Thứ 5, 14:37, 21/09/2017
VOV.VN - Nói về cuộc cổ phần hoá tại Hãng phim truyện Việt Nam, NSND-đạo diễn Thanh Vân cảm thấy "yếu đuối, bất lực trước những gương mặt mang tên dối trá”.
Sáng 21/9, Hội Điện ảnh Việt Nam cùng các nghệ sĩ tổ chức buổi họp mặt báo chí, liên quan đến những bức xúc của các nghệ sĩ sau khi cổ phần hoá Hãng phim truyện Việt Nam gây nóng dư luận những ngày qua. Buổi họp mặt không có đại diện nào của Tổng công ty Vận tải Thuỷ Việt Nam (VIVASO) - chủ mới của Hãng phim truyện Việt Nam.
"Cuộc cổ phần hoá đẫm nước mắt và dối trá tại Hãng phim truyện Việt Nam"
Đạo diễn Quốc Tuấn chủ trì cuộc họp mặt này cho rằng: "Hãng phim truyện Việt Nam đã sáng tạo nên những bộ phim có giá trị lịch sử quý báu, không gì thay thế được. Thế nhưng khi cổ phần hoá, hãng phim đang đứng trước bờ vực xoá sổ".
"Chưa có cuộc cổ phần hoá nào lại đẫm nước mắt và nhục nhã như cuộc cổ phần hoá tại Hãng phim truyện Việt Nam. Hành động của Ban chỉ đạo cổ phần hoá là thiếu minh bạch, lén lút. Cục điện ảnh là đơn vị chủ quản không được tham gia. Hai Phó Giám đốc của Hãng phim truyện Việt Nam là ông Lý Thái Dũng và ông Nguyễn Thanh Vân không được tham gia. Một miếng đất 5.000m2 thuê giá ưu đãi nhà nước, vị trí đắc địa, chưa kể 7.000 m2 ở Cổ Loa, rồi đạo cụ, máy quay phim... mà định giá 19,7 tỷ đồng, không bằng một căn biệt thự Vinhomes", đạo diễn Quốc Tuấn bức xúc nói.
Trong đoạn clip các nghệ sĩ miền Nam gửi ra, NSND Trà Giang rưng rưng chia sẻ: "Chúng tôi đã lên Bộ VHTT&DL song cũng không giải quyết được gì. Một đơn vị như Tổng công ty Vận tải Thuỷ Việt Nam không hề dính dáng gì đến nghệ thuật lại trở thành cổ đông chiến lược của Hãng phim truyện Việt Nam. Sau khi vào thì việc đầu tiên là cắt lương anh em, xác định giá trị thương hiệu Hãng phim bằng 0. Nếu Bộ VHTT&DL không làm gì thì Đảng và Nhà nước phải làm".
Trong khi đó, NSƯT Minh Đức nhấn mạnh: “Những việc làm của Tổng Công ty Vận tải Thuỷ đối với Hãng phim truyện Việt Nam đã sỉ nhục nhiều thế hệ nghệ sĩ. Chúng tôi đau lòng vì bị xúc phạm”.
"Yếu đuối, bất lực trước những gương mặt mang tên dối trá"
Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, nguyên Phó giám đốc Nghệ thuật Hãng phim truyện Việt Nam mang đến buổi họp báo bức tâm thư với nội dung "Suy nghĩ về sự dối trá trong tiến trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam".
Ông chỉ ra những chi tiết mà theo ông là sai phạm ngày từ thời kỳ đầu: “Từ năm 2015, ông Vương Tuấn Đức - Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Hãng phim thành lập Tổ giúp việc cho Ban cổ phần hóa - Bộ VHTT&DL gồm 7 người, trong đó lại không có các ông: ông Lý Thái Dũng - NSND, Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, ủy viên Hội đồng thành viên Hãng phim truyện Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Vân - NSND, phó giám đốc phụ trách nghệ thuật, ủy viên Hội đồng thành viên Hãng phim truyện Việt Nam. Thay vào đó là bà Hồ Lan - nhân viên phòng tổ chức và bà Hồng Thắm - trợ lý giám đốc". Sau khi đọc xong, đạo diễn "Đời cát" khẳng định "xin không có lời bình".
"Tổ giúp việc này... đã đưa ra giá trị thương hiệu và giá trị đất đai bằng 0, với sự đồng ý của Ban cổ phần hoá - Bộ VHTT&DL". Đạo diễn Thanh Vân chỉ ra "đây là một sự ngu dốt và xúc phạm" bởi "điều này dẫn đến hệ luỵ là Tổng công ty Vận tải Thủy với chỉ 32,5 tỷ đồng đã chiếm 65% tổng giá trị doanh nghiệp, trở thành cổ đông chính, nhà cổ đông chiến lược sau khi Hãng trở thành Công ty cổ phần. Ước tính giá trị đất đai và lợi thế vị trí đất đai của Hãng phim truyện Việt Nam theo giá trị trường khoảng 2.000 tỷ đồng, chưa kể giá trị thương hiệu với trên 400 bộ phim truyện có từ gần 60 năm thành lập.
Sau nhiều lần nhận được kiến nghị của tập thể những nghệ sĩ, nhà quản lý thì ngày 28/12/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu rà soát lại toàn bộ quá trình cổ phần hoá tại Hãng phim truyện Việt Nam. Thế nhưng ngày 23/6/2017, Bộ VHTT&DL ra quyết định thành lập CTCP đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam thay thế Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam mà hoàn toàn không có giá trị thương hiệu như chỉ đạo của Thủ tướng". NSND-đạo diễn Thanh Vân đặt câu hỏi: “Đây là sự dối trá hay chống đối?”.
"Nhà cổ đông chiến lược là Tổng công ty Vận tải Thuỷ (nhà cổ đông duy nhất) đã đưa ra rất nhiều cam kết trong đó có việc đảm bảo việc làm, tôn trọng nghề nghiệp ... và đảm bảo mức lương theo quy định của Nhà nước. Kết quả: không có bất cứ sự thay đổi nào ở tháng đầu tiên và mức lương thấp nhất vẫn là 540.000 đồng. Tháng thứ 2 tạm ứng ở mức thấp và chênh lệch không đồng đều.. Nguy cơ hiển hiện là một số anh chị sẽ nghỉ không ăn lương".
Đạo diễn "Đời cát" chỉ ra chi tiết quan trọng: việc tìm kiếm cổ đông chiến lược chỉ cho đăng 3 kỳ trên báo Kinh tế&Đô thị Hà Nội với khổ chữ bé không đọc nổi và ở góc không ai tìm đọc, chỉ trong hơn chục ngày (từ ngày 16-26/1/2016). Trong khi đó ngày 28/1/2016 đã là ngày làm việc cuối cùng của công chức để nghỉ Tết Âm lịch 2016. "Đây có phải là sự dối trá?".
NSND-đạo diễn Thanh Vân bật khóc khi đọc những dòng cuối cùng của bức tâm thư: “Tôi cảm thấy ở mình sự yếu đuối, sự bất lực trước những gương mặt mang tên “dối trá”./.
Bộ VHTT&DL yêu cầu trả lương cho nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam
VOV.VN - Lãnh đạo Bộ VHTT&DL khẳng định đã yêu cầu Công ty cổ phần phải trả lương cho nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam theo luật.
Bộ trưởng Bộ VHTTDL: Không được cho thuê đất của Hãng phim truyện Việt Nam
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện yêu cầu VIVASO không được cho thuê mặt bằng, đất đai của Hãng phim truyện Việt Nam, bố trí phòng làm việc cho các nghệ sĩ.
Nguyên GĐ Hãng phim truyện VN Kim Cương nói về sự vi phạm pháp luật của công tác cổ phần
Bộ trưởng Bộ Văn hóa yêu cầu minh bạch trong vụ Hãng phim truyện VN
20/09/2017 10:17 PM
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nêu rõ với vấn đề cổ phần hóa tại Hãng phim truyện Việt Nam, các bên liên quan phải công khai, minh bạch trước dư luận.
Chiều 20/9, tại trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã có buổi làm việc với ban lãnh đạo Công ty Cổ phần và phát triển phim truyện Việt Nam và ban lãnh đạo Hãng phim truyện Việt Nam VFS (cũ).
Quang cảnh buổi làm việc giữa Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện và các bên liên quan. Ảnh: VH.
Trong buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nêu rõ với vấn đề tại cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam các bên phải công khai, minh bạch.
Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu Ban chỉ đạo cổ phần hoá và Công ty Cổ phần và phát triển phim truyện Việt Nam cần tích cực sắp xếp bộ máy, chính sách, công tác cán bộ, tiền lương.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng yêu cầu phải có cách điều hành, quản trị một đơn vị nghệ thuật phù hợp, có các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn; đưa ra các lộ trình sản xuất tốt với mục đích có việc làm cho anh em. Đặc biệt, ban chỉ đạo cổ phần hóa và công ty phải tiếp tục công khai hoá những vấn đề dư luận đặt ra.
Trước thắc mắc của nhiều nghệ sĩ về lý do vì sao đất đai không được tính vào giá trị doanh nghiệp trong quá trình định giá Hãng phim truyện Việt Nam, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái - người chịu trách nhiệm về ban chỉ đạo cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam cho biết: "Hiện đất của hãng phim đều là đất thuê của Hà Nội. Theo nghị định của Chính phủ thì đất đi thuê không được tính vào giá trị của doanh nghiệp. Với Hãng phim truyện Việt Nam, chỉ có nhà cửa trên đất đai được tính vào giá trị của doanh nghiệp".
Ông Nguyễn Thủy Nguyên khẳng định không có chuyện dòn phòng để cho quán bún, quán phở vào thuê. Ảnh: Quỳnh Trang.
Trong buổi làm việc, ông Nguyễn Thủy Nguyên - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Vận tải Thủy Vivaso tiếp thu ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ và sẽ thực hiện đúng cam kết với Chính phủ, với Bộ Văn hóa khi cổ phần hoá VFS.
"Chúng tôi khẳng định là không có chuyện cho thuê nhà xưởng, phòng làm việc của Công ty để kinh doanh, bán bún, bán phở như nghệ sĩ đã lên tiếng", ông Nguyên khẳng định.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Vận tải Thủy Vivaso cũng cho biết sẽ không để Nhà nước gánh nợ, bù lỗ (trong trường hợp đầu tư làm phim). Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ cố gắng nâng cao mức sống cũng như tạo công ăn việc làm cho cán bộ, nhân viên.
"Chúng tôi cũng sẽ rút kinh nghiệm trong sự cố công tác điều hành, thông báo, giải thích đối với các nghệ sĩ", ông Nguyên nói.
Hãng phim truyện Việt Nam là hãng phim đầu tiên sản xuất phim ở Việt Nam. Hãng thành lập năm 1953. Năm 1959, bộ phim Chung một dòng sông ra đời đánh dấu viên gạch đầu tiên của dòng phim cách mạng kinh điển.
Sau hơn 50 năm tồn tại, hãng đã sản xuất hơn 300 bộ phim trong đó nhiều bộ phim được ví là niềm tự hào của điện ảnh Việt như: Con chim Vành Khuyên, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Chị Dậu, Đêm hội Long Trì, Đến hẹn lại lên... Tuy vậy, những năm gần đây, nhiều dự án phim cũng hãng liên tục thua lỗ, các phim đều chật vật bán vé khi ra rạp.
Ngày 29 tháng 6 năm 2010, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định số 2238/QĐ-BVHTTDL phê duyệt phương án chuyển đổi Hãng phim Truyện Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phim Truyện Việt Nam.
Năm 2016, hãng Phim truyện Việt Nam chào mời cổ phần hóa. Sau đó, các nghệ sĩ lên tiếng "tố" quá trình cổ phần hóa không minh bạch. Sau nhiều lùm xùm, Tổng công ty vận tải thủy Vivaso hoàn tất quá trình mua lại đơn vị này vào tháng 6/2017.
Hiện tại, Hãng có tên là Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam.
Hội điện ảnh đề nghị thanh tra quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam
21-09-2017 - 15:45 PM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư
Văn bản đề nghị được gửi lên Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Tuyên giáo Trung ương.
Ông Đặng Xuân Hải, Chủ tịch Hội điện ảnh Việt Nam cho biết ông đã ký gửi văn bản đề nghị thanh tra quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam. Văn bản đã được Hội điện ảnh Việt Nam gửi lên Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Tuyên giáo Trung ương,... vào ngày 19/9. Sau đó 1 ngày, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến Hãng phim truyện Việt Nam để khảo sát tình hình.
Sáng 21/9, tại cuộc họp với sự tham gia của đông đảo nghệ sỹ, ông Đặng Xuân Hải đã nhắc lại những vấn đề cần xem xét đã nêu trong văn bản gửi đến Thủ tướng. Theo đó, Hội điện ảnh Việt Nam mong muốn các cơ quan chức năng xem xét lại 3 vấn đề:
Một là, ứng xử của nhà đầu tư với các nghệ sỹ của Hãng phim truyện Việt Nam, Nghị định 59 quy định nhà đầu tư phải bảo đảm quyền lợi người lao động và duy trì lĩnh vực kinh doanh trước đó.
Hai là, thương hiệu đang bị định giá 0 đồng của Hãng phim truyện Việt Nam. Ông Đặng Xuân Hải cho rằng Hãng phim không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được nhiều nước khác biết đến. Nhờ sự đóng góp của nhiều thế hệ nghệ sỹ điện ảnh mới có được thương hiệu hãng phim truyện Việt Nam.
Ba là, định giá bất động sản, tài sản, thiết bị máy móc,... Ông Đặng Xuân Hải cho biết Hãng phim đang có “sổ đỏ” nhà thủy phi cơ rộng 92,5m2 trên Hồ Tây. Theo ông Hải, chỉ tính riêng giá trị thị trường của căn nhà này cũng hơn nhiều số tiền nhà đầu tư đã bỏ ra để mua lại hãng phim.
Quá trình Vivaso mua lại Hãng phim truyện Việt Nam
Cũng tại buổi họp báo, NSND Nguyễn Thanh Vân đã kể lại vắn tắt quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam (VFS).
Từ năm 2015, ông Vương Tuấn Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc hãng phim đã thành lập tổ giúp việc cho Ban Cổ phần hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Tổ giúp việc này do ông Vương Tuấn Đức làm Tổ trưởng cùng đại diện phòng tổ chức, phòng tài vụ, công ty tư vấn về giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần và công ty tư vấn cổ phần hóa.
Đáng chú ý, ông Nguyễn Thái Dũng (Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật, Ủy viên hội đồng thành viên VFS) và ông Nguyễn Thanh Vân (Phó Giám đốc phụ trách nghệ thuật, Ủy viên hội đồng thành viên VFS) không có tên trong 7 thành viên của tổ giúp việc này.
NSND Nguyễn Thanh Vân và trang báo đăng thông tin tìm nhà đầu tư chiến lược vào Hãng phim truyện Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Thanh Vân, tổ giúp việc đã xác định giá trị thương hiệu và giá trị đất đai, ưu thế sử dụng vị trí đất đai của VFS bằng 0 với sự đồng ý của Ban Cổ phần hóa (Bộ VHTTDL). Điều này dẫn đến hệ lụy là Tổng công ty vận tải thủy (Vivaso) chỉ với 32,5 tỷ đồng đã chiếm 65% giá trị doanh nghiệp, trở thành cổ đông chiến lược sau khi VFS trở thành công ty cổ phần.
Ngày 13/1/16, Bộ VHTTDL công bố quyết định tìm nhà đầu tư chiến lược trên phương tiện thông tin đại chúng. Ngày 18/1/16, Ban Cổ phần hóa và tổ giúp việc đã cho đăng 3 kỳ trên báo về thông tin này.
Ngày 26/1/16 Ban cổ phần hóa (Bộ VHTTDL) tuyên bố hết thời hạn, chỉ sau 10 ngày đăng tin tìm nhà đầu tư chiến lược đấu thầu làm nhà cổ đông chiến lược.
Ngày 28/12/16, sau khi có nhiều kiến nghị của tập thể nghệ sỹ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ra kết luận rà soát lại toàn bộ quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam, đưa giá trị thương hiệu tương xứng với giá trị lịch sử truyền thống của VFS vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.
Ngày 16/3/17, Bộ Tài chính ra văn bản dự thảo Nghị định mới và tuyên bố sẽ thay thế nghị định 59 do Nghị định 59 có nhiều thiếu sót, đặc biệt cho phép đặt giá trị đất và ưu thế sử dụng vị trí đất ra khỏi giá trị doanh nghiệp.
Sau đó, Ban Cổ phần hóa đã cho phép ông Vương Tuấn Đức, Tổ trưởng tổ giúp việc làm Đại hội cổ đông lần 1 vào ngày 20/5/17. Ngày 23/6/17, Bộ VHTTDL có văn bản thành lập công ty cổ phần. Nhà đầu tư chiến lược là Tổng công ty vận tải thủy đã đưa ra rất nhiều cam kết, trong đó có việc bảo đảm việc làm, tôn trọng nghề nghiệp và bảo đảm mức lương theo quy định nhà nước với 85 thành viên còn lại của VFS. Vivaso cam kết mức lương bình quân mỗi tháng là 4.800.000 đồng/tháng.
Ngày 23/6/17, Bộ VHTTDL ra quyết định thành lập Công ty cổ phần đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam thay thế công ty TNHH một thành viên Hãng phim truyện Việt Nam mà hoàn toàn không có giá trị thương hiệu như sự chỉ đạo của Thủ tướng.
Trong tháng đầu tiên thành lập (7/2017), chưa có sự thay đổi nào đối với nhân sự VFS. Sang tháng thứ ba (9/17), sau khi có sự đấu tranh của nghệ sỹ, Công ty cổ phần đầu tư phát triển phim truyện Việt Nam đã tạm ứng lương. Tuy nhiên, mức lương có sự chênh lệch rất cao, thậm chí có người nhận lương 0 đồng.
NSND Nguyễn Thanh Vân cho rằng suy nghĩ của các lãnh đạo mới về lao động là điều rất nguy hiểm. Chỉ 20 người được coi là đang làm việc và được trả lương, bao gồm 10 người ở phòng tài vụ, 4 bảo vệ, 1 người ở phòng tổ chức, 3 người ở phòng hành chính, 3 người trong hội đồng quản trị. 60 người còn lại là các biên kịch, đạo diễn, quay phim bị yêu cầu có mặt đủ 8 tiếng ở cơ quan mới được trả lương.
Được biết, ông Nguyễn Thanh Vân là Phó Giám đốc hãng phim truyện Việt Nam trước khi hãng được cổ phần hóa. Ông Vân cũng xác nhận rằng đã từng nhìn thấy bộ hồ sơ của Tổng công ty vận tải thủy tại hãng phim. “Khoảng 1 năm trước đã có sự hiện diện của Tổng công ty vận tải thủy với hồ sơ đăng ký làm nhà đầu tư, cổ đông chiến lược. Chúng tôi ở hãng và tiếp cận được nguồn tin này” – ông Vân nói.
Theo Trí thức trẻ
Bộ VHTT&DL yêu cầu trả lương cho nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam
VOV.VN - Lãnh đạo Bộ VHTT&DL khẳng định đã yêu cầu Công ty cổ phần phải trả lương cho nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam theo luật.
Sáng 21/9, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã có buổi gặp mặt báo chí trả lời những vấn đề liên quan đến công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam trong gần 2 tháng qua.
Lãnh đạo Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch khẳng định, mặt bằng sử dụng của Hãng phim hiện này là đất thuê của thành phố Hà Nội và không được tính vào giá trị của doanh nghiệp.
Vấn đề được quan tâm nhiều nhất tại cuộc họp là vai trò của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch với hoạt động của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển phim Việt Nam cũng như việc thực hiện các cam kết của đơn vị cổ đông chiến lược, chế độ chính sách đối với hơn 80 cán bộ nghệ sĩ hiện đang làm việc tại đây...
Bên cạnh đó, vấn đề về việc sử dụng mảnh đất tại số 4 Thuỵ Khê của Hãng cũng được báo chí đưa ra. Theo Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái, vì nhiều lý do nên Hãng phim truyện Việt Nam đã lỗ 20 năm qua. Mặt bằng sử dụng của Hãng phim hiện này là đất thuê của thành phố Hà Nội và không được tính vào giá trị của doanh nghiệp.
Đặc biệt trước khi duyệt kế hoạch cổ phần hóa, Hãng phim truyện Việt Nam phải có phương án sử dụng từng khu đất và phương án đó phải phù hợp với phương án cổ phần hóa.
"Mấy miếng đất đúng là đất vàng, vị trí rất đẹp, nhưng không được tính vào giá trị. Nhiều người thắc mắc thế nhà đầu tư sẽ sử dụng cái này để làm nhà hàng, khách sạn… nhưng theo quy định của luật thì không được làm như thế. Để cổ phần hoá Hãng phim phải trình phương án sử dụng đất đai của hãng phim và phương án này phải phù hợp với phương án cổ phần hoá", ông Huỳnh Vĩnh Ái nói.
Bên cạnh đó lãnh đạo Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch cũng khẳng định đã yêu cầu Công ty cổ phần phải trả lương cho nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam theo luật./.
Cổ phần hoá Hãng phim truyện Việt Nam: “Nghệ sĩ ngã ngửa người ra!...“
VOV.VN - "Lúc có thông tin Hãng phim truyện Việt Nam chỉ có 1 cổ đông chiến lược duy nhất là VIVASO, các nghệ sỹ mới ngã ngửa người ra", hoạ sĩ Vũ Huy cho biết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét