Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Cha con Tào Tháo trụy lạc tới mức nào ?

Vén bức tranh trụy lạc trong gia tộc của Tào Tháo

Trần Quỳnh | 
Vén bức tranh trụy lạc trong gia tộc của Tào Tháo

Cho tới ngày nay, một vụ án loạn luân đã trở thành một trong những vết đen khó có thể xóa mờ trong gia tộc của Tào Tháo.

Tào Phi là con trai thứ hai của Tào Tháo, cũng là người kế thừa tước vị Ngụy vương của cha ruột, sau đó tự mình xưng đế và lập nên nhà Ngụy.
Đánh giá về Tào Phi, nhiều nhà sử học cho rằng ông là một nhà chính trị tài ba, là người đã dám soán ngôi nhà Hán, lập nên nhà Tào Ngụy – điều mà Tào Tháo cả đời mơ ước nhưng không dám hành động.
Vậy nhưng, ông vua đầu tiên của nhà Ngụy lại từng làm ra không ít chuyện trái với luân thường đạo lý, trong đó có cả việc tư thông cùng… mẹ kế!
Tư thông cùng mẹ kế, bị mẹ ruột mắng là "đồ súc sinh"
Sử cũ chép rằng, khi Tào Phi mới bị ốm liệt giường do hoang dâm vô độ, mẹ ruột của ông là Biện Thái hậu vào tẩm cung của con trai để thăm.
Nhưng khi vừa bước tới cửa, Biện Thái hậu đã thấy các cung nữ hầu hạ xung quanh Tào Phi đều là những sủng thiếp trước đây của Tào Tháo. Xét về vai vế, Tào Phi phải gọi họ là… mẹ kế!
Vén bức tranh trụy lạc trong gia tộc của Tào Tháo - Ảnh 1.
Phải chăng sự sa đọa và hành động trái với luân thương đạo lý của Tào Phi có nguyên nhân bắt nguồn từ người cha Tào Tháo? (Tranh minh họa).
Sau khi hỏi con trai, Biện Thái hậu mới ngã ngửa khi biết rằng những cung nữ này đều do Tào Phi tự mình lựa chọn để nạp vào hậu cung.
Bấy giờ, bà vô cùng tức giận, chỉ mặt con trai mà mắng: "Thằng con này thật là đồ súc sinh, chẳng bằng chó lợn, có chết cũng đáng!"
Từ đó, Biện Thái hậu không bao giờ vào thăm Tào Phi thêm một lần nào nữa. Có thể thấy, sau khi Tào Tháo vừa qua đời, Tào Phi đã mang toàn bộ mỹ nữ trong hậu cung của  cha ruột mang ra làm trò mua vui.
Trên thực tế, hành động trái với luân thường đạo lý của người con trai này rất có thể xuất phát từ động cơ trả thù việc Tào Tháo gian díu với con dâu năm xưa.
Cha con họ Tào và màn kịch tranh đoạt vợ người
Mặc dù không ít lần "hạ thủ" với góa phụ, thiếu phụ, nhưng mỹ nhân được Tào Tháo ngưỡng mộ và khao khát hơn cả chính là nàng Chân Mật.
Sinh thời, mỹ nữ họ Chân này là con dâu của Viên Thiệu, vợ Viên Hi, từng nổi danh khắp thiên hạ với biệt hiệu "mỹ nữ Trung Sơn". Sau khi đánh bại Viên Thiệu, được tận mắt ngắm dung nhan của Chân Mật, Tào Tháo không khỏi cảm khái.
Tương truyền rằng, trước khi tấn công Viên Thiệu, cha con họ Tào vốn đã nghe đến danh tiếng của nàng Chân thị. Chỉ tiếc rằng Tào Phi nhanh chân tới trước, có được người đẹp.
Vén bức tranh trụy lạc trong gia tộc của Tào Tháo - Ảnh 2.
Nếu không phải Tào Phi ra tay trước để chiếm lợi thế, rất có thể nàng Chân thị đã trở thành một mỹ nữ góp mặt trong hậu cung của Tào Tháo. (Ảnh trong phim Tân Lạc Thần truyền kỳ).
Thân là bậc làm cha, Tháo vốn không thể cướp đoạt vợ của con mình. Hơn nữa Tào Tháo với Viên Thiệu đều cùng một thế hệ, chiếm đoạt con dâu của kẻ địch về làm vợ cũng là chuyện nực cười.
Vậy nhưng, liệu một gian hùng "háo sắc" như Tào Tháo liệu có thể "ngậm bồ hòn làm ngọt", nhìn mỹ nhân mình ham muốn trở thành con dâu của mình?
Bê bối hậu cung của dòng họ "cha nào con nấy"
Về mối quan hệ của Tào Tháo và nàng Chân thị, cho tới ngày nay vẫn chưa phát hiện được tài liệu chính sử nào có ghi chép. Tuy nhiên, hậu thế vẫn tin rằng Tào Tháo và Chân thị có mối quan hệ mờ ám dựa vào hai điểm đáng nghi dưới dây.
Thứ nhất, Chân thị là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cái chết của Khổng Dung.
"Hậu Hán thư" phần Khổng Dung truyện có ghi lại": Khổng Dung xuất thân danh môn, là cháu đời thứ 20 của Khổng Tử, nhưng lại có thái độ khinh người, sau bị Tào Tháo giết chết. 
Trước đó, Khổng Dung từng viết một bài thơ gửi cho Tào Tháo, hàm ý chê cười chuyện Tào Phi nạp Chân thị làm thiếp. Trong đó có câu: "Khi vua Vũ Vương diệt trụ, đã cưới Đát Kỷ cho Chu Công".
Vén bức tranh trụy lạc trong gia tộc của Tào Tháo - Ảnh 3.
Trong mắt Khổng Dung, Chân thị chẳng khác nào Đát Kỷ, còn Tào Tháo lại "dại dột" dẫn cáo vào nhà. (Ảnh: phim Tân Lạc Thần truyền kỳ).
Cho rằng Khổng Dung học rộng biết nhiều, Tào Tháo hỏi ông sách nào nói như vậy, ông đáp rằng đó là chuyện xảy ra trước đây. Trên thực tế, sau khi Chu Vũ Vương đánh hạ Trụ Vương, Đát Kỷ đã tự sát chứ không hề được gả cho Chu Công.
Việc Khổng Dung ví chuyện Tào Tháo đồng ý để Tào Phi cưới Chân thị, cũng chẳng khác nào Vũ Vương cưới Đát Kỷ cho con trai, để "họa hồng nhan" làm hỏng chuyện quốc gia đại sự, phá vỡ luân thường đạo lý.
Tào Tháo nghe xong, cho rằng Khổng Dung châm biếm chuyện nhà mình, sau liền tìm cách giết cả nhà họ Khổng.
Thứ hai, căn cứ khác cho thấy mối quan hệ bất thường giữa Tào Tháo và con dâu chính là thái độ của Tào Phi.
Sau khi nạp Chân thị làm thiếp, Tào Phi lúc đầu vô cùng yêu thích, cưng chiều, thậm chí khi lên ngôi còn lập nàng làm Hoàng hậu. Nhưng Tào Tháo vừa qua đời, Tào Phi lập tức lạnh nhạt với người đẹp họ Chân.
Vén bức tranh trụy lạc trong gia tộc của Tào Tháo - Ảnh 4.
Một đời hồng nhan nức tiếng Tam Quốc lại bị chính Tào Phi ghẻ lạnh và ban chết. (Ảnh: phim Tân Lạc Thần truyền kỳ).
"Ngụy thư" ghi chép: Chân thị nói vài câu bất mãn với sủng thiếp mới của Tào Phi. Tào Phi biết được rất tức giận, tìm mọi cách ngược đãi, sau lại hạ chiếu thư ban cho rượu độc, ép nàng tự sát.
Chân thị không muốn uống rượu độc, liền bị sủng thiếp của Tào Phi là Quách thị đổ vào miệng. Một đời mỹ nhân từng khiến ba cha con họ Tào điên đảo cứ như vậy buông tay trần thế trong tức tưởi.
Mặt khác, sau khi Tào Tháo qua đời, Tào Phi lại truyền toàn bộ mỹ nữ của cha vào hậu cung mình để vui đùa. Một lần Tào Phi ngã bệnh, Biện Thái hậu đi thăm.
Nhìn thấy những gương mặt quen thuộc, Biện Thái hậu không khỏi hốt hoảng hỏi con trai:"Những kẻ này vào cung của con từ bao giờ?" Tào Phi liền trả lời: "Phụ thân vừa qua đời, ta liền gọi các nàng tới".
Vén bức tranh trụy lạc trong gia tộc của Tào Tháo - Ảnh 5.
Ảnh minh họa.
Từ hai điểm nghi vấn trên, ta có thể đặt ra giả thuyết: Tào Tháo khi còn sống vốn có gian tình với Chân thị, nên mới đưa tới việc Khổng Dung bị giết và Tào Phi tìm cách trả thù.
Cho tới nay, Tào Phi vẫn là một nhân vật gây nhiều tranh cãi. Câu chuyện về những vết đen trong cuộc đời ông cũng vì vậy mà được lưu truyền rộng rãi.
Mặc dù là ông vua khai quốc của nhà Tào – Ngụy, song vì quá ham sắc dục, Tào Phi chỉ ở ngôi vẻn vẹn được 6 năm. Năm 226, Tào Phi qua đời ở tuổi 39 vì sức khỏe suy kiệt.
Ngôi báu họ Tào khi ấy được truyền cho Tào Duệ, nhà Tào Ngụy không lâu sau đó cũng rơi vào tay họ Tư Mã.
theo Trí Thức Trẻ

Tập mở rộng chiến dịch chống tham nhũng ra nước ngoài, bắt gần 2500 quan chức, thu hàng tỷ đô

Chiến dịch săn cáo ở nước ngoài đã bắt được nhiều quan tham Trung Quốc đào tẩu.
Trong 2  gần đây, ông Tập Cận Bình đã mở rộng chiến dịch chống tham nhũng sang nước ngoài. Báo cáo mới đây cho biết Trung Quốc đã bắt được hàng ngàn quan chức tham nhũng trốn ra nước ngoài và thu về hàng tỷ USD.
Với chiến dịch “Săn cáo” và “Lưới trời”, ông Tập quyết tâm truy bắt các quan chức tham nhũng và giám đốc doanh nghiệp đã đào tẩu khỏi Trung Quốc và thu hồi tài sản của họ.
Theo bài báo đăng trên trang web ngày 9/12 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ (CCDI), chính phủ Trung Quốc đã bắt giữ và dẫn độ 2.442 người, trong đó có 397 quan chức nhà nước từ hơn 70 quốc gia; thu hồi 8,5 tỷ nhân dân tệ (khoảng 1,2 tỷ USD) tài sản bất hợp pháp.
Riêng chiến dịch “Lưới trời ” năm 2016 đã bắt được 908 người, thu hồi 2,3 tỷ nhân dân tệ. Năm nay, Trung Quốc đã bắt được 19 trong số 100 quan chức đào tẩu bị truy nã theo danh sách đỏ “Red Notice” của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế INTERPOL. Như vậy, tính đến nay, 37 quan chức trong danh sách “Truy nã đỏ” quốc tế này đã bị sa lưới.
Tháng 11 vừa qua, người đứng đầu danh sách truy nã là Dương Tú Châu, cựu phó thị trưởng TP Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, đã trở về Trung Quốc và đầu thú chính quyền sau 13 năm trốn chạy.
Ông Lưu Kiến Siêu, Giám đốc Văn phòng hợp tác quốc tế thuộc Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, nói rằng Trung Quốc đang thúc đẩy hợp tác chống tham nhũng quốc tế. Ông cho rằng cộng đồng quốc tế đang dần dần hiểu và chấp nhận những ý tưởng, biện pháp và hành động của Trung Quốc trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Ông cũng cho biết Trung Quốc đã thành lập văn phòng đặc biệt ở các cấp trung ương và địa phương để hỗ trợ việc tìm kiếm kẻ tội phạm. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc đang xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thông tin về quan chức tham nhũng đã chạy trốn ra nước ngoài và hệ thống thu thập thông tin từ công chúng.
Theo bài báo, chương trình hợp tác chống tham nhũng với các nước khác như Hoa Kỳ, Canada, Úc và New Zealand đã đạt được những kết quả khả quan. Ông Lưu nói: “Không kể những người đào tẩu đã bỏ chạy bao xa, bao lâu, hay việc truy bắt này khó như thế nào, chúng tôi sẽ không ngừng nỗ lực truy đuổi họ”.
Tuy vậy, đằng sau tội danh tham nhũng, rất nhiều quan chức Trung Quốc bị sa lưới lại liên quan đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công kéo dài suốt 17 năm qua.
Dưới thời lãnh đạo của ông Giang Trạch Dân, nhiều quan chức Trung Quốc đã tích cực thực thi theo lệnh của ông này để đàn áp Pháp Luân Công – môn rèn luyện tinh thần và sức khỏe theo Chân – Thiện – Nhẫn. Theo một báo cáo đã có gần một ngàn quan chức cao cấp Trung Quốc tham gia chiến dịch này bị bắt giữ, kết án hoặc bị báo ứng.
Dương Minh
Xem thêm:

Tập Cận Bình sẽ nhịn Trump đến bao giờ ?

Ông Donald Trump chắc không vui: Vì ông hô hoán tăng thuế nhập cảng hàng Tàu, số hàng Trung Quốc bán sang Mỹ đã tăng thêm gần hai tỷ Mỹ kim trong Tháng Mười Một vừa qua, tăng 5.4% so với Tháng Mười và hơn 8% so với Tháng Mười Một năm ngoái. Các công ty Mỹ như Wal-Mart, với hơn 90% hàng là “ma dze in China,” đã đặt mua gấp. Bây giờ một chiếc tàu thủy của công ty Ðan Mạch Emma Maersk mà Wal-Mart thuê bao có thể đi từ Trung Quốc sang tới Mỹ chỉ mất năm ngày, chở theo 15,000 thùng chứa lớn (công, container). Mỗi chiếc Emma Maersk có 11 cái cần cẩu; hoạt động cùng một lúc sẽ bốc gỡ hàng trong 2 tiếng đồng hồ là xong. Trong Tháng Mười Hai và Tháng Giêng sang năm, hàng hóa Tàu sẽ còn ào ạt qua Mỹ. Vì không ai biết sau khi ông Trump nhậm chức thuế sẽ tăng lên bao nhiêu!

Người nhà của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có tên trong hồ sơ Panama - Ảnh: Reuters

 Có ai đoán trước được Donald Trump sẽ làm gì hay không? Không ai đoán nổi! Ngay các nước đồng minh cố cựu của Mỹ trong khối NATO và Nhật Bản, Nam Hàn cũng vẫn còn đang chờ coi ông làm gì! Và một nhà kinh doanh như ông cũng biết sẽ được lợi thế nếu cứ để cho bên kia họ lờ mờ không biết mình sắp làm gì.

Một người đang băn khoăn phỏng đoán là ông Tập Cận Bình. Suốt một năm tranh cử, ông Trump đã “chửi” Trung Cộng hết nước hết cái. Người Tàu nghe đã quen rồi, vì các ứng cử viên tổng thống Mỹ mấy chục năm nay vẫn dùng món võ này để giành phiếu. Bill Clinton, George W. Bush, cho tới Barack Obama đều đả kích Trung Cộng khi tranh cử; lúc nhậm chức đều dịu giọng lại. Nhưng không ai có thể đoán Donald Trump sẽ theo gót những người tiền nhiệm hay không.

Tháng Sáu vừa qua ông Trump nói: “Không thể chấp nhận cho Trung Quốc tiếp tục hãm hiếp nước ta.” Bắc Kinh phải tức ứa máu khi Trump điện thoại trực tiếp với bà Thái Anh Văn, tổng thống Ðài Loan. Thay vì giải thích và tự bào chữa, ông ta còn tấn công thêm, “tweet” kể tội Trung Cộng, nhắc đến cả những “căn cứ quân sự khổng lồ” ở vùng biển Ðông Nam Á. Ấy thế mà Tập Cận Bình vẫn im thin thít, nhịn như nàng dâu nhịn mẹ chồng! Cho tới nay các báo đài Trung Cộng không hề nhắc gì đến chuyện ông Trump cà kê với bà Thái, các quan chức trên dưới nín thinh sau khi lời phát biểu của Ngoại Trưởng Vương Nghị cũng biến mất dù ông ta chỉ chế nhạo bà Thái.

Riêng ông Trump cũng đủ làm Tập Cận Bình nhức đầu rồi, lại thêm các chính khách Cộng Hòa khác cũng nhập cuộc vì họ không thể ngồi yên cho mình ông Trump múa. Nghị Sĩ Marco Rubio (Cộng Hòa, Florida) mới đề nghị một dự luật nhắm trừng phạt Trung Cộng bành trướng ở Biển Ðông. Dự luật Rubio muốn “bất cứ người Trung Quốc nào” dính vào những căn cứ quân sự dựng trên tất cả các hòn đảo trong vùng biển Ðông Nam Á phải bị cấm du hành qua Mỹ và sai áp tài sản! Nói như vậy là bao trùm tất cả các nhà thầu xây cất, các công ty và ngư phủ Trung Quốc vào đánh cá ở vùng đang tranh chấp, và cả những quan chức cho tới lính hải quân vẫn đi tuần trong vùng này, ai cũng có thể bị “cấm vận!” Ðòn “trừng phạt” này đã được sử dụng với Nam Phi, Iran, với Nga, và hiệu quả tuy kín đáo nhưng cũng tác động trên quan chức các xứ đó.

Dự luật của ông Marco Rubio chưa chắc đã được Thượng Viện đem ra bàn, nhưng là một cách “mách kế!” Lên làm tổng thống ông Trump có thể áp dụng đòn “cấm vận” này! Xưa nay, mỗi lần có đại biểu nào trong Quốc Hội Mỹ đưa ra một nghị quyết đả Trung Cộng là Bắc Kinh làm ầm lên phản đối. Nhưng lần này thì, ba ngày sau họ vẫn im, chắc còn chờ coi chính ông Trump động thủ.

Nhưng Tập Cận Bình sẽ nhịn đến bao giờ?

Ít nhất là 12 tháng. Dù ông Trump làm gì chăng nữa, tới Tháng Mười năm 2017 đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng họp đại hội, năm năm một lần. Tập Cận Bình đang lo củng cố địa vị trong đảng, hy vọng sau đại hội thứ 19 sẽ nắm toàn quyền, thực hiện các chính sách cải tổ đã hứa từ ba năm nay mà chưa làm gì được. Từ nay tới đó, Tập Cận Bình sẽ cố nhẫn nhịn, không để một xáo trộn nào bùng lên trong mối bang giao giữa hai nước kinh tế lớn nhất hoàn cầu với những quan hệ chằng chịt khó gỡ!

Lý do chính là vì địa vị của Tập Cận Bình vẫn còn mong manh. Mặc dù ông đã sử dụng đòn “đánh tham nhũng” loại bỏ rất nhiều đối thủ, đàn em của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Ðào nhưng sẽ phải làm sao đưa thêm người của mình vào giới lãnh đạo. Trong kỳ đại hội sắp tới, 11 trong số 25 ủy viên Bộ Chính Trị sẽ đến tuổi 65 phải về hưu. Quan trọng nhất là thay thế 5 trong số 7 bô lão ở ban Thường Vụ, chỉ còn Tập Cận Bình và Lý Khắc Trường chắc chắn ngồi lại. Trong 350 người thuộc Ban Chấp Hành Trung Ương, được đôn lên từ thời họ Giang và họ Hồ, sẽ có khoảng 90 người phải rút lui, hơn một phần tư.

Theo tạp chí The Economist thì hiện nay Tập Cận Bình mới nắm chắc được một phần mười số thành viên Trung Ương Ðảng. Từ nay tới Tháng Mười năm tới, Bình sẽ lo xếp đặt sao để chiếm được đa số trong 2,300 đảng viên sẽ dự đại hội. Nhưng việc đề cử các đại biểu này không nằm trọn trong tay ông chủ tịch. Những quan chức địa phương, từ cấp quận lên đến tỉnh không phải ai cũng sẽ ngoan ngoãn nghe lệnh ông. Ðó là chưa kể các đơn vị quân đội và giám đốc các doanh nghiệp nhà nước. Chương trình cải tổ cơ cấu kinh tế của họ Tập đã trì trệ mấy năm nay cũng vì đụng vào quyền lợi của các quan lớn địa phương và nồi cơm vàng của đám cán bộ xí nghiệp quốc doanh! Trung ương cứ ra lệnh, nhưng bên dưới không nhúc nhích cũng đành chịu. Họ có thể nêu ra hàng trăm nỗi khó khăn, hàng ngàn mối lo xã hội bất ổn! Ngay trong nhóm bảy người ban Thường Vụ Bộ Chính Trị, Tập Cận Bình cũng chưa nắm hết; vẫn phải cho đàn em viết bài (giấu tên thật) đả kích các chính sách cho vay nợ quá nhiều của nhà nước, tức đâm sau lưng ông Thủ Tướng Lý Khắc Trường!

Cho nên, từ nay đến Tháng Mười năm tới, Tập Cận Bình không muốn bất cứ biến cố nào xẩy ra có thể làm giảm bớt uy tín và địa vị của mình!

Nhưng Tập Cận Bình cũng có thể muốn xuất hiện như một “người hùng dân tộc” bằng cách biểu diễn những màn đối đầu quyết liệt với Donald Trump! Cứ chuẩn bị sẵn sàng, hễ Trump đưa ra một đòn nào bèn trả đũa ngay lập tức, ăn miếng trả miếng!

Một nỗi khó khăn nhất là chưa thể tiên đoán Trump sẽ làm gì! Cũng không biết Trump sẽ đánh thật hay chỉ đánh nhứ! Hơn nữa, trên mặt kinh tế, bất cứ cuộc tranh hùng nào cũng nguy cho nước Tàu trước khi làm hại được nước Mỹ. Một cuộc đụng độ kinh tế sẽ ảnh hưởng nhanh chóng và lan rộng khắp nước Tàu, trong khi ảnh hưởng vào nước Mỹ chậm hơn và nhẹ hơn. Dân Mỹ có thể chấp nhận một cuộc đấu kinh tế vì số hàng bán sang nước Tàu đứng hàng thứ ba, trong khi nước Mỹ là khách hàng lớn nhất của Tàu. Các công ty Mỹ đầu tư ben Tàu sử dụng 1 triệu 600 ngàn công nhân, chưa kể hàng chục triệu người Tàu làm những thứ hàng bán sang Mỹ. Trong khi đó chỉ có 100 ngàn người Mỹ làm cho các công ty Tàu, và dưới 200 ngàn công nhân khác có liên hệ. Những món hàng Mỹ bán sang Tầu đều thuộc loại tối tân, sử dụng máy móc tự động nhiều hơn công nhân, nếu ngưng bán cũng không gây xáo trộn lớn.

Ðiều ông Tập Cận Bình lo lắng nhất là, nếu có chiến tranh kinh tế thì người dân Trung Quốc sẽ oán trách cả đảng Cộng sản, trước khi nước Mỹ khó chịu vì hàng nhập cảng lên giá!

Nếu có đụng độ quân sự, ai cũng biết Không Quân và Hải Quân Trung Quốc chưa thể đọ sức với Mỹ. Trung Cộng chưa đủ sức trong một cuộc chiến tranh toàn diện với Mỹ. Chưa hết, còn lực lượng của các đồng minh của Mỹ trong vùng Á Ðông, từ Nhật Bản, Nam Hàn đến Australia. Nếu không dám đánh lớn thì cũng không thể đối đầu lâu dài trong các vụ xung đột nhỏ vì chỉ để lộ thế yếu của mỉnh.

Tóm lại, đấu với Mỹ chỉ có hại, dù trên mặt trận kinh tế hay quân sự! Cho nên, nước đi tốt nhất của Tập Cận Bình bây giờ là nhẫn nhịn. Ít nhất, cho tới sau ngày đại hội đảng thứ 19, năm 2018 sẽ tính sau. Hơn nữa, Tập Cận Bình có hy vọng Donald Trump là một doanh nhân, tuy nói hùng hổ nhưng sẽ tính toán lợi hại. Kinh tế Mỹ và Tàu đang ràng buộc với nhau và với hàng trăm nước khác, không ai muốn “gây chiến” làm cho kinh tế cả thế giới sụp đổ!

Hơn nữa, cho tới nay ông Trump vẫn thân thiện. Sau khi đắc cử, được Tập Cận Bình điện thoại chúc mừng, ông Trump đã tuyên bố tin tưởng rằng hai người sẽ có “mối quan hệ chặt chẽ nhất” để hai nước cùng tiến lên.

Tuần qua, tổng thống Mỹ tân cử lại đưa ra một tín hiệu đẹp: Sẽ bổ nhiệm một vị đại sứ mới ở Bắc Kinh, một người vốn được coi là một “bạn thân của Trung Quốc!” Ông Terry Branstad từng làm thống đốc tiểu bang Iowa sáu nhiệm kỳ, đã đi thăm Trung Quốc bảy lần, lần chót mới đây, sau khi ông Trump đắc cử. Branstad đã gặp Tập Cận Bình lần đầu năm 1985 khi Tập chỉ là một viên chức đi Mỹ khảo sát nông nghiệp tại Iowa. Năm 2011, Branstad sang Tàu, được Tập Cận Bình đang làm phó chủ tịch tiếp chuyện 45 phút năm sau lại tiếp đón Bình tại dinh thống đốc Iowa! Branstad đã ủng hộ Trump khi tranh cử, giúp ông thắng bà Clinton với tỷ số 51% trên 42% tại Iowa, một tiểu bang then chốt.

Nghe tin ông Branstad được đề nghị làm đại sứ, Bộ Ngoại Giao Trung Cộng hoan nghênh nồng nhiệt. Nếu ông Trump có định “gây chiến” về thương mại, ông cựu thống đốc Iowa có thể can ông “giơ cao đánh sẽ.” Vì tiểu bang Iowa vẫn bán bắp và đậu nành qua Tàu, mỗi năm thu được 6 đến 7 tỷ Mỹ kim. Bắc Kinh sẽ yên lòng vì biết ông Ðại Sứ Branstad có thể nói chuyện trực tiếp với vị tổng thống Mỹ tương lai mà không cần qua Bộ Ngoại Giao. Ý kiến của Tập Cận Bình có thể truyền đến tai ông Trump bất cứ lúc nào, không cần nhờ những tay lóp bi như Alston & Bird với ông Bob Dole, mà Ðài Loan đã trả gần 200 ngàn đô la để vận động cho một cú điện thoại 10 phút!

Cứ như thế thì Tập Cận Bình không lo ngại gì mà không im lặng chờ đợi, không lo đối đầu với Donald Trump mà chú tâm giành giật uy quyền với các đồng chí cộng sản của mình, chờ ngày đại hội thứ 19. Ðối phó với Mỹ là chuyện lâu dài, uy quyền ở nước Tàu thì trong năm năm nữa sẽ hết, cần được củng cố gấp!

Nhưng nếu Trump nói và làm quá đáng khi vào Tòa Bạch Ốc thì sao? Theo kinh nghiệm, ông Trump có nói gì thì sẽ có ông phó tổng thống nói lại, không sao cả! Nếu ông Trump làm gì thì sẽ có giới kinh doanh phản ứng và Quốc Hội Mỹ sẽ can thiệp làm dịu bớt. Tức là khó xảy ra những biến cố lớn ngoài tầm kiểm soát.

Quan trọng nhất là tất cả những xung đột nho nhỏ, nếu xảy ra, sẽ được che kín không cho dân chúng Trung Quốc được nghe! Thử hỏi hiện giờ có bao nhiêu người Tàu lục địa biết ông Trump đã nói điện thoại với bà Thái Anh Văn?

Ngô Nhân Dụng

(Người Việt)

Vong linh cố tổng bí thư Trần Phú nói về chỉnh đốn đảng và phục sinh đất nước

Phạm Viết Đào: -Thưa bác Trần Phú, nếu bác ở vào cương vị của TBT Nguyễn Phú Trọng bây giờ, bác sẽ kỷ luật ai ?

TBT Trần Phú:- Nếu chúng ta ra tay bây giờ, đất nước sẽ lâm nguy thật sự; Cứ để cho họ hưởng, để một ngày nào đó họ nằm trong tầm tay của chúng ta, họ nằm trong vòng vây của chúng ta, trị họ chúng ta cũng không dễ bị mất nước...Hồn thiêng sông núi của chúng ta thì chúng ta sẽ có sự vi diệu nhiều hơn nữa !

Cố tổng bí thư Trần Phú
Phamvietdao.net: Trong năm 2011, chủ blog đã nhiều lần về Nghệ An để khảo sát, thu thập tư liệu về hiện tượng nhập vong tại một số trung tâm tìm mộ liệt sĩ tại đây; Tại Nghệ An trong năm 2011 có khoảng 15 trung tâm do thân nhân các gia đình liệt sĩ tự lập lên để tìm mộ bằng phương pháp tâm linh...
Nhập vong là một hiện tượng mới nổi lên trong một số năm gần đây; nhập vong khác với cung cách tìm mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm; Nếu tìm mộ bằng con đường ngoại cảm là cách mà các gia đình có người thân là liệt sĩ, những người đã mất do thất lạc phần mộ đã nhờ các nhà ngoại cảm, những người có những giác quan đặc biệt có khả năng nối kết với thế giới cõi âm; do nối kết được với cõi âm nên đã giúp tìm được thông tin do vong chỉ cho nơi an nghỉ của họ..
Còn tìm mộ bằng con đường tâm linh là cách mà do một gia đình nào đó, có liệt sĩ của gia đình mình là người tạm coi là có vị thế dưới cõi âm; các liệt sĩ này thường về gợi ý cho gia đình, qua các giấc mơ, khuyên nên thành lập Trung tâm tìm mộ liệt sĩ để giúp các liệt sĩ tìm về các gia đình...Những liệt sĩ này thường giúp kết nỗi või âm. Khi các gia đình càn tìm thân nhân là liệt sĩ, tìm đến các trung tâm này, lập bàn thờ để mời liệt sĩ này về; nhờ sự giúp sức của chủ điện thờ, cũng là liệt sĩ; với sự cho phép và giúp sức để thông tin cho vong các liệt sĩ tìm về với người thân; Trung tâm này nhờ có liệt sĩ của gia đình này có khả năng thông tin, kết nối để mời các liệt sĩ khác theo về để gặp các người thân của mình...

Khi các gia đình có liệt sĩ bị thất lạc phần mộ đến Trung tâm, làm lễ xin được kết nối với liệt sĩ gia đình mình; thường mỗi gia đình đến khoảng dăm bảy người để liệt sĩ nhà mình tìm một người hợp nhất để nhập vong vào, báo tin những thông tin cần thiết cho gia đình trong đó có cả phần mộ...

Chủ blog đã theo dõi và ghi âm, ghi hình được nhiều cuộc giao tiếp cảm động và xúc động giữa các liệt sĩ và thân nhân tại một số trung tâm và tin hiện tượng nhập vong là có thật; có nhiều chuyện ly kỳ về các cuộc gặp gỡ này xin hẹn một dịp sẽ viết kỹ về hiện tượng tâm linh này...
Nhân ngày rằm tháng 7 ngày xá tội vong nhân và ngày quốc khánh 2/9 năm nay, xin đưa lên blog một clip ghi lại cuộc gặp với vong linh của TBT Trần Phú tại Trung tâm tìm mộ Nguyễn Cảnh Tuệ ở thị trấn Nam Đàn; Như mọi người đều biết: hài cốt của TBT Trần Phú được tìm thấy và đưa về quê cũng bằng con đường ngoại cảm dịp...
Sở dĩ có cuộc gặp với vong linh của Cố TBT Trần Phú là do bởi chủ blog được Trung tâm tìm mộ liệt sĩ Nguyễn Cảnh Tuệ cho biết: Tại trung tâm này, nhiều lần Bác Hồ và các bậc tiền bối cách mạng đã về giúp đánh đuổi ma quỷ và chỉ đường cho các liệt sĩ tìm về với người thân... Chủ blog nhờ Trung tâm Nguyễn Cảnh Tuệ đăng ký cho được gặp Bác vào dịp Thương binh liệt sĩ 27/7/2011; kết quả là đã được gặp...
Trong buổi gặp Bác sáng 27/7/2011, Chủ blog có hỏi Bác nhiều vấn đề, trong đó có một số vấn đề đáng chú ý như: Thời gian 1937-1938 có phải Bác bị Stalin đẩy đi đày ở Xiberi phải không ? Xuất xứ và tư tưởng chủ đạo nào để soạn lên Hiến pháp 1946 và tại sao Hiến pháp này đã bị sửa và thay bằng Hiến pháp 1959 ? Tại sai Hiến pháp 1946 có xu hướng nghiêng về thể chế dân chủ của Hiến pháp Mỹ; Vì sao sau đó lại xảy ra chiến tranh ?
Vì sao có Công hàm do Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai 1958; Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc quá khứ và hiện tại; Bác có nhiều ý kiến và đã giải thích ?
Chủ blog có hỏi Bác cho biết ý kiến về việc trong Di chúc Bác đề nghị hỏa táng nhưng Đảng và Nhà nước cho xây dưng lăng? Có hỏi Bác làm thế nào để âm dương phối hợp trong công cuộc xây dựng Đảng ...
Trong cuộc tiếp xúc này, chủ blog cùng đi với 2 nhà báo và đã ghi hình, ghi âm lại. Buổi sáng ngày 27/7/2011, đoàn đã được gặp và hỏi chuyện Bác trong điện thờ; Buổi chiều Đoàn đã gặp vong của Ls Võ Thị Sáu, Lý Tử Trọng, TBT Trần Phú đã ghi hình các cuộc tiếp xúc này...Cuộc tiếp xúc với Ls Võ Thị Sáu, Ls Lý Tử Trọng, TBT Trần Phú được các liệt sĩ này yêu cầu công khai ngay ở sân trung tâm, không đồng ý gặp riêng đoàn; có khoảng 200 người là thân nhân của các gia đình liệt sĩ chứng kiến cuộc gặp này...
Tại cuộc gặp này, chủ blog và một số người có mặt đã hỏi TBT Trần Phú nhiều vấn đề liên quan tới hiện tình đất nước và vấn đề xây dựng Đảng hiện nay; Người được TBT Trần Phú chọn nhập vong là Mai, một cô gái 27 tuổi và đang là kế toán của một công ty xây dựng tại Vinh. Mai đến trung tâm này để tìm hài cốt của người thân và được TBT Trần Phú mượn để nhập vong và truyền đạt các ý kiến của TBT. Trong cuộc gặp TBT Trần Phú, chủ blog đã hỏi mấy câu hỏi như sau:
-Xin TBT cho biết nhận xét của ông về đường lối, chủ trương chính sách của Đảng của các đời TBT và Ban chấp hành TW kế sau ông ? Theo TBT Trần Phú thì đường lối cách mạng Việt Nam hiện nay cần như thế nào ?
TBT Trần Phú cho biết: Về đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội, lúc đang còn sống Bác Hồ cũng đã thấy sai nhưng chưa kịp sửa;
- Nếu ở cương vị TBT Nguyễn Phú Trọng thì ông sẽ chỉnh đốn Đảng thế nào, sẽ kỷ luật ai ?
-Xin TBT Trần Phú phát biểu một điều gì đó như là “ mã khóa “ để mọi người tin rằng đúng là TBT, chỉ chỉ TBT Trần Phú đã về đây, nói ra điều đó ?
Kết thúc buổi gặp gỡ, TBT Trần Phú nhắc nhở mọi người hãy tin tưởng, chờ đợi: Các bậc tiền bối cách mạng và hồn thiêng sông núi sẽ tạo cho chúng ta sẽ có sự vi diệu nhiều hơn nữa; TBT Trần Phú cho biết: Sẽ trả lại một nước Việt Nam khác !
Sau đây mời quý vị cùng xem băng ghi hình cuộc gặp TBT Trần Phú chiều 27/7/2011 tại Trung tâm tìm mộ liệt sĩ Nguyễn Cảnh Tuệ; Chủ blog với chức năng một nhà báo, hỏi và phỏng vấn vong linh TBT Trần Phú, một cuộc hỏi đáp, thẳng thắn và đầy ngẫu hứng; và những điều đặt ra chắc ngoài tầm kiến thức của một cô kế toán xây dựng...Hôm đó, chủ blog đã có ý định hỏi ông tại sao ông đề ra câu: Trí, Phú, Địa, Hào đào tận gốc, nhưng rồi không dám vì sợ phạm thượng ; Sau đây là băng ghi hình buổi tiếp xúc vơi TBT Trần Phú do một thành viên trong đoàn ghi:



Bài thuốc khiến quý ông 'cứng như đanh' của người Dao Đỏ

Hai bài thuốc quý khiến người Dao phải đặt ra một quy định là con trai dưới 16 tuổi không được sử dụng, lý do được đưa ra là bà con không muốn cánh thanh niên sung quá mà gây ra hậu quả.

Cánh mày râu người Dao Đỏ ở vùng Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, luôn tự hào dẻo dai, đặc biệt trong khoản làm hài lòng chị em. Cánh nam giới nơi đây có may mắn được sống trên kho thảo dược, trong đó có những vị thuốc vô cùng quý khiến nhiều người phải thèm khát.

Thần rừng đã ban cho phụ nữ bài thuốc hỗ trợ khi sinh đẻ, cánh nam giới cũng có bài thuốc quý dắt lưng, gồm hai thảo dược quý hiếm, gồm “cứu nhiêu lỵ” (dịch tiếng nghĩa là sức chín trâu) và “cù boong nậu” (dịch nghĩa là cứng như dùi đục).
Bài thuốc quý khiến người Dao phải đặt ra một quy định là con trai dưới 16 tuổi không được sử dụng. Lý do được đưa ra là bà con không muốn cánh thanh niên sung quá mà gây ra hậu quả. Vị thuốc quý mọc tít trên những triền núi đá, sau cả trăm năm mới được khai thác. Chẳng thế mà ai may mắn kiếm được vị thuốc này là được bà xã thưởng lớn.
Sức chín trâu
Nhớ lại lúc gặp ông Bùi Văn Ngoạn, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Nậm Búng, hỏi về tình hình sức khỏe của nhân dân, ông Ngoạn cười tủm: “Anh cứ vào bản Dao mà tìm hiểu. Tại sao các bậc cao niên ở nơi này lại có sức vóc hơn người? Tại sao thanh niên 15-16 đã sùng sục đi tìm vợ? Đó là do họ được sử dụng những cây thuốc quý. Bản thân anh em miền xuôi công tác tại xã cũng được thơm lây đấy”.

thuoc

Ông Ân bên cây Kiếu nhiêu lỵ mà ông di thực trồng ở vườn nhà


Ở bản Nậm Búng có gia đình ông Triệu Tài Ân được coi là người biết nhiều bài thuốc hay nhất bản. Ông Ân đang ngồi bó ngối bên bếp lửa. Những ngày đầu đông, công việc đồng áng đã xong nên bà con người Dao có chút thời gian nghỉ ngơi.
Thứ này mà đã khô chỉ còn cách ngâm cả đoạn, chứ việc chặt đứt là rất khó. Do vậy, mỗi khi lấy ở rừng về, tôi phải chặt nhỏ thành từng khúc khi nó còn tươi”. Củ “Kiếu nhiêu lỵ” dịch ra tiếng phổ thông nghĩa là sức chín trâu lại là thân dây leo, nên nó mềm mại hơn. Do vậy, một loại cứng, một loại mềm kết hợp thành bài thuốc toàn dương đại bổ rất tốt cho đàn ông bị yếu sinh lý.
Ông Ân đã có cháu nội, cháu ngoại đề huề nhưng nom ông còn khỏe lắm. Nước da bánh mật nhuộm màu nắng gió. Dáng người dong dỏng nhưng ánh mắt sắc lẹm. Giọng nói sang sảng. Ông vẫn có thể lên rừng đi kiếm thuốc và đi săn cả tuần trời mà không biết mệt.
Có khách quý đến, thay vì pha trà, ông mang thứ nước thuốc có màu cánh gián ra mời. “Người Dao ít uống trà lắm. Nước lá, nước rễ cây uống quanh năm. Thứ thuốc giúp người ta bình tâm, an thần, giải độc rất tốt. Chẳng thế mà ở cái bản này, từ xưa đến nay hiếm người mắc bệnh nan y. Đặc biệt là cánh đã lên lão như chúng tôi tuổi cao nhưng lại “già” không đều”, ông Ân chia sẻ.
Loài thảo dược quý này sống trên triền núi cao thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, thuở trước, ông Ân chỉ cần vào rừng nửa buổi là kiếm được cả gùi to. Nay đi một ngày, may lắm mới kiếm được một cây. Thứ cây thân dây leo này thường mọc ở nơi rừng rậm treo leo bên vách đá. Rễ của chúng cũng cắm sâu vào các khe đá mà hút lấy dưỡng chất và khí trời.
Trong góc nhà của ông An còn giữ lại được 2 đoạn rễ cây. Loại có màu đỏ, rắn như dùi đục là cây “cù boong nậu”. Loại này phải dùng rìu của đám thợ sơn tràng khi xưa mới có thể chặt nổi.
Ngày đầu nghe tin bài thuốc độc đáo của người Dao, nhiều người sững sờ không tin về công dụng của nó. Họ tìm đến nhà ông An, ông không giải thích nhiều mà cho họ vài đoạn rễ cây về ngâm rượu dùng thử và chưa lấy tiền. Ông khẳng định như đinh đóng cột: “Bao giờ thuốc có công dụng, các anh đến trả công tôi đi tìm thuốc cũng chưa muộn”. Và từ nhiều năm bốc thuốc giúp người đến giờ, ông chưa phải cho ai thuốc không bao giờ. Họ đều quay lại hậu tạ ông vì công dụng quá hiệu nghiệm của bài thuốc quý.
Cấm trẻ dưới 16 tuổi
Bao đời sống cùng rừng sâu, núi thẳm nên bà con người Dao cũng đặt ra những quy định riêng về ứng xử với rừng. Họ không bao giờ khai thác rừng một cách ồ ạt mà chỉ xin rừng một phần.

thuoc 2

Củ Kiếu nhiêu lỵ, dịch nghĩa là 'Sức mạnh bằng 9 con trâu'


Dù biết cây “Kiếu nhiêu lỵ” là bài thuốc tốt, họ cũng chỉ lấy đủ dùng là thôi, chứ không ai gom hàng một cách ồ ạt. Thuốc quý, công dụng tức thì, nhưng cánh trai tráng cũng được các cụ truyền lại cách ứng xử với thuốc. Trong đó có một quy định bất di bất dịch là ai dưới 16 tuổi thì không được dùng bài thuốc này.
Lý do các cụ đưa ra là đang ở độ tuổi còn non tơ, đám trai ngựa non háu đá, dùng thuốc vào tựa như hổ mọc thêm cánh, chúng sẽ hung hãn hơn và dễ làm những điều trái với lương tâm đạo đức.
Anh Triệu Tài Pây năm nay đã ngoài hai mươi tuổi cũng được các cụ dạy rất kĩ về cách sử dụng thuốc. “Chỉ có những người ở nơi khác, bất chấp quy định, cố sử dụng thuốc quý khi chưa đủ tuổi đã mang họa vào thân. Người Dao hào phóng thật nhưng ai mà đến xin thuốc khi chưa đủ tuổi, các cụ không bao giờ chỉ cho”, anh Pây tâm sự. Bản thân anh Pây cũng chưa dám sử dụng loại tiên dược này. Lý do mà anh đưa ra là cái gì cũng cần phải thuận theo tự nhiên. Khi nào sức khỏe đi xuống, ta cần “xốc” lại thì mới dùng đến thuốc.
Mang tiếng là người chuyên lấy thuốc, nhưng trong nhà ông Ân không hề có cây thuốc nào. Như đoán được thắc mắc của vị khách lạ, ông Ân giãi bày: “Kiếm được cây nào là có người đến lấy cả rồi. Đặc biệt là mấy ông doanh nghiệp cỡ bự ở thị xã Nghĩa Lộ, TP. Yên Bái tham lam lắm, đặt mua cây “Kiếu nhiêu lỵ” và “Cù boong nậu” trước cả năm trời. Đắt mấy họ cũng mua. Ngày nào họ cũng gọi điện cứ như mình mắc nợ họ”.

thuoc 3

Đại gia ở Yên Bái rất chuộng thảo dược Kiếu nhiêy lỵ và Cù boong nậu của người Dao Đỏ đất Văn Chấn


Hóa ra thứ cây làm cho cánh nam giới có thể vênh vênh tự đắc đó từ nhiều năm qua bị săn lùng ráo riết, nên số lượng cứ giảm dần. “Nhiều lần đi cả ngày trong rừng mà không kiếm được cây nào”, ông Ân thở dài.
Ông Ân năm nay đã ngoài 70 tuổi, nom ông còn gân guốc,tráng kiện lắm. Bản thân ông không dám dùng bài thuốc này vì lỡ uống vào là phải rời bản. “Giờ ở cái tuổi này, mình phải làm gương cho con cháu”, ông Ân vừa nói vừa phân bua.
Theo mô tả của ông Ân, giống cây này mọc trên núi đá. Rễ của chúng cũng ăn sâu vào khe đá để hút dưỡng chất. Cây càng lâu năm thì càng quý. Xưa người Dao đi thấy thuốc, không bao giờ chặt ngang cây hoặc trốc cả rễ. Họ chỉ lấy một phần thân, để lại cây chính để sang vài năm sau cây lại ra thêm. Cái quy tắc sống hài hòa cùng thiên nhiên của người Dao giờ đây đã bị xâm phạm.
Từ khi đường sá đi lại thuận tiện, nhiều người biết đến bài thuốc quý này, nhiều người coi việc đi tìm thuốc là cách kiếm sống. Sau mỗi năm, số cây bị nhổ tận gốc trốc tận rễ đưa ra khỏi rừng nhiều hơn. Bản thân người Dao nhiều lúc muốn tìm bài thuốc này cũng gặp vô cùng gian khó. Họ phải đi xa, sang tận rừng Ngọc Chiến (huyện Mường La, Sơn La) tìm kiếm.
Công ty Cổ phần Dược thảo Fansipan, với sự hỗ trợ của lương y Phạm Văn Thanh, lương y Hoàng Tuyết Minh, đã cùng người Dao Đỏ thu hái bền vững những thảo dược quý này, để chế thành bài thuốc sắc và ngâm rượu, bồi bổ cơ thể, giúp quý ông sung mãn.
Độc giả có thể liên hệ số điện thoại sau để được tư vấn về thảo dược tăng cường sinh lý của người Dao Đỏ: 0915.330535 - 0979.184263 - 04.32151903.
Linh Nhi

Tập Cận Bình muốn vong đảng, một câu nói của ông Vương Kỳ Sơn đã nói thấu “huyền cơ”

Truyền thông Trung Quốc mới đây đã đăng tải hai bài phát biểu nặng ký, một của ông Tập Cận Bình và một của ông Vương Kỳ Sơn. Hai bài phát biểu này có liên quan đến văn hóa truyền thống Trung Quốc và vận mệnh của chính quyền cộng sản Trung Quốc.

vong đảng, Tap Can Binh, chính quyền trung quốc,
Hai ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn muốn làm một thí nghiệm, kết quả thu nhận được có thể vượt ngoài mong đợi. (Ảnh: Internet)
Hai bài phát biểu mới đây mà truyền thông Trung Quốc đã đưa tin, một là bài phát biểu hơn 10 nghìn chữ của ông tập Cận Bình khi tham dự hội nghị Đại hội Đại biểu Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Trung Quốc lần thứ 10 và Đại hội Đại biểu Hội Nhà văn Trung Quốc lần thứ 9 tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 1/12; một bài khác nữa là bài nói chuyện của ông Vương Kỳ Sơn tham dự Hội Thường ủy Hội nghị Hiệp thương Chính trị trước đó, toàn bộ bài phát biểu được đăng vào ngày 2/12.

Để ý đến chỗ được ám chỉ trong hai bài phát biểu này, chính là liên quan đến văn hóa truyền thống Trung Quốc và vận mệnh của chính quyền cộng sản Trung Quốc. Đằng sau việc hết sức tôn sùng văn hóa truyền thống của ông Tập Cận Bình còn ẩn giấu mật mã vong đảng, lại do ông Vương Kỳ Sơn thay mặt công bố ra bên ngoài.

Ông Tập Cận Bình vào ngày 30/11 đã dẫn theo toàn bộ Thường ủy Cục Chính trị tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật và Hội Nhà văn Trung Quốc, ông Tập đã có bài phát biểu rất dài, trong suốt bài viết đã hết sức tán dương văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Ông cho biết: “Dân tộc Trung Hoa không ngừng phát triển, có khi gặp trở ngại nhưng không ngừng làm mới lại được là nhờ sức mạnh bệ đỡ của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Thần vận, phong thái, trí tuệ, quan niệm giá trị độc nhất vô nhị trong văn hóa Trung Hoa giúp tăng thêm niềm tự tin và tự hào trong lòng nhân dân Trung Quốc và dân tộc Trung Hoa”.

Ông Tập Cận Bình còn nhấn mạnh thêm: “Văn hóa là linh hồn của một quốc gia, một dân tộc. Lịch sử và thực tiễn chứng minh, một dân tộc vứt bỏ hoặc quay lưng với lịch sử văn hóa của mình thì không chỉ không thể phát triển được mà rất có thể còn thường xuyên hứng chịu bi kịch lịch sử”.

“Giới văn nghệ tuyệt đối không thể khinh nhờn tổ tiên, xem nhẹ kinh điển, thiếu tôn trọng đối với các bậc anh hùng. Cho dù trí thức giới văn học và nghệ thuật không thể hoàn nguyên được toàn bộ sự thật lịch sử, nhưng cần có trách nhiệm phổ biến sự thật lịch sử cho mọi người, phổ biến những giá trị tinh túy của lịch sử”.

Đã nhiều lần ông Tập Cận Bình thể hiện sự ngưỡng mộ văn hóa truyền thống Trung Quốc sau khi lên nắm quyền. Ngày 13/10, trang Weixin “Tổ học tập” công bố bài viết “Tập Cận Bình tự thuật: Tình duyên văn học của tôi”, nhắc lại quá khứ thông thạo văn học kinh điển của ông Tập, từ nhỏ đã chịu ảnh hưởng “tận trung báo quốc” trong «Nhạc Phi truyện».

Ông Vương Kỳ Sơn cũng như vậy, trong buổi nói chuyện liên quan, cũng thể hiện sự tôn sùng văn hóa truyền thống giống như ông Tập Cận Bình. Ông Vương Kỳ Sơn còn có niềm say mê đối với Đại Thanh, vốn là ngoại bang dị tộc đến làm chủ Trung Nguyên.

Trong bài phát biểu của ông Vương Kỳ Sơn tại Hội nghị Thường ủy Hiệp thương Chính trị được giới truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng tải vào ngày 2/12, ông Vương lần nữa nhấn mạnh việc ông Tập Cận Bình trong buổi nói chuyện tại đại hội kỷ niệm 95 thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày 1/7/2016, lần đầu tiên đã nêu ra tính trọng yếu về lòng tự hào đối với văn hóa truyền thống.

Ông Vương Kỳ Sơn nói rõ rằng: “Văn minh Trung Hoa 5.000 năm bác đại tinh thâm chạy dài không ngừng, đã tích lũy tinh thần vĩ đại sinh sôi không ngừng, nỗ lực không nghỉ của dân tộc Trung Hoa. Nền văn minh Trung Hoa có sức dung hòa và sức sống bền bỉ đặc biệt, từ xưa đến nay, các nền văn hóa ngoại lai truyền vào vùng đất Trung Hoa đều sẽ bị Trung Quốc hóa”. Ông bày tỏ muốn “thúc đẩy Trung Quốc hóa đối với chủ nghĩa Mác”.

Ở đây có hai điểm quan trọng, thứ nhất, ông Vương Kỳ Sơn công khai thừa nhận chủ nghĩa Mác-Lê là văn hóa ngoại lai, đây cũng giống như đã thanh lý chướng ngại tư tưởng cho người dân Trung Quốc, vạch rõ đúng sai, tức chủ nghĩa Mác-Lê vốn dĩ chính là tư tưởng phương Tây mà ĐCSTQ du nhập. Còn theo kết luận của cuốn sách “Chín bài bình luận về ĐCSTQ”, đảng cộng sản không những chỉ là đảng chính trị đến từ bên ngoài, mà còn là một tôn giáo, tà linh đến từ phương Tây.

Thứ hai, ông Vương Kỳ Sơn đã lý giải “bốn cái tự tin” của ông Tập Cận Bình, nói rằng “từ xưa đến nay, văn hóa đến từ bên ngoài sau khi truyền vào vùng đất người Hán đều sẽ bị Trung Quốc hóa”, muốn đem văn hóa ngoại lai này tiến hành “Trung Quốc hóa”, nói cách khác, chủ nghĩa Mác-Lê, sẽ giống như các văn hóa ngoại bang khác đến Trung Quốc trước đây, cuối cùng sẽ biến mất không còn tung tích.

Còn về “Trung Quốc hóa” đối với chủ nghĩa Mác-Lê, cách nói tương tự đã từng xuất hiện vào ngày 31/7/2015. Ông Trần Lai – Giáo sư của trường đại học Thanh Hoa, học giả của tân Nho gia đề xuất: “Đảng chấp chính cần phải Trung Quốc hóa, càng nên phải tự giác truyền thừa văn minh Trung Hoa”. Ông Trần Lai đã từng giảng bài cho Cục Chính trị Trung ương ĐCSTQ. Có lẽ đây cũng trùng khớp với cách nghĩ của hai ông Tập, Vương.

Nhưng cái gọi là “Trung Quốc hóa” đảng cầm quyền, vẫn còn có sự khác biệt rất lớn so với “Trung Quốc hóa” chủ nghĩa Mác-Lê mà ông Vương Kỳ Sơn nêu ra lần này. Điều mà ông Trần Lai nêu ra là diễn biến của bản thân ĐCSTQ, đảng chính trị này có thể sẽ vì vậy mà thay đổi hiến chương đảng, thay đổi tên mà thôi.

Còn điều mà ông Vương Kỳ Sơn muốn làm là thanh trừ chủ nghĩa Mác-Lê ngay trong lĩnh vực tư tưởng. Bởi vì ông Vương Kỳ Sơn xem chủ nghĩa Mác-Lê này giống các văn hóa ngoại lai trong lịch sử của ngoại tộc khác, sau khi vào làm chủ Trung Nguyên cuối cùng đều biến mất hẳn, văn hóa chủ lưu của Trung Quốc vẫn là văn hóa Hán.

Điều khiến mọi người không thể hiểu chính là văn hóa truyền thống Trung Hoa là văn hóa nửa Thần, trước nay vốn đối lập với “học thuyết vô Thần” của chủ nghĩa Mác-Lê. “Trọng đức hành thiện”, đạo pháp tự nhiên trong văn hóa truyền thống làm sao có thể dung hợp được với bản chất hung hiểm, đấu trời đấu đất của đảng cộng sản đây?

Hơn nữa ĐCSTQ từ khi nắm quyền cho đến nay đều không ngừng làm các việc hủy hoại văn hóa dân tộc Trung Hoa, “Đại Cách mạng Văn hóa” chính là ví dụ điển hình nhất. Hiện nay ông Vương Kỳ Sơn so sánh nó với những văn hóa dị bang ngoại tộc khác trong lịch sử sau khi tiến vào Trung Nguyên đều biến mất làm ví dụ thích đáng, khiến chúng ta đã “có phần rõ ràng”.

Mọi người đều biết, giáo dục như thế nào, đầu não được đưa vào những tư tưởng thế nào, thì sẽ tạo thành loại người như thế nấy. Hiện nay mọi người đều đã biết Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không còn người nào tin nữa, nhưng văn hóa đảng vẫn còn cắm rễ sâu trong tư tưởng của người dân Trung Quốc.

Tuy vậy văn hóa truyền thống và chủ nghĩa Mác-Lê lại hoàn toàn xung khắc với nhau, khi người lãnh đạo khởi xướng đưa văn hóa truyền thống vào tư tưởng của dân chúng, dưới sức sống lớn mạnh của văn hóa truyền thống Trung Quốc, quá trình phục hưng văn hóa truyền thống, cũng chính là quá trình thanh trừ chủ nghĩa Mác-Lê. Có lẽ đây chính là dân tộc Trung Hoa vĩ đại phục hưng mà ông Tập Cận Bình nói đến?

Sau khi văn hóa Mác-Lê biến mất, đảng này đã không còn là Đảng Cộng sản ban đầu nữa, vậy nên nó tên gọi là gì cũng đều đã không còn quan trọng nữa, nhưng có thể trong tương lai sau khi mọi người đã hoàn toàn thức tỉnh rồi sẽ chán ghét và vứt bỏ nó. Còn về việc Trung Hoa phục hưng, thanh trừ văn hóa Mác-Lê đến trình độ nào, cũng dựa vào sự cố gắng của mọi người trong tương lai.

Đồng thời, giống như khai thị của Phật Pháp chính thống, con người là do Thần tạo nên, thuyết hữu Thần thật sự đã cắm rễ vào nơi sâu thẳm trong sinh mệnh của mỗi con người, trước mắt, người lãnh đạo muốn phục hưng văn hóa truyền thống Trung Quốc, dù cho vẫn đang có ý bài trừ “thuyết hữu Thần”, nhưng con người tự nhiên sẽ tìm kiếm Thần, vì vậy, bản thân phong trào phục hưng sẽ khởi tác dụng đánh thức con người trở về với Phật tính, với thiện lành.

Nói như vậy, không kể là hữu ý hay là vô ý, hai ông Tập, Vương trên thực chất là đang mở ra một mô thức vong đảng hoàn toàn mới mà trước nay chưa từng có, có thể vượt ra ngoài dự liệu của họ. Nhưng mà, chính như hai ông Tập Cận Bình, Vương Kỳ Sơn nhiều lần công khai nói rằng, chính quyền ĐCSTQ đang phải đứng trước nguy cơ vong đảng, còn lịch sử kéo dài thời gian vong đảng này trong bao lâu, điều này cũng rất khó nói.

Theo Secretchina

(Tinh Hoa)