da cam."
"Rất nhiều trẻ em đang sống thực vật, các cháu nằm trên giường cả ngày và mắc rất nhiều bệnh. Chúng tôi không muốn chiến tranh lại xảy ra. Vì thế chúng tôi phải nói cho người dân trên toàn thế giới liên kết và phản đối chiến tranh, bất kể chiến tranh gì, đặc biệt là chiến tranh hóa chất."
Ảnh của Lee Karen Stow

Không có nhận xét nào: