Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

TRUNG QUỐC KHỞI CHIẾM VỊ XUYÊN-HÀ GIANG TỪ NĂM NÀO ? (Nhân chứng 1)

  Ghi chép của Phạm Viết Đào.


CCB SƯ 313 TẠ VĂN PHÒNG ( QUÊ ĐAN PHƯỢNG- HÀ NỘI):

Blogger Phạm Viết Đào: -Chào bác, hôm nay ( 3/2013) có cuộc gặp của các CCB Sư 313 từng chiến đầu tại Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang, bác cho biết tên là gì ?
CCB Tạ Văn Phòng: Tôi là Tạ Văn Phòng quê ở Đan Phượng Hà Nội…
Blogger P.V. Đ.: -Bác lên ( mặt trận) Hà Giang từ năm nào ?
CCB Tạ Văn Phòng: -Tôi trước ở F 414 sau đó chuyển qua 313 từ năm 1980…
Blogger P.V. Đ.: -Bác rời Hà Giang năm nào ?
CCB Tạ Văn Phòng: -Năm 1982 tôi có quyết định về nghỉ
Blogger P.V. Đ.: -Từ năm 1980-1982 bác đã chứng kiến những trận đánh nào lớn ở mặt trận Vị Xuyên-Hà Giang ?
CCB Tạ Văn Phòng: -Tôi đã chứng kiến những trận đánh lớn ở Cao điểm 1800 A ở Lao Chải từ năm 1980, ( tên 1800 A chỉ độ cao của cao điểm này 1800 m so với mặt biển )
Blogger P.V. Đ.: -Năm 1979 Trung Quốc đã đưa quân đánh Vị Xuyên Hà Giang chưa ?
CCB Tạ Văn Phòng: -Năm 1979 Trung Quốc đánh Hà Giang rồi. 4 h sáng ngày 17/2/1979 Trung Quốc nổ súng ở khu vực cửa khẩu Thanh Thủy, Vị Xuyên…và 1 điểm… ( nghe không rõ)
Blogger P.V. Đ.: -Các trận đánh ở Cao điểm 1800 A năm 1980 kéo dài bao nhiêu ngày ?
CCB Tạ Văn Phòng:- Cao điểm 1800 nằm giữa đường biên Việt Nam-Trung Quốc; Do mình đưa một đơn vị lên chốt giữ và sau đó đã mất liên lạc…Sau đó mình đánh lên lấy lại…
Blogger P.V. Đ.: -Theo tôi được biết Cao điểm 1800 A và 1509 hiện nay đã bị Trung Quốc chiếm giữ, mình phản công nhưng không lấy lại được…Chắc bác không biết…
CCB Tạ Văn Phòng: -Có thể vì tôi chiến đấu ở khu vực cửa khẩu Thanh Thủy…chỗ Thanh Hương ?
Blogger P.V. Đ.: -Quân Trung Quốc có tràn sang đông không ? Hồi đó lực lượng phòng thủ của ta gồm những đơn vị nào ?
CCB Tạ Văn Phòng: -Chốt giữ mặt trận Vị Xuyên lúc đó là Trung đoàn 122 trực thuộc tỉnh đội Hà Tuyên; Tôi thuộc Trung đoàn 166 đóng quân bên bờ sông Lô…
Blogger P.V. Đ.: -Ta có 2 trung đoàn, bác có biết quân số độ bao nhiêu, có tới 3-4000 quân không ?
CCB Tạ Văn Phòng: -Quân số thì tôi không nắm được…Lúc đó ta chỉ có 2 trung đoàn bộ đội địa phương Hà Tuyên, Trung Quốc vào ta đẩy lùi được.
Blogger P.V. Đ.: -Những trận đánh đầu năm 1982, bộ đội ta hy sinh có nhiều không ?
CCB Tạ Văn Phòng: -Chuyện đó tôi không nắm được…Sau này có Sư đoàn 356 từ Yên Bái bổ sung thêm…
Cửa khẩu Thanh Thủy hiện nay-Ảnh P.V.Đ

Chú thích:
Theo một số CCB Hà Giang thì vị trí của khẩu Thanh Thủy hiện tại lùi vào đất ta khoảng 800 m; Cột mốc biên giới cũ hiện nằm sâu trong lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc xây dựng tại địa điểm “cột mốc cũ” này một cái chợ cửa khẩu để 2 bên trao đổi hàng hóa…
Một vài CCB Hà Giang rủ tôi, nếu muốn quay phim, chụp ảnh cái cột mốc này, họ sẽ tìm cách đưa sang nhưng tôi không dám; Theo các CCB Hà Giang thì chỉ cần xuất trình chứng minh thư là có thể qua cửa khẩu như một tiểu thương…
Trong thời gian “tu nghiệp 258” ở trại Nam Hà, tôi có ở chung với một số tù bị khép tội làm gián điệp cho Trung Quốc, một anh ở Cao Bằng cho tôi biết: Trung Quốc quản lý khu vực đường biên rất chặt, họ nắm chắc ai là cư dân đường biên hay sang Trung Quốc mua bán hàng, ai là tiểu thương thật…Nếu là người lạ sang, Trung Quốc sẽ tóm ngay…
Một tù gián điệp bị CA Trung Quốc giam cho biết: Điều kiện giam giữ tù nhân của Trung Quốc khắc nghiệt hơn ta nhiều, tù bị đánh rất ác…Cai ngục thường chọn những giỡ tù nhân mệt mỏi nghỉ ngơi để lôi ra đánh; Chẳng hạn 2-3 giờ sáng… An ninh Trung Quốc thường lấy lời khai vào những giờ như thế…
Thành ra, mặc dù một số CCB hứa đảm bảo an toàn nếu tôi muốn đột kích sang  để chụp ảnh cái “Cột mốc cũ” này nhưng tôi không dám đi; Tôi đã bị CS Việt Nam bỏ tù rồi mà; Sang đó rất dễ bị an ninh TQ tóm thì khó còn đường về…Tôi chỉ nhờ họ sang chụp hộ rồi chuyển cho tôi…
Một số CCB Hà Giang cho biết: Họ có một số bạn bè mà mồ mả ông bà hiện nằm sâu trong đất Trung Quốc đến vài km…Trung Quốc vẫn tạo điều kiện cho các gia đính Việt nam sang tảo mộ hàng năm…

( Còn nữa…)

Không có nhận xét nào: