Đạo diễn Nguyễn Đức Việt, Nguyễn Xuân Thành, Thanh Vân không hài lòng với những trả lời của đại diện công ty chủ quản.
Sáng 20/9 tại Hà Nội, các nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam tập hợp để lên kế hoạch trình bày bức xúc của họ với Hội Điện ảnh về tình hình sau cổ phần hóa của hãng. Họ cho biết chưa hài lòng với các câu trả lời của ông Nguyễn Thủy Nguyên - chủ tịch công ty vận tải thủy Vivaso (đơn vị mua lại hãng phim) trong cuộc họp chiều 19/9.
Một trong những điều khiến nghệ sĩ hoang mang là việc ông Thủy Nguyên cho rằng họ làm ăn thua lỗ gây nợ 21 tỷ đồng cho hãng. "Chúng tôi không biết chuyện này. Tôi rất muốn kiểm tra con số ông Nguyên đưa ra nhưng không có thẩm quyền. Ông Nguyên đổ cho chúng tôi về khoản nợ là không đúng", đạo diễn Nguyễn Đức Việt nói.
Theo nhà làm phim sinh năm 1961, thời điểm đó có những phim nhà nước đưa xuống và các nghệ sĩ chỉ làm theo đơn đặt hàng nên không đi vay tiền ngân hàng hay thế chấp hãng để gây ra khoản nợ nào. Ông Đức Việt nhớ lại hai năm trước, hãng chỉ nợ 5 tỷ đồng. "Tôi còn nghi ngờ trong lúc đang chuyển giao, họ gộp cả khoản nợ nào đó vào chứ không thể có lãi suất nào khủng khiếp đến mức nợ tăng nhiều như vậy", ông nói.
Còn nhà biên kịch - đạo diễn Nguyễn Xuân Thành chia sẻ tập thể nghệ sĩ không hài lòng khi các khúc mắc chưa được giải quyết. "Chủ tịch không trả lời mà nhiều lần đi sâu vào chi tiết đời tư để xúc phạm nghệ sĩ. Tôi hỏi cách đánh giá công việc cụ thể thế nào để chấm lương thì ông Nguyên chưa nêu rõ", ông nói.
Nhiều nghệ sĩ không đồng tình với sự mâu thuẫn trong cách ban lãnh đạo xử lý các khúc mắc. "Họ bảo cứ lên văn phòng sẽ được tính lương, nhưng trước đó lại bảo các biên kịch về nhà làm để đỡ tốn điện. Họ bảo khoản lương thấp trả cho chúng tôi là tạm ứng, nhưng đến giờ chưa đưa ra ba-rem hay lộ trình lương", ông Nguyễn Xuân Thành nói.
Đạo diễn - biên kịch Nguyễn Xuân Thành.
|
Đạo diễn Thanh Vân cho rằng công ty chủ quản mới không đủ trình độ văn hóa cũng như tiềm lực tài chính để phát triển hãng phim. "Họ không có khả năng làm phim, cách cư xử như trong buổi hôm qua cũng không cho thấy sự hiểu biết về văn hóa. Tầm nhìn của họ cũng hạn hẹp thể hiện qua việc cho thuê bán đồ ăn để kiếm những khoản tiền nhỏ", ông nói.
* Ông Nguyễn Thủy Nguyên trả lời các thắc mắc
Trước các bức xúc của nghệ sĩ, ông Nguyễn Thủy Nguyên khẳng định không né tránh các câu hỏi và đang xem xét chế độ lương, kịch bản làm phim của hãng.
Chủ tịch Vivaso cho biết thêm đã nhận một số kịch bản từ nơi khác gửi đến. "Hôm nay chúng tôi ứng tiền để lập đoàn làm phim bởi trong hãng đủ nhân sự cho mọi vị trí. Ngoài ra, ê-kíp dự án Người yêu ơi đang chọn cảnh, tháng sau sẽ quay. Tiền phim này hoàn toàn chúng tôi chịu chứ không phải Cục điện ảnh", ông Nguyên nói.
Sáng 20/9, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đến hãng phim để thị sát. Ông gặp một số nghệ sĩ như nhà biên kịch Nguyễn Xuân Thành, họa sĩ Thành Chương và trò chuyện với người dân xung quanh. Ông Nguyễn Xuân Thành đã trình bày tình hình của hãng với Phó thủ tướng và mong cấp thẩm quyền sớm giải quyết các vấn đề liên quan.
* Nghệ sĩ chia sẻ về cuộc gặp của ông Vũ Đức Đam
Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) là hãng phim nhà nước được thành lập năm 1953, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch. Lịch sử tồn tại của hãng gắn liền với dòng phim cách mạng và nghệ thuật. Trong quá khứ, đơn vị có nhiều phim gây tiếng vang như Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà Nội, Bao giờ cho đến tháng Mười...
Tuy nhiên, 20 năm gần đây nhiều dự án của hãng liên tục thua lỗ. Năm 2014, phim chiến tranh Sống cùng lịch sử có kinh phí lên đến 21 tỷ đồng nhưng chỉ bán được vài vé. Năm 2016, hãng Phim truyện Việt Nam chào mời cổ phần hóa. Sau nhiều lùm xùm, tổng công ty vận tải thủy Vivaso hoàn tất quá trình mua lại đơn vị hồi tháng 6. Hiện tại, hãng mang tên Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam. Nhiều nghệ sĩ bức xúc vì tình hình chậm lương, lương thấp và không có định hướng làm phim của ban lãnh đạo mới.
|
Ân Nguyễn
“Nguyên tắc trả lương có làm có hưởng, không làm không hưởng. Hai tháng sau cổ phần chúng tôi chưa có căn cứ nhưng vẫn trả như trước cổ phần, nhưng sau cổ phần rồi phải công bằng. Bảo vệ, kế toán họ nhận lương vì ngày nào họ cũng làm việc. Riêng đội ngũ đạo diễn, biên kịch chúng tôi đã họp rồi. Tôi không điên bắt họ làm việc 8 tiếng/ngày, nhưng nói thế không có nghĩa không có sản phẩm. Các anh muốn làm chúng ta cùng làm, không có vốn tôi cho vay, tạm ứng, mượn nhà xưởng trang thiết bị. Biên kịch phải đưa kịch bản để chúng tôi xem có sản xuất được không, có ai mua không. Đấy là tạo việc. Có những người viết bao năm chưa có kịch bản nào, đạo diễn cũng vậy có người mấy năm không làm bộ phim nào. Chúng tôi không thể làm phim vài chục tỷ chỉ vài người xem”, ông Nguyên nói.
3 năm lỗ gần 30 tỷ, lương nghệ sỹ Hãng phim trả không theo nguyên tắc nào
TPO - Y hẹn, nhà đầu tư chiến lược Tổng công ty Vận tải thuỷ gặp gỡ và đối thoại hơn ba tiếng đồng hồ với nghệ sỹ Hãng phim truyện Việt Nam chiều 19/9. Nhiều vấn đề nóng như lương, thái độ ứng xử với nghệ sỹ, chiến lược làm phim sau khi đôi hồi hai bên chưa tìm được tiếng nói chung.
Đạo diễn, viên viên Nguyễn Quốc Tuấn (Những người sống bên tôi), quay phim Vũ Quốc Tuấn thắc mắc về phát ngôn của ông Nguyễn Danh Thắng (Chủ tịch Hội đồng quản trị Cty CP Đầu tư và Phát triển Hãng phim truyện Việt Nam rằng “chỉ 20 người làm việc”, dù hãng phim 80 người. Công ty cam kết sẽ được trả lương cho cán bộ công nhân viên đầy đủ với mức bình quân 4.800.000 đồng/tháng, nhưng tháng 8 tạm ứng người có người không, không dựa trên bất cứ nguyên tắc nào.
Ông Nguyễn Thuỷ Nguyên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Cty Vận tải thuỷ, Uỷ viên Hội đồng Quản trị Cty CP Đầu tư và Phát triển Hãng phim truyện Việt Nam giải thích: “Hãng phim truyện Việt Nam năm 2015 lỗ hơn 7 tỷ, 2016 lỗ 15 tỷ, 6 tháng 2017 lỗ 4,7 tỷ đồng. Ban lãnh đạo không nói không trả lương, chúng tôi không thiếu tiền trả lương. Nhưng trả lương thế nào, cơ chế làm sao. Các đồng chí bức xúc là đúng vì các đồng chí sống ở thời bao cấp. Các đồng chí cây đa cây đề đang còn ở đây, có những người hai, ba năm chưa làm bất cứ gì nhưng vẫn được đóng bảo hiểm, trả lương và được dành phòng làm việc”.
Cách trả lương của Vận tải thuỷ bị phản ứng vì đi trái lại cam kết trước khi cổ phần hoá. Ảnh: Bảo Hân
“Nguyên tắc trả lương có làm có hưởng, không làm không hưởng. Hai tháng sau cổ phần chúng tôi chưa có căn cứ nhưng vẫn trả như trước cổ phần, nhưng sau cổ phần rồi phải công bằng. Bảo vệ, kế toán họ nhận lương vì ngày nào họ cũng làm việc. Riêng đội ngũ đạo diễn, biên kịch chúng tôi đã họp rồi. Tôi không điên bắt họ làm việc 8 tiếng/ngày, nhưng nói thế không có nghĩa không có sản phẩm. Các anh muốn làm chúng ta cùng làm, không có vốn tôi cho vay, tạm ứng, mượn nhà xưởng trang thiết bị. Biên kịch phải đưa kịch bản để chúng tôi xem có sản xuất được không, có ai mua không. Đấy là tạo việc. Có những người viết bao năm chưa có kịch bản nào, đạo diễn cũng vậy có người mấy năm không làm bộ phim nào. Chúng tôi không thể làm phim vài chục tỷ chỉ vài người xem”, ông Nguyên nói.
Ông Nguyên lấy ví dụ đạo diễn Nguyễn Quốc Tuấn từ 2012 đến nay không có phim nào. Anh Tuấn phản ứng, cho rằng đạo diễn Vương Đức “thích cho ai thì cho, có phim nào giành lấy để làm rồi”. Thực tế Hãng phim truyện có 10 đạo diễn, nhưng tỷ lệ phim đặt hãng mỗi năm 1-2 phim và hai năm nay chưa có dự án nào được đầu tư. Là người có ý kiến khá muộn, NSND Nguyễn Thanh Vân nói lại cho rõ rằng cần xem 20 người bên Vận tải thuỷ nói rằng đang làm việc có đóng góp thế nào vào sự phát triển của Hãng phim. Đạo diễn Thanh vân nói thêm, bộ phim “Sống cùng lịch sử” làm hết 21 tỷ đó thực ra mang lại số tích luỹ 70 tỷ đồng để nuôi bộ máy của hãng trong vài năm. “Đạo diễn không thể nào năm nào cũng làm phim, hơn nữa nhiều người có lòng tự trọng họ ra ngoài làm không nhận lương ở hãng”, NSND Thanh Vân phản ứng.
Nhiều câu hỏi xung quanh cơ chế trả lương, mức độ tạm ứng mỗi người mỗi khác. Quay phim Vũ Quốc Tuấn thắc mắc, tại sao bốn người trong phòng quay phim có đi làm, có tới cơ quan nhưng không được tạm ứng. Lãnh đại Vận tải thuỷ yêu cầu Phó Giám đốc Tuấn Anh trả lời, nhưng ông Tuấn Anh không đưa ra bất cứ lời giải thích nào. Ông Nguyễn Danh Thắng, Chủ tịch Hội đồng quản trị nói rằng mức tạm ứng tháng 8 dựa vào bảng kê lương chi tiết, tuy nhiên điều này chưa thuyết phục nghệ sỹ.
Ông Nguyễn Thuỷ Nguyên cho rằng sẽ trả lương sao cho không vi phạm luật lao động, nhưng nghệ sỹ rất hoang mang vì công ty bắt họ tự tìm việc, tự nuôi sống bản thân. Tuy nhiên điều mâu thuẫn nhất là kế hoạch sản xuất phim đặt ra trong ba năm liên tiếp mỗi năm chỉ 2 phim, không đủ công ăn việc làm cho nghệ sỹ, cán bộ công nhân viên. Đạo diễn Nguyễn Quốc Tuấn nói, lương chỉ là chuyện nhỏ, điều quan trọng hơn nghệ sỹ đấu tranh để được cống hiến và sáng tạo.
NSND Nguyễn Thanh Vân: “Về chuyện sẵn sàng làm phim cho làng xã, tôi cho rằng một ông chủ có tầm vóc của Hãng phim truyện Việt Nam, những thứ như thế chỉ là yếu tố rất phụ. Định hướng chính phải tìm kiếm các nhân tố trong và ngoài hãng, xây dựng hệ thống dài hơi cho phim truyện, truyền hình ít nhất trong 5 năm. Thậm chí họ phải cân bằng được phim thị trường, nghệ thuật-phim nghệ thuật được giải cao tác động tới thương hiệu để kêu gọi nhà đầu tư. Họ muốn có sự cộng tác, chung sức thì trước hết phải đảm bạo độ xác tín, thực hiện các cam kết trước khi trở thành nhà đầu tư chiến lược”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét