Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

3 cửa ải đặc biệt của Vạn Lý Trường Thành, nơi sự hùng vĩ pha lẫn những truyền thuyết bí ẩn; Châu Á xuất thần

9:02 am - 28/09/2017






Đi qua những năm tháng dài đằng đẵng cùng bao thăng trầm, thịnh suy của xã hội, Vạn Lý Trường Thành giống như một chứng nhân lịch sử bền bỉ, kiêu hãnh. Xung quanh con đường hùng vĩ này còn ẩn chứa rất nhiều điều ly kỳ mà con người nhiều thế hệ qua chưa một lần khám phá.
Để chống lại sự xâm lược của các bộ lạc du mục, người Trung Hoa cổ đại đã xây dựng công trình vĩ đại mang tên Vạn Lý Trường Thành. Cho đến nay, kiến trúc hùng vĩ này vẫn khiến mọi người ca ngợi không thôi. Vạn Lý Trường Thành đi qua 15 tỉnh, là con đường mà tới nay có những đoạn đường vẫn chưa một ai từng đặt chân đến.


Người ta vẫn thường nói: “Bất đáo Trường Thành phi hảo hán” (chưa đến Trường Thành không phải là hảo hán).

Với lịch sử hơn 2.500 năm, Vạn Lý Trường Thành đã chứng kiến sự thịnh suy, thăng trầm của biết bao triều đại Trung Hoa. Những vương triều hùng mạnh rồi suy tàn, những anh hùng xuất sinh rồi ra đi, thế gian luân hồi bao nhiêu đời, sương sa gió táp bấy nhiêu năm, bức trường thành vẫn uy nghi, sừng sững ở đó như một người cận vệ trung thành, chứng kiến thế cuộc, lịch sử xoay vần.
Làm nên sự kiên cố không thể phá của Vạn Lý Trường Thành, “Bức tường mười ngàn dặm” này không thể không kể đến những cửa ải hùng vĩ và vô số câu chuyện, truyền thuyết ly kỳ.
Sơn Hải Quan – Cánh cổng mở ra Triều đại nhà Thanh
Sơn Hải Quan được mệnh danh là cửa ải đầu tiên của Trường Thành. Cửa ải này nằm ở cực Đông của Vạn Lý Trường Thành, nằm ở nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Bắc và Liêu Ninh. Tại vị trí này, nhìn về phía Bắc là dãy núi Yên Sơn, phía Nam là biển Bột Hải, non xanh nước biếc, phong cảnh tuyệt đẹp nên cửa ải có tên gọi là Sơn Hải Quan.


Sơn Hải Quan được mệnh danh là cửa ải mở ra triều đại nhà Thanh

Đây từng là một cửa ải biên giới phòng thủ Trung Quốc bản thổ trước các dân tộc du mục tại Đông Bắc như Khiết Đan, Nữ Chân và Mãn Châu.
Cửa ải tại vùng đất này đã từng được xây từ thời Bắc Tề (550 – 577) và thời Đường (618 – 907) nhưng phải đến thời nhà Minh (1368 – 1644), Sơn Hải Quan mới chính thức được xây dựng toàn vẹn. Tướng Thích Kế Quang nhà Minh đã cho xây dựng tường thành và pháo đài ở phía Đông, Nam và Bắc của cửa ải. Sơn Hải Quan là một trong những cửa ải được củng cố rất vững chắc tại Trung Quốc và đến hiện nay là một trong những cửa ải được bảo quản tốt nhất của Vạn Lý Trường Thành.
Cửa ải Sơn Hải Quan có dạng hình vuông, với chu vi khoảng 4km cùng các bức tường cao 14m, dày 7m. Các mặt phía Đông, Nam và Bắc có hào sâu và rộng bao quanh, ở phía trung tâm cửa ải có một tháp chuông cao.
Tất cả bốn mặt thành đều có cổng nhưng Trấn Đông Môn ở phía Đông là cổng quan trọng nhất và vẫn còn tồn tại đến ngày nay do vị trí đối mặt với phía ngoài cửa ải. Trên cổng thành có treo một bức hoành phi thể hiện một tên gọi khác của Sơn Hải Quan là “Thiên hạ đệ nhất quan”.


Cổng thành Trấn Đông Môn của Sơn Hải Quan
Bức hoành phi “Thiên hạ đệ nhất quan”

Sơn Hải Quan có một đoạn trường thành lấn ra tới biển Bột Hải – nơi bức tường thành giáp biển trông như hình dáng một con rồng đang chúc đầu xuống nước nên được đặt biệt danh “Lão Long Đầu”.
Xung quanh Sơn Hải Quan có nhiều câu chuyện nổi tiếng nhưng được biết đến nhiều nhất là tích Ngô Tam Quế mở Sơn Hải Quan để hàng quân Mãn Châu. Sử liệu ghi chép rằng thời nhà Minh, tướng Ngô Tam Quế đã gần như chấp thuận đầu hàng và tham gia quân nổi dậy của Lý Tự Thành.
Tuy nhiên, sau khi nghe tin người thiếp yêu quý của mình đã rơi vào tay họ Lý, Ngô Tam Quế đã nổi giận và liên lạc với Đa Nhĩ Cổn của Mãn Châu, dẫn đến việc mở Sơn Hải Quan cho quân Mãn Châu. Liên quân Ngô Tam Quế và Mãn Châu đã chiến thắng trong trận Sơn Hải Quan chống lại Lý Tự Thành.


Chiến thắng của quân Mãn Châu ở Sơn Hải quan đã chấm dứt những trang sử của triều đại nhà Minh, mở ra sự trị vì của triều đại nhà Thanh

Tuy nhiên, chiến thắng của quân Mãn Châu không chỉ tiêu diệt quân nổi dậy của Lý Tự Thành mà còn chấm dứt cả nhà Minh, thiết lập một triều đại cai trị mới của người Mãn trên đất Trung Quốc, triều đại nhà Thanh.
Gia Dục Quan – Pháo đài đồ sộ xây từ 99.999 + 1 viên gạch
Trái ngược với Sơn Hải Quan, Gia Dục Quan là cửa ải nằm ở cực Tây của Vạn Lý Trường Thành. Nếu Sơn Hải Quan xây dựng lấn biển thì Gia Dục Quan lại được xây dựng tại vùng biên giới giáp sa mạc Gobi.


Gia Dục Quan – Pháo đài đồ sộ với truyền thuyết 99.999 viên gạch

Cửa ải này nằm ở điểm hẹp nhất ở phần phía Tây của hành lang Hà Tây về phía Tây Nam thành phố Gia Dục Quan tại Cam Túc. Công trình nằm giữa hai ngọn đồi, trong đó một ngọn đồi mang tên Gia Dục Quan.
Gia Dục Quan được xây dựng vào đầu thời nhà Minh, khoảng năm 1372. Cửa ải này có cấu trúc hình thang với chu vi 733m và diện tích trên 33.500m vuông. Tổng chiều dài tường thành là 733m và chiều cao tường thành là 11m.
Cửa ải có hai cổng: một cổng ở phía Đông và một ở phía Tây. Một dòng chữ “Gia Dục Quan” bằng Hán tự được viết trên một tấm bảng tại cửa phía Tây. Mặt phía Nam và Bắc của cửa ải kết nối với Vạn Lý Trường Thành. Tại mỗi góc của cửa ải sẽ có một tháp canh. Gia Dục Quan bao gồm ba tuyến phòng thủ: thành nội, thành ngoại và các hào nước.
Do được xây dựng trên sa mạc Gobi và là cực Tây của lãnh thổ Trung Quốc khi xưa nên ngoài tác dụng phòng thủ, cửa ải này còn là một trạm dừng quan trọng của Con đường Tơ lụa huyền thoại kết nối Trung Quốc với các nước Tây và Trung Á.
Một truyền thuyết nổi tiếng đã kể lại chi tiết kế hoạch xây dựng cửa ải. Theo đó, khi Gia Dục Quan được lên kế hoạch, quan phụ trách đã yêu cầu Dịch Khai Chiêm – một nhà toán học lỗi lạc thời Minh đảm trách nhiệm vụ thiết kế cửa ải, ước lượng chính xác số gạch cần thiết.
Dịch Khai Chiêm đưa ra con số 99.999 viên gạch, tuy nhiên, vị quan phụ trách lại nghi ngờ ước tính của ông và hỏi liệu như vậy có đủ. Chiều ý quan, Dịch Khai Chiêm đã thêm vào một viên gạch. Khi Gia Dục Quan hoàn thành, chính xác còn một viên gạch sót lại, viên gạch thừa này được đặt trên một cổng thành và hiện vẫn còn cho đến ngày nay.
Lại có truyền thuyết khác kể rằng sau khi xây xong, có một viên gạch còn sót lại và viên quan phụ trách định phạt tất cả những người thi công. Nhưng Dịch Khai Chiêm nói rằng viên gạch này là do thần tiên đặt, chỉ cần di chuyển là thành sẽ đổ. Cho tới nay, vì lo sợ lời của Dịch Khai Chiêm, viên gạch vẫn còn được giữ nguyên vị trí ở Gia Dục Quan.
Nhạn Môn Quan – Cửa ải chim én bay
Nhạn Môn Quan là cửa ải phòng thủ quan trọng của Vạn Lý Trường Thành, nay thuộc địa phận huyện Đải, tỉnh Sơn Tây.


Cái tên Nhạn Môn Quan gắn liền với các tác phẩm văn chương của Trung Quốc

Nhạn Môn Quan là cái tên xuất hiện nhiều trong lịch sử và văn chương Trung Hoa. Nơi đây gắn với câu chuyện “Chiêu Quân cống Hồ” nổi tiếng, cũng là nơi Dương Nghiệp đánh lui 10 vạn quân Liêu, mở đầu cho truyền thống anh hùng của “Dương gia tướng”. Cửa ải này cũng nổi tiếng trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung với sự kiện nhân vật Kiều Phong trong truyện Thiên Long bát bộ đã tự sát tại đây.
Thế nhưng không nhiều người biết được cái tên Nhạn Môn Quan ấy có xuất xứ thế nào. Trước đây, cửa ải này vốn có tên là Tây Kinh. Việc đổi tên thành Nhạn Môn Quan bắt nguồn từ một sự tích đặc biệt.
Chuyện kể rằng, có một nhà sư nọ trên đường vân du thiên hạ, tới ải này đói bụng mà lại không thấy nhà dân để vào xin cơm chay. Ngẩng đầu lên chợt thấy rất nhiều chim nhạn bay lượn qua lại. Trong đầu ông thoáng nghĩ đến món thịt chim. Điều đó đã phạm vào giới cấm của những nhà tu hành nên nhà sư đã nhanh chóng gạt bỏ suy nghĩ đó. Nhưng có một con chim nhạn biết được ý nghĩ ấy của ông, nó đã thả mình rơi xuống và chết trước mặt nhà sư để làm thức ăn cho ông.
Cảm động thấu tâm can với hành động hy sinh cao cả của chú chim nhỏ bé, nhà sư đã chôn cất chú chim nhạn và dựng một ngôi chùa nhỏ bên cạnh mộ của nó. Từ đó, cửa ải này mang tên Nhạn Môn Quan.
Lại có những người có lý giải khác về cái tên Nhạn Môn Quan. Nhạn Môn Quan cao sừng sững với những vách núi dựng đứng. Chim nhạn, chim én không sao bay qua được mà chỉ có thể bay dọc theo thung lũng qua phía trước cửa ải. Bởi vậy, Nhạn Môn quan giống như một quan, một cửa ải dành cho loài chim nhạn.
Cổ nhân nói “Bất đáo Trường Thành phi hảo hán” (Chưa đến Trường Thành không phải là hảo hán). Suốt chiều dài hơn 8.800 km của bức tường vĩ đại ấy quả đã có biết bao câu chuyện, truyền thuyết kỳ ảo diễn ra.
Mời độc giả chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Vạn Lý Trường Thành xoay vần qua 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Thiên Chân


Châu Á xuất thần: Ta quét sạch đường đi dưới bước chân, để trở về trong vô vi thanh tịnh…




Chúng ta sẽ chẳng bao giờ thôi ngỡ ngàng khi ngắm những hình ảnh tuyệt vời của một châu Á tâm linh, bí ẩn nhưng quá đỗi hiền hòa, được chụp bởi những nhiếp ảnh gia tài năng nắm bắt được từng khoảnh khắc xuất thần, từng khung hình hoàn hảo…
Những hình ảnh châu Á đẹp diễm lệ và mơ màng sau đây, từ Chiang Mai đến Tây Tạng, từ Philippines, Việt Nam, Nhật Bản, tới Vạn Lý Trường Thành, từ cái nôi Phật giáo là Ấn Độ, bạn sẽ thưởng thức được “hồn Châu Á” đa dạng, mơ màng và tuyệt đẹp….

Ngàn năm quá khứ, vạn năm đợi chờ…

Để tiếp tục cuộc phiêu lưu và khám phá khu vực đầu tiên của châu Á như Ấn Độ hay Tây Tạng, hãy nhớ lại cuốn sách Hành trình về phương Đông, để hiểu được đằng sau vẻ đẹp thiên nhiên là một châu Á tâm linh kỳ bí:
Đền Taj Mahal, Ấn Độ

Thời gian như dừng lại, lắng đọng về một thời khắc xa xưa nào trong quá khứ khi vị vua xây dựng một lâu đài đá cẩm thạch trắng cho người vợ lâm chung của mình, đúng như ý nguyện của nàng.

Thời gian như dừng lại, lắng đọng về một thời khắc xa xưa nào trong quá khứ khi vị vua xây dựng một lâu đài đá cẩm thạch trắng cho người vợ lâm chung của mình, đúng như ý nguyện của nàng.
Người đàn ông cầm chiếc chổi quét nhẹ như quét đi hết những dơ bẩn trong tâm hồn, của không gian, của con người….để trở nên khung cảnh trở nên lắng đọng và tuyệt đối thanh tịnh:

Người đàn ông cầm chiếc chổi quét nhẹ như quét đi hết những dơ bẩn trong tâm hồn, của không gian, của con người….để trở nên khung cảnh trở nên lắng đọng và tuyệt đối thanh tịnh

Festival đèn trời ở Chiang Mai, Thái Lan
Con người mang theo ước nguyện, thả lên trời để hy vọng những nguyện ước ấy trở thành hiện thực…Một bầu trời đầy ắp những ước nguyện sáng lung linh kỳ ảo:

Con người mang theo ước nguyện, thả lên trời để hy vọng những nguyện ước ấy trở thành hiện thực.

Vịnh Hạ Long, Việt Nam, kỳ quan thế giới
Rồng thiêng ẩn mình nơi này, Hạ Long có nghĩa là nơi Rồng hạ xuống. Trong một ngày đầy mây u ám, cảnh sắc Hạ Long vẫn đẹp tráng lệ với núi xanh, nước xanh, những chiếc thuyền gỗ nâu nâu trầm mặc. Du khách Phương Tây đến đây đều sững sờ…

Rồng thiêng ẩn mình nơi này, Hạ Long có nghĩa là nơi Rồng hạ xuống

El Nido, Palawan, Philippines
Nước biển màu xanh turquoise trong vắt nhìn thấu tới đáy, với bãi cát mịn trắng xóa, núi non ôm trọn âu yếm, mãi mãi vẫn là cảnh sắc làm mê đắm bất cứ ai…Thiên nhiên luôn tạo ra những tuyệt tác vĩ đại nhất…

Nước biển màu xanh turquoise trong vắt nhìn thấu tới đáy, với bãi cát mịn trắng xóa, núi non ôm trọn âu yếm, mãi mãi vẫn là cảnh sắc làm mê đắm bất cứ ai

Đền Angkor Wat, Campuchia
Quần thể đền đài và di tích tôn giáo lớn nhất thế giới này rộng 162.6 hecta (1,626,000 mét vuông), Angkor Wat là sự kết hợp của hai nét cơ bản của kiến trúc Khmer: kiến trúc đền-núi cùng với những dãy hành lang dài và nhỏ hẹp.

Ta trở về với quá khứ xa xưa…

Hình ảnh ngôi đền trầm mặc in bóng xuống hồ nước tĩnh lặng, một bầu trời xám mây, như gợi về ký ức xa xưa…


Hình ảnh ngôi đền trầm mặc in bóng xuống hồ nước tĩnh lặng, một bầu trời xám mây, như gợi về ký ức xa xưa…

Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc
Vạn Lý Trường Thành (có nghĩa là “Thành dài vạn lý”)…

Vạn Lý Trường Thành trong sương mây tiên cảnh…

Nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN và 200 TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích.
Trong ráng chiều đỏ, Vạn Lý Trường Thành lên mãi dài mãi, như chạm tới mặt trời, khiến người ta có cảm giác đây là những bậc thang lên thiên thượng:

Trong ráng chiều đỏ, Vạn Lý Trường Thành lên mãi dài mãi, như chạm tới mặt trời, khiến người ta có cảm giác đây là những bậc thang lên thiên thượng:

Hồ Yamdrok Tso, Tây Tạng
Núi tuyết trắng xóa, mặt nước xanh phẳng lặng, núi nâu trầm mặc…Tây Tạng luôn chứa đựng những gì huyền bí nhất….

Tây Tạng luôn chứa đựng những gì huyền bí nhất….

Sông Sekong, Lào
Dòng sông Sekong hiền hòa như người dân Lào, chầm chậm xuôi dòng:

Dòng sông Sekong hiền hòa như người dân Lào, chầm chậm xuôi dòng

Lâu đài Hirosaki-jo, Nhật Bản
Một lâu đài quá nổi tiếng với cảnh sắc như đẹp cõi tiên:

Cảnh sắc của cõi tiên, một bức tranh hoàn hảo không cần chỉnh sửa

Đền Wat Arun, Bangkok
Không phải những ngôi chùa Vàng rực rỡ quen thuộc, đền Wat Arun cũng nhuộm màu ghi trầm gợi nhớ quá khứ xa xưa, mái tháp cao vút trong ráng chiều…

Đền Wat Arun cũng nhuộm màu ghi trầm gợi nhớ quá khứ xa xưa, mái tháp cao vút trong ráng chiều…

Vườn quốc gia Uda Walawe, Sri Lanka
Những chú trâu bơi chầm chậm hay nhẩn nha “trò chuyện” với nhau giữa khung cảnh quá đỗi bình yên…Một châu Á mơ màng…

Những chú trâu bơi chầm chậm hay nhẩn nha “trò chuyện” với nhau giữa khung cảnh quá đỗi bình yên…Một châu Á mơ màng…

Maldives
Maldives vẫn luôn xứng danh là chốn thiên đường mặt đất mà ai cũng ao ước được đặt chân tới một lần để trầm mình vào làn nước long lanh trong vắt như ngọc ngà…

Maldives vẫn luôn xứng danh là chốn thiên đường mặt đất mà ai cũng ao ước được đặt chân tới một lần để trầm mình vào làn nước long lanh trong vắt như ngọc ngà…

Singapore
Đô thị phồn vinh và cuộc sống gấp hiện đại của một châu Á đầy sức trẻ, tất cả hiện diện ở Singapore..

Đô thị phồn vinh và cuộc sống gấp hiện đại của một châu Á đầy sức trẻ

Khu Pagan, Myannmar 
Bầu trời cổ xưa của châu Á nơi đất Miến Điện, xứ xở của những ngôi chùa vàng…

Bầu trời cổ xưa của châu Á nơi đất Miến Điện, xứ xở của những ngôi chùa vàng…

Madya Pradesh, Inde
Nơi đây cũng là một vẻ đẹp của thời- không- dừng- lại…

Vẻ đẹp của thời- không- dừng- lại…

Zanskar, Ấn Độ
Một Zanskar hùng vĩ và hùng tráng của Ấn Độ

Một Zanskar hùng vĩ và hùng tráng, ôm trọn bầu trời…

Ruộng bậc thang, Việt Nam
Một nền văn minh lúa nước quá đỗi hiền hòa, hình ảnh quê hương Việt Nam luôn làm se lòng người xa xứ lúc buổi chiều tà…

Một nền văn minh lúa nước quá đỗi hiền hòa, hình ảnh quê hương Việt Nam luôn làm se lòng người xa xứ lúc buổi chiều tà…

Núi Phú Sĩ, Nhật Bản
Đỉnh núi tuyết Phú Sĩ, Nhật Bản ngàn vạn năm vẫn trường tồn khẳng định một vẻ đẹp bất tử…

Đỉnh núi tuyết Phú Sĩ, Nhật Bản ngàn vạn năm vẫn trường tồn khẳng định một vẻ đẹp bất tử…

Kinkaku, Nhật Bản
Nhật Bản lưu giữ một vẻ đẹp truyền thống như bức tranh cổ hoàn hảo, không cần chỉnh sửa

Cố cung thơ mộng

Dãy Himalaya , Tây Tạng
Khói lam chiều lẫn với sương gió lảng bảng nơi này….con người và thiên nhiên ở đây thực sự đã hòa vào làm một…

Khói lam chiều lẫn với sương gió lảng bảng nơi này….con người và thiên nhiên ở đây thực sự đã hòa vào làm một…

Hà Phương Linh 
Xem thêm:

Xem thêm:

Không có nhận xét nào: