RFA
Chính phủ Trung Quốc mới đây đã đưa ra một chiến thuật mới về pháp lý để đẩy mạnh đòi hỏi chủ quyền của mình ở khu vực biển Đông.
Theo trang tin Washington Free Beacon của Mỹ, chiến thuật này được ông Mã Tân Dân, Phó Tổng Giám đốc Cục Hiệp định và Pháp luật, Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đưa ra trong một cuộc họp kín với các giới chức Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 28 và 29 tháng 8 ở Boston, Mỹ.
Chiến thuật được nói đến gọi là ‘chiến tranh pháp lý’ bao gồm một sự dịch chuyển từ cái goi là đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra ở biển Đông, vốn chiếm đến 90% diện tích vùng biển này.
Chiến tranh pháp lý sẽ áp dụng đối với 4 vùng đảo và thực thể trên biển Đông hiện đang có tranh chấp giữa các nước bao gồm Nam Sa (Trung Quốc gọi là Nansha) tức Trường Sa, Tây Sa (Xisha) là Hoàng Sa, Đông Sa (Dongsha) và Trung Sa (Zhongsha). Trung Quốc gọi các khu vực này chung là Tứ Sa.
Ông Mã nói rằng Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với Tứ Sa qua nhiều các đòi hỏi về pháp lý. Ông cũng tuyên bố đây là vùng nước lịch sử của Trung Quốc và là một phần trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này. Bắc Kinh cũng đòi chủ quyền đối với Tứ Sa như một phần của thềm lục địa mở rộng của mình.
Giải thích về đòi hỏi chủ quyền đối với Tứ Sa của Trung Quốc, Đại tá về hưu thuộc Hải Quân Mỹ Jim Fanell, người đã từng đứng đầu đơn vị tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương cho rằng đây là một bước tiếp theo trong chiến lược ‘lát cắt salami’ được Trung Quốc áp dụng từ trước đến nay ở biển Đông, dần dần lấn tới và cuối cùng là đòi chủ quyền toàn bộ biển Đông.
Theo Washington Free Beacon, các giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã tỏ ra ngạc nhiên về kế hoạch mới của Trung Quốc. Tuy nhiên người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Justin Higgins sau đó đã không đưa ra một bình luận nào với báo chí về cuộc họp này. Ông chỉ khẳng định lập trường của Mỹ từ trước đến này là không đứng về bất cứ bên nào trong đòi hỏi về chủ quyền ở khu vực biển Đông.
Chính sách ba chiến tranh là gì?
Chiến tranh pháp lý thực ra là một trong 3 chiến thuật trong chính sách ‘3 chiến tranh’ của Trung Quốc bao gồm chiến tranh tâm lý, chiến tranh thông tin và chiến tranh pháp lý đã được Quân Ủy Trung ương Trung Quốc đưa ra từ hồi năm 2003.
Trên thực tế, đây là chính sách đã được Trung Quốc áp dụng rất rõ ràng để đối phó với phán quyết của Tòa Trọng tại Quốc tế trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc được bắt đầu hồi năm 2013. Theo Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, Trung Quốc sử dụng các chiến thuật này nhằm làm phân tán sự chú ý của quốc tế vào quyết định mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, vốn yêu cầu các bên tham gia Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) phải tuân thủ. Trung Quốc là một thành viên của Công ước này.
Hồi tháng 7 năm 2016, tòa Trọng tài Quốc tế đã ra phán quyết bác bỏ tính pháp lý của đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra trên biển Đông. Trung Quốc sau đó cũng đã lên tiếng bác bỏ phán quyết của tòa.
Mỹ cần phải có hành động đối phó
Tờ Washington Free Beacon trích lời của chuyên gia cao cấp Michael Pillsbury thuộc Viện Hudson ở Mỹ nhận định rằng chính phủ Mỹ hiện đang thiếu cả hai khả năng về chiến tranh pháp lý và đối phó với chiến tranh pháp lý của Trung Quốc. Ông nói “Trung Quốc dường như được tổ chức tốt hơn để thiết kế và thực hiện các chiến thuật pháp lý khôn ngoan để thách thức các quy tắc quốc tế mà không bị chế tài trừng phạt’. Ông Pillsbury cũng nói rõ hơn là có thể việc Trung Quốc áp dụng chiến thuật chiến tranh pháp lý ở biển Đông sẽ khiến Quốc hội Hoa Kỳ cho phép chính phủ xây dựng một khả năng tốt hơn để đối phó với Trung Quốc và khi Mỹ có được một đơn vị như vậy thì sẽ dễ dàng hơn để đối phó với chiến tranh pháp lý của Trung Quốc, nhất là khi có sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc.
Quốc hội Mỹ hiện vẫn chưa phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982 (UNCLOS) vì cho rằng Công ước sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Mỹ trên biển. Trung QUốc từ trước đến nay trên các diễn đàn quốc tế và kênh báo chí vẫn tuyên truyền rằng Mỹ là đạo đức giả khi không phê chuẩn Công ước.
Chuyên gia Pillsbury cũng cho rằng Mỹ nên triển khai một hàng không mẫu hạm hoặc một nhóm tàu viễn chinh vĩnh viễn ở biển Đông để cho Bắc Kinh thấy là những lời nói của Mỹ được củng cố bằng hành động chứ không chỉ là lời nói đơn thuần.
Vào tháng 5, Nhật Bản phái tàu chiến chở máy bay trực thăng Izumo ra Biển Đông, ghé thăm các bến cảng ở Đông Nam Á trên đường tới dự cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ.
Ấn, Nhật hợp tác ở Biển Đông, giúp VN vũ khí chống lại Trung Quốc
Quan ngại về sự cần thiết phải kiềm hãm sức mạnh áp đảo của Trung Quốc trong khu vực, Ấn Độ và Nhật Bản có thể mở các cuộc tuần tra chung trên Biển Đông, hoặc bán vũ khí cho các đối thủ của Bắc Kinh tiếp theo sau hai buổi họp song phương cấp cao trong tháng này.
Theo các chuyên gia, Ấn Độ và Nhật Bản có thể bán hoặc cho không vũ khí cho các nước tranh giành chủ quyền với Bắc Kinh như Việt Nam, để các nước này có thể xây dựng một lực lượng phòng thủ hùng mạnh hơn chống lại Bắc Kinh. Nhật Bản có thể sử dụng lực lượng tuần duyên hoặc tàu hải quân để tuần tiễu Biển Đông và qua đó, chứng tỏ rằng Biển Đông vẫn mở rộng cho tàu bè quốc tế qua lại, bất chấp tuyên bố của Trung Quốc rằng Bắc Kinh sở hữu tới 90% diện tích Biển Đông.
Các nhà phân tích nói Ấn Độ có thể tiếp tục hợp tác với Việt Nam để khai thác dầu hỏa và khí đốt dưới biển.
Ông Gregory Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở thủ đô Washington (CSIS), nói:
“Dehli và Tokyo trong thời gian qua đều tăng cường các nỗ lực nhằm xây dựng khả năng quân sự của các nước trong khu vực. Nhật Bản chủ yếu tập trung vào việc cung cấp tàu tuần tiễu và huấn luyện các quốc gia Đông Nam Á, trong khi Ấn Độ bán vũ khí và huấn luyện cho hải quân Việt Nam.”
“Dehli và Tokyo trong thời gian qua đều tăng cường các nỗ lực nhằm xây dựng khả năng quân sự của các nước trong khu vực. Nhật Bản chủ yếu tập trung vào việc cung cấp tàu tuần tiễu và huấn luyện các quốc gia Đông Nam Á, trong khi Ấn Độ bán vũ khí và huấn luyện cho hải quân Việt Nam.”
Hai cuộc họp cấp cao trong một tuần
Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp vị tương nhiệm Narendra Modi ở Ấn Độ trong hai ngày 13 và 14/9 để thảo luận việc “củng cố hợp tác an ninh hàng hải”, theo một thông báo của Bộ Ngoại giao tại Tokyo.
Hôm thứ Hai, Ngoại Trưởng của hai nước đã gặp Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tại trụ sở Liên Hiệp Quốc để bàn về quyền tự do hàng hải và sự cần thiết phải tuân thủ luật pháp quốc tế, theo người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Ấn Độ.
Giới phân tích tin rằng chủ đề của các cuộc đàm đạo trong cả hai buổi họp nhắm vào Trung Quốc, kể cả sự bành trướng của Bắc Kinh từ năm 2010 tới nay trong vùng biển tranh chấp.
Cả Ấn Độ lẫn Nhật Bản đều không có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, nhưng hai nước đã chứng kiến với thái độ lo ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc để trở thành nền kinh tế lớn nhất và sức mạnh quân sự hùng hậu nhất tại Châu Á. Bất chấp cuộc họp với ông Tillerson ở New York, chính phủ Mỹ được cho là chỉ chú trọng tới việc quân sự hóa của Triều Tiên.
Cấp vũ khí cho các nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông với TQ
Nhật Bản và Ấn Độ có thể bán thêm vũ khí cho 4 nước Đông Nam Á có vùng biển chồng lấn với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong Biển Đông, theo các nhà phân tích.
Nhật Bản hồi tháng Giêng năm nay ra dấu hiệu cho thấy nước này sẵn sàng tặng Việt Nam 6 tàu tuần duyên để giúp Hà nội tăng cường khả năng hàng hải.
Từ những năm đầu của thập niên 1970, Việt Nam đã 3 lần chạm trán với tàu Trung Quốc. Hồi tháng 8 năm ngoái, Nhật Bản bắt đầu bán cho Philippines 10 tàu tuần duyên qua một thỏa thuận cho vay với lãi xuất ưu đãi.
Ấn Độ đã thảo luận với Việt Nam về việc cung cấp tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos mà nước này cùng phát triển với Nga, và nhiều tên lửa khác nữa, đã khiến cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung Quốc tố cáo Ấn Độ là gây rối.
Ấn Độ hồi tháng 9/2016, đề nghị một gói tín dụng quốc phòng mới trị giá 500 triệu USD cho Việt Nam để mua thiết bị quốc phòng, kể cả các tàu tuần tiễu.
Điều tàu đi tuần trên các vùng biển tranh chấp
Nhật Bản có thể thách thức Trung Quốc bằng các cuộc tuần tiễu “không ầm ĩ” trên Biển Đông, theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) Yusof Ishak ở Singapore
Vào tháng 5, Nhật Bản phái tàu chiến chở máy bay trực thăng Izumo ra Biển Đông, ghé thăm các bến cảng ở Đông Nam Á trên đường tới dự cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ.
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhận định:
"Điều mà họ làm là điều một chiếc tàu tới Vịnh Aden, và trên đường trở về, họ ‘kiểu như’ tuần tra Biển Đông, đồng thời ghé thăm các bến cảng Việt Nam,…Tuy nhiên họ không cố ý hoạch định bất kỳ chương trình tự do hàng hải nào trên Biển Đông vì lo ngại có thể khiêu khích Trung Quốc.
Tiến sĩ Hiệp nói thêm:
"Nhưng trong tương lai thì tôi không chắc, bởi vì rõ ràng là Nhật Bản cũng chú ý quan tâm và tìm cách kiềm hãm các tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Các cuộc tuần tra sẽ cho thấy rằng biển, với nguồn thủy sản vô cùng phong phú, vẫn mở cho các nước khác bất chấp Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền của tuyến hàng hải nằm ở bờ biển phía nam Trung Quốc.
Trung Quốc đã củng cố quyền kiểm soát và gây giận dữ cho các nước khác có tuyên bố chủ quyền chồng chéo trên vùng biển tranh chấp, khi nước này lắp đất xây các đảo nhân tạo có khả năng đón nhận máy bay chiến đấu và có trang bị các hệ thống radar.
Brunei, Malaysia, Đài Loan, Việt Nam và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền chồng chéo tại một phần hoặc toàn phần Biển Đông, cạnh tranh với tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.
Ông Andrew Yang, Tổng thư ký Hội đồng Nghiên cứu Chính sách Trung Quốc, một think tank của Đài Loan, nói Ấn Độ và Nhật Bản có thể hợp tác để thực hiện các cuộc tuần tra chung, sử dụng tàu tuần tra ven biển.
Ông Yang nói thêm: "Có lẽ hai nước này sẽ tăng các hoạt động chung để chứng minh rằng Nhật Bản và Ấn Độ hợp tác chặt chẽ với nhau để buộc các nước trong khu vực phải hành xử theo đúng quy định của luật pháp quốc tế trên Biển Đông và trong khu vực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét