Theo cách giải thích hiện đại thì “tịch mịch” có nghĩa là lặng lẽ, cô đơn quạnh quẽ, vắng lặng, hoặc yên tĩnh. Thế nhưng ban đầu từ này mang hàm nghĩa khác xa, và chắc chắn nó sẽ khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Vậy hàm nghĩa ban sơ của “tịch mịch” là gì? Rốt cục như thế nào mới gọi là “tịch mịch”?
Hai chữ “tịch mịch” (寂寞) đều có bộ thủ là “miên” (宀). Tra cứu chữ Hán thì “miên” giống như hình mái nhà. Chữ “miên” trong giáp cốt văn có cách viết như sau:
Nhìn vào hình trên chúng ta cũng có thể thấy được chữ “miên” ban đầu có ý chỉ nhà ở. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các chuyên gia hiện đại, căn nhà xuất hiện đầu tiên không phải cho con người ở mà là nơi để bộ lạc cúng tế. Vào thời cổ đại, cúng tế là đại sự hàng đầu của một nước. Vì vậy, “miên” là nơi cúng tế.
Chữ “tịch” (寂) gồm chữ “miên” (宀) ở phía trên, bên dưới là chữ “thúc” (叔). Chữ “thúc” trong triện thư có cách viết như sau:
Hình dạng chữ cho thấy “thúc” là tay nhặt đậu, hoặc là tay đang cầm trượng gỗ. Đậu ở đây không phải là hạt đậu mà là vật đựng đồ cúng thời xưa, có tác dụng rất quan trọng trong lễ cúng tế. Còn trượng gỗ là pháp trượng thường dùng trong lễ cúng tế.
Chữ “mịch” (寞) cũng có chữ “miên” (宀) ở phía trên, bên dưới là chữ “mạc” (莫). Chữ “mạc” trong triện thư có cách viết như sau:
Dựa vào hình dạng chữ thì “mạc” có bốn bụi cỏ ở trên và dưới, chính giữa là Mặt trời, ngụ ý Mặt trời xuống núi, nấp trong bụi cỏ. Vì vậy chữ “mịch” có ý là buổi tối Mặt trời xuống núi. Xét theo nghĩa rộng hơn thì Mặt trời xuống núi lại có hàm ý gì?
Các chuyên gia phân tích như sau: Nơi cúng tế chỉ dùng để cung phụng và dâng lễ vật cho Thần Minh, Mặt trời xuống núi chứng minh lễ cúng tế hoàn thành, lúc này cần chỉnh lý lại vật dụng được dùng trong buổi lễ, trạng thái này gọi là “tịch mịch”. Nói cách khác, khi màn đêm buông xuống, không còn bất kỳ tia sáng Mặt trời nào, thì buổi lễ hoàn thành, Thần Minh đã trở về, con người không còn tinh thần dựa vào Thần Minh, lúc này được gọi là “tịch mịch”.
Hóa ra từ “tịch mịch” có mối liên hệ chặt chẽ như thế với Thần Minh! Chỉ những người mất niềm tin vào Thần mới có thể “tịch mịch”!
Từ xa xưa đã lưu truyền cách nói rằng chữ Hán của Trung Quốc là văn tự Thần truyền, văn hóa Trung Quốc cũng là văn hóa Thần truyền, lời ấy quả không sai!
Chữ viết Trung Quốc có nguồn gốc từ Thương Hiệt, là một trong những ân điển lớn nhất, trân quý nhất mà Thần ban cho con người. Bản kinh huấn trong “Hoài nam tử“, bộ sách quan trọng của Đạo giáo Trung Quốc do Hoài Nam Vương Lưu An đã tập hợp các học giả lại để biên soạn, ghi lại: “Tích giả Thương Hiệt tác thư, nhi thiên vũ túc, quỷ dạ khốc“, có nghĩa là “xưa có người tên Thương Hiệt tạo ra chữ viết, vì thế trời đổ mưa thóc, quỷ khóc đêm khuya“.
“Xuân Thu nguyên mệnh bao” vào những năm cuối Tây Hán cũng nói, Thương Hiệt tạo tự, “thiên vi vũ túc, quỷ vi dạ khốc, long vi tiềm tàng“. Có nghĩa là Thương Hiệt tạo ra chữ viết, “trời làm mưa thóc, quỷ khóc đêm khuya, rồng kiếm nơi ẩn náu“. Từ việc nhân loại được truyền văn tự dẫn đến cảnh tượng trời mưa thóc, quỷ khóc đêm, đủ thấy sức mạnh của văn tự không thể xem thường, có nội hàm thần kỳ đủ kinh thiên động địa.
Họa sĩ đời Đường Trương Ngạn Viễn (818 – 907), tác giả của “Lịch đại danh họa ký”, cho rằng Thương Hiệt tạo ra chữ viết dẫn đến dị tượng như thế là vì trong văn tự ẩn sâu huyền bí của Tạo Hóa, có thể hiểu rõ vạn vật kể cả hình dạng của tinh linh ẩn mình. Sau khi có văn tự, “Tạo Hóa không thể che giấu bí mật, cho nên trời đổ mưa thóc; yêu quái không thể che giấu hình dạng của chúng, cho nên quỷ khóc đêm khuya“. Chữ viết do Thương Hiệt tạo ra được người đời sau gọi là “văn tự thượng cổ”.
Từ đó có thể thấy người Trung Quốc cổ đại đã từng chung sống với Thần qua bao năm tháng, Thần đã từng trực tiếp truyền thụ văn hóa cho nhân loại, văn hóa Thần truyền qua thời gian rèn luyện lâu dài mà càng vững chắc, cho nên người Trung Quốc nhìn trời có sự sùng kính vô hạn, “kính trời” không chỉ đại biểu văn hóa Trung Quốc là văn hóa tín thần, mà còn nói lên nội hàm của văn hóa Thần truyền.
Tú Văn biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét