Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017

Tổng Bí thư dự Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần I; Nhận diện nhóm lợi ích "bán nước, hại dân”

Thứ 6, 23:40, 03/02/2017

VOV.VN - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Lễ công bố và trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ nhất - năm 2016 tại Hà Nội.
Tối 3/2, đúng vào ngày kỷ niệm 87 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930), tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Tạp chí Cộng sản và Đài Truyền hình Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ nhất - năm 2016.
Đến dự lễ trao giải có: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh, Chủ tịch Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; Chủ nhiệm Ủy Ban kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh. Dự lễ còn có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành Trung ương.
tong bi thu du le trao giai bao chi toan quoc ve xay dung dang hinh 1
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ công bố và trao giải Búa liềm vàng lần thứ nhất (Ảnh: TTXVN)
Tổng kết Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ nhất, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo giải cho biết: Ngay sau Lễ phát động Giải nhân dịp kỷ niệm 126 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 170 tờ báo, tạp chí và trang tin điện tử đã tập trung tuyên truyền về cuộc thi. Rất nhiều cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương trong cả nước đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch tham dự giải.
Sau chưa đầy 6 tháng kể từ khi phát động đã có 1.173 tác phẩm từ khắp mọi miền Tổ quốc gửi về tham dự giải. Trong đó, có 704 tác phẩm báo in, 108 tác phẩm báo điện tử, 84 tác phẩm phát thanh, 266 tác phẩm truyền hình và 11 tác phẩm ảnh báo chí.
Các tác phẩm dự Giải lần này đã phản ánh toàn cảnh, đa dạng và có chiều sâu về công tác xây dựng Đảng ở khắp các vùng miền, lĩnh vực; phong phú về chủ đề, đa dạng về loại hình, sâu sắc về nội dung, chau chuốt về hình thức. Nhiều tác phẩm tìm tòi tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận; sơ kết những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo; phát hiện những vấn đề mới, những mô hình độc đáo; phản ánh gương người tốt, việc tốt, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực; góp ý bổ sung, sửa đổi các quy định không còn phù hợp, kém hiệu quả; qua đó gợi mở để các cơ quan chức năng tìm lời giải phù hợp. Một số tác phẩm đã tạo ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc và khán thính giả.
“Có thể khẳng định, Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ nhất đã thổi luồng sinh khí mới trong tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng; thắp lên cảm hứng, niềm say mê tìm tòi, sáng tạo trong đội ngũ những người làm báo và những người viết báo không chuyên về một lĩnh vực lâu nay vẫn được cho là khó, khô và khổ. Thành công của Giải không chỉ thể hiện ở chỗ, nhiều cơ quan báo chí, đông đảo nhà báo, nhà văn, người viết báo không chuyên, kể cả cán bộ lãnh đạo các cấp đương chức và nghỉ hưu đã tích cực hưởng ứng, mà quan trọng hơn là các tác phẩm tham dự giải đã góp phần tạo sự đồng thuận xã hội trong cuộc chiến đầy cam go chống suy thoái, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ...; củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng; nâng cao uy tín; tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng; góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, ông Phạm Minh Chính đánh giá.
Phát biểu tại lễ trao giải, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh hoan nghênh hơn 1.400 nhà báo dự giải, với 1.173 tác phẩm báo chí dự thi và 47 tác phẩm được trao giải, 10 tập thể cơ quan báo chí trong cả nước được khen tặng. Đó là kết tinh tâm huyết, trí tuệ và trách nhiệm của những người làm báo nước nhà đã viết nên những tác phẩm báo chí chân thật với những thông tin sôi động mang hơi thở của cuộc sống, của sự nghiệp xây dựng Đảng.
tong bi thu du le trao giai bao chi toan quoc ve xay dung dang hinh 2
Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh phát biểu tại buổi lễ (Ảnh: Vũ Toàn)
Thường trực Ban Bí thư đề nghị các cấp uỷ đảng tại các cơ quan báo chí nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên thực thi nghề nghiệp. Đề nghị lãnh đạo các cơ quan báo chí, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, nghiên cứu xây dựng chương trình và tổ chức tuyên truyền về Đảng và công tác xây dựng Đảng một cách đa dạng, sâu sắc, hiệu quả và sinh động.
“Tôi đề nghị các cấp uỷ, các tổ chức đảng từ Trung ương tới cơ sở, các cơ quan lãnh đạo và cơ quan tham mưu của Đảng, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế, xã hội trên mọi địa bàn và lĩnh vực hoạt động... chủ động và tích cực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phối hợp chặt chẽ với báo chí, cung cấp thông tin và giúp đỡ các cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báo thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền nói chung và tuyên truyền về xây dựng Đảng nói riêng”, ông Đinh Thế Huynh nhấn mạnh.
Tại lễ trao giải, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã trao bằng khen, cúp cho các tác giả, nhóm tác giả xuất sắc đoạt Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ nhất - năm 2016, gồm có 3 giải A, 7 giải B, 12 giải C và 25 giải Khuyến khích.
3 giải A gồm các tác phẩm: Tác phẩm “Phòng, chống nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển biến” trong Đảng – Vấn đề sống còn của chế độ ta” của nhóm tác giả Phạm Văn Huấn, Đoàn Xuân Bộ, Nguyễn Hồng Hải, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Tấn Tuân (Báo Quân đội Nhân dân); Tác phẩm “Chuyện như đùa ở Hải Dương” của nhóm tác giả Hà Quốc Việt, Tiểu Phương (Báo Nhân Dân); Tác phẩm “Đẩy lùi suy thoái trong Đảng” của nhóm tác giả Vũ Chung, Quỳnh Trang, Tô Dũng, Đức Thuận, Thanh Hoàng, Thanh Xuân (Đài Truyền hình Việt Nam).
tong bi thu du le trao giai bao chi toan quoc ve xay dung dang hinh 3
Ông Đinh Thế Huynh và ông Nguyễn Thiện Nhân trao cúp và bằng chứng nhận cho đại diện 3 nhóm tác giả đoạt giải A (Ảnh: Vũ Toàn)
Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) có 3 tác phẩm đoạt giải lần này gồm: Tác phẩm “Bổ nhiệm cán bộ - kiểm soát quyền lực bằng luật pháp” của nhóm tác giả Hằng Nga, Nguyễn Hằng, Hải Quân, Thanh Trường (Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp VOV1) và tác phẩm “Trục lợi chính sách ở Sơn La: “Biến” người nhà thành hộ nghèo” của tác giả Thanh Thủy (Cơ quan thường trú Đài TNVN tại khu vực Tây Bắc) đoạt giải C; tác phẩm “Vụ ông Trịnh Xuân Thanh và lợi ích nhóm” của nhóm tác giả Công Hân, Minh Hòa, Đàm Hoa, Ngọc Thành, Kim Anh (Báo điện tử VOV) đoạt giải Khuyến khích.
Nhân dịp này, Ban Tổ chức tiếp tục phát động Giải báo chí toàn quốc “Búa liềm vàng” lần thứ hai – năm 2017. Các tác phẩm dự thi lần này cần tiếp tục tuyên truyền về Đảng và công tác xây dựng Đảng; phản ánh những vấn đề liên quan đến thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng trong công tác xây dựng Đảng, tập trung thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XII, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ vừa có đức, vừa có tài, ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, phục vụ có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, đảm bảo an ninh quốc phòng và mở rộng quan hệ quốc tế./.




Nhận diện nhóm lợi ích "bán nước, hại dân”

XUÂN DƯƠNG

(GDVN) - Những kẻ đang làm cho đất nước “đội sổ”, khiến lòng dân không yên có phải là những kẻ "bán nước, hại dân"?

Khái niệm “bán nước” đề cập trong bài viết này không liên quan đến quán nước vỉa hè, đến những xe téc chở nước ngọt bán cho đồng bào vùng khô hạn Đồng bằng sông Cửu Long hay cư dân Hà Nội khi đường ống nước sinh hoạt sông Đà vỡ 18 lần.
“Bán nước” nói ở đây liên quan chủ quyền quốc gia, đến khả năng đất nước có đủ lực lượng và sức mạnh quốc phòng khi buộc phải chiến đấu chống ngoại xâm, đến một xã hội mà người dân giàu có, hạnh phúc vẫn được sống trong an bình chứ không phải nghèo mà an bình.
Từ xưa đến nay, quan niệm phổ biến cho rằng “bán nước” là hành động cấu kết, tiếp tay cho các thế lực ngoại bang nhằm mưu lợi cho bản thân, dòng tộc, phe nhóm… gây thiệt hại tới chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc, nói theo ngôn ngữ dân gian là “rước voi về giày mả tổ”.
Hiểu như thế đúng nhưng chưa đủ. 
Những hành động làm băng hoại đạo đức xã hội, biến Nhà nước thành công cụ trấn áp nhân dân, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; gây thiệt hại kinh tế… không đơn thuần chỉ là hại dân, hại nước.
Đó chính là hành động "bán nước, hại dân" bởi chúng làm suy yếu khối đoàn kết dân tộc, suy yếu lực lượng vũ trang, khiến đất nước lệ thuộc vào nước ngoài về kinh tế, quân sự, bị đồng hóa về văn hóa…

“Nhóm lợi ích” đang chuẩn bị để đối phó với quyết tâm của Tổng Bí thư?

(GDVN) - Tạo ra một tiền lệ phải chăng là cách mà các “nhóm lợi ích” đang chuẩn bị để đối phó với quyết tâm chống tham nhũng của Tổng Bí thư?
Những kẻ đang hàng ngày đem tiền thuế của dân mua đồ phế thải từ nước ngoài, biến đất nước thành bãi rác công nghiệp;
Đổ hàng nghìn tỷ tiền mồ hôi, nước mắt của dân vào các công trình để rồi bỏ hoang;… làm cho đất nước nghèo đi, khiến đứa bé vừa chào đời đã trở thành con nợ, khiến tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm tràn lan, tệ nạn xã hội hoành hành;
Khiến người dân suy giảm niềm tin vào thể chế, vào đội ngũ cán bộ, không thể gọi với cái tên nào khác ngoài cụm từ “bán nước, hại dân”. 
Theo nghĩa đó, những cá nhân ở Cục Trồng trọt - Bộ Nông Nghiệp dung túng cho 11 đơn vị cấp chứng nhận bừa bãi hàng nghìn sản phẩm phân bón vô cơ và hữu cơ trên địa bàn cả nước, gây thiệt hại không thể đo lường hết nền cho nông nghiệp và nông dân chính là hành động "bán nước, hại dân".
Theo nghĩa đó, những công bộc ở Tổng cục Thủy Sản - Bộ Nông Nghiệp, bán giấy chứng nhận cho 668 sản phẩm dùng cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, 140 sản phẩm thức ăn thủy sản không qua kiểm định chất lượng khiến thế giới cảnh giác với sản phẩm thủy sản Việt Nam, khiến người Việt phải ăn thực phẩm độc hại chính là "bán nước, hại dân".
Không phải chỉ có thế, những kẻ tiếp tay cho người nước ngoài thuê đất thuê rừng tại các địa bàn chiến lược, tạo điều kiện cho họ đầu độc cả đất, cả biển, cả trời khiến người dân phải rời bỏ nơi sinh sống (Tienphong.vn 22/7/2016); những cá nhân đang tiếp tay cho người Trung Quốc bôi xấu lịch sử đất nước và con ngườiViệt Nam ngay trên quê hương mình chính là "bán nước, hại dân".

Là con Rồng cháu Tiên, làm gì cũng phải thấy Tổ quốc là trên hết

Còn những ai tiếp tay cho việc phong danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ Đổi mới đối với Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) hay danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho cựu Bí thư Thừa Thiên - Huế Hồ Xuân Mãn nên gọi họ là gì?
Đâu phải cứ cầu xin ngoại bang đem quân vào giày xéo quê hương, “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn; Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” mới là kẻ bán nước?
Theo thông tin mà Tuoitre.vn cung cấp, tháng 1/2016 đã có đoàn Thanh tra của Tổng cục Môi trường về Formosa, Hà Tĩnh làm việc.
Ông Chu Xuân Phàm (phải) đại diện Formosa từng nổi tiếng với câu hỏi "chọn thép hay chọn tôm cá?" (Ảnh: Vietnamnet.vn).
Nếu không có sự chống lưng (hay dựa hơi) từ đâu đó thì nhân vật cỏn con như Chu Xuân Phàm có dám mạnh miệng rao giảng người Việt cần phải “chọn thép hay chọn tôm cá”?
Đoàn Thanh tra của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn không thể vào thanh tra khu công nghiệp Vũng Áng (trong đó có doanh nghiệp thép Formosa) vì đây là khu công nghiệp “có yếu tố nước ngoài” (Vietnamnet.vn 21/4/2016).
Ai và vì sao phải tạo nên một vùng đất như một vương quốc cho người nước ngoài trong lòng Hà Tĩnh đến nỗi Thanh tra cấp Bộ của Việt Nam cũng không thể vào kiểm tra?
Đất đai, tài nguyên biển ở Vũng Áng có phải thuộc chủ quyền của Việt Nam khi cơ quan chức năng Nhà nước lại không thể vào giám sát?

Không xem quảng cáo… đừng đọc báo

Phải gọi những người ban hành chính sách thu hút đầu tư kiểu Vũng Áng là gì?
Bà dân biểu Trần Thị Quốc Khánh tại diễn đàn Quốc hội đã dùng cụm từ “há miệng mắc quai” để nói về cách thức xử lý vi phạm tại một vài công trình ở Hà Nội.
Báo chí dựa vào đó đánh giá về đoàn Thanh tra của Tổng cục Môi trường như sau: 
Đoàn thanh tra như thế có còn mặt mũi nào để gặp người dân miền Trung, để tiếp xúc với các đại biểu Quốc hội miền Trung không?
Và trong những ngày qua, trước hậu quả biển chết, dân trắng tay, mất nghề, tấn hoàng du lịch biển, có ai trong số họ áy náy với cái "quái" của mình không?
Và tới lúc nào thì tên tuổi và hành vi thiếu trách nhiệm của họ mới đưa ra ánh sáng?”. [1]
Những quan Thanh tra Môi trường ấy không biết có những ai sinh ra, lớn lên ở miền Trung?
Điều chắc chắn là có những người quê cha đất tổ ở đó, khi mà có nơi “biển chết, dân trắng tay, mất nghề, tan hoang du lịch biển” thì ngậm miệng không thốt nổi một lời, họ không muốn hay không dám thăm hỏi, động viên người dân quê mình? 

Chuyện Người – chuyện Ruồi

(GDVN) - Muốn thương người thì trước hết phải thương mình. Nhân đạo với kẻ bất nhân là có tội với người lương thiện. Người xưa dạy thế!.
Chỉ khi đích thân chủ tịch Quốc hội lên tiếng thì người ta mới đưa ra đủ thứ lý lẽ biện minh cho sự “đúng quy trình” của mình? 
Tiếc rằng có một quy trình mà chẳng người nào dám viện dẫn, thậm chí còn cố tình bưng bít, đó là “Quy trình ban hành các quy trình”! 
Có ý kiến cho rằng “nhóm lợi ích tư bản thân hữu” là nhóm lợi ích nguy hiểm nhất vì nó có thể làm đất nước phát triển “chệch hướng”.
Chệch hướng hay đúng hướng sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình phát triển xã hội cần có thời gian kiểm chứng, chưa thể khẳng định từ lúc này.
Tuy nhiên có một nhóm lợi ích được hình thành từ mọi thành phần xã hội, từ những công chức bình thường đến quan chức cao cấp, từ thành viên các “nhóm lợi ích chính sách”, “nhóm lợi ích kinh tế”, “nhóm lợi ích tư bản thân hữu”… 
Họ đang từng ngày, từng giờ làm người dân mất niềm tin, làm dân tộc còi cọc về thể lực, làm văn hóa xã hội suy đồi…
Điều nguy hiểm là chúng gây tổn thất khủng khiếp về kinh tế, khiến chúng ta phải đắn đo từng đồng khi cần mua vũ khí trang bị cho các lực lượng vũ trang. 
Một đất nước 90 triệu dân với rừng vàng, biển bạc nhưng máy bay, xe tăng, tên lửa, tàu chiến… chưa sản xuất được, đều phải mua của nước ngoài với số lượng hạn chế, vậy thì khả năng phòng thủ trước họa xâm lăng hiện hữu từ biên giới đến hải đảo sẽ tăng hay giảm?

Vì đồng tiền cho bản thân, họ đã quên đi lợi ích quốc gia, dân tộc

(GDVN) - Nếu không có sự vào cuộc của truyền thông, Hà Tĩnh có tự mình phát hiện ra những sai phạm của Formosa như ông Dương Tất Thắng khẳng định?
Thế giới ngày nay, cuộc chiến đang dần được “tự động hóa” với máy bay không người lái, tàu ngầm không người lái, với robot chiến đấu… chúng ta không thể chiến thắng ngoại xâm chỉ với tinh thần yêu nước và những vũ khí cổ điển sản xuất từ thế kỷ trước. 
Một nền quốc phòng trang bị kém liệu có đủ sức răn đe mộng bành trướng, bá quyền của những cái đầu nóng?
Làm yếu khả năng bảo vệ Tổ quốc chính là tạo điều kiện cho bọn xâm lược đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ.
Những kẻ đang làm cho đất nước “đội sổ”, khiến lòng dân không yên có phải là những kẻ "bán nước, hại dân?"
Vậy, liệu đã đủ bằng chứng để kết luận, rằng đã hình thành “nhóm lợi ích … bán nước, hại dân”?
Nếu không gọi họ là “bán nước, hại dân” thì phải gọi họ bằng tên gì?
Để bảo vệ Tổ quốc, để đoàn kết toàn dân, để xây dựng một thể chế chính trị “do dân và vì dân” cần tiêu diệt những kẻ bán nước, hại dân đó!


Tài liệu tham khảo:

[1]http://infonet.vn/shop-tin-247-nghi-ngo-ha-mieng-mac-quai-post204491.info
[2]http://congan.com.vn/vu-an/mot-can-bo-22-thang-dang-ky-14-giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat-trong-noi-o-thanh-pho_22988.html
Xuân Dương



CHÍNH PHỦ ĐANG BÀN VẶT VÀI "LÔNG CHÂN" (CẮT GIẢM LƯƠNG HƯU)CỦA ÔNG VŨ HUY HOÀNG, NGƯỜI BỊ XÓA CHỨC DANH BỘ TRƯỞNG 1 NHIỆM KỲ; Chúc Tết lãnh đạo giảm 70% so với năm ngoái

Chính phủ chưa bàn việc bỏ tết cổ truyền

03/02/2017 18:12 GMT+7
TTO - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết như vậy tại cuộc họp báo thường kỳ vừa kết thúc cách đây ít phút.
​Chính phủ chưa bàn việc bỏ tết cổ truyền
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn (trái) và Bộ trưởng Mai Tiến Dũng (phải) tại cuộc Họp báo Chính phủ chiều 3-2 - Ảnh: VIỆT DŨNG
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết đánh giá của Chính phủ là Tết cổ truyền vừa qua đã được tổ chức đầm ấm, vui tươi, lành mạnh, tạo không khí phấn khởi, vui mừng trong cả nước.
Đã chuyển 2 triệu phần quà tết đến các gia đình có công với cách mạng, đối tượng chính sách, cấp phát 14.000 tấn gạo cho người nghèo trước dịp Tết.
Tại phiên họp, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải bắt tay ngay vào công việc, cấm dùng xe công, giờ hành chính đi lễ hội, đền chùa. Chính phủ cũng đánh giá việc thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư, của Thủ tướng về việc không về Hà Nội chúc Tết, đã diễn ra nghiêm túc.
Dưới đây là phần hỏi đáp giữa phóng viên và những người chủ trì họp báo.
* Được biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ trong hôm nay (3-2), có đánh giá rằng việc các tỉnh về Hà Nội chúc tết đã giảm tới 70% so với năm trước. Xin cho biết căn cứ để đưa ra đánh giá này?
Xin được hỏi riêng Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn là Tết vừa qua ông ăn Tết ở đâu và có được cấp dưới có đến chúc Tết và tặng quà Tết không?
- Ông Trương Minh Tuấn: Tết nào tôi cũng về quê ăn tết với gia đình, chưa bao giờ ăn tết ở Hà Nội. Tết thì về ăn tết với mẹ với cha, tết sum vầy gia đình, tôi nghĩ là chúng ta đi xa thì luôn mong muốn tết đến được về quê ăn tết.
Tết này tôi không nhận bất kỳ quà nào của bất kỳ ai đem đến tặng. Có nhiều lãnh đạo cơ quan báo chí đến xin gặp tôi trước tết để chúc tết nhưng tôi không tiếp, tôi thực hiện nghiêm chỉ đạo.
- Ông Mai Tiến Dũng: Đưa ra con số 70% và nói 30% con số còn lại là để quyết tâm thực hiện trong năm 2018, điều này muốn nói rằng Chính phủ quyết liệt hành động. Thủ tướng đã có chỉ thị, sau đó các cơ quan đã đưa ra các chỉ đạo là không tiếp khách đến chúc Tết.
Trước Tết tôi cũng đã ký công văn yêu cầu không chúc tết lãnh đạo Văn phòng Chính phủ. Tôi nghĩ rằng nếu mình không ký công văn như vậy thì cũng tạo tâm lý e ngại cho anh em cấp dưới, là truyền thống chúc tết như vậy nên năm nay không chúc cũng khó coi, nhưng khi tôi ký như vậy thì anh em không phải e ngại nữa.
Anh em taxi có nói rằng anh em thất thu vì năm nay người ta ít lên Hà Nội chúc tết. 70% là con số ước lượng, nhưng con số có thể hơn, ví dụ như tại Văn phòng Chính phủ năm nay không có người nào đến chúc tết và tặng quà.
Tôi kể một câu chuyện, đồng chí Bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh muốn lên báo cáo về việc Samsung xin mở rộng đầu tư, tôi nói ngay là thôi anh không phải lên vì lên trước tết thì người ta lại nghĩ là anh lên quà cáp gì đấy, còn công việc thì tôi báo cáo Thủ tướng và xử lý ngay.
* Thủ tướng đã đưa ra lời thúc giục các bộ, ngành và các cấp hành chính phải bắt tay ngay vào công việc, không thể để tình trạng “tháng giêng là tháng ăn chơi”. Xin cho biết Chính phủ có những biện pháp nào để tình trạng đủng đỉnh, lơ là công việc không diễn ra sau dịp Tết ?
- Ông Mai Tiến Dũng: Các bạn đã biết là từ mùng 5 tết, Thủ tướng đã ký chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải bắt tay ngay vào công việc, không được lơ là công việc, cấm sử dụng xe công, sử dụng giờ hành chính để đi lễ chùa. Chỉ thị của Thủ tướng đã nêu rất rõ ràng và chúng ta cũng đã thấy không khí làm việc, không khí lao động ngay từ đầu năm. 
* Chính phủ đã có quyết định kỷ luật nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, xin cho biết hệ quả của việc kỷ luật này, ví dụ như tiền lương hưu có thay đổi không ?
- Ông Mai Tiến Dũng: Như các bạn đã biết là Ban Bí thư đã có quyết định kỷ luật nguyên Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng, yêu cầu các cơ quan nhà nước thi hành kỷ luật đối với nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng.
Trước Tết nguyên đán, Chính phủ đã quyết định xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng. Thủ tướng đã giao Bộ Nội vụ nghiên cứu, đề xuất các chế tài tương đương và hiện nay Bộ Công thương đang làm việc này.
* Trước thời điểm Tết, một số chuyên gia kinh tế đề xuất gộp “tết ta” vào “tết tây”, xin hỏi quan điểm của Chính phủ về việc này?
- Ông Mai Tiến Dũng: Chính phủ chưa nhận được báo cáo, kiến nghị của tổ chức, cá nhân nào về việc này. Chúng ta có tết cổ truyền của dân tộc, và một số ngày lễ khác như 30-4, 1-5 chúng ta cũng được nghỉ theo pháp luật lao động.
Tết cổ truyền là nét đẹp văn hóa của dân tộc, tôi cho rằng chúng ta chưa đặt vấn đề bỏ tết này, Chính phủ cũng chưa bàn bạc vấn đề này. Chúng ta cần phải giữ những nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc ta.
* Tháng giêng có nhiều lễ hội, và thực tế đã xuất hiện nhiều tiêu cực, Chính phủ có biện pháp gì để giảm thiểu những hình ảnh xấu trong các lễ hội?
- Ông Mai Tiến Dũng: Theo báo cáo tại phiên họp thường kỳ Chính phủ thì các lễ hội diễn ra khá tốt, giữ đúng các quy định, quy chế và thuần phong mỹ tục của địa phương. Tuy nhiên, ngày 2-2 vừa qua tại lễ hội ở đền Gióng xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy, cướp lộc, gây phản cảm. Bí thư thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo xem xét xử lý kỷ luật.
Ngay tại phiên họp, Thủ tướng đã yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường thanh kiểm tra, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm những sai phạm, hình ảnh phản cảm tại các lễ hội.
LÊ KIÊN lược ghi

Chúc Tết lãnh đạo giảm 70% so với năm ngoái



- Ước tính năm nay số người từ địa phương đến Hà Nội chúc Tết lãnh đạo giảm 70%.
Tại họp báo Chính phủ chiều nay, báo Tuổi trẻ đặt câu hỏi: Thông tin từ Chính phủ cho biết, việc chúc Tết lãnh đạo giảm 70% so với năm ngoái, căn cứ nào đưa ra con số này?
Báo Tuổi trẻ cũng hỏi Bộ trưởng Trương Minh Tuấn:Tết này ông ăn Tết ở đâu và có ai đến chúc Tết, tặng quà không?
Chúc Tết lãnh đạo giảm 70% so với năm ngoái
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng và Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn đồng chủ trì phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2017. Ảnh: VGP
Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn nói: Cũng như các bạn, Tết tôi nghỉ theo quy định của pháp luật. Quy định nghỉ bao nhiêu ngày thì nghỉ bấy nhiêu. Tôi về quê ăn Tết với cha mẹ. Ai cũng mong ngóng mấy ngày Tết để sum vầy với ông bà, con cái, cùng nhau kiểm điểm năm qua làm gì, chưa làm gì.
Bộ trưởng cũng cho hay: "Tết này tôi không nhận bất kỳ suất quà nào của bất cứ ai. Tôi cũng yêu cầu Bộ không tiếp khách trong ngày Tết. Bộ TT&TT đã thực hiện nghiêm chỉ thị của Ban Bí thư và Thủ tướng".
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay: Con số 70% là con số ước lượng trong năm 2017, 30% thực hiện trong năm 2018 - đây là việc làm của Chính phủ hành động. Thủ tướng đã ký chỉ thị các cơ quan không tiếp khách đến chúc Tết.
Ban Tổ chức TƯ đưa khẩu hiệu không tiếp khách đến chúc Tết. Văn phòng Chính phủ ký công văn không được chúc Tết, tặng quà cho lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và lãnh đạo vụ. 
Theo Bộ trưởng, nếu người đứng đầu không ký công văn đấy thì khó thực hiện, vì việc cấm đã mấy năm nay nhưng không thực hiện được.
Khi chúng tôi đi trên đường có anh tài xế taxi nói, năm nay nhân dân đón Tết vui vẻ nhưng taxi thất thu vì số người từ địa phương lên Hà Nội chúc Tết giảm hẳn.
"Con số giảm 70% chỉ là ước lượng, có thể hơn nhưng tôi khẳng định không có địa phương nào lên chúc Tết lãnh đạo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ" - Bộ trưởng khẳng định.
Ông dẫn dụ, trong dịp Tết, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh sốt ruột báo cáo dự án Samsung 2 nếu không xử lý, Samsung sẽ tìm nước khác. "Khi điện tôi nói không phải lên, anh lên lúc này thì người ta hiểu là chúc Tết. Không phải lên nhưng việc vẫn đâu vào đấy, anh yên tâm. Và đúng là dự án vẫn chạy bình thường" - Bộ trưởng nói.
Nhà lãnh đạo cấp cao không thấy cảnh xếp hàng chúc Tết

Nhà lãnh đạo cấp cao không thấy cảnh xếp hàng chúc Tết

Chuyện các địa phương đi ô tô về Hà Nội chúc Tết các lãnh đạo TƯ, bộ ngành tại nhà riêng giảm hẳn. 
Công tác cán bộ phải nghiêm mới làm được

Công tác cán bộ phải nghiêm mới làm được

Trò chuyện đầu Xuân, nhân 87 năm ngày thành lập Đảng, nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ Nguyễn Đình Hương chia sẻ trăn trở về công tác cán bộ.
Đang xem xét các chế độ liên quan ông Vũ Huy Hoàng

Đang xem xét các chế độ liên quan ông Vũ Huy Hoàng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết Bộ Nội vụ và Bộ Công thương đang nghiên cứu xem xét các chế độ liên quan đến ông Vũ Huy Hoàng.
Một, Mười và Hai mươi

Một, Mười và Hai mươi

“Chủ trương 1, biện pháp 10, quyết tâm 20”. Câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại...
Thu Hằng


Ông Mai Tiến Dũng: 'Năm nay không địa phương nào chúc Tết lãnh đạo Chính phủ'

Người phát ngôn Chính phủ cho biết đánh giá các tỉnh về Hà Nội chúc Tết giảm 70% là con số ước lượng, tỷ lệ có thể cao hơn và phần còn lại sẽ được giải quyết trong năm tới.


Tại phiên họp Chính phủ ngày 3/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ vui mừng khi nghe thông tin các tỉnh về Hà Nội chúc Tết "giảm 70%".
Chiều cùng ngày, trả lời câu hỏi của báo chí về số liệu nêu trên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu, các địa phương đã thực hiện khá tốt chỉ thị của Ban bí thư và chỉ đạo của Thủ tướng về việc "các địa phương không chúc Tết Trung ương; nghiêm cấm tặng quà Tết cho cấp trên dưới mọi hình thức".
ong-mai-tien-dung-nam-nay-khong-dia-phuong-nao-chuc-tet-lanh-dao-chinh-phu
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng. Ảnh: Võ Hải
Theo ông Dũng, tỷ lệ 70% là ước lượng, thực tế có thể hơn, cụ thể như tại Văn phòng Chính phủ năm nay không ghi nhận bất cứ cơ quan nào lên chúc Tết lãnh đạo. 
"Ở Văn phòng Chính phủ tôi trực tiếp ký văn bản về việc không chúc Tết. Cấp trưởng ký, không để cho cấp phó hay cấp vụ ký để thể hiện tinh thần nói đi đôi với làm, và anh em bên dưới cũng dễ ứng xử", ông Dũng nhấn mạnh và cho biết thêm ở Ban Tổ chức Trung ương năm nay cũng đưa ra khẩu hiệu không tiếp khách đến chúc Tết.
Ông Mai Tiến Dũng dẫn chứng bằng câu chuyện diễn ra trước Tết, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh sốt ruột về dự án mở rộng của doanh nghiệp Samsung, muốn về Hà Nội báo cáo để được giải quyết sớm. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng hồi âm với lãnh đạo Bắc Ninh: "Anh không phải lên đây kẻo báo chí hiểu là anh lên chúc Tết, chúng tôi sẽ giải quyết cho tỉnh sớm". Các vấn đề liên quan sau đó được giải quyết ngay và "nhà đầu tư rất phấn khởi".
Thủ tướng nhận xét các địa phương đã thực hiện khá tốt chỉ thị, "đưa ra con số 70% thì 30% còn lại giải quyết trong năm 2018".
Ông Mai Tiến Dũng từ chối gặp trực tiếp lãnh đạo tỉnh để tránh hiểu nhầm.
Cũng tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi về thực hiện chủ trương "không nhận quà Tết với cá nhân ông", Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn thẳng thắn: "Tết này tôi không nhận bất kỳ suất quà nào, của bất kỳ ai. Nhiều lãnh đạo các cơ quan đến nhưng tôi không tiếp. Bộ Thông tin đã có văn bản yêu cầu thực hiện nghiêm chỉ thị của Ban bí thư và Thủ tướng về vấn đề này". Ông cũng chia sẻ thêm, theo truyền thống, Tết là dịp sum vầy gia đình: "Năm nào tôi cũng về quê cùng gia đình, ăn Tết với mẹ với cha, chưa bao giờ ở Hà Nội".
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: "Tôi yêu cầu bảo vệ không cho ai lên gặp lãnh đạo Bộ để tặng quà".
Cũng tại cuộc họp báo thường kỳ đầu tiên của năm mới, người phát ngôn Chính phủ đã trả lời các câu hỏi liên quan đề xuất gộp Tết dương lịch và Tết cổ truyền; chế độ, chính sách với ông Vũ Huy Hoàng sau khi bị xoá tư cách nguyên Bộ trưởng Công Thương...
Một nửa thời gian họp báo dành cho thông tin về kết quả thảo luận tình hình kinh tế-xã hội tháng 1 và Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017; tờ trình về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018; công tác bảo vệ và phát triển rừng...
Kỳ Duyên - Võ Hải

Lịch sử đẫm máu của ĐCSTQ dưới thời Mao – Đặng – Giang; Đài Loan – Quốc gia hàng đầu trong chế độ phúc lợi xã hội

Học sinh Trung Quốc thường được dạy rằng màu đỏ trên quốc kỳ nước họ tượng trưng cho máu của những anh hùng liệt sĩ, nhưng nói cho đúng thì nó là máu của hàng chục nghìn người chết dưới tay chính quyền cộng sản Trung Quốc…

Trung Quốc, mổ cướp nội tạng, Mao Trạch Đông, Giang Trạch Dân,
Mao Trạch Đông – Đặng Tiểu Bình – Giang Trạch Dân. (Ảnh: Internet)
Theo cuốn “Sách đen Chủ nghĩa Cộng sản” (Black Book of Communism) – văn bản học thuật kinh điển mô tả việc giết chóc của chủ nghĩa cộng sản, chính quyền Trung Quốc là chính quyền tàn sát nhiều nhất trong số các nhà cầm quyền độc tài cộng sản, với khoảng 65 triệu người chết. Trong khi đó, Liên Xô cũ giữ vị trí thứ hai ở khoảng cách khá xa với 20 triệu người.
Phần lớn nạn nhân bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sát hại đều thuộc về khoảng thời gian diễn ra các chiến dịch chính trị và kinh tế do Mao Trạch Đông khởi xướng. Đặng Tiểu Bình, người kế nhiệm của Mao, chính là người đứng sau cuộc thảm sát đẫm máu hàng nghìn sinh viên và công dân đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn
Việc giết người vẫn tiếp diễn ngay cả khi Trung Quốc đã hòa nhập vào cộng đồng quốc tế. Theo đó, chiến dịch giết người quy mô lớn và kéo dài cho đến tận thời điểm hiện nay, cuộc bức hại Pháp Luân Công, chỉ được phơi bày khi nó chính thức kết thúc. Lãnh đạo Giang Trạch Dân là người phát động chiến dịch này vào năm 1999. Theo số liệu thu thập được, hàng nghìn người đã bị giết bởi tra tấn và bức hại. Các nhà điều tra về hoạt động mổ cắp nội tạng ước tính, đã có hàng trăm nghìn tù nhân lương tâm mà chủ yếu là học viên Pháp Luân Công bị giết để mổ lấy tạng tính từ năm 2000 cho đến nay.
Mao, Đặng và Giang đã thực hiện các chiến dịch giết người này theo chu kì thời gian nhất định, tất cả đều để phục vụ cho quyền lực của Đảng.
Chủ tịch Mao Trạch Đông
Mao Trạch Đông từng nói rõ, cuộc cách mạng này sẽ không kết thúc ngay cả khi chủ nghĩa cộng sản đã giành được chính quyền từ tay Quốc Dân đảng vào Tháng 10/1949.
“Sau khi kẻ thù vũ trang của chúng ta bị nghiền nát, chúng ta vẫn còn có kẻ thù không vũ trang … Nếu không nghĩ đến điều này ngay vào những thời điểm như thế này, chúng ta sẽ mắc phải sai lầm nghiêm trọng nhất”, Mao Trạch Đông phát biểu tại buổi họp quan trọng của Đảng vào Tháng 3/1949.
Người dân Trung Quốc chính là đối tượng bị nhắm đến trong các cuộc đấu tranh bất tận của ĐCSTQ.
Tầng lớp xã hội mà Mao xem như kẻ thù chính là địa chủ, trí thức và “tẩu tư phái”, tức những người có xu hướng tư bản, người ủng hộ chủ nghĩa dân tộc và cả cốt cán của Đảng bị dán nhãn “phản cách mạng”. Một số sẽ bị lăng nhục và bêu rếu trong các phiên đấu tố. Số khác bị đội mũ lừa sắt, bị đánh đập và bức hại bởi chính đồng nghiệp của họ.
Mao nổi tiếng với việc đưa ra “chỉ tiêu giết người” trong các chiến dịch chính trị của mình. Cụ thể, ông ta tuyên bố rằng 10% cốt cán của Đảng thuộc “cánh hữu” đang cố phá hoại chính quyền. Theo đó, con số này trở thành mục tiêu hướng đến, số lượng cốt cán bị bắt giữ được xem là đủ khi “chỉ tiêu” được hoàn thành.
Mao triển khai chiến dịch Đại Nhảy Vọt vào năm 1959 nhằm “vượt mặt Vương quốc Anh” trong 15 năm. Thay vì mở ra một kỷ nguyên thịnh vượng, việc tập thể hóa và công nghiệp hóa quy mô lớn dẫn đến mùa màng thất bát, nạn đói hoành hành. Các học giả ước định số người chết trong thời kì này vào khoảng 30 đến 40 triệu.
Đại Nhảy Vọt còn đẩy người Trung Quốc vào tình cảnh cực kì bi đát. Tại Lưu Dương thuộc tỉnh Hồ Nam, 300 đàn ông và đàn bà cởi trần làm việc dưới trời tuyết, khiến 1/7 số đó thiệt mạng. Người ta còn bị cưỡng bức lao động thời gian dài trên đồng mà không được cho ăn. Để tồn tại, họ phải đào rễ cây, ăn dây da, thậm chí có trường hợp ăn cả xác chết.
“Lịch sử sẽ phán xét anh và tôi”, lời của Lưu Thiếu Kỳ, lãnh đạo cấp cao, dành cho Mao Trạch Đông vào Tháng 7/1962. “Thậm chí việc ăn thịt người cũng sẽ được sử sách ghi lại”.
Mao đã mang ác cảm với Lưu sau những lời chỉ trích trong thời Đại Nhảy Vọt. Lưu Thiếu Kỳ bị bắt sau 1 năm diễn ra Cách Mạng Văn hóa (1966 – 1977), chiến dịch chính trị nhằm vào việc khôi phục thanh danh đã bị tổn hại của Mao, đồng thời hủy diệt văn hóa và giá trị truyền thống của Trung Quốc.
Lưu bị đánh đập trong các cuộc đấu tố và không được điều trị y tế dù mắc chứng tiểu đường và viêm phổi. Về sau, Giang Thanh, người vợ thứ ham mê quyền lực của Mao, cho phép chữa bệnh cho ông Lưu, nhưng mục đích là để ông được sống và làm con tốt thí chính trị trong cuộc họp quan trọng của Đảng vào năm 1969. Một tháng sau cuộc họp năm 1969, Lưu Thiếu Kỳ chết trong bệnh tật và nỗi khốn cùng trên chiếc giường cô độc ở phòng cách ly.
“Hai mươi năm hòa bình”
Đặng Tiểu Bình bắt buộc phải đảo ngược các chính sách phá hoại kinh tế của Mao Trạch Đông bằng cách thúc đẩy “cải cách và mở cửa”. Tuy nhiên, những cải cách này đã cho thấy quyền thống trị của ĐCSTQ là bất khả xâm phạm, điều mà sinh viên Trung Quốc và thế giới được nếm trải trong sự kiện ngày 4/6/1989.
Sinh viên khắp Trung Quốc tập trung tại quảng trường Thiên An Môn vào ngày 17/4 để tưởng niệm cái chết của Hồ Diệu Bang, cựu lãnh đạo Đảng có tư tưởng cải cách. Người tham gia có lúc lên đến hàng triệu, họ yêu cầu minh bạch hoạt động quản lý của chính phủ, đòi tự do ngôn luận và báo chí, tăng cường thể chế dân chủ. Phong trào thu hút sự chú ý của thế giới bởi khi đó các phóng viên phương Tây đang có mặt tại Bắc Kinh cho chuyến thăm của lãnh đạo Liên Xô cũ là Mikhail Gorbachev.
Lãnh đạo khi đó là Triệu Tử Dương rất đồng cảm với những nguyện vọng của nhóm sinh viên, ông cũng ưng thuận lời kêu gọi kiểm soát chặt chẽ hơn nạn quan liêu tham nhũng. Tuy nhiên, đối với lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình và các quan chức kì cựu khác, không gì quan trọng hơn khi sự tồn vong của chính quyền Trung Quốc đang lâm nguy.
Khuya 3/6 và rạng sáng 4/6, lực lượng quân đội Giải phóng Nhân dân tiến vào thành phố, khai hỏa nhắm vào sinh viên. Phóng viên Mỹ Scott Savitt từng tận mắt chứng kiến từng làn đạn phát ra từ quân đội hướng vào đám đông sinh viên. Trong cuốn sách năm 2016, “Đụng độ ĐCS: Một phóng viên Mỹ tại Trung Quốc” (Crashing the Party: An American Reporter in China), Savitt thuật lại cuộc gọi của ông tới văn phòng để báo tin về vụ thảm sát:
“Dave”, tôi nói liền sau khi nghe giọng cấp trên của mình, “họ bắn vào đám đông và 1 gã đã chết”.
“Sao cậu biết anh ta chết?”
“Vì não anh ta vung vãi trên vỉa hè”.
Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc và Đại sứ quán Thụy Sĩ ước tính, khoảng 2.600 đến 2.700 người bị giết trong cuộc thảm sát Thiên An Môn.
Triệu Tử Dương bị thanh trừng sau cuộc thảm sát và bị biệt giam trong nhà cho đến khi qua đời vào năm 2005. Người thay thế Triệu Tử Dương chính là Giang Trạch Dân, lãnh đạo Thượng Hải khi đó, người ủng hộ biện pháp cứng rắn với sinh viên biểu tình, và cũng là người đóng cửa 1 nhà xuất bản tự do ở Thượng Hải.
Thu hoạch tạng người
Một thập kỷ sau thảm sát Thiên An Môn, Giang Trạch Dân ra quyết định đàn áp một trong những cộng đồng tín ngưỡng đông đảo nhất tại Trung Quốc bởi số người theo tín ngưỡng này vượt qua số đảng viên ĐCSTQ.
“Lẽ nào người cộng sản chúng ta vốn có sẵn lý luận chủ nghĩa Mác, tin tưởng thuyết duy vật, thuyết vô thần, lại không chiến thắng nổi mấy thứ ‘Pháp Luân Công’ tuyên dương hay sao? Nếu quả thực là thế, thì chẳng phải đây là chuyện đáng cười nhất trên trái đất này?”, Giang Trạch Dân viết trong thư gửi Bộ Chính trị tối 25/4/1999.
Ngày trước đó, khoảng 10 nghìn học viên Pháp Luân Công đã tập trung tại Bắc Kinh để thỉnh nguyện lên chính quyền trung ương nhằm giải cứu 45 học viên bị hành hung và bắt giữ gần Thiên Tân. Mặc dù, người thỉnh nguyện chỉ đến và đứng lặng lẽ hai bên đường gần Trung Nam Hải, cảnh sát thong dong vừa hút thuốc vừa trông chừng học viên trước khi rời đi, nhưng ông Giang cho rằng hoạt động thỉnh nguyện bình hòa này là “biến cố chính trị nguy hiểm nhất” kể từ sau ngày 4/6.
Vào ngày 20/7, Giang Trạch Dân ra lệnh nhổ bỏ tận gốc môn tu luyện này. Chỉ qua 1 đêm, 70 đến 100 triệu người luyện tập các bài tập khỏe người ở công viên, sống theo nguyên tắc Chân Thiện Nhẫn, đã phải đối mặt với chiến dịch chính trị đầy bạo lực theo chủ nghĩa Mao.
Chiến dịch bức hại của Giang Trạch Dân kéo dài cho đến tận hôm nay, với 4.000 người bị tra tấn và đánh đập đến chết, theo thống kê của trang minghui.org.
Một số nhà điều tra cho biết chính quyền Trung Quốc còn kiếm lợi từ hoạt động mổ sống cướp nội tạng của học viên Pháp Luân Công bị giam giữ. Hàng trăm nghìn người đã bị giết theo cách này, bởi chính người hành nghề bác sĩ, theo kết quả điều tra của luật sư nhân quyền David Matas, cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour, và phóng viên điều tra người Mỹ Ethan Gutmann.
Theo Epoch Time

Đài Loan – Quốc gia hàng đầu trong chế độ phúc lợi xã hội

Đài Loan chắc chắn là một ví dụ tốt cho những quốc gia khác học hỏi về cách tổ chức các dịch vụ công cộng.

Đài Loan, dịch vụ công cộng,
Văn phòng quận, thành phố Cơ Long, Đài Loan. (Ảnh: Vision Times)
Khi đến văn phòng quận Thất Đổ, thành phố Cơ Long, Đài Loan, ngay lập tức bạn sẽ có 1 cảm giác thân thiện tuyệt vời.
Các nhân viên nơi đây tỏ ra rất hòa ái và nhiệt tình, các phòng được trang bị khá nhiều tiện nghi cho khách hàng, trong đó có một máy đánh số tự động, các bản tin điện tử, máy vi tính, Wi-Fi, ổ cắm USB để sạc điện thoại, bình nước uống nóng, ấm và lạnh, ly sử dụng một lần, báo, tạp chí, kính đọc sách, bút, ghế ngồi thư giãn, máy theo dõi huyết áp, thậm chí có cả máy sấy tóc…
Đài Loan, dịch vụ công cộng,
Văn phòng Đăng ký quận Thất Đổ, cung cấp cho người dân những dịch vụ tiện ích và thân thiện. (Ảnh: Vision Times)
Gần lối ra vào, bao quanh bởi những chậu cây xanh là hình ảnh những tình nguyện viên nhiệt tình trong đồng phục áo khoác màu hồng. Họ niềm nở chào đón công dân và hướng dẫn họ đến các quầy dịch vụ
Họ còn cung cấp các dịch vụ khác, như giải đáp câu hỏi, sao chụp tài liệu, gửi và nhận tài liệu qua fax, gọi taxi, và chăm sóc trẻ em cho những khách hàng có dẫn theo con trẻ.
Đài Loan, dịch vụ công cộng,
Các bảng điện tử cho biết số người đang chờ đợi để làm thủ tục tại quầy. ( Vision Times)
Ở một đầu của sảnh là góc đọc sách của trẻ em với một bức tranh treo tường tươi sáng. Khu vực này cung cấp cơ hội cho trẻ em đọc sách hoặc vui chơi trong khi chờ đợi cha mẹ.
Đài Loan, dịch vụ công cộng,
Máy đo huyết áp và biểu đồ mức huyết áp trung bình theo nhóm tuổi có sẵn trên quầy. (Ảnh: Vision Times)
Văn phòng còn cung cấp dịch vụ tư vấn trực tuyến thông qua các ứng dụng phổ biến, chẳng hạn như Line, Skype, hoặc thông qua các đường dây nóng. Do sở hữu các dịch vụ chu đáo cùng đội ngũ nhân viên thân thiện, văn phòng đã nhiều lần giành vị trí đầu tiên trong số bảy cơ quan đăng ký hộ gia đình ở thành phố Cổ Long.
Đài Loan, dịch vụ công cộng,
Kính đọc sách cũng có sẵn tại quầy. (Ảnh: Vision Times)
Văn phòng Đăng ký hộ gia đình Quận Thất Đỗ là mẫu hình tiêu biểu cho các cơ quan chính phủ khác nhằm  cung cấp các dịch vụ chất lượng tốt hơn tới cho công chúng tại Đài Loan. Trên thực tế, Thanh tra Chính phủ tiến hành đánh giá thường niên, bao gồm những chuyến khảo sát tại chỗ, các văn phòng cơ quan để đánh giá chất lượng dịch vụ và nâng cấp hiệu suất.
Đài Loan, dịch vụ công cộng,
Bình nước với nước nóng, ấm, lạnh cùng cốc dùng một lần và cốc sứ. (Ảnh: Vision Times)
Đài Loan, dịch vụ công cộng,
Báo và tạp chí được trưng bày tại phòng chờ dịch vụ. (Ảnh: Vision Times)
Người đứng đầu và cán bộ có liên quan của các cơ quan hành chính có thể bị cảnh cáo hoặc kỷ luật nếu kết quả khảo sát hàng năm không đạt yêu cầu. Đài Loan chắc chắn là một ví dụ tốt cho các quốc gia khác học hỏi về cách tổ chức các dịch vụ công cộng.

Theo Vision Times